Giải Pháp Liên Kết Để Phát Triển Thị Trường Mice


- Bất lợi của chiến lược dẫn đầu về chi phí

- Các đối thủ cạnh tranh cũng có thể hạ thấp cấu trúc chi phí của họ.

- Các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước phương pháp của người dẫn đầu

- Sự cắt giảm chi phí có thể ảnh hưởng đến nhu cầu (Vì chất lượng thấp hơn,

sản phẩm ít chức năng hơn).

Phương án II: Chiến lược khác biệt hoá

Nội dung chiến lược: Doanh nghiệp với chiến lược khác biệt hoá tạo ra một sản phẩm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh mà sự khác biệt đó là quan trọng hoặc có giá trị.

Lựa chọn chiến lược: Doanh nghiệp khác biệt hoá tập trung vào chất lượng, sự đổi mới, và tính đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

Thực hiện chiến lược này Công ty du lịch Goldentour cần tập trung:

- Công ty cần tổ chức đào tạo thường xuyên cho đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệp và ngoại ngữ. (W1T1T2). Hoạt động này có thể ảnh hưởng đến chi phí của công ty trong thời gian trước mắt.

- Phát triển các sản phẩm mới có tính khác biệt so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tập trung vào chất lượng sản phẩm.(S2S3O1O4). Các hoạt động này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo và năng động trong công việc.

- Đổi mới sản phẩm, đổi mới phương pháp quản lý, tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật. Luôn ở trạng thái chủ động cao về sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhanh các nhu cầu của du khách. (S2S4O3O5; W1T1T2; W3T2T4).

- Những lợi thế của chiến lược khác biệt hoá

- Khách hàng sẽ dần dần trung thành với thương hiệu.

- Những nhà cung ứng quyền lực không còn là vấn đề vì doanh nghiệp sẽ được dẫn dắt theo mức giá bán họ định ra hơn là chi phí của họ.

- Những doanh nghiệp khác biệt hoá được phép tăng giá trước khách hàng.

- Sự khác biệt hoá và lòng trung thành thương hiệu là những rào cản đối với những doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành.


- Đe doạ từ sản phẩm thay thế phụ thuộc vào khả năng đối thủ cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Bất lợi của chiến lược khác biệt hoá

- Khó khăn để duy trì sự khác biệt dài lâu trong mắt khách hàng.

Những đối thủ nhanh nhạy có thể mau chóng bắt chước.

Bản quyền và lợi thế của người đến trước là có giới hạn.

- Khó khăn để duy trì mức giá cao

Phương án III: Chiến lược tập trung

Nội dung chiến lược: Chiến lược tập trung hướng trực tiếp vào việc phục vụ nhu cầu cho một số phân đoạn thị trường mục tiêu nhất định, ở đó nó có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh bằng chi phí thấp hoặc khác biệt hoá.

Trong chiến lược này công ty du lịch Goldentour cần tập trung vào các nội dung sau:

- Tập trung vào phục vụ các đoạn thị trường phù hợp với năng lực của công ty. Đoạn thị trường mà công ty phục vụ chỉ theo một trong hai hướng là chi phí thấp hoặc khác biệt hoá. (S1S3O2O4; S2S3O1O4; W1T1T2).

- Tăng cường các mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ, hệ thống đối

tác gửi khách trong và ngoài nước. (S1S3T2T3; S1S4T2T3).

- Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường các hoạt động quảng cáo để giới thiệu các sản phẩm đến với đoạn thị trường mục tiêu. (W1T1T2; W4T1T2).

- Các lợi thế của chiến lược tập trung

- Công ty theo đuổi chiến lược tập trung tạo được lợi thế cạnh tranh trên đoạn thị trường mục tiêu.

- Công ty theo chiến lược tập trung có áp lực với khách hàng bởi vì những khách hàng này khó mua những hàng hoá giống như vậy từ nhà cung cấp khác.

- Sự đe doạ từ những đối thủ tiềm năng mới gia nhập vào ngành sẽ bị hạn chế bởi lòng trung thành của đoạn thị trường mục tiêu đối với công ty theo chiến lược tập trung.


- Lòng trung thành của khách hàng cũng làm giảm sự đe doạ từ những sản phẩm thay thế.

- Công ty theo đuổi chiến lược tập trung ở ngay sát với khách hàng và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.

- Các bất lợi của các chiến lược tập trung

- Công ty theo đuổi chiến lược tập trung bị bất lợi trong mối liên quan với nhà cung ứng có sức mạnh.

- Khi quy mô khách nhỏ, công ty theo đuổi chiến lược tập trung có thể có chi

phí cao hơn công ty dẫn đầu về chi phí.

- Khe hở thị trường của công ty có thể mất do sự thay đổi thị hiếu du khách.

- Các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt sẽ cạnh tranh trong một khe hở thị trường của công ty theo chiến lược tập trung.

Lựa chọn phương án

- Cơ sở để lựa chọn: Trong xây dựng chiến lược kinh doanh các yếu tố được coi là rất quan trọng là hiệu quả hoạt động của công ty, khả năng đạt được mục cao. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và đạt được mục tiêu chiến lược cần phải tận dụng được các cơ hội thị trường, phát huy một cách tốt nhất những điểm mạnh của công ty, giảm thiểu những đe doạ và điểm yếu của công ty, đây được đánh giá là các yếu tố quan trọng vừa. Bên cạnh đó còn phải phù hợp với nguồn lực và chính sách của công ty cũng như đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng và cán bộ nhân viên trong toàn công ty. Tuỳ theo, mục tiêu của công ty mà các yếu tố khác thường được đánh giá ở mức độ ít quan trọng.

- Lựa chọn phương án: Từ 3 phương án chiến lược trình bày và những phân tích ở

trên, có thể lựa chọn phương án tối ưu bằng phương pháp cho điểm:

+ Xác định mức độ quan trọng của mỗi yếu tố và gán cho mỗi yếu tố một hệ số quan trọng, quy định 3 mức là: Rất quan trọng: hệ số 3; Quan trọng vừa: hệ số 2; Ít quan trọng: hệ số 1.

Trong phần cơ sở lý luận đã trình bày, đánh giá mức độ thoả mãn yêu cầu đối với các yếu tố của từng phương án quy định mức điểm đánh giá như sau:


Tốt: 5 điểm; Khá:4 điểm; Trung bình: 3điểm; Yếu: 2 điểm; Kém: 1 điểm.

Bảng 3.2. Bảng đánh giá lựa chọn phương án



Stt


CÁC YẾU TỐ SO SÁNH

Hệ số quan trọng

Phương án I

Phương án II

Phương án III

Điểm đánh

giá

Điểm quy

đổi

Điểm đánh

giá

Điểm quy

đổi

Điểm đánh

giá

Điểm quy

đổi

1

Khả năng đạt được

mục tiêu

0,15

2

0,3

4

0,6

5

0,75

2

Khai thác được các cơ

hội

0,12

4

0,48

3

0,36

3

0,36

3

Phát huy được thế

mạnh

0,12

3

0,36

2

0,24

3

0,36

4

Hạn chế các nguy cơ

0,12

2

0,24

2

0,24

2

0,24

5

Khắc phục các điểm

yếu

0,12

3

0,36

1

0,12

3

0,36

6

Phù hợp với khả năng

tài chính

0,12

1

0,12

2

0,24

4

0,48

7

Cải thiện được vị thế

cạnh tranh

0,1

3

0,3

3

0,3

2

0,2

8

Hiệu quả kinh tế

0,15

4

0,6

3

0,45

3

0,45


TỔNG CỘNG

1,0


2,7


2,5


3,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế - 14


Từ bảng đánh giá lựa chọn phương án trên đây, phương án III có tổng số điểm được đánh giá là cao nhất nên có thể khẳng định là phương án tối ưu nhất. Và phương án chiến lược cần thực hiện đó là: Chiến lược tập trung. Đây là chiến lược mà công ty du lịch Goldentour có thể bồi đắp và khai thác tốt nhất khả năng cốt lõi của mình đối với loại hình du lịch MICE.


3.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược

Từ thực tế nguồn khách MICE mà công ty phục vụ trong những năm qua và qua các phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ Trung tâm tổ chức Hội và lịch chất lượng cao Quốc tế xác định: giai đoạn 2014-2020 trung tâm tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ nguồn khách MICE nội địa và khách MICE đến từ các thị trường trong khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản. Từng bước khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh hướng tới phục vụ khách MICE quốc tế. Để thực hiện được chiến lược tập trung trên đây công ty du lịch Goldentour cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp, trong đó ưu tiên thực hiện các giải pháp sau:

3.4.1.Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, tình hình chung của tất cả các công ty trên cả nước tình trạng nguồn nhân lực thiếu và yếu phục vụ trong ngành du lịch, đặc biệt là du lịch MICE. Nguồn nhân lực du lịch đã yếu và đặc biệt là nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho việc thành lập các Trung tâm xúc tiến hội nghị, hội thảo và triển lãm. Ngay tại Hà Nội, đối với các sự kiện với quy mô nhỏ chủ yếu là do các công ty lữ hành và khách sạn tổ chức. Nhưng với những đoàn có quy mô lớn thì còn lúng túng và chưa có nhiều kinh nghiệm, chúng ta còn hợp tác để tổ chức. Do đó Goldentour nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách MICE phát triển lâu dài và bền vững. Để giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực không thể một sớm một chiều, nhưng trước mắt trong giai đoạn từ năm 2014-2020 có thể giải quyết theo các hướng sau:

Đào tạo tại chỗ: Hiện nay Hà Nội đã có nhiều trường Đại học và Cao đẳng có khoa chuyên ngành đào tạo về du lịch nhưng chưa có đào tạo về lĩnh vực MICE. Vì vậy, trước mắt để giải quyết vấn đề này thì Goldentour nên mời một số chuyên gia về MICE từ nước ngoài cũng như trong nước đến hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Việc đào tạo tại chỗ có một ưu thế hơn so với đi nước ngoài học là sẽ giúp được công ty đào tạo được nhiều hơn và tiết kiệm được chi phí do tài chính hạn hẹp.


Bên cạnh đó, có một số trường của Singapore, Mỹ, Úc... có cơ sở đào tạo ở Việt Nam, học viên sau đó có thể học liên thông thực tập tại nước ngoài về du lịch MICE như Singapore, Anh, Úc. Thông qua khoá học này sẽ giúp học viên có dịp trao đổi, hỏi kinh nghiệm trong thực tế về trình độc phục vụ, kỹ năng tổ chức điều hành và quản lý các sự kiện một cách chuyên nghiệp hơn.

Đào tạo ở nước ngoài: Goldentour có thể hợp tác với các trường đại học ở Thái Lan, Singapore, Thuỵ Sĩ, Úc, Anh hoặc các trường đại học khác ở Châu Âu, đều có cung cấp các khoá học về du lịch MICE. Để có thể lựa chọn một số lực lượng nòng cốt sang nước ngoài học nghiệp vụ Goldentour cần lựa chọn những nhân viên có đủ năng lực và trình độ. Bên cạnh đó công ty nên cử một số nhân viên đi học hỏi về cách tổ chức và quản lý du lịch MICE để sau này trở thành lực lượng nòng cốt trong phòng xúc tiến hội nghị, hội thảo và triển lãm sau này.

Thông qua các khoá học tại nước ngoài, các học viên có thể học hỏi, trao dồi kiến thức và tiếp xúc được với thực tế nhiều hơn về cách hoạt động, tổ chức các sự kiện MICE, và có kinh nghiệm trong việc điều hành phòng xúc tiến hội nghị, hội thảo.

Công ty cũng có thể xây dựng các chính sách nhằm thu hút những sinh viên được đào tạo ở nước ngoài trong lĩnh vực này về làm việc tại công ty. Xét cho cùng việc đào tạo ở nước ngoài, về lâu dài thì hình thức này sẽ đóng góp đáng kể vào quá trình hình thành một đội ngũ chuyên gia đào tạo cho Goldentour. Và đội ngũ chuyên gia này lại là người hướng dẫn cho lớp đàn em sau này.

Ngoài ra, hiện tại nguồn nhân lực của Goldentour hiện nay có trình độ ngoại ngữ rất kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là khách MICE. Đây cũng là một điều quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực.

3.4.2.Giải pháp liên kết để phát triển thị trường MICE

- Vì loại hình du lịch MICE của Goldentour nói riêng và Việt Nam nói chung còn khá mới mẻ và chưa phát triển nên việc liên kết với các thị trường MICE phát triển khác trên thế giới cũng như các vùng lân cận trong nước là biện pháp để phát triển MICE trước mắt.


