Thực Trạng Trồng Rừng Phòng Hộ Tại Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang


Dự án bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện trên địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá Hà Giang trong một giai đoạn khá lâu: Thực hiện khối lượng công việc rất lớn từ khâu rà soát điều kiện lập địa, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng rừng trồng phòng hộ. Tuy nhiên những nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này còn rất ít hoặc nếu có thì mới chỉ dừng lại việc sơ kết, tổng kết ở các xã, huyện; Thiếu những nghiên cứu cụ thể cho từng vùng, từng địa phương. Huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là một trong những đơn vị tham gia thực hiện Dự án bắt đầu từ năm 2011 và đã đạt được nhiều kết quả nhiều kết quả khả quan. Cho đến nay chưa có một đề tài đánh giá nào có hệ thống và toàn diện về kết quả của dự án trên địa bàn. Xuất phát từ yêu cầu đó đề tài: “Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang” là rất cần thiết.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Về lý luận:

Đánh giá được kết quả trồng rừng phòng hộ ở huyện Yên Minh về số lượng, chất lượng và hiệu quả.

- Về thực tiễn:

+ Đề xuất được một số giải pháp để cải thiện kết quả trồng rừng phòng hộ ở huyện Yên Minh.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thông số đầu vào và đầu ra của hoạt động trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ở địa điểm nghiên cứu.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, được thực hiện chi tiết tại 02 xã (Du Tiến và Bạch Đích) thuộc huyện Yên Minh

Thời gian nghiên cứu: 26/4/2016 - 01/10/2016

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng trồng rừng phòng hộ tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

- Diện tích và điều kiện lập địa thực hiện trồng rừng phòng hộ

- Cơ cấu loài cây trồng rừng phòng hộ

- Biện pháp kỹ thuật đã áp dụng

- Mức đầu tư

2.3.2. Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ

2.3.3. Đánh giá hiệu quả trồng rừng phòng hộ

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả trồng phòng hộ trên địa bàn nghiên cứu


2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Phương pháp được sử dụng để điều tra thu thập thông tin từ những tài liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê lưu trữ hàng năm có liên quan đến đối tượng nghiên cứu như:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nguồn tài nguyên khác.

- Hệ thống hồ sơ, bản đồ, cở sở dữ liệu liên quan đến dự án trồng rừng phòng hộ từ năm 2011 - 2015

- Các văn bản pháp luật, các nghiên cứu về dự án trồng rừng phòng hộ

- Kế thừa tài liệu có liên quan khác đến các vấn đề nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu theo ô tiêu chuẩn rừng (ôtc): Sử dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng phòng hộ. Mỗi lô rút để lập ra một ô tiêu chuẩn điển hình. Do điều kiện nghiên cứu có hạn và diện tích rừng trồng lớn, luận văn chỉ tiến hành nghiên cứu tình hình sinh trưởng của một loài cây trồng có diện tích nhiều nhất của Dự án trên địa bàn 02 xã: xã Du Tiến, xã Bạch Đích.

- Mỗi xã lập 03 ô tiêu chuẩn với diện tích 100m2/ôtc (10mx10m). Tổng số ô

tiêu chuẩn được điều tra nghiên là 06 ôtc. Trên các ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các chỉ tiêu lâm học: đường kính thân cây, chiều cao vút ngọn; mật độ cây trồng, phẩm chất cây rừng…

+ Đường kính gốc cây: Dùng thước kẹp kính để đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc.

+ Chiều cao vút ngọn: Đo bằng thước dây kết hợp với sào đo cao với độ chính xác đến dm.

+ Phẩm chất cây: Trong khi đo đếm các chỉ tiêu đường kính, chiều cao trong ôtc, dựa vào hình thái cây rừng và khả năng sinh trưởng để phân cấp cây rừng ra thành các cấp sau:


(1) Cây tốt: là cây có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội so với lâm phần, có tán lá phát triển cân đối, không sâu bệnh, không bị cong queo, không gãy ngọn.

(2) Cây trung bình: là cây tham gia vào tán rừng, nhưng các chỉ tiêu khác kém hơn chỉ tiêu cây tốt.

(3) Cây xấu: là cây sinh trưởng kém, cây cong queo, sâu bệnh, lệch tán, gẫy ngọn, tán cây nằm dưới tán rừng.

*Ghi chú: Do một số lý do khách quan, tác giả đã sử dụng 6 OTC với diện tích 100m2 kèm với số liệu kiểm kê rừng năm 2015 để đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá chất lượng rừng cũng như hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả của hoạt động trồng rừng phòng hộ. Xử lý bằng 02 phương pháp sau:

2.4.3.1. Tính các thông số có liên quan đến đầu vào của trồng rừng phòng hộ

* Các chỉ số diện tích, độ dốc, thảm thực bì,.. được tổng hợp bằng các báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo kết quả trồng rừng, các hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng,…

* Tỷ lệ sống được xác định bằng phương pháp đếm số cây hiện còn để tính mật độ cây cho 1 ha và chia cho mật độ trồng rừng.

* Đánh giá phẩm chất lô cây rừng bằng bảng phân - đánh giá cấp phẩm chất lo cây rừng theo phương pháp của Phạm Văn Điển (Hướng dẫn kiểm kê rừng thuộc Dự án JBIC) [12]. Có thể tóm tắt phương pháp này như sau (theo bảng 1.1 và bảng 1.2):


Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá cấp phẩm chất lô cây rừng


Cấp phẩm chất

của lô rừng

Tỷ lệ về số cây (%)

Cây tốt

Cây trung bình

Cây xấu

A (Tốt)

≥34

-

<34

B (Trung bình)

34 - 66

-

34 - 66

C (Xấu)

<34

-

≥66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang - 4

Diễn giải:

- Phẩm chất cây rừng được phần thành 3 cấp là tốt, trung bình, xấu. Gọi T là tỷ lệ phần trăm số cây tốt, TB là tỷ lệ phần trăm số cây trung bình, X là tỷ lệ phần trăm số cây xấu, ta có:

T + TB + X = 100 (%) (2.1) 0 ≤ T ≤ 100

0 ≤ TB ≤ 100

0 ≤ X ≤ 100

- Do quy luật bù trừ, nên với TB bất kỳ và T = X, thì lô rừng thuộc cấp phẩm cấp trung bình (vì T = X, tức là số cây tốt bằng số cấy xấu, quy đổi bằng trung bình). Vì xác suất xuất hiện của T, TB và X bằng nhau, nên có thể chia tỷ lệ số cây có phẩm chất bất kỳ thành 3 khoảng bằng nhau: 0 - 34, 34 - 66, 66 - 100. Ta lập được bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2: Phân cấp mức độ tốt, trung bình, xấu


Tỷ lệ %

0 - < 34

34 - < 66

66 -100

T

3

2

1

TB

3

2

1

X

1

2

3

- Ở bảng 1.2, số 1 chỉ mức độ mong đợi nhất (tốt), số 2 chỉ mức độ mong đợi vừa phải (trung bình), số 3 chỉ mức độ ít mong đợi nhất (xấu).


Chẳng hạn, nếu tỷ lệ cây tốt (T) ở khoảng 66 - 100 là tốt, tốt nhất bằng 100%; nêý tỷ lệ cây xấu (X) trong khoảng 0 - 34 thì tốt, tốt nhất có X = 0.

- Căn cứ vào bảng 1.2, sẽ lập được những tổ hợp gồm 3 số, số đầu chỉ mức độ tỷ lệ cây tốt, số thứ hai chỉ mức độ của tỷ lệ trung bình, số thứ ba chỉ mức độ của tỷ lệ cây xấu. Chẳng hạn, nếu lập được tổ hợp là 223, thì có nghĩa tỷ lệ cây tốt của lâm phần ở mức độ 2, tỷ lệ số cây trung bình ở mức độ 2 và tỷ lệ cây xấu ở mức độ 3.

- Về mặt toán học, xác định được 27 tổ hợp. Tuy nhiên, thực tế chỉ tồn tại 16 tổ hợp (trừ các tổ hợp 111, 112, 113, 122, 123, 133, 212, 213, 211,

313).

+ Lô rừng tốt (A), gồm 4 tổ hợp: 131, 121, 221, 231 (tốt nhất là 131)

+ Lô rừng xấu (B), gồm 3 tổ hợp: 333, 233, 323 (xấu nhất là 333)

+ Lô rừng trung bình (C), gồm 9 tổ hợp còn lại: 332, 331, 321, 311,

322, 312, 222, 232, 132.

- Với phương pháp trên, bảng 1.1 không cần thiết phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm của số cây có phẩm chất trung bình. Mặc dù việc ghi thêm vào là hoàn toàn có thể thực hiện được. Có thể sử dụng 16 tổ hợp nêu trên để đánh giá cấp phẩm chất của lô rừng bất kì, nhưng sẽ phức tạp hơn so với việc sử dụng bảng

1.1 mặc dù cả hai đều cho kết quả tương tự.

2.4.3.2 Tính các chỉ số phản ánh

2.4.3.1. Hiệu quả về kinh tế

Sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR để đánh giá:

- Chỉ tiêu NPV: NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (Net present value) là tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi nhuận đạt được trong cả chu kỳ kinh doanh của 1 chương trình đầu tư nào đó (hay còn gọi là giá trị đã được chiết khấu của lợi nhuận). Công thức tính như sau:


nBiCi



Trong đó:

NPV

i1

1 r i

(2.2)

Bi- Thu nhập đạt được ở kỳ thứ i Ci- Chi phí bỏ ra ở kỳ thứ i

(Bi -Ci)- lợi nhuận đạt được ở kỳ thứ i r- tỷ lệ lãi suất vốn đầu tư

i là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) Nếu NPV>0: dự án có lãi

Nếu NPV=0: dự án hoà vốn Nếu NPV<0: dự án lỗ vốn

- Chỉ tiêu IRR: Là tỷ lệ hoàn vốn nội tại. IRR (Internal Rate of Return) là một hệ số mà nếu chương trình đầu tư vay vốn bằng đúng tỷ lệ đó sẽ hoà vốn. Tức là nếu r = IRR thì : NPV(IRR) = 0 hay:

NPV

BiCi 0

1 IRRi

(2.3)


i1

i1

n Bi n Ci


1 IRRi(1 IRR)

(2.4)

- IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của 1 chương trình đầu tư. Trong đó 1 phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, phần còn lại mới thuộc về người trồng rừng.

- IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà dự án đầu tư có thể chấp nhận được mà không bị lỗ vốn. IRR được tính theo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng nhanh, cụ thể:

Nếu IRR > r: dự án có lãi


Nếu IRR = r: dự án hoà vốn Nếu IRR < r: dự án lỗ vốn

- Chỉ số BCR: Là tỷ suất thu nhập so với chi phí. BCR (Benefits to Costs ratio) là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập so với giá trị hiện tại của chi phí trong cả chu kỳ sản xuất của 1 chương trình đầu tư nhất định. Công thức tính như sau:


BCR


Trong đó:


BPV CPV


n

n

i 1

i 1

Bi

(1 r)i

Ci

(1 r)i


(2.5)

BCR là tỷ suất giữa thu nhập và chi phí BPV là giá trị hiện tại của thu nhập CPV là giá trị hiện tại của chi phí

Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, cụ thể:

Nếu BCR > 1 dự án có lãi Nếu BCR = 1: dự án hoà vốn Nếu BCR < 1: dự án lỗ vốn

2.4.4.2. Hiệu quả về xã hội

Hiệu quả về xã hội được đánh giá bằng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân với các tiêu chí sau:

- Tạo việc làm cho người dân địa phương

- Thay đổi nhận thức cho người dân địa phương

2.4.4.3. Hiệu quả về môi trường

- Mức độ độ che phủ của rừng trong phạm vi huyện

- Mức độ thay đổi về nhóm thực bì

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí