Khu rừng phòng hộ với 217.195 ha đất tự nhiên, rừng hỗn giao cây lá kim với cây lá rộng với diện tích 130.317 ha, chiếm 60%, rừng cây lá rộng thường xanh có diện tích 32.579,3 ha, chiếm 15%, rừng hỗn giao tre, nứa với cây lá rộng với diện tích 21.718 ha, chiếm 10%. Số diện tích còn lại bao gồm đất trống chưa sử dụng, núi đá và trảng cỏ.
Hiện trạng các kiểu rừng, đất rừng, đất thổ cư và sông suối trong toàn khu rừng phòng hộ được thể hiện trên bản đồ trạng thái (xem phụ lục 3.1)
Với Kiểu rừng hỗn giao cây lá kim với cây lá rộng là chủ yếu, đây là kiểu rừng thường có khả năng xảy ra cháy rừng.
Hàng năm, số vụ cháy rừng xảy ra trong khu rừng phòng hộ thường diễn ra trên kiểu rừng hỗn giao này, nhất là vụ cháy xảy ra vào năm 2016, đã gây ảnh hưởng và làm thiệt hại khoảng 200ha. Kiểu rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa trong khu phòng hộ rất hiếm khi xảy ra cháy hoặc có cháy nhưng mức độ gây hại với diện tích nhỏ và được kiểm soát đám cháy tốt hơn. Chính vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc kiểu rừng hỗn giao cây lá kim với cây lá rộng này.
(ii). Một số chỉ tiêu đặc trưng cấu trúc trên các kiểu rừng trong khu rừng phòng hộ
Kết quả điều tra về một số nhân tố điều tra lâm phần được tổng hợp trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Chỉ tiêu bình quân của một số nhân tố điều tra lâm phần trên các kiểu rừng
Kiểu rừng | Hvn (m) | D1.3 (cm) | Dt (m) | G (m2/ha) | Mbq (m3/ha) | Phẩm chất (%) | ||
TB -T | Xấu | |||||||
1 | Rừng HGLKLR | 12,83 (±2,88 | 18,71 (±2,89) | 6,35 (±1,74) | 27,925 (±5,20) | 179,522 (±12,89) | 85,76 (±12,42) | 14,24 (±4,45) |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương pháp điều tra số vụ cháy, nguyên nhân cháy rừng
- Tính toán các chỉ tiêu đặc trưng cấu trúc rừng
- Một số đặc điểm lớp cây tái sinh rừng
- Thống kê những nguyên nhân gây cháy rừng
- Thay đổi một số tính chất vật lý trong đất rừng sau cháy
- Thay đổi về số lượng và mức độ phong phú thành phần loài
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Kiểu rừng | Hvn (m) | D1.3 (cm) | Dt (m) | G (m2/ha) | Mbq (m3/ha) | Phẩm chất (%) | ||
TB -T | Xấu | |||||||
2 | Rừng LRTX | 11,11 (±1,67 | 16,38 (±2,25) | 5,96 (±1,84) | 14,609 (±5,55) | 159,833 (±12,57) | 93,64 (±11,77) | 6,36 (±3,56) |
3 | Rừng HG tre nứa (chỉ tính cây gỗ) | 10,59 (±2,21 | 12,59 (±2,45) | 5,27 (±1,23) | 9,58 (±5,16) | 30,99 (±13,54) | 88,60 (±11,41) | 11,40 (±3,77) |
Bình quân (±SD) p | 11,98 (±2,67) 0,000 | 17,46 (±5,33) 0,000 | 6,06 (±1,04) 0,000 | 21,61 (±5,23) 0,002 | 128,79 (±12,11) 0,001 | 87,86 (±11,62) 0,000 | 12,15 (±3,49) 0,001 |
Những từ viết tắt trong bảng 3.1: (HGLKLR: Rừng hỗn giao cây lá kim với lá rộng; LRTX: Lá rộng thường xanh: HG: hỗn giao (± SD = sai tiêu chuẩn)
Kết quả trên bảng 3.1 trên cho thấy:
(i). Rừng HGLKLR: trữ lượng cây đứng bình quân đạt 179,522 m3/ha. Chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 12,83 m. Đường kính ngang ngực bình quân lâm phần (D1.3), đạt 18,71 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 27,925 m2/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 85,76%, cây có phẩm chất xấu là 14,24%. (ii). Rừng LRTX: trữ lượng cây đứng đạt 159,833 m3/ha. Chỉ tiêu về
chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 11,11 m. Đường kính ngang ngực bình quân (D1.3), đạt 16,38 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 14,60 m2/ha. Trữ lượng bình quân 79,83 m3/ha. Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 93,64%, cây có phẩm chất xấu là 6,36%
(iii). Rừng HG tre nứa. Chỉ tiêu về chiều cao vút ngọn (Hvn), đạt 10,59 m. Đường kính ngang ngực bình quân (D1.3), đạt 12,59 cm. Tổng tiết diện ngang đạt 9,58 m2/ha. Trữ lượng bình quân 30,99 m3/ha (trữ lượng chỉ tính cho cây gỗ). Tỷ lệ cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt đạt 88,60%, cây có phẩm chất xấu là 11,40%.
Với đặc trưng về các chỉ tiêu cấu trúc rừng hiện tại được tính toán trên làm cơ sở và các căn cứ so sánh với các chỉ tiêu cấu trúc rừng khu rừng sau cháy.
- Thành phần loài và loài ưu thế trên các kiểu rừng
Kết quả điều tra, xác định thành phần loài cây trên 3 kiểu rừng tại khu rừng phòng hộ Nam Ngưm đã ghi nhận được số lượng loài cây và tính chỉ số quan trọng từng loài để thiết lập công thức tổ thành nhằm xác lập những loài ưu thế sau:
* Rừng HGLKLR
- Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 48 loài, các loài chính gồm: Thông hai lá (Pinus merkusii) tiếng Lào (Paek sorng bai); Quế lợn (Cinnamomum iners) (Sa chouang); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm); Côm lá kèm (Elaeocarpus stipularis (E. siamensis)) (Moun), v.v.
- Tổng số 48 loài được ghi nhận thuộc 29 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài chiếm ưu thế là: họ Dẻ (Fabaceae), có 6 loài. Họ Thông (Pinaceae)
, có 2 loài. Họ Thông tre (Podocarpaceae), có 3 loài, v.v.
- Chỉ số quan trọng loài
Chỉ số quan trọng loài (IV %). Trong tổng số 48 loài thực vật hiện tại trên kiểu rừng HGLKLR tại khu vực nghiên cứu, loài nào có chỉ số quan trọng càng cao là loài đó có số lượng cá thể chiếm càng lớn. Kết quả tính toán cho thấy: trong tổng số 48 loài thực vật được ghi nhận trên rừng HGLKLR, có 5 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, rừng HGLKLR tại Khu rừng phòng hộ có 5 loài ưu thế đó là: Thông hai lá (Pinus merkusii) tiếng Lào (Paek sorng bai) thuộc họ Thông; Quế lợn (Cinnamomum iners) (Sa chouang), thuộc họ Long não (Lauraceae); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm), thuộc Họ Thông tre; Côm lá kèm (Elaeocarpus stipularis)(Moun), thuộc họ Côm và Dẻ gia nhím (Castanopsis tribuloides) (Ko keut) thuộc họ Dẻ.
Dựa vào chỉ số quan trọng loài, công thức tổ thành loài cây trên rừng HGLKLR được thiết lập như sau:
Công thức tổ thành
12,5Thl + 9,55Ql + 8,1Hđg +7,38Clk + 5,27Dgn + 57,20CLK (3.1)
Trong đó: Thbl: Thông hai lá; Ql: Quế lợn; Hđg: Hoàng đàn giả; Clk: Côm lá kè; Dgn: Dẻ gai nhím; và CLK: Các loài khá.
Như vậy, rừng HGLKLR, loài cây đồng ưu thế là: Thông ha lá, Quế lơn, Hoàng đản giả, Côm lá kèm và Dẻ gai nhím.
* Rừng LRTX
- Tổng số loài thực vật được ghi nhận trên rừng LRTX là 51 loài, các loài chính gồm: Trâm mốc (Syzygium cumini.); Vối thuốc răng cưa (Schima wallichii), Pơ mu (Fokienia hodginsii ), v.v.
- Trong tổng số 51 loài đã được ghi nhận thuộc 22 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài lớn là: họ Đậu (Fabaceae), có 2 loài, họ Dẻ ( Fagaceae), có 3 loài, họ Hoàng đàn (Cupressaceae), có 3 loài, Họ Thông tre, Thông, họ Long não (Lauraceae) có 2 loài, số họ còn lại có 1 loài.
- Chỉ số quan trọng loài
Kết quả tính toán cho thấy: trong tổng số 51 loài, có 6 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, rừng LRTX tại Khu rừng phòng hộ có 6 loài ưu thế. Dựa vào chỉ số quan trọng loài, công thức tổ thành loài cây trên rừng LRTX được thiết lập như sau:
Công thức tổ thành: 10,63 Tm + 8,59Vtrc + 7,47Pm + 5,19Dgn + 5,19Cq + 63,11CLK (3.2)
Trong đó: Tn: Trâm mốc; Vtrc: Vối thuốc răng cưa; Pm: Pơ mu; Dgn: Dẻ gai nhím; Cq: Cẩm quỳ và CLK: Các loài khá.
