Biện Pháp 3. Thực Hiện Tốt Các Chế Độ Chính Sách Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông Và Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên, Nhân Viên

Tổ chức các hoạt động tăng cường bồi dưỡng tiếng việt cho học sinh dân tộc Mông thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo môi trường Tiếng Việt lành mạnh trong sáng để các em thường xuyên có cơ hội nói tiếng việt.

Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm. Tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng giao tiếp. Tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp, phòng ở, trồng rau, chăn nuôi cải thiện bữa ăn hàng ngày;

Tích cực xây dựng trường học gắn liền với cuộc sống để giáo dục lao đông, hướng nghiệp.

3.2.3. Biện pháp 3. Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho học sinh người dân tộc Mông và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Tạo sự công bằng, dân chủ trong giáo dục giữa các vùng miền. Hỗ trợ tốt chế độ chính sách cho học sinh bán trú đúng, đủ, kịp thời để giảm bớt khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ dân nghèo không đủ điều kiện cho con em họ đi học là thể hiện sự ưu việt của các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Cùng với chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú người dân tộc Mông cần có chính sách thu hút giáo viên giỏi, giáo viên vùng xuôi, giáo viên người dân tộc Mông đến công tác lâu dài tại trường, Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý có kinh ngiệm và năng lực đến công tác tại các trường PTDTBT trong huyện. Tạo động lực để giáo viên và cán bộ quản lý hăng say công tác, bám lớp, bám trường, xây dựng môi trường giáo dục công bằng, dân chủ và văn minh.

3.2.3.2. Nội dung

Cụ thể hóa các văn bản của Đảng và Nhà nước về giáo dục dân tộc; Nghiêm túc chỉ đạo thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT như:

Điều lệ, qui chế hoạt động, định mức biên chế, chế độ chính sách cho trường chuyên biệt; các văn bản của UBND tỉnh về kế hoạch và chương trình, đề án hành động cụ thể đối với các trường PTDTBT.

Thực hiện chính sách đãi ngộ cho cán bộ, giáo viên công tác trong trường PTDTBT chuyên biệt từ 0,3 mức lương cơ bản lên 0,5 mức lương cơ bản; Đặc biệt là đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng, kế toán, bảo vệ chưa được hưởng chính sách đãi ngộ của trường chuyên biệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Có chế độ cho nhân viên nuôi dưỡng cần thực hiện: cứ 50 học sinh thì được hợp đồng 01 cán bộ cấp dưỡng. Thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục ở các trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Hàng năm tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm và giao lưu các trường THCS, TH&THCS tại các địa phương có học sinh bán trú người dân tộc Mông.

Mỗi trường PTDTBT có học sinh người Mông theo học, cần có biên chế làm công tác quản sinh như các trường PTDTNT cấp huyện, cấp tỉnh với nhiệm vụ chuyên quản học sinh bán trú.

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 12

Thực hiện đảm bảo đầy đủ chế độ, chính sách đối với học sinh nội trú dân nuôi theo theo Nghị đinh 116/2016/NĐ-CP [8] ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn với phương hướng là nâng tỷ lệ phần trăm mức hỗ trợ tiền ăn từ 40% lên 80% mức lương cơ bản/tháng/học sinh như học sinh các trường PTDTNT cấp huyện, cấp tỉnh để đủ chi phí cho việc nuôi dưỡng học sinh bán trú được ăn sáng, trưa và tối theo định mức, đảm bảo chế độ dinh dưỡng mức tối thiểu theo lứa tuổi; Hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú từ 15kg/tháng lên 20kg/tháng.

Thực hiện tốt Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/5/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2020-2021. Với định mức hỗ trợ chi phí học tập từ 100.000đ/ tháng lên 150.000đ/tháng để học sinh bán trú con hộ nghèo có đủ chi phí để mua sách giáo khoa, vở viết và các đồ dùng học tập khác.

Tổ chức khám chữa bệnh thường xuyên và định kỳ theo thẻ BHYT dành cho học sinh dân tộc, học sinh nghèo để nâng cao sức khỏe cho học sinh;

Niêm yết công khai minh bạch các khoản đóng góp và chế độ của học sinh bán trú. Tổ chức xây dựng công khai thực đơn, số lượng gạo được hỗ trợ để nấu ăn, thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh bán trú. Điều tiết thực phẩm theo lịch để bảo đảm chế độ dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn cho HS.

Hàng tháng, cuối kỳ học, tổ chức họp ban quản trị đời sống học sinh bán trú để đánh giá công tác, cung cấp thông tin, trao đổi phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh bán trú.

3.2.3.3. Điều kiện

Bám sát vào hệ thống văn bản pháp lý và thực hiện triệt để các văn bản quy định, hướng dẫn đối với chế độ chính sách cho học sinh dân tộc, học sinh bán trú và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang trực tiếp quản lý, phụ trách công tác tại trường. Công khai minh bạch trong công tác thu chi tài chính, dân chủ trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thông tin phản hồi.

Đề xuất tăng định mức hỗ trợ của nhà nước cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh thông qua việc điều chỉnh mức hỗ trợ đã được hưởng để nguồn hỗ trợ đảm bảo về sinh hoạt, ăn ở, học tập cho học sinh bán trú.

Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, tích cực. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho đồng bào dân tộc thiểu số người Mông có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Xây dựng qui chế, chương trình, kế hoạch hoạt động mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông đồng bộ, cụ thể phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước, với điều kiện thực tế của địa phương và sự phát triển của mô hình.

3.2.4. Biện pháp 4: Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện dạy học đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về ăn, ở, vui chơi, học tập. Tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện

3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Cơ sở vật chất và tài chính là phương tiện, điều kiện rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục toàn diện ở trường PTDTBT. Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ hóa, và hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Đầu tư đồng bộ theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, tạo sự công bằng cho giáo dục và từng bước hiện đại hoá giáo dục dân tộc, từ đó có cơ sở xây dựng trường PTDTBT theo hướng chuẩn quốc gia về giáo dục. Trang thiết thiết bị dạy học là cầu nối giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết với thực hành, giúp cho người học tiếp cận nhanh hơn, rõ ràng hơn tới khoa học và kỹ năng thực hành, dễ hiểu, dễ vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống. Kinh phí đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của nhà trường được diễn ra đồng bộ và có hiệu quả.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức

Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí là việc làm cần thiết, có tính chất thúc đẩy cho việc thành công hoạt động của trường PTDTBT. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế của quốc gia đang phát triển thì việc đầu tư đến hạ tầng cơ sở là việc làm tất yếu. Đảng ta coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” và với quan điểm chỉ đạo “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, các quan điểm đó đã tạo thuận lợi cho giáo dục phát triển. Trên quan điểm nhất quán, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đã tập trung đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Xác định được mục tiêu đầu tư các địa phương cần tập trung đầu tư vào một số hạng mục sau:

Cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn thiếu và yếu của nhà trường, như đảm bảo đủ hệ thống phòng học văn hóa tiến tới dạy học hai

buổi/ngày, phòng bộ môn, các công trình vệ sinh, nhất là phòng ở nội trú đảm bảo đúng định mức 8 em học sinh/phòng để đáp ứng nhu cầu về chỗ ăn, ở, sinh hoạt và hoạt động của học sinh.

Cấp ủy chính quyền địa phương cấp đủ diện tích đất, tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất cho các nhà trường. Trường PTDTBT phải có đủ diện tích xây dựng phòng học, phòng bán trú, các phòng chức năng, khu nhà bếp, khu công trình vệ sinh, khu sân chơi bãi tập và khu vực tăng gia sản xuất, khu trồng cây xanh. Phải đảm bảo tối thiểu 30m2/học sinh trở lên. Các trường PTDTBT có đại đa số học sinh người dân tộc Mông theo học đều được chuyển đổi tên từ trường THCS. Do vậy vẫn sử dụng hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của trường THCS, sau đó bằng nguồn vốn kiên cố hoá trường lớp học và các nguồn lực của địa phương tiếp tục xây dựng bổ sung theo qui mô trường PTDTBT như: Phòng học, phòng chức năng, khu lưu trú cho học sinh, khu nhà bếp, khu vệ sinh, tường rào bảo vệ , sân chơi bãi tập theo hướng kiên cố, chuẩn hóa, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng chống lóa, tủ đựng tài liệu và hệ thống ti vi, đầu đĩa cho các lớp học. Đầu tư nhà ăn, bếp ăn tập thể, các dụng cụ như xoong nồi, bát đĩa và các dụng cụ nhà bếp...theo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh học đường.

Trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác dạy và học, cũng như các hoạt động giáo dục khác theo tiêu chuẩn của trường chuẩn trường quốc gia. Trang bị phòng máy vi tính, máy chiếu có kết nối mạng Internet,... để từng bước đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Giúp các em tự tin hơn và có cơ hội được bình đẳng trong học tập như học sinh ở vùng xuôi, vùng thuận lợi;

3.2.4.3. Điều kiện

Để huy động được cơ sở vật chất một cách đồng bộ, đầy đủ và tiếp cận hiện đại là việc làm cần thiết, đòi hỏi phải có một số điều kiện sau:

Phải thống nhất quan điểm chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương về ưu tiên đầu tư cho các trường PTDTBT về giáo dục con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.

Thúc đẩy hoạt động xã hội hóa giáo dục, tranh thủ huy động thêm các nguồn lực ngoài nhà trường như thông qua công tác xã hội hóa giáo dục đón nhận hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, từ thiện nhằm tăng thêm nguồn lực vật chất cho nhà trường.

Tích cực tham mưu, xây dựng kế hoạch xin đầu tư cơ sở vật chất phải đồng bộ và tiếp cận theo hướng hiện đại, bám sát tiêu chuẩn quy định trường đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT. Đảm bảo cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt hoạt động GD chung của nhà trường, đáp ứng tốt hơn về nơi ăn, chốn ở, các điều kiện sinh hoạt cho học sinh bán trú. Xây dựng khuôn viên nhà trường khang trang, xanh, sạch, đẹp tạo dựng cảnh quan sư phạm an toàn, thân thiện, thu hút học sinh bám lớp bám trường, ổn định đời sống trong khu nội trú học sinh.

Tạo lập môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hòa đồng giữa các dân tộc, tạo hứng thú cho học sinh dân tộc trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học, học hết cấp và học được của học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc toàn diện trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì học sinh, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ giữa thầy vầ trò, giữa trò với trò.

Trong môi trường giáo dục thân thiện, học sinh dân tộc Mông sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm trong thực tế cuộc sống. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể, để các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

3.2.5. Biện pháp 5. Tổ chức hoạt động tăng gia sản xuất cải thiện đời sống và môi trường sống, giáo dục tinh thần quý trọng lao động, thành quả lao động

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Tổ chức các hoạt động tăng gia sản xuất cho học sinh bán trú sau giờ lên lớp là việc làm rất quan trọng để góp phần cải thiệt chất lượng cuộc sống trong

bữa ăn và hỗ trợ chất đốt cho nhà bếp tập thể. Thông qua lao động, giáo dục học sinh bán trú biết yêu quý, trân trọng sức lao động và trân trọng những thành quả của quá trình lao động do bản thân các em tạo ra và của những người khác trong xã hội đã dành cho các em. Thông qua lao động sản xuất giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng sử dụng dụng cụ lao động an toàn, học sinh tránh xa thói ỷ nại, trông chờ vào nhà nước. Qua đó giáo dục đạo đức, hình thành tính siêng năng, kiên trì và tính tự lập cho học sinh dân tộc.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức

Tổ chức các buổi lao động tăng gia sản sản xuất, cải thiện chất lượng bữa ăn trong khu bán trú, trên diện tích đất của vườn trường sau giờ học chính khóa và giờ học tự quản với nội dung và các thức thực hiện:

+Trồng rau xanh theo mùa;

+ Nuôi lợn từ việc tận dụng các thức ăn thừa của bếp ăn bán trú;

+ Cắt cỏ chăm sóc ao cá;

+ Gom lượm củi khô trên rừng quanh nhà trường làm chất đốt hỗ trợ nhà bếp ăn bàn trú;

+ Vệ sinh trường lớp học, khuôn viên nhà trường, khu vực ký túc xá, xử lý giấy rác thải trong sinh hoạt tại khu bán trú.

3.2.5.3. Điều kiện

Đảm bảo tuyệt đối an toàn trong lao động, chuẩn bị cho các em có đầy đủ các dụng cụ lao động cần thiết;

Có cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên quản phòng hướng dẫn kỹ thuật lao động tăng gia sản xuất;

Phân chia quỹ đất cho các lớp, ao thả cá, cây giống, con giống để các em lao tiến hành động tăng gia sản xuất;

Trang bị cho các em các bảo hộ lao động cần thiết để đảm bảo an toàn quá trình tổ chức lao động;

Có biện pháp phân công các bộ y tế, đề phòng những thương tích, tai nạn trong lao động để ứng phó kịp thời không để xảy ra tình huống xấu.

3.2.6. Biện pháp 6. Huy động sự tham gia của cấp ủy chính quyền địa phương trong hoạt động chăm sóc giáo dục học sinh bán trú người dân tộc Mông

3.2.6.1. Mục đích ý nghĩa

Huy động sự tham gia của cấp ủy chính quyền địa phương là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường bán trú. Tham mưu để hiến kế, để đề xuất những nhu cầu cấp thiết của tổ chức nhằm làm cho các nhà quản lý, lãnh đạo cấp trên nắm bắt kịp thời những công việc đang diễn ra tại trường, qua đó, kiểm tra, xem xét và có quyết định quản lý phù hợp thực tiễn và nhu cầu thiết yếu của cơ sở. Từ đó tạo cơ sở, điều kiện để huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng đứng chân trên địa bàn để phối kết hợp trong công tác quản lý, chỉ đạo, giáo dục toàn diện học sinh bán trú trong nhà trường.

3.2.6.2 Nội dung

+ Đối với UBND huyện Nậm Pồ:

Chỉ đạo phòng tài chính kế hoạch, Phòng kinh tế hạ tầng ưu tiên đầu tư hệ thống cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho học sinh bán trú như nhà ở, nhà ăn, công trình nước sạch, khu vệ sinh và các vận dụng phục vụ đời sống của của sinh bán trú.

Chỉ đạo phòng GD&ĐT, Phòng nội vụ phân bổ đủ định mức biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo đúng cơ cấu bộ môn, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chung của nhà trường và có nhân lực để tham gia công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh bán trú.

Chỉ đạo phòng y tế thường xuyên có các hoạt động chăm sóc y tế, tiêm chủng, tuyên truyền về giáo dục về giới tính, sinh sản trong lứa tuổi vị thành niên.

Chỉ đạo phòng tư pháp huyện tuyên truyền chống hủ tục tảo hôn, lấy vợ, lấy chồng sớm trong lứa tuổi học sinh. Tuyên truyền về bình đẳng giới tính.

+ Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương:

Thành lập Ban chỉ đạo về công tác học sinh bán trú gồm các thành phần sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023