Đề Xuất Một Số Khuyến Nghị Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Trồng Rừng Phòng Hộ Cho Dự Án 661 Giai Đoạn 2009 - 2010 Tại Tỉnh Hoà Bình


độ không đúng thiết kế nhưng tỷ lệ thành rừng cao, cây trồng phát triển tốt và khả năng phòng hộ của rừng cũng rất tốt vẫn không được nghiệm thu thanh toán. Như vậy có thể thấy quá trình triển khai từ khâu chọn loài cây đến nghiệm thu vẫn còn mang tính chất áp đặt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ý thức cũng như sự tham gia trồng và bảo vệ rừng trồng của người dân vì những loài cây, mô hình dân thích trồng lúc nào cũng được họ chăm sóc, bảo vệ tốt hơn.

- Chi phí cho nghiệm thu rừng trồng là 20.000 đ/ha là quá ít nên việc nghiệm thu chủ yếu là nghiệm thu khối lượng, nếu nghiệm thu đúng là phải lập các ô đo đếm, đánh giá cây trồng một cách khoa học thì với 20.000 đ/1 ha là không thể thực hiện được. Hơn nữa, việc giám sát nghiệm thu không chặt chẽ nên khi nghiệm thu nhiều diện tích không đảm bảo theo quy định vẫn được nghiệm thu. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi áp dụng rất máy móc các quy định nghiệm thu, nhiều nơi dân trồng rừng lên rất tốt nhưng không đúng mật độ trồng (cao hơn quy định) cũng không được nghiệm thu.

- Lương của cán bộ dự án được trích từ 6 - 8% của dự án, đây là khoản tiền quá ít để có thể làm cho người lao động yên tâm công tác và làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy, ở hầu hết các Ban quản lý dự án cơ sở, cán bộ dự án thường phải dựa vào dịch vụ sản xuất cây giống để cải thiện thu nhập. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

- Mặc dù hầu hết các diện tích rừng trồng phòng hộ đều trồng trên đất đã giao cho dân nhưng ngoài tiền công lao động ra thì cho đến nay người dân vẫn không được hưởng thêm quyền lợi gì khác. Theo Quyết định số 08/2001/ QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì rừng phòng hộ do Nhà nước đầu tư gây trồng được phép khai thác cây phù trợ, tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định với cường độ


khai thác không quá 20% và đảm bảo rừng có độ tàn che trên 0,6 sau khi tỉa thưa. Cho đến nay đã có rất nhiều diện tích rừng trồng từ 5 - 9 tuổi có mật độ đủ lớn, cây trồng phòng hộ chính và cây phù trợ phát triển rất tốt nhưng vẫn chưa có hướng dẫn, quyết định nào cho phép người dân được tỉa thưa cây phù trợ. Cục Lâm nghiệp đã có các quyết định, hướng dẫn việc khai thác, tỉa thưa cây trồng trong Dự án 661 nhưng ở nhiều nơi vẫn chưa có các ý kiến chỉ đạo hoặc triển khai theo các hướng dẫn này. Từ năm 2006, tỉnh bắt đầu triển khai trồng rừng sản xuất và nhận được sự tham gia mạnh mẽ, nhiệt tình của người dân, từ đó cho thấy rằng để người dân tham gia tốt công tác trồng rừng thì quyền lợi của người dân là rất quan trọng.

- Sau khi kết thúc thời gian trồng và chăm sóc rừng, diện tích rừng được giao lại cho xã và dân bảo vệ, ban quản lý dự án 661 không có quyền và trách nhiệm nhiệm gì thêm. Trong khi hiện nay theo quy hoạch mới 3 loại rừng của tỉnh thì rất nhiều diện tích rừng phòng hộ đã trồng rừng được chuyển sang rừng sản xuất, khi đó rất khó giữ diện tích cây bản điạ như quý hiếm, có giá trị vừa mới trồng được.

- Vốn cấp phát cho các đơn vị còn chậm, hàng năm quý II mới có thông báo kinh phí cho nên công việc trồng rừng không kịp tiến độ, nhiều đơn vị phải điều chỉnh lại kế hoạch do không có vốn để thực thi. Theo quy định thì vốn đầu tư được ứng trước một phần nhưng trong thực tế chỉ đến khi nghiệm thu xong các Ban quản lý dự án cơ sở mới được cấp phát vốn.

- Sự phân cấp trong chỉ đạo điều hành dự án cũng còn nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu hệ thống văn bản chỉ đạo kỹ thuật của Tỉnh Hoà Bình cho thấy các văn bản này chủ yếu do UBND tỉnh ban hành, các cơ quan chuyên môn (Sở và các Ban, Ngành liên quan) chỉ làm công tác tham mưu. Thực trạng này không chỉ diễn ra ở Hoà Bình mà còn ở hầu hết các tỉnh nên khi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


phát hiện những thiếu hụt trong chính sách của tỉnh thì việc sửa chữa và bổ sung theo chỉ đạo chuyên môn ngành dọc rất chậm trễ.

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 11

4.6. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng phòng hộ cho Dự án 661 giai đoạn 2009 - 2010 tại tỉnh Hoà Bình

4.6.1. Đề xuất cải thiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ

- Trong việc thiết kế các biện pháp kỹ thuật và chọn loài cây trồng rừng cần chú ý tới các tiểu lập địa, coi đây là đơn vị thiết kế chứ không nên thiết kế chung cho toàn tỉnh hay một khu vực rộng lớn.

Cụ thể như đối với cây luồng, không nên đưa vào trồng ở những nơi đất quá khô, nhiều đá lộ đầu. Hay ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt khó trồng rừng thì kích thước cây giống cần phải lớn hơn, rừng trồng cần được chăm tốt hơn. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy tiêu chuẩn cây bản địa đem trồng lớn mang lại hiệu quả rất rò nét.

- Cần chú trọng mở rộng và ứng dụng các mô hình thành công trong thời gian qua trong trồng rừng phòng hộ giai đoạn tới.

- Cần sớm ban hành quy định, hướng dẫn về chặt tỉa thưa, khai thác cây trồng phù trợ cho các diện tích từ tuổi 5 trở đi để mở tán cho cây trồng chính phát triển, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân từ nguồn gỗ thu được do tỉa thưa. Quá trình tỉa thưa nên thực hiện trong thời gian một vài năm, phải có những biện pháp hướng dẫn cụ thể để khi khai thác không làm gãy đổ cây trồng chính.

- Keo tai tượng là loài cây rất phù hợp với điều kiện lập địa tỉnh Hòa Bình. Đây là loài cây sinh trưởng tốt, nhanh chóng tạo ra độ che phủ tán cao, một mặt nhanh chóng tạo lập hoàn cảnh rừng và phát huy tác dụng phòng hộ, mặt khác hỗ trợ cho cây bản địa. Do đó trong giai đoạn tới của dự án có thể trồng keo tai tượng thuần loài ở những khu vực phòng hộ xung yếu với mật


độ cao, sau đó cho dân tỉa thưa dần lấy gỗ hoặc đến tuổi thì cho khai thác theo băng và trồng cây bản địa vào băng khai thác. Kết quả nghiên cứu của dự án phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái ở Miền Bắc Việt Nam cho kết quả khá tốt nếu trồng cây bản địa trong các băng Keo tai tượng đã chặt. Hiện nay tại nhiều nơi ở Hòa Bình cây Keo tai tượng sau khi khai thác tái sinh rất mạnh. Do đó ở những vùng núi cao, xa xôi có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên cây Keo từ hạt để tái tạo lại rừng sau khai thác. Vấn đề này cũng đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho triển khai thí điểm ở một số nơi và đang xây dựng quy trình kỹ thuật.

Mặt khác, Keo tai tượng có khả năng cải tạo đất và tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng nên có thể trồng loài cây này trong những năm đầu, sau đó mới trồng các cây bản địa ở dưới tán rừng hoặc dưới những băng rừng sau khai thác.

- Nên đẩy mạnh mô hình trồng Keo tai tượng + Luồng vì cả 2 loài đều sinh trưởng mạnh, khi khai thác keo thì luồng vẫn có khả năng phòng hộ cao và vẫn cho thu hoạch các sản phẩm phụ như măng.

- Cần điều chỉnh mật độ trồng trong các mô hình trồng rừng hỗn giao cây bản địa với cây phù trợ cho phù hợp hơn, đối với từng loại mô hình không nên trồng với mật độ quá dày như hiện nay.

- Đối với các mô hình có trồng luồng thì nên trồng luồng sau khi trồng các loài cây trồng chính một vài năm, nếu trồng cùng thời điểm thì cự ly giữa các hàng phải rất thưa để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng cũng như ánh sáng.

- Trong quá trình chọn loài cây trồng cần có lựa chọn kỹ lưỡng hơn, nên tham khảo ý kiến và nguyện vọng của người dân để khuyến khích sự tham gia của họ vào công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng.


- Quản lý chặt chẽ nguồn giống, quá trình sản xuất cây giống, đảm bảo cây giống phải đủ tuổi, đủ chất lượng đưa vào trồng rừng, có nguồn gốc và lý lịch rò ràng.

4.6.2. Đề xuất cải thiện các chính sách, suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn

- Suất đầu tư cho trồng rừng nên căn cứ vào từng vùng, từng loài cây cụ thể để xây dựng định mức cho phù hợp. Ở nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, đất đai và điều kiện trồng rừng tốt hơn thì suất đầu tư có thể thấp hơn nhưng ở những nơi có điều kiện trồng rừng khó khăn, xa xôi thì cần phải đầu tư cao hơn. Như vậy, tỉnh Hoà Bình cần phải xây dựng và ban hành định mức cụ thể hơn và đưa vào áp dụng.

- Thực hiện cơ chế hưởng lợi cho người dân tham gia trồng rừng phòng hộ bằng việc cho phép họ khai thác các cây trồng phù trợ đã đến tuổi khai thác nhưng phải có hướng dẫn và quy định mức độ cụ thể, tránh tình trạng làm đổ gãy những cây trồng chính cũng như việc lợi dụng khai thác để thực hiện các mục đích khác.

- Cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ những diện tích rừng trồng cây phòng hộ chính mà chưa cho thu nhập như lim xanh, lát hoa,... để rừng trồng được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt hơn.

- Đối với các diện tích rừng trồng phòng hộ sau khi quy hoạch 3 loại rừng, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để dân có thể chuyển các diện tích này sang kinh doanh gỗ lớn.

- Trong quá trình quy hoạch 3 loại rừng, nên căn cứ vào quỹ đất của mỗi địa phương và mức độ xung yếu, ít xung yếu của rừng và đất rừng để đưa ra phương án quy hoạch cụ thể. Tránh tình trạng người dân không có đất sản


xuất trong khi diện tích rừng và đất rừng ít xung yếu lại quy hoạch cho rừng phòng hộ.

- Tăng suất đầu tư cho dự án để tăng giá thành sản xuất cây con, tăng tiền công lao động, tăng tiền lương cho cán bộ tham gia dự án,… nhằm mục đích nâng cao chất lượng rừng trồng phòng hộ, động viên khuyến khích cán bộ và công nhân tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ, đặc biệt là cán bộ trẻ, nhiệt tình cho các Ban quản lý dự án cơ sở.

- Có cơ chế phụ cấp hợp lý cho cán bộ tham gia dự án để họ có thể yên tâm công tác.



5.1. Kết luận

Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

- Dự án 661 được tiến hành trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 1999 với mục tiêu là bảo vệ diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

- Sau 10 năm thực hiện Dự án, đến năm 2008 trên toàn tỉnh Hoà Bình đã trồng được 20.260,46 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 38% (năm 1999) lên 45% (năm 2008). Tổng nguồn vốn cho thực hiện Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 là 118.175,7 triệu đồng.

- Để triển khai thực hiện dự án, tỉnh Hoà Bình đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng quy định về kỹ thuật, loài cây trồng và suất đầu tư trồng rừng. Trong đó có 2 quyết định quan trọng là: Quyết định số 13/2000/ QĐ-UB Ban hành quy định về mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư - dự toán các công trình lâm sinh thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hòa Bình với tổng chi phí đầu tư cho trồng rừng là 2,5 triệu đồng/ha; Quyết định số 11/2003/QĐ-UB về việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mức và dự toán đầu tư cho các công trình lâm sinh thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hòa Bình. Theo đó chi phí cho trồng rừng được nâng lên 4 triệu đồng/ha.

+ Loài cây được sử dụng để trồng rừng phòng hộ được chia làm 2 loại chính là cây trồng phòng hộ chính (Lim xanh, Lát hoa, Lim xẹt, Trám trắng, Luồng,...) và cây trồng phù trợ là Keo tai tượng. Ngoài ra, còn trồng xen cây nông nghiệp trong những năm đầu.


+ Có 14 mô hình trồng rừng phòng hộ được áp dụng trong Dự án 661 tỉnh Hoà Bình. Các mô hình chủ yếu là trồng hỗn giao giữa cây trồng phòng hộ chính với cây phù trợ, ngoài ra còn trồng xen cây nông nghiệp trong những năm đầu. Phương thức hỗn giao cũng rất đa dạng, có thể hỗn giao theo hàng, theo đám hoặc theo băng.

+ Các hướng dẫn kỹ thuật có ưu điểm là đã chú ý đến các mô hình trồng rừng hỗn giao, quan tâm đến các loài cây đa tác dụng, cây bản địa,… tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như chưa có hướng dẫn cụ thể về từng loài cây trong từng mô hình hỗn giao trên từng dạng lập địa cụ thể, thiếu hướng dẫn tỉa thưa cây trồng phù trợ, mật độ cây trồng còn khá dày, thiếu các biện pháp lâm sinh tác động để điều khiển quá trình phát triển của rừng như mong muốn,…

- Kết quả khảo sát đánh giá các mô hình trồng rừng phòng hộ cho thấy, hầu hết các mô hình đều có tỷ lệ sống cao, một số loài cây đạt tỷ lệ sống cao là Luồng, Lim xanh, Keo tai tượng.

+ Sinh trưởng của cây trồng trong các mô hình đều ở mức trung bình và khá. Trên những điều kiện lập địa thích hợp, một số loài cây cho sinh trưởng tốt là Luồng, Keo tai tượng, Lim xanh. Vì vậy, đã tạo nên một số mô hình thành công như: Keo tai tượng + Luồng; mô hình Keo tai tượng + Lim xanh. Bên cạnh đó cũng tồn tại mô hình chưa thành công như mô hình Luồng + Lát hoa; Luồng + Lim xanh.

- Để chỉ đạo thực hiện dự án và hướng dẫn về việc sử dụng nguồn vốn cho các hạng mục trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại tỉnh Hoà Bình đã có nhiều văn bản pháp lý quy định về suất đầu tư: Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng trong dự án cũng được điều chỉnh nhiều lần, năm 2000 là 2.500.000 đồng/ha; năm 2003 là 4.000.000 đồng/ha và năm 2008 là 6.000.000 đồng/ha. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về cơ chế chính sách, suất đầu tư của tỉnh đã

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí