Bảng 4.5: Tỷ lệ các loài cây được trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện
Địa điểm | Diện tích loài cây trồng (ha) | ||||||
Tổng cộng | Thông mã vĩ | Sa mộc | Sở | Trẩu | Loài khác | ||
1 | Toàn huyện | 4.147,2 | 2.402,1 | 1.483,2 | 160,4 | 50,2 | 51,3 |
2 | Xã Du Tiến | 313,7 | 313,7 | ||||
3 | Xã Bạch Đích | 690,0 | 210,9 | 372,3 | 71 | 33,7 | 2,12 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Trồng Rừng Phòng Hộ Tại Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang
- Thực Trạng Chung Về Kinh Tế Của Huyện
- Nhận Xét Và Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Cơ Bản Khu Vực Nghiên Cứu
- Tỷ Lệ Sống Và Tỷ Lệ Thành Rừng Của Rừng Trồng Phòng Hộ
- Nhu Cầu Lao Động Trong Chù Kỳ Trồng Trồng, Chăm Sóc, Bảo Vệ Rừng
- Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang - 10
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang)
Kết quả tỷ lệ các loài cây được trồng rừng phòng hộ được thể hiện ở biểu đồ sau:
Diện tích (ha)
3000,0
2500,0
2402,1
2000,0
1500,0
1483,2
Toàn huyện Xã Du Tiến Xã Bạch Đích
1000,0
500,0
0,0
313,7
210,9
372,3
160,4
71
50,2
33,7
51,3
2,1
Loài cây
Thông mã vĩ
Sa mộc Sở Trẩu Loài khác
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ các loài cây được trồng rừng phòng hộ (ha)
Bảng 4.6: Diện tích loài cây được trồng phòng hộ theo vùng xung yếu (ha)
Loài cây Vùng | Thông mã vĩ | Sa mộc | Sở | Trẩu | Loài khác | |
1 | Rất xung yếu | 648,7 | 1113,8 | |||
2 | Xung yếu | 1753,4 | 365,8 | 49,6 | 3,9 | |
3 | Ít xung yếu | 3,6 | 110,8 | 46,3 | 51,3 | |
Tổng cộng | 2402,1 | 1483,2 | 160,4 | 50,2 | 51,3 |
(Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang)
Kết quả diện tích các loài cây được trồng rừng phòng hộ phân theo vùng xung yếu được thể hiện ở biểu đồ sau:
Diện tích (ha)
Loài cây
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ các loài cây phân theo vùng xung yếu
Qua bảng 4.5, 4.6 và biểu đồ 4.5, 4.6 cho thấy: Số lượng loài cây được lựa chọn để trồng rừng phòng hộ rất đa dạng, tuy nhiên về tỷ lệ các loài cây được lựa chọn là khác nhau. Loài cây được lựa chọn chủ yếu là Thông mã vĩ
và Sa mộc (hai loài cây này chiếm tỷ lệ trồng rừng 93,7%), trồng ở vùng rất xung yếu và xung yếu. Qua kết quả nghiên cứu còn cho thấy có những xã thành phần loài cây được lựa chọn trồng rừng phòng hộ 100% là Thông mã vĩ (xã Du Tiến). Các loài cây còn lại như Sở, Trẩu và một số loại khác được trồng chủ yếu ở nơi ít xung yếu.
- Trong quá trình nghiên cứu, việc chọn lựa các loài cây phục vụ cho công tác trồng rừng có ý nghĩa quyết định đến việc thành công hay thất bại của việc trồng rừng. Tuy nhiên, những loài cây ở đây chưa đáp ứng được yêu cầu về khả năng phòng hộ.
- Với mục tiêu là trồng rừng phòng hộ đầu nguồn nên việc chọn loại cây giống có khả năng thích nghi với điều kiện lập địa, đặc tính sinh trưởng, kết cấu hệ rễ, kết cấu tán, khả năng sống hỗn giao, hình thành rừng đa dạng tầng tán, khả năng gây trồng, khả năng tái sinh, mức độ ảnh hưởng đến môi trường và khả năng chấp nhận của người dân là chưa phù hợp. Vì vậy, việc thay thế loài cây là cần thiết để đáp ứng được các tiêu chí trồng rừng phòng hộ.
- Với một số điều kiện lập địa không phù hợp, khí hậu khắc nghiệt,... lại chọn loài giống cây mọc chậm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ che phủ rừng. Vì sau 4 năm việc nghiệm thu thành rừng là không khả quan.
4.1.3. Biện pháp kỹ thuật đã áp dụng
Qua quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu, tác giả đã tổng hợp được biện pháp kỹ thuật huyện Yên Minh đã áp dụng trong giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
* Loài cây trồng: Chủ yếu tập trung vào các loài cây sau: Thông mã vĩ, Sa mộc, Trẩu, Sở... (phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Đất đai, khí hậu, thời tiết, điều kiện thực tế của vị trí trồng rừng phòng hộ tại khu vực bên cạnh, nhu cầu trồng rừng của các hộ nhận khoán, tổ chức, cá nhân).
* Mật độ: 1.600 cây/ha (áp dụng cho cả hỗn giao hoặc thuần loài)
* Phương thức trồng: Trồng hỗn giao hoặc thuần loài tùy theo điều kiện thực tế tại các lô trồng rừng.
* Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu qua gieo ươm
* Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng
- Kỹ thuật trồng:
+ Xử lý thực bì: Phát dọn thực bì trên toàn bộ diện tích trồng rừng, gom thành đống nhỏ và đốt, đốt những ngày dâm mát, phát dọn thực bì bằng phương pháp thủ công và được tiến hành trước khi trồng 01 tháng.
+ Làm đất, bón phân, lấp hố: Cuốc hố thủ công theo hàng, cuốc so le hình nanh sấu, kích thước hố 40x40x40cm. Phân bón NPK+S 16-16-8-8 (0,3kg/hố), đập đất tơi xốp vào hố, lấp đất đầy miệng hình mai rùa. Thời gian làm đất trước khi trồng 10 - 15 ngày.
+ Trồng rừng: Trồng rừng với mật độ trồng là 1.600 cây/ha, hàng cách hàng 3,0 m cây cách cây là 2,0 m.
+ Tiêu chuẩn cây con: Cây con phải đạt tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không cong queo, không vỡ bầu, hệ rễ phát triển, có nhiều rễ thứ cấp mang nấm cộng sinh, toàn bộ lá cây màu xanh lục, cây chưa phát đọt non.
Ví dụ như: Cây Thông mã vĩ tuổi vườn từ 6 - 8 tháng tuổi, Hvn = 25 - 30 cm, Doo = 4 - 6 mm, kích thước bầu 9 x 12 cm, vỏ cây màu nâu có vết nứt dọc; cây Sa mộc tuổi vườn từ 8 - 10 tháng tuổi, Hvn = 25 - 30 cm, Doo = 4 - 6 mm, kích thước bầu 9 x 12 cm.
+ Thời vụ trồng vào vụ Xuân Hè (12/5 - 15/5) và vụ Thu (tháng 8 - 15/9). Thời vụ có thể xê dịch 10 - 15 ngày tùy thuộc vào thời tiết từng năm.
+ Vận chuyên cây con, phân bón: Theo hình thức thủ công
- Chăm sóc:
+ Chăm sóc năm 1 (Chăm sóc 2 lần sau khi trồng)
. Lần 1: Thực hiện sau khi trồng 2 - 3 tháng: Tiến hành trồng dặm toàn bộ cây con bị chết, phát sạch cỏ dại, dây leo bụi dậm theo băng. Rẫy cỏ quanh gốc đường kính rộng 80cm, bón phân, vun gốc cây trồng hình mâm xôi đường kính rộng 80cm.
. Lần 2: Chăm sóc thực hiện vào tháng 10 - 11 trong năm, phát sạch cỏ dại, dây leo bụi dậm trên toàn bộ diện tích.
+ Chăm sóc năm 2, 3 (Chăm sóc 3 lần)
. Lần 1: Phát cỏ dại, dây leo, cây bụi trên toàn bộ diện tích, trồng dặm những cây bị chết, xới cỏ quanh gốc, bón phân, vun gốc đường kính rộng 80cm, thi công vào tháng 3-4.
. Lần 2: Phát cỏ trên toàn bộ diện tích, thi công vào tháng 7-8.
. Lần 3: Phát cỏ trên toàn bộ diện tích, thi công vào tháng 10-11.
+ Chăm sóc năm 4: (Chăm sóc 1 lần trong năm):
Phát cỏ dại, dây leo, cây bụi trên toàn bộ diện tích, tỉa cành, thi công tháng 3-4.
- Bảo vệ rừng:
+ Trong 4 năm phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống việc phá hoại rừng trồng, theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng, khi có sâu bệnh hại phải có biện pháp phòng trừ kịp thời.
+ Quá trình chăm sóc kết hợp bảo vệ rừng: phát đường băng cản lửa, phát dọn dây leo bụi dậm trên toàn bộ diện tích, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không phá hoại rừng trồng, thả rông gia súc. Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh, kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý.
+ Đối với khu rừng trồng phải thiết kế xây dựng đường băng cản lửa bằng băng trắng hoặc băng xanh.
. Đường băng trắng: Là những khoảng trống để trắng thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất nhằm ngăn cản lửa rừng khi xảy ra cháy.
. Đường băng xanh: Là những băng được trồng cây hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng, chọn những loài cây có khả năng chịu lửa tốt, phân chia rừng thành các lô nhằm ngăn cản cháy lớn và cũng là đường di chuyển để hỗ chợ chữa cháy rừng.
Cần thiết kế đường băng chính và đường băng phụ: Đường băng chính có chiều rộng 8 - 20 m; Đường băng phụ có chiều rộng từ 6 - 12 m.
*Nhận xét chung:
Biện pháp kỹ thuật đã áp dụng tại huyện Yên Minh đã phù hợp với điều kiện lập địa. Tuy nhiên, có một vài điểm thiếu sót nổi bật như:
- Thiếu các hướng dẫn cụ thể về từng loài cây trồng thuần loài (hỗn giao với nhau) trong từng mô hình gắn với từng điều kiện lập địa, từng vùng cụ thể; hướng dẫn chi tiết về việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.
- Cây trồng chủ yếu là cây bản địa như Thông mã vĩ, Sa mộc… Là các loài cây sinh trưởng chậm, sau khi trồng 4 năm (hết thời gian chăm sóc) chưa thể khép tán thành rừng.
- Một số xã áp dụng mô hình thuần loài dẫn đến việc không tạo thành vùng tập chung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phòng hộ của rừng trồng.
- Huyện chưa thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp nên nguồn cây giống đưa vào sản xuất trong những năm qua chưa đảm bảo chất lượng giống, nguồn giống chưa được kiểm định, một số cơ sở sản xuất giống chưa được đăng ký kinh doanh. Dẫn tới chính quyền địa phương
không thể quản lý được số lượng, chất lượng giống; mâu thuẫn giữa cung và cầu do chưa có đơn vị nào nắm bắt được nhu cầu hàng năm của công tác trồng rừng phòng hộ. Quy chế quản lý giống đã ban hành nhưng thực tế thực hiện rất khó. Gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trồng rừng phòng hộ.
- Ở những vùng núi cao, việc vận chuyển các bầu cây giống lớn rất khó khăn.
- Mật độ trồng rừng và phương thức trồng: Việc áp dụng mật độ cây trồng cho một loài cây trong một mô hình cho nhiều loại lập địa khác nhau là chưa phù hợp. Vì cùng một loài cây nhưng ở những vị trí khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển khác nhau. Thiếu quy định về mật độ trồng cho từng điều kiện lập địa cụ thể.
Kết luận: Biện pháp kỹ thuật được đưa ra trong dự án này là chưa phù hợp, chỉ phù hợp cho một dạng lập địa điển hình. Bên cạnh đó, thực tế người dân cũng chưa tuân theo đúng quy trình kỹ thuật quy định về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh trưởng phát triển của loài cây.
4.1.4. Mức đầu tư
Muốn các hoạt động trồng rừng diễn ra đạt kết quả cao thì cần hỗ trợ kinh phí cho người dân trồng rừng. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng số vốn đã sử dụng cho việc xây dựng và phát triển rừng huyện Yên Minh lên tới 56.612,25 triệu đồng (vốn đầu tư ban đầu là 84.009,711 triệu đồng). Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7: Cơ cấu nguồn vốn và kết quả thực hiện trên địa bàn huyện
ĐVT: Triệu đồng
Năm | Kế hoạch | Thực hiện | Tỷ lệ (%) | |
1 | 2011 | 4,175.308 | 2,491.300 | 59.7% |
2 | 2012 | 4,129.425 | 2,740.100 | 66.4% |
3 | 2013 | 4,129.425 | 4,170.160 | 101.0% |
4 | 2014 | 4,129.425 | 1,625.755 | 39.4% |
5 | 2015 | 3,961.495 | 94.870 | 2.4% |
Tổng | 20,525.078 | 11,122.185 | 54.2% |
(Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Minh - Báo cáo tổng kết năm 2015)
Qua bảng 4.7, cho thấy: Cơ cấu nguồn vốn được Nhà nước đầu tư đồng đều. Sau 5 năm thực hiện, việc giải ngân không đạt được theo đúng kế hoạch đề ra. Toàn huyện đã thực hiện được 54,2% so với kế hoạch được giao. Do khí hậu khắc nghiệt - mùa đông năm 2011, 2012, 2013 rét đậm, việc trồng cây bị ảnh hưởng lớn, toàn bộ các loài cây trồng vào những năm này đều chết hết. Vì vậy,đây là nguyên ngân chính không hoàn thành nhiệm vụ.
Điểm đáng lưu ý: Cùng với đó là mức hỗ trợ đầu tư 15 triệu đồng/ha cho một suất trồng rừng là quá thấp so với giá thị trường hiện nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rừng trồng cũng như nhiệm vụ được giao.
4.2. Chất lượng rừng trồng phòng hộ tại 2 xã Du Tiến và xã Bạch Đích
Căn cứ vào kết quả thu thập, điều tra tổng hợp loài cây được trồng rừng kết hợp với kết quả kiểm kê rừng năm 2015, cho thấy loài cây Thông mã vĩ được trồng chiếm ưu thế. Tác giả nghiên cứu điều tra đánh giá chất lượng rừng đối với loài cây được trồng ưu thế (loài cây Thông mã vĩ). Kết quả đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ tại 02 xã Du Tiến và Bạch Đích được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ cây sống, tỷ lệ thành rừng, phẩm chất cây rừng, tình hình sinh trưởng và tăng trưởng.