- Goldentour cần có những chính sách liên kết phát triển MICE ở hai khu vực

trong nước và ngoài nước:

* Trong nước: Công ty cần tiến hành liên kết với các khu vực đang kinh doanh MICE lớn ở miền bắc (Hà Nội), miền Trung (Đà Nẵng) và miền nam (TP Hồ Chí Minh). Sự liên kết này thể hiện qua việc luân chuyển các sự kiện MICE đến từng khu vực. Khi MICE được thực hiện ở khu vực này thì ngay lập tức cần có sự giới thiệu cũng như những chính sách thu hút thích hợp để có thể có sự luân chuyển sang khu vực khác vào đợt sau. Như thế, các khu vực trong nước sẽ có lợi trong việc tìm nguồn khách có sẵn. Chúng ta đều biết việc phát triển du lịch MICE nên được quy tụ, tránh phân tán có như thế mới mang lại hiệu quả cao. Việc phát triển MICE nên được tiến hành ở những thành phố lớn nơi có đủ điều kiện để phát triển đáp ứng tốt loại hình này. Như vậy việc phát triển MICE sẽ có hiệu quả và việc liên kết sẽ tránh nhàm chán ở những khu vực có sự tương đồng.

Chúng ta cũng biết MICE là hình thức du lịch kết hợp nên việc phát triển du lịch MICE cũng có thể liên kết với các loại hình du lịch khác để phát triển và làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch. Chẳng hạn việc liên kết du lịch MICE với du lịch sinh thái, khi các công ty có các chiến lược tổ chức khen thưởng hay khích lệ nhân viên thì việc lên kế hoạch cho một chuyến du lịch sinh thái đầy hấp dẫn, bổ ích là một ý kiến tuyệt vời hay chúng ta có thể chọn một chuyến tham quan các đảo, lênh đênh trên biển…đồng thời chúng ta cũng có thể liên kết với du lịch khám phá văn hoá hay du lịch về nguồn…

* Ngoài nước: Vì việc tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặt toàn công ty, là những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay đổi địa điểm và di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của những người tham dự. Chính điều này sẽ tạo cho Việt Nam ta lợi thế và đặc biệt là Hà Nội nơi có nhiều tiềm năng. Goldentour với các cơ quan liên quan nên có sự liên kết với các lãnh sự quán ở các nước trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam là nơi tổ chức MICE tốt. Thêm vào công ty cần ký kết với các trung tâm MICE nổi tiếng ở một số


nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan… trong việc luân chuyển các sự kiện MICE. Các quốc gia trong khối liên kết này sẽ quảng bá hình ảnh của đối tác trong việc luân chuyển các sự kiện MICE và thay vào đó là một khoản hoa hồng cho việc quảng bá này. Điều này đảm bảo đôi bên cùng có lợi và hình ảnh của công ty sẽ được quảng bá rộng rãi hơn, ít tốn kém hơn.

- Công ty cần nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được nhu cầu cũng như sở thích của khách trong quá trình tham gia du lịch MICE ở miền Trung. Từ đó công ty sẽ có được những thông tin cụ thể về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cách thức tổ chức, giao thông… sẽ giúp công ty đưa ra được những chính sách phù hợp trong việc phát triển MICE.

- Goldentour cần thiết kế riêng một trang Web về du lịch MICE trong đó đưa ra đầy đủ các thông tin cần thiết cho khách hàng về văn hoá, đất nước, con người thành phố cũng như những cơ sở lưu trú, những nơi giải trí …đáp ứng nhu cầu cần tìm hiểu của du khách. Công ty cũng đưa ra những chương trình khuyến mãi hay chương trình lễ hội đặc sắc của thành phố được tổ chức hàng năm kèm với những chính sách giá linh hoạt.

3.4.3. Các giải pháp Marketing

3.4.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm mới

Để có thể tạo ấn tượng cho khách và thu hút được khách du lịch quay trở lại thì sản phẩm địa phương đặc thù đóng vai trò rất quan trọng. Muốn đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch MICE bền vững, thu hút được nhiều khách du lịch MICE thì sản phẩm phải luôn luôn hấp dẫn, độc đáo, mới mẻ thể hiện ở tính đầy đủ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch Việt Nam thì có khoảng 80% khách du lịch đến Việt Nam một lần rồi không quay trở lại vì ngành du lịch chưa có sản phẩm mới và độc đáo. Theo như một cuộc phỏng vấn nhỏ với 10 du khách nước ngoài, thì 100% thừa nhận tiềm năng và ưu thế du lịch Việt Nam hơn hẳn Thái Lan, Singapore và có thể qua mặt luôn cả Malaysia, nhưng “cái dở” của Việt Nam là gần như không biết khai thác cũng như không có sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn họ. Du khách đến Việt Nam thông thường chỉ để tham quan và tắm biển.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí