bản hướng dẫn của UBND tỉnh và kế hoạch của chính quyền địa phương cấp huyện, xã.
Vì vậy mô hình bán trú cho học sinh người Mông thực hiện các nhiệm vụ qui định tại Điều lệ trường học với ba nhiệm vụ cơ bản như sau:
1. Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú.
2. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.
Biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo thông tư số: 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập cụ thể như sau:
+ Biên chế cán bộ quản lý:
Mỗi trường có 01 Hiệu trưởng và có không quá 02 Phó hiệu trưởng.
+ Biên chế giáo viên:
Đối với cấp trung học cơ sở mỗi lớp được bố trí không quá 2,2 biên chế giáo viên/lớp.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Chất Lượng Học Sinh Bán Trú Người Dân Tộc Mông Thi Đỗ Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Đi Học Thpt, Học Trung Cấp Chuyên Nghiệp
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông
- Một Số Nguyên Tắc Chung Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông Tại Huyện Nậm Pồ
- Biện Pháp 3. Thực Hiện Tốt Các Chế Độ Chính Sách Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông Và Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên, Nhân Viên
- Mô Tả Mối Quan Hệ Của Các Lực Lượng Trong Giáo Dục, Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Học Sinh Bán Trú
- Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 14
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Mỗi trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
+ Biên chế học sinh:
Biên chế mỗi trường không quá 30 lớp, cấp THCS không quá 45 học sinh/ lớp. Biên chế học sinh bán trú không nhất thiết phải theo lớp, có thể học hòa đồng với học sinh khác.
+ Biên chế làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, nhân viên văn phòng:
Mỗi trường được bố trí 01 biên chế làm công tác thư viện và 01 biên chế làm công tác thiết bị, thí nghiệm.
Mỗi trường được bố trí biên chế: 01 văn thư kiêm thủ quỹ, 01 kế toán và 01 cán bộ y trường học.
Biên chế nhân viên bảo vệ và nuôi dưỡng: Cứ 50 học sinh bán trú thì biên chế 01 nhân viên nuôi dưỡng.
Mỗi trường được hợp đồng 02 bảo vệ.
+ Chế độ:
Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau
Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
(Tại thời điểm năm học 2017- 2018, mức chi phí cho học sinh trường PTDT Nội trú 520.000đ/tháng x9 tháng = 4.680.000đ/học sinh)
Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 20% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 20 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
Trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ.
Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành.
Mua bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 200.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.
Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.
Tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu
trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm để lấy kinh phí chi trả lương cho nhân viên nuôi dưỡng hợp đồng.
Cán bộ quản lý, giáo viên được hưởng chế độ phụ cấp của trường chuyên biệt là 0,5% theo mức lương cơ bản hiện hành.
+ Công tác quản lý học sinh
Học sinh được ở lưu trú trong tuần, cuối tuần có thể về gia đình thăm gia đình.
Học sinh học tập, lao động và sinh hoạt theo lớp. Lưu trú theo phòng ở dưới sự giám sát kiểm tra của thầy cô giáo quản phòng, ban quản trú.
Ngoài ra còn có Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên giám sát các hoạt động của học sinh như sinh hoạt ngoại khóa, ăn ở nội trú. Lắng nghe thông tin phản hồi từ phía các em về chương trình học tập, sự chăm lo của giáo viên, nhân viên từ đó có nội dung trao đổi thống nhất với nhà trường trong nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng học sinh bán trú
100% học sinh được học 2 buổi/ ngày, buổi tối các em học tập trung trên lớp từ 19h30 đến 21h30, dưới sự quản lý của ban cán sự lớp và giáo viên chủ nhiệm. Hàng tuần có các buổi học ngoại khóa hoặc đi tham quan giã ngoại theo kế hoạch của liên Đội...
Học sinh bán trú được nhà trường giáo dục kỹ năng sống, tham gia vệ sinh trường lớp, vệ sinh khu lưu trú, vệ sinh cá nhân vào giờ nghỉ theo lịch của ban quản trú. Được xem ti vi và sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao theo lịch. Tham gia thể dục buổi sáng theo qui định và thể dục giữa giờ ra chơi.
Công tác giảng dạy và quản trú của giáo viên;
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dạy 17 tiết/tuần; Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc bán trú được tính 4 tiết chủ nhiệm trong tuần.
Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, học sinh yếu, kém và học sinh khuyết tật hòa nhập. Ngoài giờ lên lớp giáo viên tham gia cùng lớp
trực tuần hướng dẫn các em tham gia lao động vệ sinh trường lớp, tham gia tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Giúp đỡ các em học sinh về các kĩ năng sống, kĩ năng học tập và kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.
3.2.1.3. Điều kiện
Phải có khảo sát, kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý giáo dục về thực trạng, hiệu quả của loại hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông.
Nhà trường và chính quyền địa phương xây dựng đề án về loại hình trường bán trú, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
Phải tham mưu và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, biên chế, chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh và qui chế hoạt động của nhà trường chuyên biệt.
Mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số cần được ưu tiên về cơ sở vật chất trường lớp học, nhà nội trú, công trình vệ sinh và các công trình phụ trợ khác theo hướng chuẩn hóa, trang thiết bị dạy học, trang thiết bị hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT phải được đầu tư đồng bộ, hiện đại, diện tích khuôn viên đảm bảo đúng theo định mức tối thiểu đạt 35m2/học sinh. Được ưu tiên lựa chọn cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực, đủ số lượng biên chế cơ cấu bộ môn.
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
3.2.2.1. Mục tiêu
Chất lượng GD được coi là mục đích cuối của hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông, quản lý chất lượng giáo dục tốt là hoạt động giáo dục thành công và đạt hiệu quả cao. Quản lý chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và nhà trường có học sinh bán trú người dân tộc Mông nói riêng cần phải đảm bảo tính khoa học, khách quan và đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số. Quản lý chất lượng học tập của học tập của học
sinh người dân tộc Mông chính là quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện, trong quản lý phải đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả. Tạo môi trường học tập, rèn luyện, môi trường sống thân thiện, tích cực cho các em để các em học sinh có hứng thú và yên tâm trong học tập khi phải sống xa gia đình.
3.2.2.2 Nội dung
Thực hiện quản lý chất lượng giáo dục học sinh theo qui trình quản lý giáo dục. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch dạy học đồng bộ của các môn học. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo khách quan, công bằng và chính xác. Rèn luyện thói quen và kĩ năng học tập cho học sinh, thường xuyên giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục lao động và sinh hoạt tập thể. Đổi mới trong kiểm tra đánh, lấy việc đánh giá thường xuyên và đánh giá quá trình làm nền tảng để phát triển năng lực của học sinh người dân tộc. Chú trọng GD kỹ năng sống, lao động sản xuất và đặc biệt là GD giới tính cho bán trú.
Chú trọng giáo dục học sinh trong môi trường tập thể, thông qua giáo dục ý thức, trách nhiệm với tập thể. Do là học sinh dân tộc thiểu số ít tiếp xúc với môi trường xã hội, nên có tính nhút nhát, phải sống xa gia đình nên nhà trường phải xây dựng môi trường tập thể thân thiện như sự đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau trong tập thể để các em cảm thấy như đang sống trong ngôi nhà của mình.
Tổ chức sinh hoạt tập thể văn hóa, văn nghệ, TDTT đều đặn cho các em vào cuối hoặc đầu tuần, giáo dục các em tính tự quản trong học tập và tham gia các hoạt động GD khác. Qua đó giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Xây dựng quy chế thi đua với nhiều hình thức như đôi bạn cùng tiến, trang trí, sắp xếp phòng ở trong khu ký túc xá điển hình, nhóm học tập tốt, từ đó tạo không khí thi đua sôi nổi để các em hoà đồng và chia sẻ với nhau và cùng động viên nhau học tập tốt.
Quản lý tài chính bếp ăn tập thể công khai, minh bạch. Thực đơn trong các bữa ăn hàng tuần của học sinh cần có sự bàn bạc của học sinh trong buổi sinh hoạt lớp và được công khai về giá tiền và thực đơn hàng ngày trên bảng thực đơn của bếp ăn.
Ban quản trị đời sống học sinh bán trú thường xuyên thăm hỏi động viên các em, đồng thời lắng nghe ý kiến tâm sự và nhu cầu về điều kiện CSVC phục vụ sinh hoạt của các em ở bán trú. Qua đó có ý kiến chỉ đạo và điều chỉnh cho phù hợp để tạo điều kiện và môi trường học tập, sinh hoạt thuận lợi nhất cho học sinh.
Công tác quản lý cơ sở vật chất cần giao trách nhiệm cụ thể cho người sử dụng có trách nhiệm quản lý. Hàng tuần tổ chức cho học sinh bán trú lao động vệ sinh bếp ăn, dụng cụ trong nhà ăn, phòng ở gọn gàng sạch sẽ đảm bảo khoa học, an toàn vệ sinh.
Ban quản trị đời sống học sinh bán trú vận dụng sức lao động của học sinh và nguồn thức ăn của học sinh dư thừa, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp cây giống, con giống cho học sinh trồng rau, nuôi lợn, thả cá ... để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Thông qua lao động, giáo dục và hình thành nhân cách học sinh, giúp các em không ảnh hưởng tư tưởng ỷ nại, trông chờ hoàn toàn vào hỗ trợ của nhà nước.
Giáo dục học sinh bán trú tạo lập thói quen, kỹ năng và phương pháp tự học. Hiện nay ở trường PTDTBT có học sinh người dân tộc Mông chiếm đa số chỉ chú trọng vào hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng chế độ chính sách của nhà nước cho hoc sinh. Chưa thật sự được quan tâm đúng mức hoặc đã có sự quan tâm nhưng chưa thường xuyên và liên tục đến nhiệm vụ học tập. Nguyên nhân của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém dẫn đến chán nản, thất vọng và sinh lười nhác, nghỉ học, bỏ học. Để rèn cho học sinh bán trú có thói quen, kỹ năng và phương pháp tự học là việc làm vô cùng cần thiết. Đặc điểm của học sinh dân tộc trong các trường PTDTBT là các em không thể đi về
trong ngày nên phải ở nội trú tại trường từ chiều chủ nhật đến hết sáng thứ bẩy, học sinh có nhiều thời gian rảnh rỗi. Nếu sử dụng quỹ thời gian này một cách có kế hoạch, khoa học, trong việc rèn cho các em thói quen, kỹ năng, phương pháp học tập có hiệu quả, sẽ giúp các em củng cố và khắc sâu được kiến thức, từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học. Để hình thành cho học sinh dân tộc có thói quen, kỹ năng và phương pháp học tập tốt chúng ta cần làm tốt một số công việc như sau:
+ Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập bằng thời khóa biểu.
Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra. Đối với học sinh bán trú kế hoạch học tập cá nhân cần qui định cụ thể vì các em có thời gian học tập trung trên lớp hai buổi/ngày được giáo viên hướng dẫn, giảng dạy, phụ đạo, học tập trung tự quản và tự học tại phòng riêng vào buổi tối. Để giúp học sinh xây dựng được kế hoạch tự học phù hợp người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giá viên quản phòng, cần có sự phối hợp đánh giá cụ thể năng lực học tập và thói quen, tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình cũng như tính cách của từng học sinh.
Xác định rõ năng khiếu, sở trường của từng em để qua đó tư vấn cho em cách xây dựng kế hoạch học tập riêng cho mình bằng thời gian biểu cụ thể. Kế hoạch học tập giúp học sinh quản lý quỹ thời gian. Giáo viên cần chỉ cho học sinh liệt kê tất cả công việc, nhiệm vụ trong ngày như: Học tập, ho ạt động tập thể, TDTT, văn nghệ, tắm giặt, ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại, vui chơi, về thăm gia đình, …)
+ Hướng dẫn học sinh chọn địa điểm, thời gian tự học để có hiệu quả.
Học sinh bán trú người dân tộc Mông ngoài thời gian học tập hai buổi/ ngày tở trên lớp, các em còn có thời gian tự học tại thư viện, phòng ở nội trú.
Tuy nhiên khi học tập do lứa tuổi hiếu động, hay lô nghịch, phân tán tư tưởng, nói chuyện riêng, bị gò bó trong phân môn học tập. Nên các em rất khó tập trung vào nhiệm vụ tự học dẫn đến hiệu quả không cao. Do vậy các thầy cô giáo quản phòng, quản học, phải xây dựng nội quy trong giờ tự học, rèn ý thức tự giác học tập, học mọi nơi, mọi lúc miễn là đạt được hiệu quả giáo dục, tùy theo năng lực tiếp nhận và hoàn thành các bài tập khi giáo viên bộ môn giao.
Ban quản trú cần lập thời gian biểu tự học thích hợp với điều kiện mỗi đơn vị nhà trường, hướng đến thành lập các tổ, nhóm, phòng ở tự quản, giúp đỡ nhau trong học tập. Giáo viên quan sát, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của học sinh. Với mục tiêu hướng cho học sinh phương pháp học, nội dung cần học như ôn tập bài cũ, chuẩn bị cho bài học ngày hôm sau, hướng đến kỹ năng mạnh dạn, tự tin trong trình bày, đề xuất ý nguyện, phát biểu ý kiến xây dựng bài, kỹ năng làm việc độc lập cá nhân, làm việc theo cặp đôi, làm việc theo nhóm...
3.2.2.3. Điều kiện
Để quản lý tốt chất lượng giáo dục thì yêu cầu các trường PTDTBT có học sinh người dân tộc Mông phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:
+ Lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình, năng động để giảng dạy các lớp đầu cấp, thường xuyên tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt và hội thảo chuyên môn theo chuyên đề giáo dục học sinh dân tộc như sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận bài dạy, bài học phù hợp với năng lực, trình độ tiếp nhận của học sinh, phụ đạo bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh yếu, kém nhất là các em mới vào lớp 6. Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.
Đổi mới công tác quản lý theo hướng phân công trách nhiệm, chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng ý thức tự học, đổi mới, linh động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.