Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội - 18


Thực tế ở thành phố Hà Nội, các văn bản quy định, thể chế hóa pháp luật được ban hành khá nhiều, nhưng không kịp thời, có những văn bản Nhà nước đD quy định thời điểm tổ chức thực hiện, nhưng phải mất nhiều năm sau UBND thành phố mới triển khai thực hiện - ví dụ Nghị định 60/CP, 61/CP; 64/CP ban hành từ năm 1994, nhưng phải tới năm 1997 UBND Thành phố mới triển khai thực hiện và kéo dài đến năm 2006 chưa hoàn thành. Nhiều văn bản ban hành không cụ thể, không có tính sáng tạo, nặng về tính hình thức, rập khuôn theo nội dung văn bản do Trung ương ban hành. Các văn bản ban hành thiếu tính đồng bộ, còn có những quy định trái ngược nhau, thậm chí trái quy

định của pháp luật gây nên tâm lý nghi ngờ thiếu tin tưởng trong nhân dân - ví dụ về ban hành chính sách trong lĩnh vực đền bù GPMB, có những dự án như: dự án Khu đô thị Nam Thăng Long kéo dài từ năm 1997 đến nay chưa xong, Thành phố đD ban hành 4 mức giá đền bù về đất đai nông nghiệp (năm 1999 là

37000 đ/m2; năm 2002 là 155.000 đ/m2; năm 2004 là 168.000 đ/m2 và năm

2005 là 250.000 đ/m2); Dự án Xây dựng HTKT xung quanh Hồ Tây có diện tích đất thu hồi 28,5 ha, Thành phố ban hành tới trên 30 loại mức giá đền bù về đất, có nhiều gói thầu như gói thầu số 3 hoặc số 19 cùng một khu vực có tới 3 loại giá đền bù về đất vào 3 thời điểm khác nhau. Chính sự tuỳ tiện trong ban hành văn bản về mức giá đền bù đã gây khiếu kiện rất phức tạp - Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long có những lúc người dân biểu tình đông hàng ngàn người trong thời gian liên tục hàng tuần. Chỉ thị số 17/2002/CT-UB và Quyết định số 69/1999/QĐ-UB của UBND Thành phố có những quy định trái ngược nhau về điều kiện căn cứ để cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở tại đô thị; Kế hoạch số 37 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 17/2002/CT-UB, trong nội dung của Kế hoạch khác hẳn với nội dung của Chỉ thị; Để triển khai công tác bán nhà ở và cấp GCN QSDĐ ở theo Nghị định 61/NĐ-CP, chỉ từ năm 2005 đến tháng 01/2007, UBND Thành phố ban hành 4 Quyết định và hàng chục Công văn có nội dung khác nhau cả về thẩm quyền; chế độ chính sách, qui trình thực hiện (Quyết định số 38/2005, Quyết định số 5431/2005, Quyết định số 172/2006, Quyết định 11/2007). Quyết định số 123/QĐ-UB của UBND Thành phố quy định chủ đầu tư phải giao lại 20% quỹ đất hoặc quỹ nhà ở thuộc dự

án để Thành phố điều phối vi phạm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất


kinh doanh của doanh nghiệp. Quyết định số 68/QĐ-UB của UBND Thành phố quy định trình tự thủ tục để được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội làm cho thời gian trình duyệt dự án kéo dài hàng năm, với hàng chục con dấu. Đặc biệt là thủ tục trình duyệt quy hoạch tổng mặt bằng thực sự là “nỗi kinh hoàng” cuả các nhà đầu tư, chưa kể thủ tục “bôi trơn”.

Do cơ chế phân công, phân nhiệm, chỉ đạo, điều hành và sự phân cấp trong chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa các cấp không được làm rõ. Vì thế có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan Trung ương với nhau và giữa Trung ương với địa phương, giữa địa phương với địa phương, gây khó khăn cho công dân trong tổ chức thực hiện. Đặc biệt trong việc cấp GCN QSDĐ, người dân ngại làm thủ tục, dẫn tới sự tùy tiện trong hành vi SDĐ và dẫn đến sai phạm - ví dụ trước thời điểm năm 2005 (khi chưa có Nghị định số 95/ 2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về cấp GCN QSHN ở), GCN QSDĐ ở và QSHN ở được cấp chung một mẫu giấy theo quy định của Nghị

định 60/CP. Khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2004, theo quy định của Nghị định 181/CP, mẫu GCN QSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có hướng dẫn ghi cả nội dung về nhà ở. Tuy nhiên khi Chính phủ ban hành Nghị định số 95/CP, UBND Thành phố có văn bản hướng dẫn chung chung là không nhất thiết phải ghi, nếu người dân có đơn yêu cầu (đề nghị) thì ghi thêm nội dung về nhà ở. Về mặt quản lý, nguyên tắc cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, càng dễ dàng cho công tác quản lý, giảm được cả thời gian làm việc, số lượng hồ sơ quản lý, lưu trữ và biên chế của bộ máy, tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

điều kiện cho NSDĐ làm thủ tục nhanh, cất giữ hồ sơ dễ dàng đơn giản. Đến nay khi Luật về nhà ở có hiệu lực từ 01/01/2006, Nghị định 95/CP vẫn không

được tổ chức thực hiện. Rõ ràng là Luật nhà ở chưa đi được vào cuộc sống, tâm lý của người dân là chưa có GCN QSHN ở cũng không sao, không ảnh hưởng gì tới thực quyền của người sở hữu tài sản là nhà ở. Tương tự như vậy, những quy định tại Quyết định số 3564/QĐ-UB hay Quyết định số 69/1999/QĐ- UB của UBND Thành phố về cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở tại đô thị Hà Nội, quy định Sở Địa chính Nhà đất (sau này là Sở TNMT&NĐ) thụ lý hồ sơ do UBND quận huyện trình để thẩm định trình UBND thành phố cấp GCN. Mặc dù việc cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở đD được Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội - 18


1998, và năm 2001 quy định thuộc thẩm quyền của cấp huyện (và tương đương), nhưng phải đến cuối năm 2002, UBND Thành phố mới “ủy quyền” cho cấp quận, huyện. Như vậy rõ ràng quy định của UBND Thành phố là trái luật. Đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm trễ của công tác cấp GCN nhằm xác lập quyền về tài sản của công dân. Điều này được thực tế chỉ ra rằng khi công tác kê khai, đăng ký cấp GCN được đẩy mạnh, khi đD có GCN, NSDĐ buộc phải thực hiện chuyển quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Tóm lại: - Các quy định về thủ tục hành chính của Thành phố còn thiếu khoa học, chưa đồng bộ, chưa kịp thời, còn rườm rà, phức tạp, là nguyên nhân gây tệ nạn nhũng nhiễu của bộ máy quản lý các cấp, gây khó khăn cho người dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ.

- Do tính thiếu khoa học, thiếu đồng bộ, thiếu kịp thời và thiếu ổn định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, người dân có tâm lý nghi ngờ, thiếu tin tưởng và không hợp tác với cơ quan quản lý và chính quyền các cấp khi triển khai thực hiện các công tác quản lý.

- Do tính chất thiếu cương quyết, thiếu minh bạch trong xử lý vi phạm, trong phân công, chỉ đạo, người dân coi thường pháp luật, nhờn luật (đặc biệt là các hành vi không chấp hành quy định thu hồi đất hoặc quyết định xử lý vi phạm trong quản lý SDĐ).

+ Năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp và tổ chức bộ máy QLNN về đất đai yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

Bộ máy quản lý, đội ngũ công chức và hoạt động công vụ là công cụ rất quan trọng của QLNN về đất đai. Bộ máy quản lý đất đai của các cấp ở thành phố Hà Nội yếu kém về chuyên môn, quá đông về số lượng, cơ chế hoạt động rườm rà và không ổn định về hệ thống tổ chức. Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp; theo quy định của Luật đất đai (Quy định tại

điều 7) “... UBND các cấp thực hiện quyền đại diện sở hữu về đất đai và QLNN về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định của luật này”. Do tính đặc thù của công tác quản lý đất đai, đây là một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức về pháp luật và hiểu biết về kỹ thuật. Tuy nhiên gần như đa số cán bộ Chủ tịch UBND xD, phường, thị trấn không có bằng cấp chuyên môn, lại thiếu hiểu biết về pháp luật. Tham mưu giúp việc


chủ tịch cấp xD là cán bộ địa chính phường lại thường không phải là người sở tại, kinh nghiệm quản lý kém lại không nắm vững lịch sử quản lý đất đai của

địa phương. Trong khi đó cấp cơ sở lại là cấp chịu trách nhiệm chính về giải quyết các mối quan hệ quản lý giữa NSDĐ (đối tượng quản lý) với Nhà nước (đại diện sở hữu toàn dân). Vì vậy tạo ra tâm lý của người dân ngại thực hiện các thủ tục hành chính. Một bộ phận cán bộ lDnh đạo các cấp chính quyền của Thành phố hạn chế về năng lực quản lý điều hành và kiến thức pháp luật, vì thế nhiều quyết định hành chính trong QLNN về đất đai được ban hành trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng lớn tới uy tín của Đảng và chính quyền trong nhân dân (như phần trên đD lấy dẫn chứng về Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long). Việc triển khai công tác kê khai, đăng ký cấp GCN QSDĐ đối với các loại đất trên địa bàn Thành phố chậm, trước hết thuộc trách nhiệm của bộ máy chính quyền Thành phố và UBND các quận, huyện, phường, xD trên địa bàn.

Theo quy định của Luật Đất đai (điều 64, 65 Luật đất đai năm 2003), cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, Sở Địa chính Nhà đất thành phố

đổi tên thành Sở TNMT&NĐ; UBND Thành phố có Quyết định số 203/2004/QĐ-UB về việc thành lập Phòng TN&MT thuộc UBND các quận huyện, cán bộ địa chính các phường xD vẫn đảm nhiệm chức năng quản lý đất

đai như trước đây và thêm nhiệm vụ quản lý môi trường. Trước thời điểm năm 2004, UBND Thành phố có Quyết định số 12/1999/QĐ-UB “quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành Địa chính Nhà đất Hà Nội”. Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 10/1999/QĐ-TTg ngày 21/01/1999 trên cơ sở sáp nhập 2 sở Địa chính và Nhà

đất thành phố. ë các quận, huyện có phòng Địa chính Nhà đất và các xD phường có cán bộ Địa chính. Năm 2001 ở các quận, huyện thành lập Phòng

Địa chính Nhà đất, các xD, phường có cán bộ địa chính. Năm 2001 ở các quận huyện thành lập Phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị trên cơ sở sáp nhập Phòng

Địa chính - Nhà đất và Phòng Xây dựng và quản lý Đô thị. Đến năm 2005 ở cấp quận, huyện lại tách ra thành Phòng TN&MT và Phòng Xây dựng Đô thị. Theo Quyết định số 12/1999/QĐ-UB của UBND Thành phố, ở cấp phường có 2 cán bộ địa chính, quy định này thực tế cũng không được thực hiện. Nhìn


chung bộ máy tổ chức của ngành Địa chính Hà Nội (sau này là ngành Tài nguyên và Môi trường) chưa được kiện toàn, hoàn thiện từ năm 1995 đến nay, vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu công tác QLNN về đất đai đô thị. Trình độ chuyên môn của cán bộ ngành Địa chính các cấp đD được nâng cao trong những năm gần đây. Có tới trên 99% số lượng cán bộ của Sở TNMT&NĐ, cán bộ phòng TN&MT các quận huyện có trình độ đại học và trên đại học; trên 60% cán bộ địa chính các phường có trình độ đại học, số còn lại có trình độ trung học chuyên nghiệp. Trong thực tế năng lực QLNN của

đội ngũ cán bộ rất yếu, đặc biệt ở khâu tham mưu ban hành văn bản quản lý và kỹ năng xử lý vụ việc. Công tác cán bộ địa chính của các phường xD ổn

định hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác của ngành

được trang bị hiện đại hơn rất nhiều: các tác nghiệp kỹ thuật như in, vẽ GCN QSDĐ và QSHN, sao lục tài liệu địa chính… đều được thực hiện bằng các phương tiện hiện đại. Nhưng đây lại là khâu yếu nhất và có nhiều tiêu cực phức tạp nhất của hệ thống QLNN về đất đai hiện nay ở thành phố Hà Nội.

Sự phân công, phân cấp giữa các cơ quan quản lý các cấp còn chồng chép kể cả về thẩm quyền và chức năng: từ năm 1997- 2002 công tác cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở đô thị do Sở Địa chính nhà đất Thành phố trực tiếp thẩm định trình UBND Thành phố cấp GCN. Vì khối lượng công việc nhiều, tất cả các phòng ban nghiệp vụ của Sở đều phải tham gia (kể cả những phòng ban không có nghiệp vụ về công tác đăng ký thống kê), do đó làm chậm tiến

độ (khi ủy quyền cho các quận, huyện cấp GCN, Sở đD phải chuyển trả các quận huyện hàng chục ngàn hồ sơ chưa kịp thụ lý), chất lượng thẩm định hồ sơ không cao. Từ năm 2002 khi các quận huyện có thẩm quyền làm thủ tục cấp GCN QSDĐ, UBND Thành phố có quy định những GCN do UBND Thành phố cấp, công tác thụ lý hồ sơ giao dịch dân sự về đất đai do Sở TNMT&NĐ thụ lý giải quyết. Những GCN QSDĐ do UBND cấp huyện cấp, công tác thụ lý hồ sơ giao dịch dân sự về đất đai do Phòng TN&MT các quận huyện thụ lý. Tình trạng này hiện đang diễn ra trong hoạt động của Văn phòng Đăng ký nhà và đất cấp Sở và các Văn phòng Đăng ký nhà và đất cấp quận, huyện. Tuy có tác dụng là giảm tải khối lượng công việc tập trung vào một đầu mối, giúp các giao dịch về QSDĐ của người dân được giải quyết nhanh hơn. Nhưng cũng


gây ra sự khó khăn phức tạp cho công tác QLNN của ngành, không thể kịp thời chỉnh lý biến động cả trên bản đồ và hồ sơ địa chính.

Sự phân công, phân cấp trong quản lý, tổ chức bộ máy quản lý còn chồng chéo, chưa rõ ràng thể hiện ở việc chưa tách ra được giữa chức năng QLNN và chức năng hoạt động sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh. Mặc dù trong 2 năm 2004 và 2006, UBND Thành phố đD có quyết định thành lập Văn phòng

Đăng ký nhà và đất, để thực hiện các chức năng dịch vụ công về đất đai; đD thành lập Sàn Giao dịch BĐS, để tổ chức các hoạt động kinh doanh BĐS. Tuy nhiên đây mới chỉ là mô hình thử nghiệm ban đầu và chưa thể đáp ứng được yêu cầu của KTTT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Do đó các hoạt động dịch vụ đất đai hiện còn đang được thả lỏng và chưa được tổ chức thành hệ thống hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc phân công, phân cấp trong quản lý như vậy dẫn đến công tác QLNN không hiệu quả, thiếu minh bạch, bị buông lỏng.


*

* *


Cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN, tốc độ ĐTH trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua là rất nhanh và đD đạt được những thành tựu quan trọng. Đô thị Hà Nội qua mỗi giai đoạn có những tiến bộ mới theo hướng đẹp hơn, hiện đại hơn và ổn định hơn. Có được thành quả như vậy là nhờ ở sự lDnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể nhân dân thủ đô Hà Nội; trong lĩnh vực quản lý đất đai đô thị. Chương 2 của Luận án đD tổng hợp chi tiết, toàn diện thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2006. ĐD tập trung đi sâu lý giải phân tích kết quả hoạt động quản lý giai đoạn từ năm 1993-2003 là giai đoạn sôi động nhất của quan hệ đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thông qua những kết quả đạt được, được thể hiện bằng hệ thống số liệu đD thu thập tổng hợp, được trình bày có hệ thống ở tiết 2.2, có thể đánh giá khối lượng công việc QLNN về đất đai ở Hà Nội đD được thực hiện là rất lớn. Tuy


nhiên hiệu quả của công tác quản lý còn thấp, tài nguyên đất đai chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả, nhiều diện tích đất còn sử dụng chưa đúng mục đích, đóng góp của nguồn lực đất đai vào sự phát triển kinh tế xD hội của Thành phố còn rất khiêm tốn so với tiềm năng. Trong chương 2, luận án cũng đD phân tích và làm nổi bật các mặt hạn chế, yếu kém cơ bản trong QLNN về đất đai ở Hà Nội, qua đó chỉ rõ những nguyên nhân và những bức xúc của tình trạng đó; xác định vấn đề bức bách nhất nằm ở hai nội dung: cơ chế chính sách và bộ máy quản lí. Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò QLNN về đất đai trong quá trình ĐTH của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Những thành tựu đạt được là đáng tự hào, nhưng những thiếu sót, yếu kém cũng cần phải có sự quan tâm nghiêm túc để có kế hoạch, biện pháp giải quyết, khắc phục. Những nội dung kiến nghị về một số định hướng và giải pháp cơ bản để tăng cường công tác QLNN về đất đai đô thị trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội được trình bày ở chương 3 của luận án.


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI


ë phần 1.1.2 Luận án đD lý giải vì sao (hay sự cần thiết) phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai trong quá trình ĐTH. Phần

1.2.1 Luận án cũng đD làm rõ vai trò QLNN về đất đai thông qua các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước thể hiện bằng các nội dung QLNN về đất đai. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai chính là nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước lên một tầm cao hơn, đặc biệt là hiệu quả về mặt kinh tế.

Để đạt được mục tiêu phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2010 như nội dung Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV đề ra: “Thành phố phải chủ động sáng tạo phát huy tiềm năng nguồn lực đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH, ĐTH và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển kinh tế, văn hoá, xD hội toàn diện bền vững...”, thực hiện vai trò “đầu nDo chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước’’. Đến năm 2020 “Xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố hiện đại, một trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa khoa hoc kỹ thuật của cả nước, tương ứng với Thủ đô của một nước 100 triệu dân” [71-57]. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị ở thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ rất quan trọng của cả hệ thống chính trị. Phát huy những thành tựu đD đạt được trong công tác QLNN về đất

đai trong những năm vừa qua, nghiêm túc nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân gây ra sự phát triển thiếu cân đối, chưa phát huy được tiềm năng, ưu thế của Thủ đô. Cụ thể là chất lượng phát triển kinh tế còn chưa cao; đầu tư còn dàn trải; vai trò các ngành kinh tế chủ lực chưa rõ nét; công tác quản lý đô thị còn nhiều mặt hạn chế; hạ tầng cơ sở ở Thủ đô chưa theo kịp yêu cầu phát triển và tốc độ tăng dân cư; quản lý thị trường BĐS, nhất là thị trường đất đai còn yếu; quản lý xây dựng, quản lí trật tự giao thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023