nhau tương ứng với các mục tiêu nghiên cứu. Đầu tiên là thu thập dữ liệu, sau đó là phân tích thống kê bao gồm: phần thứ nhất là phân tích thống kê mô tả với mục đích tóm tắt và biểu diễn dữ liệu quan sát để tạo điều kiện cho việc truy cập dữ liệu (gồm bảng, đồ thị, các tham số tóm tắt các quan sát); phần thứ hai là phân tích thống kê suy diễn cho phép mở rộng hay khái quát hóa các kết luận từ tập dữ liệu thực nghiệm trong một số điều kiện xác định. Trong giai đoạn này có thể có một số nguy cơ sai lầm, nhưng những nguy cơ này có thể được đo lường bằng cách sử dụng lý thuyết xác suất. Thống kê học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, một bài báo y học nếu không được phân tích thống kê đúng phương pháp thì sẽ không có giá trị về mặt khoa học.
TKYH là khoa học thống kê được áp dụng trong lĩnh vực y học bao gồm các nghiên cứu y học, y học lâm sàng, nghiên cứu chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Nghiên cứu y học là nghiên cứu cơ bản hoặc ứng dụng được tiến hành để hỗ trợ kiến thức trong lĩnh vực y học. Nghiên cứu y học có thể chia làm 2 loại chính: Nghiên cứu đánh giá tính an toàn, hiệu quả của một phương pháp điều trị mới trong các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu góp phần vào sự phát triển của phương pháp điều trị mới (Nguyễn Ngọc Rạng, 2012). Nghiên cứu y học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện. Rất nhiều vấn đề sức khỏe cần được nghiên cứu như nghiên cứu về các hình thái bệnh tật và tử vong, nghiên cứu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tật, nghiên cứu ứng dụng triển khai các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới. Ngoài ra các nghiên cứu về quản lý bệnh viện, kinh tế y tế, hệ thống tổ chức và công tác điều dưỡng cũng rất quan trọng.
Các loại thiết kế nghiên cứu y học:
Có nhiều cách để phân loại thiết kế nghiên cứu y học, phân loại theo loại hình nghiên cứu thì có nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu hành động, phân loại theo bản chất nghiên cứu thì có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (Lưu Ngọc Hoạt, 2017). Tuy nhiên, phổ biến nhất là phân loại theo cách thiết kế nghiên cứu dịch tễ học, loại thiết kế này thường ứng dụng cách tiếp cận trong điều tra dịch tễ học, tập trung vào đo lường độ lớn của vấn đề sức khỏe, kiểm
NGHIÊN CỨU QUAN SÁT
QUAN SÁT MÔ TẢ
QUAN SÁT PHÂN TÍCH
NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
tra mối quan hệ nhân quả của các biến số, từ đó nhằm phát hiện ra các yếu tố căn nguyên, phơi nhiễm, các yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe hoặc hiệu quả của các giải pháp can thiệp. Các loại thiết kế nghiên cứu y học phân loại theo thiết kế nghiên cứu dịch tễ học bao gồm nghiên cứu quan sát (quan sát mô tả, quan sát phân tích) và nghiên cứu can thiệp (phòng bệnh, thử nghiệm lâm sàng hay cộng đồng), được tóm tắt trong Sơ đồ 3.1.
CÁC LOẠI THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
NGHIÊN CỨU CẮT NGANG
NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG
NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP
Sơ đồ 3.1. Các loại thiết kế nghiên cứu y học
• Nghiên cứu quan sát: không tác động vào hiện tượng quan tâm, chỉ quan sát, không can thiệp.
- Quan sát mô tả: mô tả bệnh và một (hay nhiều) yếu tố nguy cơ của bệnh để tìm ra mối liên quan có thể là kết hợp nhân quả tại một thời điểm.
- Quan sát phân tích: quan tâm cả quá trình diễn biến mối liên hệ nhân quả, cả quan sát và phân tích, quan sát để tìm bệnh hoặc yếu tố phơi nhiễm.
Nghiên cứu cắt ngang (Cross sectional study): áp dụng để mô tả hiện tượng sức khỏe và các yếu tố được cho là có liên quan đến hiện tượng sức khỏe đó của quần thể tại một thời điểm nhất định, mỗi đối tượng chỉ thu thập thông tin một lần. Sản phẩm là tỉ lệ mắc bệnh và các giả thuyết nhân quả. Thường sử dụng trong lâm sàng vì dễ thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện hoặc giúp đưa ra các giả thuyết cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo.
Ví dụ 3.1. Đề tài “Đánh giá tỉ lệ và phân loại rối loạn Lipid máu trên bệnh nhân hội chứng thận hư không đơn thuần (có tăng HA và/hoặc đái máu và/hoặc suy thận)”.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu: 47 bệnh nhân chẩn đoán hội chứng thận hư không đơn thuần, nguyên phát tuổi từ 16 trở lên, điều trị từ 3/2014 đến 3/2015 tại khoa nội cơ xương khớp BV TW Huế.
Kết quả: 98% bệnh nhân có rối loạn ít nhất một thành phần Lipid máu, 75% bệnh nhân rối loạn cả 3 thành phần của bilan Lipid (tăng Cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL-Cholesterol) …
Nghiên cứu bệnh chứng (Cases-control study): Chủ động chọn 2 nhóm đối tượng mắc bệnh và không mắc bệnh trước. Sau đó hồi cứu (khai thác trong quá khứ) về việc phơi nhiễm hoặc không phơi nhiễm với yếu tố bị nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh.
Ví dụ 3.2. Đề tài “Nghiên cứu nồng độ Leptin và Adiponectin huyết tương ở người thừa cân, béo phì”
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng
Đối tượng nghiên cứu: Nhóm bệnh 70 người thừa cân béo phì, nhóm chứng 67 người bình thường, xác định theo tiêu chuẩn WHO.
Kết quả: Có sự tăng dần về nồng độ Leptin huyết tương và giảm dần về nồng độ Adiponectin huyết tương từ nhóm chứng đến nhóm thừa cân và nhóm béo phì … (Vò Minh Phương, 2018).
Nghiên cứu thuần tập (Prospective Cohort study): Chủ động chọn 2 nhóm đối tượng có hoặc không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh. Sau đó theo dòi trong tương lai để ghi nhận sự xuất hiện bệnh.
Ví dụ 3.3. Nghiên cứu thực hiện tại Anh trong vòng 40 năm (1951 – 1991) nhằm xác định mối quan hệ nhân – quả giữa hút thuốc lá và ung thư phổi.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập (đoàn hệ tương lai)
Đối tượng nghiên cứu: Chọn 2 nhóm đối tượng (2 đoàn hệ): hút thuốc lá và không hút thuốc lá. Sau 40 năm (1951 – 1991), xác định bệnh ung thư phổi trên các đối tượng.
Kết quả: Tỉ lệ bị ung thư phổi trong nhóm có hút thuốc là cao hơn so với nhóm không hút thuốc. Có sự liên hệ giữa “liều lượng – đáp ứng” nghĩa là hút càng nhiều, khả năng mắc bệnh ung thư phổi càng cao … Hút thuốc lá là một nguyên nhân của ung thư phổi (quan hệ nhân – quả) (Nguyễn Ngọc Rạng, 2012).
• Nghiên cứu can thiệp: (là loại nghiên cứu thực nghiệm) người nghiên cứu can thiệp vào hoặc tạo ra một yếu tố được coi là nguyên nhân rồi theo dòi, ghi nhận kết quả của can thiệp (phân tích mối quan hệ nhân quả, kiểm định giả thuyết nhân quả). Ví dụ 3.4. Đề tài “Vai trò của chỉ số SvO2 trong tiên lượng hồi sức bù dịch ở bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao”.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp.
Đối tượng nghiên cứu: Nhóm 110 bệnh nhân sau phẫu thuật tim, hồi sức có biểu hiện giảm thể tích tuần hoàn trên lâm sàng ở giai đoạn sớm sau mổ.
Tiến hành điều trị bù thể tích tuần hoàn.
Kết quả: Sự biến thiên giá trị SvO2 tăng lên >=2% là chỉ điểm để theo dòi đáp ứng bù dịch ở bệnh nhân sau mổ tim có dấu hiệu thiếu thể tích tuần hoàn, đặc biệt là những bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu. Đáp ứng bù dịch cũng góp phần làm tăng khả năng cung cấp oxy của cơ thể … (Đoàn Đức Hoằng, 2017).
Các loại thiết kế nghiên cứu y học đều phải tiến hành qua hai giai đoạn: đầu tiên là thu thập dữ liệu, sau đó để đưa ra được các kết quả nghiên cứu cần phải thực hiện các phân tích thống kê (mô tả và suy diễn) và cần có sự tác động của SLTKYH. Từ đó, chúng tôi đề xuất một Tập các loại nhiệm vụ liên quan đến SLTKYH cần đưa ra cho SV xem xét trong môn học TKYH.
1) Đối với “phân tích thống kê mô tả” và “lý thuyết về mẫu ngẫu nhiên”: lý thuyết mẫu ngẫu nhiên là cơ sở lý thuyết quan trọng để xây dựng các phân tích thống kê suy diễn, chủ đề này liên quan đến các ý tưởng về sự biến thiên, về phân phối, về lấy mẫu và các phân phối lấy mẫu. Chúng tôi xác định các kiểu nhiệm vụ SV cần thực hiện như sau:
M
- T1 : Xác định và phân loại biến số nghiên cứu.
M
- T2 : Mô tả tổng thể, mẫu, mẫu ngẫu nhiên và làm thế nào chọn mẫu đại diện
cho tổng thể.
M
- T3 : Chọn loại bảng, đồ thị biểu diễn phù hợp từng loại biến rời rạc, liên tục.
M
- T4 : Đọc và giải thích được đồ thị biểu diễn dữ liệu định lượng và mô tả được
mô hình toàn thể của sự biến thiên (bao gồm mô tả phân phối của dữ liệu, các đặc trưng của phân phối về hình dáng, trung tâm và độ phân tán). Quen thuộc với hình dáng phân phối phổ biến như phân phối chuẩn, phân phối lệch phải, lệch trái.
M
- T5 : Phân biệt các tham số tổng thể và các thống kê mẫu, có thể nhận ra được
các thống kê mẫu biến thiên từ mẫu này sang mẫu khác nhưng theo một mô hình có thể dự đoán trước được.
M
- T6 : Mô tả các phân phối lấy mẫu bao gồm phân phối của các thống kê mẫu:
Trung bình mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, tần suất mẫu.
M
- T7 : Áp dụng việc hiểu quá trình lấy mẫu và các phân phối lấy mẫu trong
nghiên cứu y học.
2) Đối với phân tích thống kê suy diễn gồm có hai nội dung cơ bản là ước lượng tham số và kiểm định giả thuyết thống kê. Chúng tôi xác định các kiểu nhiệm vụ liên quan “ước lượng tham số” SV cần thực hiện như sau:
d d d
- T, Tp, T2: Xác định ước lượng điểm cho tham số trung bình, tỉ lệ, phương sai
của tổng thể.
- Tμ, Tp: Xác định khoảng tin cậy cho tham số trung bình, tỉ lệ của tổng thể.
n n
- T, Tp : Xác định kích thước mẫu theo sai số ước lượng.
Gqt Gqt
- T , T p : Mô tả khoảng tin cậy cho giá trị trung bình, tỉ lệ dựa trên ý tưởng của
quá trình khoảng tin cậy được suy diễn từ dữ liệu mẫu.
Gkl
- Tults : Giải thích hay đọc được kết quả của thủ tục thống kê liên quan đến ước
lượng tham số. Giải thích tại sao một kết luận là hợp lý, có sơ sở đối với bài toán ước lượng tham số áp dụng trong nghiên cứu y học.
T
-
ults UNcyh
: Ứng dụng phương pháp ước lượng tham số để giải quyết vấn đề thực tế
trong nghiên cứu y học.
3) Đối với nội dung “kiểm định giả thuyết thống kê”, chúng tôi xác định các kiểu nhiệm vụ liên quan cần thực hiện như sau:
T
1
- T1μ, T1p, 2 : Kiểm định giả thuyết về trung bình của biến ngẫu nhiên phân
phối chuẩn; Kiểm định giả thuyết về tỉ lệ của tổng thể; Kiểm định giả thuyết về phương sai của biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
- T , Tpair , T , T , T : So sánh 2 trung bình; So sánh 2 trung bình với mẫu
2μ 22p 22 Anova
ghép cặp; So sánh 2 tỉ lệ; So sánh nhiều trung bình.
2
- T phuhop : Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp.
2
- T doclap : Kiểm định giả thuyết về tính độc lập của hai biến định tính.
Gkl
- Tkdgt : Giải thích hay đọc được kết quả của thủ tục thống kê liên quan đến ước
lượng tham số. Giải thích tại sao một kết luận là hợp lý, có sơ sở đối với bài toán kiểm định giả thuyết thống kê liên quan đến tham số, liên quan đến sự phù hợp, tính đôc lập của hai biến định tính.
UNcyh
- Tkdgt : Ứng dụng kiểm định giả thuyết thống kê liên quan đến tham số, liên
quan đến sự phù hợp, tính độc lập của hai biến định tính để giải quyết vấn đề thực tế trong nghiên cứu y học, đưa ra khuyến nghị trong y học.
3) Đối với nội dung “Phân tích hồi qui và tương quan”, chúng tôi xác định các kiểu nhiệm vụ SV cần thực hiện như sau:
T
-
1
HqTq
: Xác định mô hình hồi qui tuyến tính mẫu với tập dữ liệu, hệ số tương
quan, hệ số xác định.
T
-
2
HqTq
: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính mẫu trong việc
mô tả mối quan hệ giữa các biến để sử dụng nó một cách hiệu quả trong ước lượng và tiên đoán thông qua thủ tục kiểm định sự phù hợp hay hệ số xác định.
T
-
3
HqTq
: Đánh giá mức độ liên quan giữa hai biến, mức độ dự đoán biến kết cục
dựa vào biến dự đoán.
T
-
4
HqTq
: Dự đoán giá trị biến kết cục bởi biến dự đoán và ứng dụng vào trong
chẩn đoán, dự phòng bệnh tật hay đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị. Bảng 3.1. Tập các loại nhiệm vụ trong môn Thống kê y học
Kiểu nhiệm vụ | |
Phân tích thống kê mô tả và lý thuyết mẫu ngẫu nhiên | T1 ; T2 ; T3 ; T4 ; T5 ; T6 ; T7 M M M M M M M |
Ước lượng tham số | T; Tp; T2; T ; T ; T; Tp; d d d μ p n n T ; T p ; Tults ; Tults Gqt Gqt Gkl UNcyh |
Kiểm định giả thuyết thống kê | T1μ; T1p; T ; T2μ ; Tpair ; T2p; T ; TAnova; 12 222 T phuhop ; T doclap ; Tkdgt ; Tkdgt 2 2 Gkl UNcyh |
Phân tích hồi qui và tương quan | T1 ; T2 ; T3 ; T4 HqTq HqTq HqTq HqTq |
Có thể bạn quan tâm!
- Dựa Trên Đánh Giá Để Điều Chỉnh Phương Pháp Giảng Dạy
- Phân Loại Bloom Sửa Đổi (2001) Áp Dụng Vào Môn Toán
- Cơ Sở Lý Thuyết Didactic Toán Trong Phân Tích Thể Chế
- Phân Tích Giáo Trình Sử Dụng Ở Trường Đh Y Dược Huế
- Các Kỹ Thuật Tương Ứng Kiểu Nhiệm Vụ T 1 Μ , T 1 P , T 1 2
- Hình Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Đã Và Đang Áp Dụng Trong Dạy Học Thống Kê Y Học
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
3.3. Phân tích thể chế dạy học Thống kê y học ở trường ĐH Y Dược Huế
3.3.1. Thống kê y học trong chương trình đào tạo ngành y khoa ở trường ĐH Y Dược Huế
Năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình khung giáo dục đại học cho khối ngành Khoa học sức khỏe, trong đó có một số thay đổi so với chương trình khung ban hành năm 2001, không có môn Toán cao cấp, học phần XSTK đổi thành XS-TKYH, trong đó mục tiêu, nội dung học phần cũng thay đổi theo hướng phù hợp hơn với đặc thù sinh viên ngành y dược và trong điều kiện có sự hỗ trợ của các phần mềm thống kê được tiếp cận trong học phần Tin học ứng dụng. Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, căn cứ theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Y Dược Huế đã xây dựng chương trình đào tạo đại học đối với ngành bác sĩ đa khoa hệ chính qui, trong đó học phần XS-TKYH, chiếm 3 đơn vị học trình (2 lý thuyết và 1 thực hành), thời lượng là 30 giờ lý thuyết và 30 giờ thực hành, học phần tiên quyết là Tin học ứng dụng. Nghĩa là giảm số giờ lý thuyết, thêm số giờ thực hành trên cơ sở có sự hỗ trợ của các phần mềm thống kê. Theo hình thức đào tạo niên chế, học phần được giảng dạy cho SV vào học kỳ I của năm thứ hai.
Năm học 2015 – 2016, Trường ĐH Y Dược Huế đã hoàn thành chuyển đổi chương trình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ cho tất cả các ngành. Theo hình thức
đào tạo tín chỉ, thời lượng của học phần XS-TKYH là 2 tín chỉ (1 lý thuyết và 1 thực hành) tương đương 15 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành. Theo hình thức đào tạo tín chỉ, học phần được giảng dạy cho SV vào học kỳ I của năm thứ hai, tuy nhiên năm học 2017 – 2018, học phần được chuyển sang giảng dạy cho SV vào học kỳ II của năm thứ nhất.
Thời gian này, một cuộc kêu gọi đổi mới mạnh mẽ trong đào tạo y khoa đối với các trường ĐH y khoa ở Việt Nam để bắt kịp xu hướng đổi mới chung của các trường y khoa trên Thế giới. Cải cách toàn diện chương trình đào tạo nhằm đổi mới chương trình đào tạo y khoa theo hướng tích hợp, dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp và hội nhập quốc tế. Trường ĐH Y Dược Huế cũng bắt đầu theo chu kỳ cải cách, đổi mới đó. Giai đoạn chuẩn bị cho chương trình đào tạo ngành y khoa dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp, được bắt đầu triển khai từ giữa năm 2016, kéo dài đến giữa năm 2018 và chính thức được áp dụng cho SV năm thứ nhất kể từ năm học 2018 – 2019. Chương trình này nhận được sự hỗ trợ tích cực về mặt kỹ thuật và kinh phí từ các dự án quốc gia và hợp tác liên đại học, cụ thể có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Trường ĐH Y Harvard, Hoa Kỳ và hai bệnh viện thực hành, cùng các đại học khác của Châu Âu. Chương trình mới được xây dựng theo mô hình tích hợp theo các Module, tích hợp theo chiều ngang giữa các Module và môn học trong cùng một năm học và tích hợp theo chiều dọc giữa các năm học. Với mục tiêu tăng cường sự lồng ghép, nối kết giữa các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở với lâm sàng đáp ứng chuẩn năng lực đầu ra của bác sĩ y khoa. Chương trình tích hợp là nhằm cố gắng cải thiện đào tạo bằng cách phá bỏ rào cản "cổ điển" giữa các môn khoa học cơ bản và lâm sàng trong y học, giúp tăng cường mức độ bền vững của kiến thức xuyên suốt từ khoa học cơ bản đến ứng dụng. Môn XS-TKYH thuộc Module 4 (Khoa học Cơ bản) cùng với 3 môn học khác là Lý sinh, Hóa học, Tin học Đại cương và ứng dụng. Trong đó, Module 4A gồm Lý sinh và Hóa học, Module 4B gồm XS-TKYH, Tin học đại cương và ứng dụng. Trong chương trình đào tạo y khoa dựa trên năng lực, áp dụng từ năm học 2018 – 2019, học phần XS- TKYH vẫn chiếm thời lượng 2 tín chỉ (1 lý thuyết và 1 thực hành) nhưng số tiết thực hành có tăng lên, cụ thể tương đương 15 giờ lý thuyết và 40 giờ thực hành. Trong chương trình đào tạo này, học phần được giảng dạy cho SV vào học kỳ I của năm thứ nhất.