Cơ Cấu Nguồn Vốn Sử Dụng Cho Việc Xây Dựng Và Phát Triển Rừng Giai Đoạn 1999 - 2008


Qua bảng 4.2 cho thấy: Trong 10 năm thực hiện dự án 661, trên toàn tỉnh Hòa Bình đã trồng được 20.260,46 ha rừng, trung bình đạt 2.026,046 ha/năm; chăm sóc rừng đạt 36.516,58 ha, trung bình mỗi năm chăm sóc được 3.651,658 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh được 47.061,35 ha, trung bình mỗi năm được 4.706,135 ha; bảo vệ rừng được 1.021.438,34 lượt ha, trung bình mỗi năm bảo vệ được 102.143,834 lượt ha rừng.

* Việc giao đất giao rừng rất được tỉnh quan tâm, đến nay về cơ bản tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành việc giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình, hợp tác xã và các tổ chức trong giai đoạn 1995 - 1999. Theo báo cáo, tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 322.334,74 ha, đã giao cho các hộ gia đình 235.989,34 ha chiếm 73,21%; giao cho UBND các xã 21.968,62 ha chiếm 6,81%; đất thuộc các nông lâm trường, đất dự án,… là 64.376,77 ha chiếm 19,97%. Việc giao đất, giao rừng đã gắn liền với lợi ích của người dân trên địa bàn và đây là những tiền đề rất quan trọng cho việc thực hiện dự án 661 tại tỉnh Hoà Bình.

* Công tác quản lý bảo vệ rừng cũng được quan tâm thực hiện. Nhận thức của người dân đã được nâng lên rò rệt trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác trồng rừng, bảo vệ rừng. Đến cuối năm 2004, toàn tỉnh đã xây dựng được 161 phương án phòng chống cháy rừng ở các xã, 1.168 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với 6.174 người tham gia, duy trì 1.566 bản quy ước bảo vệ rừng trên phạm vi 1.650 thôn bản. Tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng cho 227.273 lượt người. Cơ chế chính sách liên quan đến bảo vệ rừng đã từng bước được đổi mới, phù hợp với chủ trương xã hội hóa nghề rừng, bảo vệ quyền lợi, tăng thu nhập cho người dân tham gia dự án, nên dự án ngày càng phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao.


* Tổng số vốn đã sử dụng cho việc xây dựng và phát triển rừng tỉnh Hòa Bình từ năm 1999 đến năm 2008 là 185.811,64 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn sử dụng cho việc xây dựng và phát triển rừng giai đoạn 1999 - 2008

TT

Nguồn vốn

Số lượng

(triệu đồng)

Tỷ lệ

(%)

1

Nguồn vốn ngân sách Trung ương

118.498

63,77

2

Vốn ngân sách địa phương

408,92

0,22

3

Nguồn khác

66.904,721

36,01

4

Tổng

185.811,64

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 6

(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình - 2009)


Qua bảng 4.3 cho thấy, cơ cấu nguồn vốn cho xây dựng và phát triển rừng giai đoạn 1999 - 2008 tỉnh Hòa Bình gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Trung ương 118.498 triệu đồng (chiếm 63,77%) cho dự án rừng phòng hộ, đặc dụng của tỉnh (Dự án 661) và các nguồn vốn khác 66.904,721 triệu đồng (chiếm 36,01%) chủ yếu là vốn của công ty lâm nghiệp Hòa Bình đầu tư trồng rừng sản xuất và vốn của một số dự án như 472 (trước đây là dự án 747), dự án RENFODA,…; nguồn vốn ngân sách địa phương rất ít, chỉ có 408,92 triệu đồng (chiếm 0,22%) được trích từ tiền thu thuế tài nguyên địa phương, hỗ trợ trồng rừng được 700 ha. Từ năm 2006 trở lại đây nguồn vốn địa phương chủ yếu đầu tư cho công tác bảo vệ rừng là nguồn vốn của Chi cục Lâm nghiệp quản lý.


* Cơ cấu nguồn vốn dự án 661 tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1999 - 2008 được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008


TT

Hạng mục đầu tư

Số lượng

(triệu đồng)

Tỷ lệ

(%)

1

Trồng rừng

47.394,54

40,11

2

Chăm sóc rừng trồng

17.881,16

15,13

3

Bảo vệ rừng

32.785,82

27,74

4

Khoanh nuôi tái sinh rừng

2.255,09

1,91

5

KNXTTS có trồng bổ sung

1.544,38

1,31

6

Chi phí quản lý

8.852,21

7,49

7

Các hạng mục khác

7.462,46

6,31

8

Tổng

118.175,7

100

(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình - 2009)

Qua bảng 4.4 ta thấy: Tổng nguồn vốn cho Dự án 661 tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1999 - 2008 là 118.175,7 triệu đồng, trong đó chủ yếu đầu tư vào trồng rừng 47.394,54 triệu (chiếm 40,11% tổng nguồn vốn dự án); đầu tư cho chăm sóc rừng trồng 17.881,16 triệu (chiếm 15,13% tổng nguồn vốn); đầu tư cho bảo vệ rừng 32.785,82 triệu (chiếm 27,74%); đầu tư cho khoanh nuôi tái sinh rừng 2.255,09 triệu (chiếm 1,91%); đầu tư cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung 1.544,38 triệu đồng (chiếm 1,31%); chi phí quản lí 8.852,21 triệu (chiếm 7,49%). Ngoài ra, nguồn vốn dự án còn phải đầu tư cho nhiều hạng mục khác như chuẩn bị cây giống, đường băng cản lửa, bảng biển, đường vườn, trạm bảo vệ rừng, phí thiết kế dự án,… với tổng số vốn là 7.462,46 triệu đồng chiếm 6,31% tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án.


* Để phục vụ tốt việc triển khai dự án, công tác giống cây trồng và công tác khuyến lâm cũng được đẩy mạnh. Về giống cây trồng, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn (trung tâm giống cây trồng tỉnh, các ban quản lý dự án cơ sở,…) đã áp dụng các tiến bộ khoa học trong công tác gieo ươm tạo giống cây lâm nghiệp theo phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom, chiết ghép,… hàng năm sản xuất được trên 8 triệu cây giống các loại, đảm bảo chất lượng và số lượng cây giống phục vụ công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh; ngoài ra đã thực hiện khá thành công một số mô hình trồng rừng như: trồng rừng canh tác trên đất dốc ở khu vực dốc Cun, trồng Keo chịu hạn ở Tân Lạc, trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng ở Lạc Sơn,… Về khuyến lâm, bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, hàng năm Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh đã triển khai nhân rộng các mô hình trồng Tre Bát Độ (76 ha); trồng hỗn giao giữa Trám vỏ vàng và Lát Mêxicô (68 ha) tại nhiều huyện khác nhau đã cho những kết quả thành công về khảo nghiệm giống mới, đưa những loài cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

4.2. Tổng kết và đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ đầu nguồn dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình

4.2.1. Các văn bản chỉ đạo kỹ thuật của dự án 661 Trung ương

Cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ dự án 661 được quy định tại điều 4 Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 như sau:

- Rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu: Tuỳ yêu cầu phòng hộ từng vùng, tuỳ khí hậu đất đai chọn lựa các loại cây trồng có tác dụng phòng hộ tốt, trồng hỗn loài, chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt, chịu đất xấu, đất dốc và đất ven biển có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống cháy tốt, ở nơi có điều kiện phù hợp trồng được các loài cây có giá trị kinh tế thì


được khuyến khích. Cơ cấu loại cây trồng cụ thể do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

- Rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở vùng ít xung yếu: Chọn lựa các loại cây có giá trị kinh tế cao (kể cả cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả, các loại cây đặc sản, cây làm thuốc,… có tán che tốt). Cơ cấu từng loại cây cụ thể do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng quyết định theo quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, vừa phù hợp với điều kiện lập địa, vừa phải gắn với phát triển công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường.

Trên cơ sở Quyết định 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 28/1999/TTLT ngày 3/2/1999 đã hướng dẫn chi tiết hơn về cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng rừng phòng hộ thuộc Dự án 661 như sau:

- Cơ cấu cây trồng: Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, ngoài cây gỗ có thể trồng xen các loại cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản có tán che phủ như cây rừng; số cây này được tính là cây phòng hộ chính. Đối với rừng phòng hộ bảo vệ đê sông đê biển, đồng ruộng, chống cát bay, phòng chống lũ lụt, chọn loài cây phù hợp mục tiêu phòng hộ và kết hợp tối đa với cây có lợi ích kinh tế cho người nhận trồng và khoán bảo vệ; Đối với rừng sản xuất kể cả cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả trước hết phải căn cứ vào điều kiện khí hậu đất đai, điều kiện lưu thông chế biến và nhu cầu thị trường để chọn loại cây trồng phù hợp.

- Mật độ cây trồng: Mật độ trung bình khoảng 1.600 cây/ha, bao gồm cây phòng hộ là cây rừng khoảng 600 cây/ha và cây phù trợ là cây mọc nhanh cải tạo đất như đã quy định trong Quyết định 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng cây phù trợ tuỳ theo từng lập địa để quyết định. Trường hợp ở những lập địa không trồng cây phòng hộ ngay được thì phải thực hiện trồng


xen cây mọc nhanh che bóng hoặc cải tạo đất trước và sau đó phải bổ sung trồng cây lâu năm, điều này phải được thể hiện cụ thể trong thiết kế. Mật độ của các loại rừng phòng hộ ven biển như phi lao chống gió cát, sú vẹt, đước, tràm,… không theo quy định mà giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiết kế cụ thể trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Nếu có trồng cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả có tán che phủ như cây rừng thì thực hiện mật độ theo quy trình trồng các loại cây đó.

Như vậy, có thể thấy rằng Dự án 661 chủ yếu vẫn áp dụng cơ cấu cây trồng và kỹ thuật gây trồng rừng phòng hộ từ Chương trình 327, tuy nhiên đây cũng chỉ mới là những nét định hướng lớn, khi thực hiện cần phải căn cứ và điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa phương mà quyết định cho phù hợp.

4.2.2. Các văn bản chỉ đạo kỹ thuật trong dự án 661 tại tỉnh Hòa Bình

* Quyết định về đưa cây luồng vào cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ ở tỉnh Hoà Bình

Ngày 5/6/1996 UBND tỉnh Hòa Bình đã có công văn số 283 CV/UB gửi Bộ NN&PTNT về việc đưa cây luồng vào cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ. Bộ NN&PTNT đã có công văn số 2109 NN.PTLN/CV gửi UBND tỉnh Hoà Bình đồng ý cho phép đưa cây luồng vào cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ của tỉnh với nội dung cụ thể như sau:

- Phương thức trồng: Không trồng thuần loại.

- Làm giàu rừng: Đối với đối tượng rừng tự nhiên theo đúng quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh QP 14-92 (ban hành theo quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/3/1993) và đối với rừng trồng các loài Keo, Xoan ta, Trẩu trồng bổ sung 50-100 cây luồng/ha. Đối với rừng trồng Bạch đàn trồng bổ sung 100-200 cây luồng/ha.

- Trồng rừng mới: Trồng hỗn giao 200 cây luồng hỗn giao với 400 cây gỗ bản địa trên 1 ha như Lát hoa, Sấu, Bồ đề, Trám, Muồng đen, Quế.


Đến năm 2002, Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình có Quyết định số 127/KT-NLN ngày 21/8/2002 ban hành quy trình tạm thời kỹ thuật trồng, khai thác, sử dụng rừng luồng.

* Quyết định về cơ cấu cây trồng, mô hình trồng rừng trong dự án 661 tại tỉnh Hoà Bình:

Để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện dự án 661 trên địa bàn tỉnh, ngày 7/3/2000 UBND tỉnh Hòa Bình đã có Quyết định số 13/2000/QĐ-UB Ban hành quy định về mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư - dự toán các công trình lâm sinh thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hòa Bình. Theo đó cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ trong dự án 661 tỉnh Hoà Bình được quy định cụ thể như sau:

+ Cây trồng chính:

* Cây bản địa: Cây thân gỗ dài ngày có giá trị kinh tế đang mọc trong rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, gồm có: Re, Giổi, Vàng tâm, Lim xanh, Phay, Lát hoa, Muồng, Sấu, Trám, Bương, Luồng,...

* Cây quý hiếm: Thông Pà Cò, Lát hoa, Lát da đồng, Sến mật, Nghiến, Lim xanh, Kim giao, Pơ mu, Hoàng Đàn,...

+ Cây trồng phù trợ:

* Cây lâm nghiệp thân gỗ ngắn và trung hạn (chu kỳ < 30 năm), phù hợp với điều kiện tự nhiên, không cạnh tranh với cây trồng chính: Keo, Bồ đề,…

* Cây cải tạo đất: Keo dậu, cốt khí,…

* Các loại cây ăn quả, cây đặc sản, cây nông nghiệp, cây công nghiệp.

- Mô hình và cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ:

+ Mô hình 1: Cây gỗ lớn dài ngày, cây bản địa xen cây phù trợ thân gỗ ngắn ngày. Mật độ 1.600 cây/ha gồm: 600 cây gỗ lớn dài ngày, cây bản địa + 1000 cây phù trợ là cây thân gỗ ngắn ngày.


Có 2 phương thức hỗn giao:

* Mô hình 1A: Bố trí hỗn giao đều theo hàng: một hàng cây chính xen 1 hàng cây phù trợ với điều kiện cây phù trợ không lấn át cây trồng chính.

* Mô hình 1B: Bố trí hỗn giao theo băng: Cứ một băng cây chính xen một băng cây phù trợ áp dụng khi cây phù trợ lấn át cây trồng chính.

+ Mô hình 2: Trồng hỗn giao các loài cây trồng chính gỗ lớn, dài ngày dưới tán trồng xen cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu. Mật độ 400-600 cây/ha. Có 2 phương thức trồng chính:

* Mô hình 2A: Bố trí hỗn giao đều theo hàng với điều kiện các loài cây không lấn át lẫn nhau, dưới tán trồng xen cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu.

* Mô hình 2B: Bố trí hỗn giao theo băng: Cứ một băng cây này xen một băng cây kia, dưới tán trồng cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu.

+ Mô hình 3: Luồng trồng xen cây thân gỗ dài ngày. Mật độ trồng 600 cây/ha (gồm 100 cây luồng + 500 cây thân gỗ dài ngày, cây bản địa). Có 2 phương thức hỗn giao:

* Mô hình 3A: Bố trí hỗn giao đều: Luồng trồng cự ly hàng cách hàng 10m, cây cách cây 10m. Cây gỗ lớn dài ngày trồng cự ly hàng cách hàng 5m, cây cách cây 5m (kể cả trồng xen vào hàng luồng trồng).

* Mô hình 3B: Bố trí trồng 2 băng riêng biệt: 50% diện tích phía dưới chân đồi trồng mật độ 200 cây luồng/ha xen cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu; 50% diện tích phía trên đỉnh đồi trồng thuần loại cây gỗ dài ngày, mật độ 600 cây/ha. Mô hình này chỉ nên áp dụng ở đồi cao dốc.

- Mô hình 4: Trồng cây ăn quả dài ngày: Mật độ cây trồng chính 200 cây/ha, bố trí dải đều trên diện tích trồng. Cây trồng thường là xoài, nhãn lồng thực sinh. Cự ly trồng hàng cách hàng 7m, cây cách cây 7m và trồng xen cây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022