Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 2

a. Mô hình đơn hệ thống: Được giới hạn bao gồm các thành phần cấu tạo nên địa tổng thể và các thành phần liên quan chặt chẽ với nhau. Đó là cấu trúc đứng gồm các thành phần đá, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật.

b. Mô hình đa hệ thống: Thể hiện mối quan hệ giữa các cấp địa tổng thể.


Hình 4 3 Mô hình đa hệ thống Theo V X Preobrajenxki Các địa tổng thể bậc n 1 Các 1

Hình 4.3. Mô hình đa hệ thống (Theo V.X. Preobrajenxki)

Các địa tổng thể bậc n+1 Các địa tổng thể bậc n+2

Quan hệ các tổng thể bậc n+1 Quan hệ các tổng thể bậc n+2 Quan hệ các tổng thể bậc n

Xuất phát từ quan hệ của hệ thống cấu trúc, muốn nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ là phải nghiên cứu cấu trúc hệ thống:

- Cấu trúc đứng: Xác định tính độc đáo, là tính đặc trưng cho từng địa tổng thể nói lên mức độ đồng nhất của nó, đó là mô hình đơn hệ thống.

- Cấu trúc ngang: Nghiên cứu mức độ phức tạp của tự nhiên. Do tính đồng nhất tương đối của một địa tổng thể và do tính không đồng cấp của từng hợp phần nên bản thân trong một cấp phân vị vẫn có sự phân hóa. Vì vậy, cấu trúc ngang nghiên cứu mối quan hệ giữa các địa tổng thể, đó là mô hình đa hệ thống.

Khi tìm hiểu cấu trúc ngang cũng phải tìm ra cấp chủ yếu, địa tổng thể chủ yếu là địa tổng thể giữ vai trò quan trọng trong bộ mặt của các cấp đang xét trong việc trao đổi vật chất trong nội bộ cấp đang xét. Đó là địa tổng thể chiếm khối lượng lớn nhất hoặc địa tổng thể đứng ở vị trí đầu của dây chuyền di chuyển vật chất, vị trí cao hay vị trí đầu nguồn, vị trí nút trong lịch sử phái triển.

4.1.5.2. Xây dựng mô hình hình thái

Xác định cấu trúc không gian của hệ, xác định được cơ cấu thành phần của đối tượng, tương quan định lượng giữa các thành phần, cấu trúc bộ phận và mối quan hệ giữa các hệ.

Phương pháp sử dụng: Định lượng so sánh, bản đồ, sơ đồ, đồ thị, mô hình.

Các bản đồ không chỉ thể hiện sự phân bố không gian mà còn thể hiện các đường đẳng trị, hoặc bằng các đồ thị để phản ánh quan hệ phụ thuộc, diễn biến của các thành phần địa lý. Trong phương pháp mô hình, có thể chia ra mô hình đơn hệ thống (thể hiện cấu trúc chức năng) và mô hình đa hệ thống (ít hơn vì phức tạp, thể hiện mối liên hệ giữa các hệ thống).

4.1.5.3. Xây dựng mô hình tư duy

Mô hình tư duy thể hiện chức năng hoạt động của hệ; phản ánh từng quá trình, chức năng, trạng thái của hệ và phân tích thành 3 loại: Năng lượng, vật chất và thông tin.

Các mô hình chức năng có đặc tính phân tích, mỗi mô hình thể hiện một chức năng của hệ. Mô hình chức năng phát triển trên cơ sở mô hình cấu trúc hình thái, bổ sung bằng các ký hiệu thể hiện lực, hướng của mối liên hệ (đường, mũi tên, số của các dòng vật chất - năng lượng - thông tin).

Một biểu hiện của mô hình tư duy là mô hình động lực - sự phát triển cao hơn của mô hình chức năng, thể hiện sự thay đổi trạng thái của địa hệ bởi mỗi trạng thái thể hiện một đặc trưng của địa hệ. Các

mô hình động lực này cũng rất đa dạng, có thể trình bày động lực của địa hệ dưới dạng graph thể hiện các quá trình tự nhiên (dòng chảy, sự phát triển của lớp phủ thực vật, sự hình thành và phân hủy sinh khối).

Như vậy, để phân tích hệ thống và tiếp cận chức năng hệ thống thì cần xây dựng mô hình chung phản ánh cấu trúc liên hệ của các quá trình địa hệ. Phương pháp có khả năng xây dựng mô hình tổng hợp là phương pháp xây dựng mô hình toán học, phải xác định các biến số trong mô hình và lựa chọn hàm số.

Theo Preobrazenski, khó nhất của xây dựng mô hình toán học là chuyển từ mô hình chú giải bằng lời sang mô hình toán học và từ mô hình toán học sang mô hình thực tế vì để chuyển sang mô hình toán học thì phải xác định được các tham số cần thiết, đòi hỏi tài liệu ban đầu phải chính xác; bản thân các mô hình toán học không thể cắt nghĩa các hiện tượng địa lý đòi hỏi các chuyên gia có kinh nghiệm. Phương pháp toán học phải kế thừa kết quả nghiên cứu của các phương pháp khác.

Bảng 4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống


Các dấu hiệu nhận biết

Cải thiện hệ thống

Thiết kế hệ thống

Điều kiện làm việc của hệ thống

Thừa kế sơ đồ hệ thống đã chấp nhận

Thiết kế sơ đồ mới

Đối tượng nghiên cứu

Bản chất, nguyên nhân

nội

dung,

Cấu trúc, quá trình, phương pháp, mục đích và chức năng

Paradiagram biến hóa

(mẫu)

hệ

Phương pháp phân tích hệ thống và á hệ thống

Thiết kế toàn bộ hệ thống, phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp lập luận

Phân tích để diễn dịch và loại trừ

Quy nạp và tổng hợp

Kết quả đạt được

Cải thiện hệ thống đã có

Thiết kế hệ thống mới, tối ưu hóa hệ thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Tìm ra nguyên nhân làm lệch hoạt động thực của hệ thống so với trước

Xác định sự khác nhau giữa hệ thống thực và tối ưu

Điểm cần chú ý (cơ bản)

Phân tích hệ thống để cắt nghĩa sự khác biệt cơ bản so với chuẩn

Dự báo được kết quả trong tương lai

Điểm xuất phát

Đi từ ngoài vào hệ thống

Từ hệ thống ra ngoài

Vai trò người làm quy hoạch

Thụ động, tiếp tục hướng phát triển của hệ thống

Chủ động, tác động vào hướng phát triển của hệ thống

Phương pháp

4.1.6. Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quy hoạch lãnh thổ

4.1.6.1. Cải thiện hệ thống

Tiếp cận các điều kiện hoạt động tiêu chuẩn, các vấn đề cơ bản cần phải giải quyết:

- Hệ thống không phù hợp với mục đích.

- Hệ thống không đảm bảo kết quả dự đoán.

- Hệ thống không đảm bảo dự án ban đầu.

4.1.6.2. Thiết kế hệ thống mới

Bao gồm vấn đề cải tạo và thay đổi nhưng phân biệt với quá trình cải thiện hệ thống cả về mục đích, phạm vi, phương pháp, lập luận và kết quả.

Các phương pháp sử dụng và cải thiện hệ thống hình thành một phương pháp khoa học là phân tích hệ thống, còn các phương pháp dùng để thiết kế hệ thống mới được gọi là tiếp cận hệ thống.

4.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

4.2.1. Khái niệm phát triển và phát triển bền vững

4.2.1.1. Khái niệm phát triển (Development)

Đầy đủ hơn là phát triển kinh tế - xã hội (Socio - Economic Development).

- Phát triển là một quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng việc phát triển sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa.

- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng GNP/người, GDP/người; cộng thêm các thay đổi cơ bản trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên, những chuyển biến đáng kể về mức tiêu dùng, điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và phúc lợi.

Phát triển là xu hướng tự nhiên của cá nhân và cộng đồng. Đối với một quốc gia, quá trình phát triển trong một giai đoạn cụ thể nhằm đạt đến các mục tiêu nhất định về mức sống vật chất và tinh thần của người dân, cũng như về sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của quốc gia.

Các mục tiêu này được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế (GNP, GDP/người), lương thực, nhà ở, giáo dục, văn hóa, y tế, bình đẳng xã hội, khoa học, công nghệ...

Các mục tiêu trên được thực hiện bằng những hoạt động phát triển (Development Activities).

- Ở mức vĩ mô (tầm Quốc gia), các hoạt động là các chính sách (Policy), chiến lược (Strategy), chương trình (Programme), kế hoạch (Plan) dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội.

- Ở mức vi mô (địa phương) là các dự án (Project) phát triển cụ thể về khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ cần thiết cho con người.

Các hoạt động phát triển này thường là nguyên nhân gây nên sử dụng không hợp lý, lãng phí tài nguyên và suy thoái môi trường, làm biến đổi cảnh quan; tạo nên mâu thuẫn giữa môi trường và sự phát triển. Đây là vấn đề mà khoa học môi trường và cảnh quan học có nhiệm vụ nghiên cứu, giải quyết.

Hình 4 4 Mô hình chiến lược về phát triển bền vững 4 2 1 2 Khái niệm phát 2

Hình 4.4. Mô hình chiến lược về phát triển bền vững

4.2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được WB đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987. Trong báo cáo của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) với nhan đề “Tương lai chung của chúng ta”, khái niệm phát triển bền vững mới được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế và được định nghĩa“Phát triển bền vững là phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”.

Phát triển bền vững là phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai.

Phát triển bền vững là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân và cộng đồng con người, là niềm mơ ước và là hướng đến của toàn nhân loại trong tương lai. Quan điểm hiện nay là phải phát triển bền vững.

4.2.2. Các tiêu chí phát triển bền vững

Phát triển bền vững bao gồm các tiêu chí: Bền vững về môi trường và tài nguyên, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, mỗi phân hệ có những tiêu chí cụ thể:

a. Bền vững về kinh tế:

- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.

- Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến tài nguyên và môi trường.

- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục.

- Xóa đói giảm nghèo.

- Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).

b. Bền vững về xã hội và nhân văn:

- Ổn định dân số.

- Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.

- Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa.

- Nâng cao học vấn, xóa mù chữ; bảo vệ đa dạng văn hóa.

- Bình đẳng giới, quan tâm đến nhu cầu và lợi ích giới.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định.

c. Bền vững về tài nguyên nhiên và môi trường:

- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.

- Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái.

- Bảo vệ đa dạng sinh học.

- Bảo vệ tầng ôzôn.

- Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

- Bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm (rừng, đất, nước).

- Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực bị ô nhiễm.

4.2.3. Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng

Nội hàm của phát triển bền vững có thể được đánh giá bằng những tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường.

- Bền vững về kinh tế

+ Xác định hiệu quả kinh tế là xác định lợi nhuận tối đa thu được trên cơ sở chi phí đầu tư tối thiểu trong một điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất không những làm tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề liên quan như bố trí lực lượng sản xuất phù hợp tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm…

+ Bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các yêu cầu phát triển văn hóa - xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được và việc phát triển công nghệ sạch.

- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường

+ Các tài nguyên không tái tạo phải sử dụng trong phạm vi khôi phục được về số lượng và chất lượng bằng các con đường tự nhiên và nhân tạo;

+ Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên) và môi trường xã hội (sức khỏe, cuộc sống lao động và học tập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023