Với 151 phiếu khảo sát lấy ý kiến 151 cán bộ cấp ủy chính quyền địa phương của 10 xã có trường PTDTBT, với 6 nội dung được khảo sát, tác giả thu được 906 câu trả lời. Tại mức độ “Rất cần thiết”, với 679/906 chiếm tỷ lệ trung bình 74.9%. Mức độ “Cần thiết” có 190/906 câu trả lời chiếm tỷ lệ 20,1% và mức độ “Tương đối cần thiết” có 37/906 câu trả lời chiến tỷ lệ 5%. Như vậy có thể khẳng định rằng đánh giá của cán bộ cấp ủy chính quyền đại phương tại 10 xã có 10 PTDTBTTHCS có học sinh người dân tộc Mông chiếm đa số là rất phù hợp. Cộng tổng mức độ Rất cần thiết và cần thiết có tỷ lệ là: 94,2%. Bởi mô hình bán trú, đã đem lại nhiều thuận lợi cho con em dân tộc thiểu số đi học THCS xa nhà, làm giảm bớt những khó khăn trở ngại về nhiều mặt cho nhân dân địa phương, góp phần huy động tối đa học sinh đi học, củng cố vững chắc các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động của các xã trong huyện Nậm Pồ . Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ hơn 5 % cán bộ cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá ở mức “Tương đối cần thiết”. Điều này có thể khẳng định rằng, một bộ phận không nhỏ cán bộ cấp ủy chính quyền địa phương chưa am hiểu sâu rộng lợi ích trường PTDTBT đem lại cho con em học, bắt nguồn từ nhận thức không đồng đều, trình độ dân trí, sự quan tâm đến giáo dục trong xã còn hạn chế,…Do vậy các trường PTDTBTTHCS tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền về nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục và tích cực tham mưu, đề xuát với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để huy động tối đa sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong cán bộ cấp ủy, chính chính quyền địa phương đối với công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh bán trú.
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông
2.5.1. Thực trạng thực hiện chính sách cho trường phổ thông dân tộc bán trú
Cơ chế chính sách cho trường phổ thông dân tộc bán trú đã được các cấp quản lý giáo dục ban hành đầy đủ như những trường THCS trong hệ thống GD quốc dân (Luật GD, Điều lệ trường THCS).
Đối với tỉnh Điện Biên nói chung, huyện Nậm Pồ nói riêng cũng đã có nhiều văn bản để triển khai hoạt động bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số. Cụ thể:
UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định Số: 06/2011/QĐ-UBND ngày 03/3/ 2011 về việc ban hành Quy định chi tiết một số nội dung xét duyệt học sinh bán trú theo thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú;
Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 19/ 3/ 2012 Quyết định quy định chi tiết một số nội dung xét duyệt học sinh bán trú theo thông tư 24/2010/TT- BGDĐT của bộ GD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú;
Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 10/8/2017 về việc Quy định về khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
Công văn số: 1154/CV-PGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của PGD&ĐT huyện Nậm Pồ về việc hướng dẫn cách thức quản lý thực hiện chính sách tiền hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT năm học 2014-2015 và những năm học tiếp theo;
Văn bản số: 2103/SGDĐT-KHTC ngày 19/09/2017 của sở GD&ĐT Điện Biên về hướng dẫn thí điểm tổ chức bếp ăn tập thể trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Điện Biên, năm học 2017-2018.
Tuy nhiên đối với hệ thống trường bán trú THCS đứng chân trên địa bàn các xã vùng cao, biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội của huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên theo quy định của nhà nước. Do địa bàn rộng, địa hình đồi núi khó khăn, có nhiều khu, bản ở xa trung tâm xã hàng chục km. Vì vậy học sinh ở bậc mầm non và tiểu học đã được tạo điều kiện học ở các điểm trường lẻ, các lớp học ngay tại thôn, bản (lớp cắm bản). Còn học sinh bậc
học THCS phải tập trung về học tại trường ở trung tâm của xã, học sinh được ăn, ở, sinh hoạt tại trường.
Trường PTDT Bán trú đặt tại trung tâm xã đặc biệt khó khăn được sự hỗ trợ của Nhà nước bằng 40% mức lương cơ bản, được hỗ trợ 15kg/tháng và sự tham gia đóng góp của nhân dân theo hình thức xã hội hóa giáo dục để học sinh ăn ở, học tập và sinh hoạt tại trường.
Thực hiện theo điều lệ trường THCS, tuy nhiên một số đối tượng học sinh nhập học là học sinh lớp 6 đến lớp 9 trong diện bán trú (chỉ dành cho học sinh có nhà cách trường từ 6 km trở lên).
Khác với trường THCS khác là học sinh được lưu trú, học tập và sinh hoạt tại trường chính đến cuối năm mới có thể về thăm gia đình tại các thôn bản.
Chế độ nuôi dưỡng (Đối với học sinh nội trú) do nhà nước hỗ trợ tại thời điểm năm học 2017-2018 là 520.000 đồng/tháng/HS, gạo được hỗ trợ 15kg/hs/tháng.
Nhà trường có hệ thống nhà ở nội trú do nhà nước đầu tư, và bằng nguồn tiền hỗ trợ nhà ở theo định mức 10% mức lương cơ bản 130.000/hs/tháng cho những học sinh phải trọ ở ngoài trường.
Biên chế cán bộ quản lý: Đối với trường liên cấp TH, THCS thì có 01 hiệu trưởng THCS phụ trách chung, 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cấp THCS, 01 phó hiệu trưởng phụ trách TH; Trường TPDTBT THCS theo hình thức trường chuyên biệt độc lập thì biên chế 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng.
Biên chế giáo viên: Trường TPDTBT THCS theo hình thức trường chuyên biệt được biên chế 2,2 giáo viên/lớp.
Hệ thống nhân viên theo định mức mỗi trường được biên chế 01 nhân viên y tế trường học, 01 kế toán, 01 nhân viên thiết bị thư viện, 50 học sinh bán trú ăn ở tại trường thì biên chế 01 nhân viên phụ trách công tác nuôi dưỡng nuôi dưỡng. Tuy vậy hầu hết các trường bán trú đều thiếu nhân viên nuôi
dưỡng, nhân viên y tế, nhân viên kế toán do hợp đồng trong 9 tháng, hệ số lương rất thấp nên phần lớn các trường đều thiếu theo định mức quy định. Toàn bộ các trường PTDTBTTHCS có học sinh người dân tộc Mông đều là trường THCS chuyển đổi tên, do vậy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đều lúng túng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong nhiệm vụ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh bán trú, các nhà trường đều không được bố trí định mức biên chế tổ quản sinh như các trường PTDTNT cấp huyện, cấp tỉnh.
2.5.2. Thực trạng về năng lực tổ chức quản lý của Hiệu trưởng
Tổng hợp các bản báo cáo tổng kết năm học từ các năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018 của phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ về đội ngũ CBQL, GV, NV tại 10 trường PTDTBT, tác giả đã thu thập được số liệu như sau:
Bảng 2.11. Tổng hợp số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 10 trường có học sinh bán trú người dân tộc Mông
Năm học | Số người làm việc trong trường | ||||||
CBQL | Giáo viên | Nhân viên | |||||
Nuôi dưỡng | Kế toán | Y tế | Bảo vệ | ||||
1 | 2013-2014 | 30 | 321 | 24 | 10 | 10 | 24 |
2 | 2014-2015 | 30 | 345 | 26 | 10 | 10 | 24 |
3 | 2015-2016 | 30 | 355 | 30 | 10 | 10 | 24 |
4 | 2016-2017 | 30 | 368 | 32 | 10 | 10 | 24 |
5 | 2017-2018 | 29 | 362 | 35 | 10 | 10 | 24 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số
- Đặc Điểm Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Tổng Hợp Chất Lượng Học Sinh Bán Trú Người Dân Tộc Mông Thi Đỗ Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Đi Học Thpt, Học Trung Cấp Chuyên Nghiệp
- Một Số Nguyên Tắc Chung Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông Tại Huyện Nậm Pồ
- Biện Pháp 2: Quản Lý, Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Toàn Diện
- Biện Pháp 3. Thực Hiện Tốt Các Chế Độ Chính Sách Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông Và Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên, Nhân Viên
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Qua bảng 2.11 cho thấy đội ngũ CBQL, GV các trường phổ thông dân tộc bán trú có học sinh người dân tộc Mông theo học cơ bản đầy đủ về đội ngũ quản lý, cơ cấu chất lượng đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp, kỹ thật dạy học trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ - TW của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Tuy vậy cán bộ quản lý vừa quản lý mọi hoạt động chung, hoạt động chuyên môn của nhà trường, xây dựng kế hoạch, quản lý đời sống, nền nếp của học sinh bán trú vì vậy lượng công việc nhiều và chồng chéo nên việc xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá nhiều khi chưa được cụ thể, sâu sát, kết quả công việc chưa tốt, còn nhiều hạn chế.
Giáo viên, nhân viên vừa làm công tác giảng dạy, giáo dục, công tác hành chính vừa quản lý học sinh bán trú, trong khi đó trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc thì tương đối đảm bảo về cơ cấu bộ môn, nhưng trình độ tổ chức, quản lý đời sống cho một số lượng lớn học sinh là bán trú gặp nhiều khó khăn trong nắm bắt tâm sinh lý học sinh người dân tộc.
Số lượng nhân viên nuôi dưỡng do hợp đồng người địa phương trong 9 tháng, chỉ qua tập huấn sơ qua về vệ sinh an toàn thực phầm, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về nấu ăn, nên gặp rất nhiều trở ngại trong xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đa số là người các địa phương khác đến công tác, thời gian công tác tại địa bàn chưa dài nên việc nghe, nói tiếng các dân tộc Mông, hiểu về các tập tục của địa phương, tâm sinh lí của các em học sinh còn hạn chế, điều này cũng làm giảm năng lực tổ chức, quản lý của các nhà trường.
Đội ngũ giáo viên còn thiếu, không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, đa phần tuổi đời còn trẻ vừa mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đánh giá thực trạng về năng lực quản lý, tổ chức đời sống cho học sinh sinh bán trú dân tộc Mông tại 10 trường PTDTBTTHCS, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra bằng câu hỏi số 5 (Phụ lục 5), kết quả đánh giá như sau:
Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng năng lực quản lý về tổ chức đời sống cho học sinh bán trú dân tộc Mông
Nội dung đánh giá | Mức độ đánh giá N= 27 | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
1 | Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chức đời sống cho học sinh bán trú | 5 | 18,5 | 15 | 55,6 | 7 | 25,9 | ||
2 | Công tác tổ chức quản lý học sinh bán trú | 3 | 11,1 | 15 | 55,6 | 7 | 25,9 | 2 | 7,4 |
3 | Công tác chỉ đạo thực hiện quản lý học sinh bán trú | 4 | 14,8 | 8 | 29,6 | 13 | 48,1 | 2 | 7,5 |
4 | Công tác kiểm tra đánh giá về quản lý học sinh bán trú | 5 | 18,5 | 10 | 37 | 9 | 33,3 | 3 | 11,2 |
Tổng cộng | 12 | 11,1 | 38 | 35,2 | 44 | 40,7 | 14 | 13 |
Bảng 2.12 lấy ý kiến của 12 cán bộ chuyên môn phòng GD&ĐT, 15 cán bộ quản lý các nhà trường với 108 câu trả lời cho 4 nội dung, qua khảo sát cho kết quả: Điểm đánh giá cho mức độ Tốt chỉ chiếm trung bình là: 11,1%, điểm đánh giá cho mức độ Khá chiếm tỷ lệ 35,2%, đánh giá cho mức độ Trung bình chiếm tỷ lệ 40.7% và mức độ Yếu là 13%, cho 4 chức năng quản lý của CBQL, GV, NV các trường PTDTBTTHCS có học sinh người dân tộc Mông. Như vậy so sánh tương quan giữa các điểm đánh giá, chúng ta thấy, tỷ lệ điểm Tốt và khá chiếm 46,3%. Trong khi đó điểm Trung bình và điểm Yếu chiếm 53,7%. Chênh lệch tương quan là 7,4% nghiêng về điểm đánh giá thực trạng năng lực tổ chức, quản lý đời sống cho học sinh bán trú người dân tộc Mông ở mức TB và yếu. Đây là sự đánh giá khách quan của cấp trên trực tiếp quản lý và của các cán bộ quản lý nhà trường đối với công tác quản lý tổ chức đời sống cho học sinh bán trú của các đơn vị nhà trường, do đó CBQL, GV và NV các trường PTDTBTTHCS huyện Nậm Pồ cần phải nỗ lực và tăng cường công tác quản lý
quyết liệt hơn, hiệu quả hơn để các chức năng QL thực sự đi vào hoạt động chung của nhà trường và đi vào cuộc sống của học sinh, đặc biệt là quản lý, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hoạt động TDTT, văn hóa văn nghệ, bảo tồn vầ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
2.6. Đánh giá chung thực trạng mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.6.1. Ưu điểm
Hệ thống Trường PTDTBT huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã đáp ứng được yêu cầu tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Hoạt động dạy và học đã phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc.
Hoạt động giáo dục lao động, văn hóa thể thao được chú trọng. Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: lao động công ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh. Giảm thiểu áp lực học tập, thực hiện giãn chương trình giảng dạy, tăng cường dạy học theo hướng trải nghiệm gắn với thực tế, giảng dạy phù hợp với năng lực tiếp nhận của học sinh, lồng ghép nội dung giáo dục an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, giáo dục ngoài giờ lên lớp, tăng cường hoạt động tập thể, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, bảo tồn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường. Đặc biệt là số học sinh nữ, tạo bình đẳng về giới trong giáo dục. Số học sinh do điều kiện nhà ở xa không đi học được hoặc đi học không chuyên cần đã có cơ hội yên tâm đến trường học tập tập. Lứa tuổi học sinh nữ THCS không bỏ học do đi lại khó khăn, do phải tham gia lao động sản xuất, không bị nạn tảo hôn lấy vợ, lấy chồng trong tuổi vị thành niên. Công tác huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, đến lớp luôn đạt 100% duy trì sĩ số rất thuận lợi, tỷ lệ chuyên cần của học sinh các nhà trường luôn đạt 95% trở lên, khắc phục được tình trạng học
sinh hay nghỉ vào đầu tuần, cuối tuần,...góp phần to lớn cho các xã giữ và đạt phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2.
Chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác xã hội hóa giáo dục đã được các nhà trường đẩy mạnh, các trường đã tích cực tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, các tổ chức trong và ngoài nhà trường, các nhà hảo tâm, thiện nguyện hỗ trợ cho học sinh bán trú như giao thêm diện tích đất cho các nhà trường mở rộng khuôn viên với diện tích trên 35.000m2, đầu tư xây dựng 102 phòng nhà ở nội trú theo hình thức kiên cố, ban cứng, hỗ trợ hàng nghìn chiếc chăn, màn, quần áo, sách vở, dụng cụ nhà ăn, thực phẩm. Hoạt động trên bước đầu đã có sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, được phụ huynh học sinh đồng thuận rất cao.
Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ đã tích cực tham mưu với ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo quyết liệt với cấp ủy chính quyền địa phương với các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường PTDTBT có học sinh người dân tộc Mông đảm bảo 100% các trường đạt mục tiêu ba đủ đối với học sinh: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách giáo khoa vở viết.
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
(1) Hệ thống các văn bản pháp lý để triển khai hoạt động bán trú cho học sinh còn chưa đồng bộ.
Các văn bản tập trung xét duyệt và công nhận đối tượng học sinh bán trú, xác định khoảng cách từ nhà đến trường, và khoán kinh phí bổ trợ thêm cho công tác nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú. Chế độ nấu ăn cấp không kịp thời, Thời gian năm học bắt đầu trước hai tuần cuối của tháng 8 nhưng chế độ của học sinh bán trú chỉ được cấp từ tháng 9 đến 31/5 của một năm học. Như vậy rất khó khăn cho viêc nuôi dưỡng chăm sóc học sinh bán trú trước hai tuần của tháng 8.
Chế độ của học sinh bán trú thấp so với giá cả thực phẩm biến động liên tục chỉ bằng 40% mức lương cơ bản, tại thời điểm năm học 2017-2018 là