Như vậy, rừng LRTX , loài cây đồng ưu thế là: Trâm mốc, Vối thuốc răng cưa, Pơ mu, Dẻ gai nhím, Cẩm quỳ.
* Rừng HG tre nứa
- Tổng số loài thực vật được ghi nhận trên rừng HG tre nứa là 17 loài, các loài chính gồm: Dẻ gai (Castanopsis ceracantha) tên Lào (Ko moog);
Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm); Thông hai lá (Pinus merkusii)
(Paek sorng bai),v.v.
- Trong tổng số 17 loài đã được ghi nhận thuộc 12 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài lớn như: Dẻ (Fabaceae), có 4 loài. Họ Thông ( Pinaceae), có 2 loài. Họ Thông tre (Podocarpaceae), có 2 loài. Họ Long não (Lauraceae) có 2 loài. Số họ còn lại có từ 2 đến 1 loài.
- Chỉ số quan trọng loài
Kết quả tính toán cho thấy: trong tổng số 17 loài, có 7 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Dựa vào chỉ số quan trọng loài, công thức tổ thành loài cây trên rừng HG tre nứa được thiết lập như sau:
Công thức tổ thành: 11,45Dg + 11,25Hđg + 9,57Thl + 9,21S + 8,76Ttl + 7,29Tm +5,34Vtrc + 37,13CLK (3.3)
Trong đó: Dg: Dẻ gai; Hđg: Hoàng đan giả; Thl: Thông hai lá; S: Sồi; Ttl: Thầu táu lông; Tm: Trâm mốc; Vtrc: Vối thuốc răng cưa và CLK: Các loài khá.
Như vậy, các loài cây đồng ưu thế là: Dẻ gia; Hoàng đàn giả; Thông hai lá, Sối; Thẩu tấu lông; Trâm mốc, Vối thuốc răng cưa, v.v.
Với đặc trưng về số lượng loài và loài cây ưu thế trên từng kiểu rừng trong khu rừng phòng hộ đã ghi nhận. Đây là đối tượng để đề tài so sánh với số lượng loài và thành phần loài cây ưu thế sau cháy trên từng cấp độ cháy khác nhau theo thời gian phục hồi.
3.1.2. Số vụ cháy, trận cháy nghiêm trọng và chỉ số cháy (cấp độ cháy) vụ cháy nghiêm trọng
a. Số vụ cháy và mức độ thiệt hại do cháy rừng
Mặc dù trong những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng và công tác PCCCR đã được UBND tỉnh Xiêng Khoảng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ngưmquan tâm chỉ đạo đôn đốc các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương các xã trên địa bàn tiếp giáp Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ngưm thực hiện rất tích cực, rất sát với thực tế tại địa phương,v.v. Nhưng, do ảnh
hưởng của thời tiết cục bộ, hạn hán khô hanh kéo dài, gió Tây khô nóng,v.v. Cùng với những tác động của việc sử dụng lửa thiếu ý thức của người dân địa phương, một số vụ cháy rừng trên khu rừng phòng hộ Nam Ngưm vẫn xảy ra.
Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2021, hàng năm vẫn xảy ra cháy rừng nhưng các đám cháy thường nhỏ hơn 2ha, gây thiệt hại không lớn. Thống kê của Chi cục Kiểm lâm Xiêng Khoảng cho thấy, hàng năm có từ 3 đến 5 ha rừng bị cháy, phần lớn nguyên nhân là do người dân gây ra thông qua các hoạt động như: đốt nương làm rẫy, đun nấu, sấy thảo quả trong rừng, đốt rừng để lấy tro bón cho cây trồng, làm than củi. Các khu vực thường xảy ra cháy chủ yếu tập trung ở xã thuộc huyện huyện Pạch và huyện Khăm. Cháy rừng đã xảy ra trên diện lớn vào năm 2016. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm Xiêng Khoảng, tình hình cháy rừng tại khu rừng phòng hộ trong các năm gần đây được thống kê trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số vụ và diện tích rừng bị cháy tại khu rừng phòng hộ Nam Ngưm (2010 - 2020)
(Đơn vị: ha)
Năm | Địa điểm/khu vực | Tổng diện tích cháy | Ghi chú | |
1 | 2011 | Huyện Phu Cụt | 2,5 | |
Huyện Pạch | 5,5 | |||
2 | 2015 | Huyện Kham | 13,5 | |
Huyện Pạch | 3,5 | |||
Phu Cụt | 5,5 | |||
3 | 2016 | Huyện Phu Cụt | 5,0 | |
Huyện Pạch | 230 | Đối tượng nghiên cứu phục hồi | ||
4 | 2019 | Huyện Kham | 11,53 | |
Phu Cụt | 6,0 | |||
5 | 2020 | Huyện Kham | 9,0 | |
Huyện Pạch | 15,0 | |||
Phu Cụt | 8,0 | |||
Tổng | 315,03 |
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Xiêng Khoảng, năm 2010 - 2021)
Số liệu thống kê trên bảng 3.2 cho thấy: Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2021, các đám cháy rừng trong khu rừng phòng hộ trên địa bàn các huyện đã gây thiệt hại 315,03 ha rừng. Cháy rừng xảy ra chủ yếu ở trạng thái rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim (79,51%), sau đó là trảng cỏ, cây bụi (14,16%), rừng lá rộng thường xanh (6,15%) và rừng hỗn giao tre nứa (0,18%). Đặc biệt trong đó, diện tích cháy rừng lớn nhất xảy ra trên diện rộng vào năm 2016, với 230 ha (chiếm trên 75% diện tích rừng cháy trong 10 năm). Qua điều tra số vụ cháy trên có thể nhận thấy, khi ngọn lửa đi qua đã thiêu trụi gần hết các khu rừng. Các vụ cháy rừng đều xảy ra vào khoảng thời gian tháng 9 và tháng 11 trong năm.
Trong thời gian này, thời tiết rất thuận lợi đối với sự xuất hiện và lan tràn của các đám cháy rừng. Ngoài ra, thời gian cháy trên cũng trùng với thời gian người dân chuẩn bị cho các hoạt động canh tác. Theo Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Xiêng Khoảng, nguyên nhân chính gây ra cháy rừng ở các xã thuộc huyện là đốt nương làm rẫy, dọn vệ sinh rừng, sấy thảo quả, xử lý thực bì, săn bắt, lấy ong, v.v. Ngoài ra,, trên địa bàn các xã, người dân thường dùng biện pháp đốt toàn diện để xử lý thực bì khu canh tác nương rẫy, nhiều trường hợp gây cháy lan vào rừng.
Bên cạnh đó, trong các diện tích rừng phòng hộ, người dân thường có hoạt động săn bắn, dùng lửa lấy tổ ong, v.v. Các hoạt động này rất khó kiểm soát, trong những năm qua còn nhiều vụ cháy rừng chưa xác định chính xác nguyên nhân, do đó việc đánh giá nguyên nhân trực tiếp gây cháy chưa được toàn diện và thật chính xác.
Điều đó ít nhiều gây ra những khó khăn trong đúc rút kinh nghiệm phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.
Như vậy, cùng với phong tục tập quán, trình độ canh tác và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình sinh sống trong rừng và sống gần rừng trong quá trình di dời, tái định cư thuộc công trình thủy điện Xiêng Khoảng cũng có ảnh
hưởng khá rõ tới nguyên nhân gây nguồn lửa dẫn tới cháy rừng ở trong khu rừng phòng hộ.
Từ những kết quả trên cho thấy, khu rừng phòng hộ Nam Ngưm, trong rất nhiều năm trước năm 2016 không xảy ra cháy rừng lớn nhưng đến năm 2016 đã xảy ra cháy với trận cháy lớn, vụ cháy được đánh giá hết sức nguy hiểm do lượng vật liệu cháy tích tụ với khối lượng lớn, nằm sâu trong khu rừng phòng hộ, địa hình khó khăn, chia cắt mạnh mẽ nên lực lượng chuyên trách chữa cháy rất khó tiếp cận để dập lửa.
Vì vậy cần có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy hiệu quả, cùng các biện pháp PCCCR phù hợp với điều kiện ở khu vực này.
b. Trận cháy nghiêm trọng năm 2016
- Phân cấp độ cháy
Kết quả tính toán về chỉ số cháy tổng hợp (CBI) cho từng OTC cho thấy, CBI của các OTC đạt từ 7,60 % đến 92,0%. Tiến hành phân chia cấp độ cháy theo chỉ số CBI từng OTC tại khu vực nghiên cứu, thu được bảng 3.3.
Bảng 3.3. Phân nhóm OTC theo cấp độ cháy
Cấp độ cháy | Chỉ số cháy CBI (%) | Số lượng OTC | Số hiệu OTC đánh giá cấp độ cháy | |
1 | Cháy thấp | CBI ≤ 20% | 9 | ĐGCĐC1; 4; 6; 12; 13; 14; 22; 17 và 35 |
2 | Cháy trung bình | 20% < CBI ≤ 80% | 15 | ĐGCĐC5; 7; 8; 9; 10; 11; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 23 và 24 |
3 | Cháy cao | CBI > 80% | 11 | ĐGCĐC2; 3; 29; 30; 31; 32; 33; 34 25 và 26 |
Trong đó: ĐGCĐC: Đánh giá cấp độ cháy từ ô tiêu chuẩn 1 đến 35; CBI: Chỉ số đốt cháy tổng hợp tại hiện trường vụ cháy rừng, được tính theo phương pháp Key và Benson (Key and Benson 2003).