Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 8



8


Xóm Nhót, Thanh Hối, Tân Lạc


1000 Keo

tai tượng + 600 Lim xanh


Keo


4


95


3,7


3,9


1,3




Sinh trưởng tốt


Lim xanh


90


0,8


0,9


0,5



Sinh trưởng tốt, đang bị che bóng hoàn toàn bởi Keo tai tượng


9


Thôn Bão Trang, Đông Lai, Tân Lạc

Keo lá tràm + Muồng đen


Keo


9


30


2,1


1,7


0,9



Dự án 327, sinh trưởng trung bình


Muồng


70


2


1,8


0,7



Sinh trưởng tốt, có hoa quả


10


Thôn Cú Trong, Tử Nê, Tân Lạc


Muồng đen thuần loài


Muồng


12


75


1,1


1,1


0,4



Dự án 327, thiết kế hỗn giao Keo lá tràm với Muồng đen nhưng dân nhận Muồng trước đã trồng thành thuần loài. Cây sinh trưởng trung bình, tán lá thưa, khả

năng phòng hộ không cao.


11


Thôn Khu, Văn Sơn, Lạc Sơn


1000 Keo

tai tượng + 600 Lim xanh


Keo


8


95


3,3


2,4


0,7




Sinh trưởng tốt

Lim xanh


90


0,4


0,5


0,4




Sinh trưởng tốt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.



12


Xóm Khang, Văn Sơn, Lạc Sơn


1000 Keo

tai tượng + 600 Lim xanh


Keo


7


70


2,6


2


0,9



Sinh trưởng trung bình, không đều, không đều do

không hợp đất

Lim xanh


75


0,5


0,5


0,3



Sinh trưởng kém, không đều


13


Xóm Khang, Văn Sơn, Lạc Sơn

1000 Keo

tai tượng + 600 Lim xanh


Keo


2


90


2,1


2,7


1,4



Sinh trưởng tốt, dân trồng sắn năm đầu

Lim xanh


85


1,2


0,9


0,6




Sinh trưởng trung bình


14


Xóm Búm, Ân Nghĩa, Lạc Sơn


100 Luồng

+ 500 Lim

xẹt


Lim xẹt


5


90


0,3


0,3


0,5



Lim xẹt trồng phía trên đồi, sinh trưởng trung bình


Luồng*


90


7,2*


13*


6,5*


0,4


3

Luồng trồng quanh chân đồi, một số bị khuy, sinh trưởng kém


D

t

Ghi chú: Đối với cây Luồng* giá trị


D

H ,

,

* *

1,3 vn

* là các giá trị sinh trưởng


Qua bảng 4.6 cho ta một số nhận xét sau:

- Tỷ lệ sống:

Hầu hết các mô hình đều có tỷ lệ sống cao, đặc biệt là mô hình hỗn giao Keo tai tượng với Lim xanh, mô hình Lim xanh với Luồng,… cụ thể như sau:

+ Luồng: Là loài cây có tỷ lệ sống cao nhất, trong tất cả các mô hình tỷ lệ sống của luồng đều đạt 98 - 100%.

+ Lim xanh cũng là loài có tỷ lệ sống rất cao, đạt trên 90% trong các mô hình hỗn giao với Keo và Luồng ở thôn Khu, Văn Sơn, Lạc Sơn; xóm Nhót, xóm Tam xã Thanh Hối, xóm Các, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc. Tỷ lệ sống thấp nhất đạt 75% tại xóm Khang, Văn Sơn, Lạc Sơn.

+ Keo tai tượng đạt tỷ lệ sống trên 85% trong các mô hình hỗn giao với Luồng, Lim xanh, Lim xẹt ở các địa điểm như: xóm Cang 2, xã Hoà Bình, thị xã Hoà Bình; xóm Tam, xóm Nhót, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc; thôn Khu, xóm Khang, xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn. Tỷ lệ sống đạt 70% tại xóm Khang, xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn. Tỷ lệ sống đạt 60% tại xóm Cang 1, xã Hoà Bình, thị xã Hoà Bình và 50% tại xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc do bị dân chặt, khai thác.

+ Lát hoa: Lát hoa có tỷ lệ sống thấp, đạt 50% trong mô hình hỗn giao với Luồng tại xóm Cang 1, xã Hoà Bình, thị xã Hoà Bình. Tỷ lệ sống của Lát hoa thấp là do trồng không hợp với đất quá khô, dưới tán Luồng cây sinh trưởng còi cọc, chậm lớn dễ bị trâu bò phá hoại, mặt khác ở một số nơi thường bị người dân chặt dùng làm một số dụng cụ như cán cuốc, gậy,…

+ Lim xẹt: Là loài cây có tỷ lệ sống khá cao, đạt 90% trong mô hình hỗn giao với Luồng tại xóm Búm, Ân Nghĩa, Lạc Sơn; đạt 80% trong mô hình hỗn giao với Keo tại xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc.


- Tình hình sinh trưởng:

Trong các mô hình trồng rừng hỗn giao, Luồng luôn tỏ ra là loài có ưu thế hơn so với các loài khác. Vì vậy, sinh trưởng của Luồng phụ thuộc chủ yếu vào lập địa trồng. Nơi có lập địa phù hợp như tại mô hình hỗn giao giữa Keo tai tượng với Luồng tại xóm Cang 2, xã Hoà Bình, thị xã Hoà Bình sinh trưởng có thể đạt D1,3= 8,2 cm; Hvn= 14 m; Dt= 8,1 m; Dkhóm = 4,2 m; N/khóm= 21 cây (tại tuổi A = 7). Nơi có lập địa không phù hợp sinh trưởng chỉ đạt D1,3= 6,5cm; Hvn= 12,5m; Dt= 6,2 m; Dkhóm= 2m; N/khóm= 10 cây (ở tuổi A = 5) tại xóm Các, Tử Nê, Tân Lạc, Hoà Bình trên đất feralit nâu vàng, khô, nhiều kết von, cỏ mật che phủ dày đặc.

+ Lim xanh: Trong các mô hình hỗn giao, Lim xanh đều có tăng trưởng trung bình và khá: D1,3= 0,4 - 1,2 cm/năm; Hvn= 0,4 - 1,1 m/năm; Dt= 0,2 - 0,8 m/năm. Cây tăng trưởng mạnh nhất đạt D1,3= 1,2 cm/năm; Hvn= 1,1 m/năm; Dt= 0,7 m/năm trong mô hình trồng hỗn giao với Keo chịu hạn tại xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc. Do đặc điểm là loài cây ưa bóng lúc bé nên mô hình trồng hỗn giao Keo với Lim xanh tỏ ra rất phù hợp khi Keo che bóng cho Lim xanh trong những năm đầu. Nhìn chung, trong 3 năm đầu sinh trưởng của Lim xanh còn chậm, từ năm thứ tư trở đi bắt đầu sinh trưởng mạnh và yêu cầu phải mở tán cho Lim xanh vươn lên.

+ Lim xẹt: Lim xẹt trồng tại xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc trong mô hình hỗn giao với Keo tai tượng và Keo lá tràm cho sinh trưởng khá. Tăng trưởng đạt D1,3= 1,2 cm/năm; Hvn= 1,4 m/năm; Dt= 0,6 m/năm. Hiện Lim xẹt đang nằm dưới tán Keo rất cần được mở tán để vươn lên. Trong mô hình hỗn giao giữa Lim xẹt với Luồng tại xóm Búm, Ân Nghĩa, Lạc Sơn Lim xẹt trồng phía trên đồi, tăng trưởng trung bình D1,3= 0,3 cm/năm; Hvn= 0,3 m/năm; Dt= 0,5 m/năm.


Ảnh 4 1 Luồng hỗn giao với Keo tai tượng ở Xóm Cang 2 xã Hòa Bình TX Hòa Bình 1Ảnh 4 1 Luồng hỗn giao với Keo tai tượng ở Xóm Cang 2 xã Hòa Bình TX Hòa Bình 2


Ảnh 4 1 Luồng hỗn giao với Keo tai tượng ở Xóm Cang 2 xã Hòa Bình TX Hòa Bình 3

Ảnh 4.1: Luồng hỗn giao với Keo tai tượng ở Xóm Cang 2, xã Hòa Bình, TX Hòa Bình


Ảnh 4.3: Lim xanh hỗn giao với Luồng ở Tử Nê - Tân Lạc

Ảnh 4.2: Lim xanh hỗn giao với Keo tai tượng ở Thanh Hối - Tân Lạc


Ảnh 4 4 Lim xanh hỗn giao với Keo tai tượng ở Văn Sơn Lạc Sơn Keo chịu 4

Ảnh 4.4: Lim xanh hỗn giao với Keo tai tượng ở Văn Sơn - Lạc Sơn


+ Keo chịu hạn: Trồng ở xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc trong mô hình hỗn giao với Lim xanh cho sinh trưởng ở mức trung bình: tăng trưởng đạt D1,3= 1,1 cm/năm; Hvn= 1,1 m/năm; Dt= 0,5 m/năm. Một số cây còn lại đang cạnh tranh dinh dưỡng với Lim xanh do trồng quá sát nhau.



Ảnh 4.5: Lim xanh hỗn giao với Keo chịu hạn tại Thanh Hối - Tân Lạc

Ảnh 4.6: Lim xanh hỗn giao với Luồng ở Tử Nê - Tân Lạc

+ Trám: Trám trồng trong mô hình hỗn giao với Keo tai tượng ở xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc cho sinh trưởng trung bình. Tăng trưởng đạt D1,3= 0,7 cm/năm; Hvn= 1,4 m/năm; Dt= 0,6 m/năm.

+ Muồng đen: Muồng đen trồng trong dự án 327 tại thôn Bão Trang, Đông Lai, Tân Lạc trong mô hình hỗn giao với Keo lá tràm cho tăng trưởng khá: D1,3= 2 cm/năm; Hvn= 1,8 m/năm; Dt= 0,7 m/năm. Muồng đen trồng thuần loài trong dự án 327 tại thôn Cú Trong, Tử Nê, Tân Lạc cho tăng trưởng trung bình D1,3= 1,1 cm/năm; Hvn= 1,1 m/năm; Dt= 0,4 m/năm.

+ Keo tai tượng: Là loài cây trồng tỏ ra rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng tỉnh Hoà Bình. Trong tất cả các mô hình, Keo tai tượng đều cho sinh trưởng khá và tốt. Tăng trưởng đường kính ngang ngực đạt: 2,1 - 3,7 cm/năm; tăng trưởng chiều cao vút ngọn đạt: 2 - 3,9 m/năm; tăng trưởng đường kính tán đạt 0,7-1,4 m/năm. Nhìn chung, tăng trưởng Keo tai tượng diễn ra rất mạnh trong những năm đầu. Tăng trưởng mạnh nhất tại xóm Nhót, Thanh Hối, Tân Lạc đạt D1,3= 3,7cm/năm; Hvn= 3,9 m/năm; Dt= 1,3 m/năm.


+ Keo lá tràm: Trồng trong mô hình hỗn giao Keo tai tượng, Keo lá tràm với Lim xẹt tại xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc có tăng trưởng trung bình, đạt 1,6 cm/năm về đường kính; 2,3 m/năm về chiều cao và 0,6 m/năm về đường kính tán.


Ảnh 4 7 Keo tai tượng trồng hỗn giao với Lim xanh có canh tác nông lâm kết hợp 5

Ảnh 4.7: Keo tai tượng trồng hỗn giao với Lim xanh có canh tác nông lâm kết hợp trong những năm đầu

tại xóm Khang, Văn Sơn, Lạc Sơn


Nhìn chung, trong các mô hình trên cây phù trợ sinh trưởng phát triển tốt, làm tốt vai trò của cây phù trợ trong những năm đầu. Cây bản địa sinh trưởng chậm trong khoảng 3 năm đầu, sau đó sẽ phát triển mạnh. Hiện nay, rất nhiều mô hình đã xảy ra hiện tượng giao tán, cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa cây bản địa và cây phù trợ. Cây phù trợ phát triển mạnh hơn nên lúc nào cũng chiếm tầng trên, do đó cần có các biện pháp tỉa thưa kịp thời tạo điều kiện cho cây bản địa phát triển.


* Các mô hình thành công

Mỗi một mô hình đều có những đặc điểm riêng và chỉ phù hợp với những loại lập địa và điều kiện gây trồng nhất định. Vì vậy, việc đánh giá một mô hình được coi là thành công hay thất bại sẽ dựa trên loại điều kiện lập địa gắn với nó. Bên cạnh đó một mô hình thành công được coi là thành công khi nó được người dân hưởng ứng mạnh, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, nâng cao đời sống cho nhân dân. Như vậy mô hình thành công không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mà mô hình đó còn đạt được hiệu quả xã hội (giải quyết việc làm tạo thêm thu nhập cho người dân) đồng thời có hiệu quả môi trường (ô nhiễm, xói mòn đất,…). Theo kết quả khảo sát ban đầu cho thấy 3 loài cây Luồng, Lim xanh và Keo tai tượng nổi lên là loài cây trồng rừng phòng hộ khá thích hợp tại tỉnh Hoà Bình, đồng thời chúng cũng là những loài cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân đặc biệt là cây luống không chỉ có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn, mà gỗ cho thu nhập cao, măng còn dùng trong thực phẩm, thể hiện trong các mô hình hỗn giao sau:

- Mô hình trồng hỗn giao Keo tai tượng với Luồng (mật độ 400 Keo tai tượng + 200 Luồng) tại xóm Cang 2, xã Hoà Bình, thị xã Hoà Bình trên đất feralit nâu vàng (trước đây là đất nương rẫy trồng lúa, canh tác nông lâm kết hợp trong năm đầu).

- Mô hình Keo tai tượng + Lim xanh (1000 Keo tai tượng + 600 Lim xanh) ở xóm Nhót xã Thanh Hối, Tân Lạc trên đồi thấp, đất feralit nâu vàng, đất tốt; tại Thôn Khu, Văn Sơn, Lạc Sơn trên đất feralit nâu xám.

- Mô hình hỗn giao Lim xanh với Keo chịu hạn (1000 Keo chịu hạn + 600 Lim xanh) tại xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc trên đất feralit nâu đỏ không kết von. Mặc dù trong mô hình này Keo chịu hạn đã bị dân chặt gần hết nhưng việc làm đó đã mở tán cho Lim xanh phát triển rất tốt.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí