rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã đạt kết quả đáng kể, tuy nhiên trồng rừng mới, đặc biệt là rừng sản xuất ở Hoà Bình mới chỉ được tiến hành trong 5 năm trở lại đây, vì vậy việc đẩy mạnh việc trồng rừng trong thời gian tới là rất cần thiết.
3.1.5.2. Thực vật rừng
- Rừng tự nhiên: Đối với rừng giàu và rừng trung bình tổ thành loài cây phong phú, còn nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế: Re, Táu, Sến, Chò chỉ, Chò nâu, Trường, Kháo,... chiếm tới 40% trữ lượng rừng. Những khu rừng đặc dụng được bảo vệ tốt, một số loài cây quý hiếm: Thông 5 lá, Pơ Mu, Lát hoa vẫn còn tồn tại và phát triển. Đối với rừng nghèo và rừng hồi phục: do rừng bị chặt phá nhiều lần, những loài cây có giá trị kinh tế cao không còn nữa. Cây còn lại chủ yếu Giẻ, Chẹo, Ngát, Mí, Vàng Anh, Hu đay, Ba soi,... nếu được bảo vệ tốt.
- Rừng trồng: Các loài cây trồng rừng như Thông Mã vĩ, Bạch đàn úc, Keo các loại, Bồ đề, Bương, Luồng, Trẩu, Lát hoa, Trám trắng, Quế... được trồng và phát triển mạnh trong những năm gần đây.
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động
Hoà Bình có 7 dân tộc sinh sống với số dân 808.070 người trong đó:
- Dân tộc Mường 509.084 người chiếm 63%.
- Dân tộc Kinh 225.451 người chiếm 27,9%.
- Dân tộc Thái 32.322 người chiếm 4%.
- Dân tộc Tày 21.817 người chiếm 2,7%.
- Dân tộc Dao 13.733 người chiếm 1,7%.
- Dân tộc Hmông 4.848 người chiếm 0,6%.
- Dân tộc khác 815 người chiếm 0,1%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,2%.
Dân cư phân bố không đều, thành phố Hoà Bình và các thị trấn mật độ 400 - 600 người/ km2; vùng cao, vùng sâu chỉ có 40 - 50 người/ km2. Cư dân thành thị 171.700 người chiếm 21,2%, nông thôn 636.370 người chiếm 78,8%.
Lao động toàn tỉnh có 446.862 người; trong đó lao động nông nghiệp
381.173 người chiếm 85,3%, lao động các ngành nghề khác: 65.689 người chiếm 14,7%. Số hộ toàn tỉnh có 163.230 hộ. Hộ nông thôn: 137.929 hộ chiếm 84,5%; Hộ làm ngành nghề khác: 25.301 hộ chiếm 15,5%.
3.2.2. Cơ sở hạ tầng, đường giao thông
Hoà Bình có hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ khá thuận cho việc vận chuyển lâm sản, gồm khoảng 400 km đường quốc lộ, tỉnh lộ và 300 km đường lâm nghiệp, trên 140 km đường thuỷ. Chạy xuyên qua tỉnh có quốc lộ 6, quốc lộ 435 (quốc lộ 6A cũ), một số trục đường chính như đường 21, đường 12B..., và các tuyến đường sông như sông Đà, sông Bôi..., cảng Ba Cấp, cảng Nước Hạ.
3.2.3. Giáo dục
Là tỉnh miền núi nên Hoà Bình cũng nhận nhiều đầu tư và được hưởng các chính sách phát triển giáo dục, các xã 135 được xây dựng nâng cấp trường học, tới nay hầu hết các xã đã có trường học cấp I và cấp II khá kiên cố, các trang thiết bị phục vụ dạy và học ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, do đời sống của người dân còn khó khăn nên số trẻ em tới trường mới chỉ đạt 80 - 90%, chất lượng nhìn chung chưa cao. Nhiều học sinh chỉ theo học hết bậc tiểu học hết bậc tiểu học rồi bỏ dần khi lên bậc trung học cơ sở, số còn theo học phổ thông trung học chỉ khoảng 5 - 10%.
3.2.4. Thủy điện Sông Đà và Khu vực phòng hộ Sông Đà
Lưu vực sông Đà có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của nước ta. Trên sông Đà đã bắt đầu
xây dựng hồ thuỷ điện Hoà Bình vào năm 1979, tới năm 1989 đã vận hành tổ máy đầu tiên, từ năm 1990 bắt đầu tham gia chống lũ cho hạ lưu và tháng 12/1994 hồ được chính thức đưa vào sử dụng. Ứng với cao trình mực nước 115 m, hồ có khả năng tích một lượng nước khổng lồ 945.109 m3, diện tích mặt thoáng 208 km2, chiều dài 208 km (Tạ Đăng Minh - Tác động của hồ chứa Hoà Bình đến kinh tế xã hội vùng ven hồ, 1998). Hồ chứa xây dựng nhằm giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:
- Chống lũ cho Thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng.
- Phát điện.
- Cung cấp nước tưới cho hạ lưu.
- Giao thông vận tải đường thuỷ.
- Thuỷ sản, cải tạo môi trường vùng sông Đà và phát triển du lịch. Hiện nay, Nhà nước ta đang tiến hành xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, vì vậy vai trò và ý nghĩa của việc quản lý vùng đầu nguồn sông Đà càng trở nên quan trọng.
Nhận thức rò tầm quan trọng của vùng đầu nguồn sông Đà, ngày 11/12/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 354 - CT phê chuẩn quy hoạch vùng đất xây dựng hệ thống rừng phòng hộ sông Đà và thuỷ điện Hoà Bình; tiếp đó ngày 15/6/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 219 - CT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình.
Khu phòng hộ sông Đà đã được thành lập trên phạm vi 3 tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình. Trong đó diện tích lưu vực Sông Đà tại Hòa Bình là 159.860 ha, diện tích vùng Dự án là 60.000 ha, đa số là đất không có rừng.
Theo Quyết định số 219 - CT thì vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình gồm 2 dải đất chạy dọc ven hồ có chiều dài 200 km tính từ đập
chính công trình thuỷ điện Hoà Bình đến Tạ Bú (Sơn La), chiều rộng mỗi dải bình quân 2 km tính từ mép nước hồ lên. Phạm vi đất đai vùng dự án nằm trong địa phận các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Mai Châu, thị xã Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) và các huyện: Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Mộc Châu, Phù Yên (tỉnh Sơn La).
Để quản lý và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, ở mỗi tỉnh đã thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà, các Ban này chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo các quy chế đã ban hành.
3.3. Nhận xét và đánh giá chung
3.3.1. Thuận lợi
- Hoà Bình có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá, gần vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội là thị trường lớn, cửa ngò vùng Tây Bắc có tiềm năng về nguồn nguyên liệu bổ sung.
- Lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp và quan tâm, gắn bó với rừng.
- Hoà Bình có tiềm năng lớn về lâm nghiệp, chất lượng đất tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng, tuy nhiên, đất đai có độ dốc cao, nhu cầu phòng hộ lớn, nên phát triển kinh tế lâm nghiệp phải gắn với phòng hộ.
- Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp đã được cải tiến và củng cố, Công ty lâm nghiệp là thành viên của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam đảm nhiệm việc tổ chức sản xuất trên địa bàn.
- Gần các trung tâm Khoa học kỹ thuật, trên địa bàn gần Trường Đại học Lâm Nghiệp là một nguồn hỗ trợ rất lớn về Khoa học và kỹ thuật lâm nghiệp, nếu được phát huy tốt.
- Có diện tích đất trống lớn, là một lợi thế để phát triển lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất.
- Có hệ thống giao thông bộ tương đối thuận lợi, tiện cho việc giao lưu tiêu thụ hàng hoá nông sản.
- Nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng rừng phòng hộ. Trên địa bàn tỉnh có nhiều Dự án rừng phòng hộ được triển khai như Dự án 472 (trước đây là 747), Dự án Jica, Dự án 661,…
3.3.2. Khó khăn
- Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ xây dựng rừng và phát triển kinh tế còn chậm.
- Do đời sống khó khăn, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ vẫn xảy ra, rừng tự nhiên hiện có khó bảo tồn nguyên vẹn.
- Nguồn lợi từ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ là rất thấp, không đủ bù đắp sức lao động mà người dân bỏ ra, do đó người dân không thiết tha và nhiệt tình với phát triển rừng phòng hộ tại địa phương.
- Do địa hình các khu vực ở vùng cao rất phức tạp nên công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ gặp rất nhiều khó khăn.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tỉnh Hoà Bình
4.1.1. Mục tiêu và tổ chức thực hiện dự án
- Mục tiêu dự án: Dự án 661 được thực hiện tại tỉnh Hòa Bình với mục tiêu bảo vệ diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện: Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Hòa Bình đã có quyết định số 31/1998/QĐ-UB ngày 18/10/1998 về việc thành lập Ban điều hành và Ban quản lý dự án 661 tỉnh Hòa Bình gồm 9 thành viên tham gia, trưởng Ban điều hành là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối Nông Lâm nghiệp, Phó trưởng Ban thường trực là Phó Giám đốc Sở NN&PTNT phụ trách công tác lâm nghiệp, đồng thời Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình là cơ quan thường trực của Ban điều hành dự án. Ủy viên Ban điều hành gồm lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm, Kho bạc Nhà nước tỉnh Hòa Bình, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hòa Bình, Chi cục Lâm nghiệp. Ban quản lý dự án 661 tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó trưởng ban, kế toán ban và một số ủy viên giúp việc. Chi cục phát triển Lâm nghiệp (nay là Chi cục Lâm nghiệp) là cơ quan trực tiếp kiêm ban quản lý dự án 661 tỉnh. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 15 Ban quản lý dự án cơ sở, trong đó:
+ Có 4 Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Thượng Tiến, Hang Kia - Pà Cò, Phu Canh, Ngọc Sơn - Ngổ Luông.
+ 10 Ban quản lý dự án cơ sở nằm tại các huyện: Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu.
+ 1 Ban quản lý dự án độc lập là Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà.
Hàng năm UBND tỉnh có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch sớm, do đó tạo điều kiện cho các dự án tích cực chủ động hợp đồng tư vấn thiết kế, lập hồ sơ dự toán các hạng mục công trình lâm sinh. Riêng khâu gieo ươm cây giống, chuẩn bị hiện trường thiết kế trồng rừng thuộc kế hoạch năm đã được các dự án chủ động tiến hành từ cuối năm trước.
4.1.2. Kết quả thực hiện dự án
* Số liệu thu thập về diện tích rừng trồng giai đoạn 1999 - 2008 của tỉnh Hòa Bình được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Diện tích rừng trồng mới giai đoạn 1999 - 2008
Nguồn vốn đầu tư | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rừng phòng hộ, đặc dụng của các dự án cơ sở | 20.260,46 | 29,02 |
2 | Rừng sản xuất (của Công ty lâm nghiệp) | 13.285,2 | 19,03 |
3 | Dự án 472 (747) | 10.593 | 15,17 |
4 | Dân tự trồng và các dự án khác | 25.683,64 | 36,78 |
Tổng | 69.822,3 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 2
- Các Biện Pháp Kỹ Thuật Xây Dựng Và Các Mô Hình Rừng Phòng Hộ
- Thu Thập Các Thông Tin, Số Liệu, Kết Quả Nghiên Cứu Đã Có
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Sử Dụng Cho Việc Xây Dựng Và Phát Triển Rừng Giai Đoạn 1999 - 2008
- Tình Hình Áp Dụng Các Hướng Dẫn Kỹ Thuật Tại Tỉnh Hòa Bình
- Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 8
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp Hòa Bình - 2009)
Qua bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 1999 - 2008, bằng nguồn vốn của các chương trình, dự án đầu tư cho lĩnh vực phát triển lâm nghiệp, trên toàn tỉnh Hòa Bình đã trồng được 69.822,3 ha rừng các loại, trong đó tập
trung chủ yếu vào 4 nhóm chính là rừng phòng hộ, đặc dụng của dự án 661 là 20.260,46 ha (29,02%), dự án 472 là 10.593 ha (15,17%); rừng sản xuất của Công ty lâm nghiệp 13.285,2 ha (19,03%); rừng do dân tự trồng và các dự án khác 25.683,64 ha (36,78%). Kết quả đã nâng độ che phủ của rừng toàn tỉnh từ 38% (năm 1999) lên 45% (năm 2008), trong đó phần đóng góp chủ đạo là của dự án 661.
* Số liệu kết quả thực hiện dự án 611 giai đoạn 1999 - 2008 của tỉnh Hoà Bình được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kết quả thực hiện dự án 661 giai đoạn 1999-2008
Năm | Hạng mục | ||||
Trồng rừng | Chăm sóc rừng | KNTS Rừng | Bảo vệ rừng | ||
1 | 1999 | 1.075,64 | 4.794,64 | 3.369,00 | 48.433,66 |
2 | 2000 | 1.303,40 | 2.715,55 | 5.125,60 | 51.959,99 |
3 | 2001 | 1.328,60 | 2.290,92 | 5.337,20 | 55.064,13 |
4 | 2002 | 1.982,33 | 2.660,28 | 7.681,90 | 64.791,64 |
5 | 2003 | 1.669,99 | 3.262,7 | 7.847,90 | 68.106,96 |
6 | 2004 | 1.600,53 | 4.642,54 | 4.985,85 | 65.635,90 |
7 | 2005 | 1.609,32 | 4.604,31 | 4.175,05 | 66.314,17 |
8 | 2006 | 2.415,46 | 4.329,96 | 4.938,95 | 74.126,42 |
9 | 2007 | 3.419.00 | 3.962,55 | 1.965,6 | 31.145,67 |
10 | 2008 | 3.856,19 | 3.253,13 | 1.634,3 | 36.679,80 |
11 | Tổng | 20.260,46 | 36.516,58 | 47.061,35 | 1.021.438,34 |
(Nguồn: Chi Cục Lâm nghiệp Hoà Bình - 2009)