Các Biện Pháp Kỹ Thuật Xây Dựng Và Các Mô Hình Trồng Rừng Phòng Hộ


Theo Phạm Xuân Hoàn (2000) [dẫn Nguyễn Xuân Quát, Vũ Văn Mễ và Đoàn Bổng, 1983-1985] [28], mười loài cây bản địa, bao gồm: Gội trắng, Re hương, Nhội, Trám, Sấu, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Dẽ và Kim giao đã được đưa vào trồng dưới tán các lâm phần Keo lá tràm và Keo tai tượng ở Vườn quốc gia Cát Bà theo phương thức trồng hỗn giao thao hàng. Năm 2010 đánh giá kết quả thí nghiệm cho thấy, dưới tán rừng Keo tai tượng các loài cây bản địa sinh trưởng kém hơn dưới tán của Keo lá tràm. Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa trồng hỗn giao dưới tán Keo tai tượng đạt 79,1%, thậm chí loài Sấu chết hoàn toàn. Trong khi đó dưới tán Keo lá tràm, tỷ lệ này là 95,3%. Lượng tăng trưởng thường xuyênvà tăng trưởng bình quân của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm cao hơn.

Nguyễn Bá Chất (1995) [6] đã nhận thấy việc chọn loài phối hợp với Lát hoa đang còn khoảng trổng cơ sở lý luận và thực tiễn. Thí nghiệm trồng hỗn giao Lát hoa với loài Trai, Nghiến, Bứa… ở tuổi 5 chưa thấy có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Lát hoa. Khi so sánh sinh trưởng của 18 loài cây trồng bản địa và nhập nội (trong đó có Giổi xanh, Lát hoa, cùng với Bạch đàn) trồng thử nghiệm thuần loài tại 5 tỉnh miền núi phía bắc, Hoàng Văn Sơn (1996) nhận thấy hầu hết các loài đều có tỷ lệ sống thấp và chúng không thích hợp với việc phát quang thực bì khi trồng.

Năm 2008, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng vùng Trung Trung bộ - Việt Nam” [26], với các phương thức trồng thuần loài, trồng hỗn giao cây bản địa với cây bản địa, cây bản địa với các loại Keo, cây bản địa trồng hỗn giao với Thông, trồng dưới tán rừng, trồng trên đất trống… và trồng theo nhiều công thức trồng khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau: Trồng theo băng, trồng theo rạch, trồng theo đám, trồng theo các công thức và mật độ khác nhau trên đất trống v.v. Trên cơ sở điều tra và nghiên cứu cụ thể


về diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng trồng, tăng trưởng của rừng để đánh giá khả năng phòng hộ và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn vùng Trung Trung bộ. Đề tài đã kết luận: Bên cạnh những loài sinh trưởng tốt, có triển vọng gây trồng cũng còn nhiều loài đã bộc lộ nhiều nhược điểm, một số cây bản địa không phù hợp, sinh trưởng kém, khả năng thành rừng thấp, phương thức trồng chưa hợp lý, hạn mức đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả thành rừng chưa cao.

Trong công trình nghiên cứu “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông” của tác giả Đặng Văn Dung đăng trên tạp chí khoa học lâm nghiệp số 2/2008 [8]; Tác giả khẳng định, trữ lượng trung bình của dòng Keo lai BV10 sau 6 năm tuổi có thể đạt 166,82 m3/ha; mức lãi cao nhất có thể đạt được là 32.124.063 đồng/ha. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ giới hạn ở những điều kiện lập địa hẹp của tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông.

Bên cạnh các nghiên cứu về phục hồi rừng bằng phương pháp trồng mới, thì các nghiên cứu về khoanh nuôi tái sinh rừng đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ 20. Điển hình và tiêu biểu là nghiên cứu về tái sinh của Viện Điều tra quy hoạch rừng từ năm 1962 đến năm 1969, đã điều tra tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ưu thế" rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969). Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (1962-

1964). Với sự trợ giúp của chuyên gia Trung Quốc. Ô tiêu chuẩn được lập với diện tích 2000m2 cho từng trạng thái. Đo đếm tái sinh trên ô dạng bản có diện tích từ 100 - 125m2, kết hợp điều tra theo tuyến. Từ đó tiến hành phân chia trạng thái rừng và đánh giá tái sinh. Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [17], đã phân chia khả năng tái sinh rừng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh. Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) [18], đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng. Với những kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho các đối tượng rừng lá rộng, miền Bắc nước ta.

Đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc, Trần Xuân Thiệp [39], nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết luận: Rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ...

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang - 3

Đặng Kim Vui (2002) [41], khi nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đối tượng là rừng phục hồi tự nhiên ở các giai đoạn tuổi khác nhau, đã nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc dạng sống, cấu trúc hình thái, mật độ, độ phủ,... của các trạng thái rừng và kết luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái rừng phục hồi giảm dần khi giai đoạn tuổi tăng lên, đồng thời số loài cây gỗ tăng dần, số loài cây cỏ, cây bụi giảm nhanh. Theo quá trình phục hồi, trạng thái rừng có sự thay đổi về tầng thứ và thành phần thực vật ở các tầng, ở giai đoạn cuối của


quá trình phục hồi (từ 10 - 15 tuổi) rừng có cấu trúc 5 tầng rõ rệt. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phục hồi rừng sau nương rẫy.

Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài tái sinh trong các trạng thái thực bì ở tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hưng (2003) [19], nhận xét trong lớp cây tái sinh tự nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loài cây ưa sáng cực đoan giảm nhường chỗ cho nhiều loài cây ưa sáng sống định cư và có đời sống dài chiếm tỉ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện một số loài chịu bóng sống dưới tán rừng như Bứa, Ngát. Sự có mặt với tần số khá cao của một số loài ưa sáng định cư và một số loài chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến tích cực của diễn thế rừng. Tác giả kết luận khả năng tái sinh tự nhiên của các trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thoái hoá của thảm thực vật, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong quần xã. Ở Quảng Ninh rừng thứ sinh có mức độ tái sinh trung bình với các loài khá phong phú. Những dạng thảm mới phục hồi hoặc ở mức độ thái hoá chưa cao có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt bằng các hình thức tái sinh phong phú. Tuy nhiên, cây có triển vọng thuộc nhóm loài ưa sáng còn chiếm tỉ lệ cao trong các quần xã này.

Nghiên cứu về rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở tỉnh Sơn La tác giả Lê Đồng Tấn (2003) [35][36], cho biết kết cấu tổ thành rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy khá đơn giản. Được thể hiện ở hệ số tổ thành của tổ hợp loài ưu thế cao, nhiều nơi chỉ 2 đến 3 loài đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Phân bố cây trên mặt đất là phân bố ngẫu nhiên, nhng đối với từng loài cây thì là phân bố cụm.

Phục hồi đất sau canh tác nương rẫy còn ít được quan tâm nghiên cứu. Lê Đồng Tấn (1999) [34], đã nghiên cứu một số tính chất hoá học và dinh dưỡng của đất qua các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng tự nhiên trên đất sau nương rẫy


ở Sơn La. Tác giả nhận xét: tính chất hoá học và dinh dưỡng đất được cải thiện dần qua các giai đoạn diễn thế từ trảng cỏ đến rừng thứ sinh, hàm lượng mùn tăng, độ chua giảm và các chất dễ tiêu được tích luỹ nhưng chậm.

Tái sinh rừng tự nhiên nhiên nhiệt đới là một vấn đề rất đa dạng và phong phú. Quá trình này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, như vị trí địa lí, đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn và các biện pháp tác động đến tầng cây cao, nguồn gốc hình thành rừng,... Chính vì thế cho dù quá trình tái sinh có những quy luật nhất định, vốn có tồn tại khách quan, nhưng do các tác động trên làm cho chúng trở nên rất phức tạp. Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trên quy mô hạn chế.

1.2.2. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng và các mô hình trồng rừng phòng hộ

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) thì rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng. Tại điều 28 Quyết định 186/TTg ngày 14/8/2006 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng quy định: Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải đạt được độ tàn che từ 0,6 trở lên để rừng có khả năng duy trì, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm xói mòn. Đây là những cơ sở khoa học và pháp lý quan trọng cho việc xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn nước ta. [3]

Theo Nguyễn Anh Dũng (2009) [9] thì ở nước ta hiện nay có 2 giải pháp kỹ thuật chủ yếu để phục hồi và phát triển rừng, đó là trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.

Vấn đề khoanh nuôi phục hồi rừng ở nước ta đã được đặt ra từ rất sớm, vào khoảng những năm 1950 sau khi miền Bắc được giải phóng, vấn đề này được đề cập đến trong thuật ngữ “khoanh núi nuôi rừng”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong một thời gian rất dài sau đó người ta chỉ chú ý đến khai thác rừng tự nhiên là chính.

Mãi đến những năm 1990, cái được gọi là “khoanh núi nuôi rừng” mới


được định hình và phát triển theo cụm thuật ngữ “phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”. Điều này được thể hiện trong 2 quy phạm ngành QPN 14-92 [1] và QPN 21-98 [2].

Võ Đại Hải (2000) [15] trong khi nghiên cứu những giải pháp cho quản lý và xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên đã đưa ra một số mô hình phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn khá thành công là các mô hình tại Kbang - Sơ Pai tiểu vùng Kon Hà Nừng; mô hình trên quốc lộ 22 gần huyện Kông - Plông miền Đông Kon Tum; mô hình ở Tỉnh Lộ 674 Phú Thiệu - Kông cho vùng Đông Nam Pleiku; mô hình gần quốc lộ 20 vùng hồ Thuỷ Tiên - Đà Lạt. Đây đều là các đối tượng rừng sau khai thác kiệt và rừng phục hồi sau nương rẫy. Sau khi áp dụng khoanh nuôi có trồng bổ sung các đối tượng rừng trên đều phục hồi tốt.

Việc nghiên cứu và xác định cấu trúc hợp lý của rừng phòng hộ làm cơ sở cho việc xây dựng các khu rừng phòng hộ có chất lượng cao cũng được quan tâm. Năm 1996, Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải [22] đã công bố công trình “Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước”, trong đó các tác giả đã đánh giá được năng lực phòng hộ của một số dạng cấu trúc thảm thực vật rừng về mặt chống xói mòn và điều tiết nguồn nước. Trên cơ sở đó đề xuất những mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn có cấu trúc hợp lý.

Theo Hoàng Liên Sơn và các cộng sự (2005) [32] cho biết Dự án 661 giai đoạn 1998 - 2004 đã xây dựng được khá nhiều mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn. Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo của các tỉnh có trồng rừng phòng hộ đầu nguồn cho thấy các mô hình khá đa dạng, tổng số có tới 188 mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, mật độ trồng rừng rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài cây và kỹ thuật áp dụng trong mỗi mô hình. Căn cứ vào các loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn có thể chia các mô hình trồng rừng phòng hộ đầu


nguồn thành 4 nhóm chính là cây bản địa trồng hỗn giao với nhau và cây bản địa hỗn giao với cây phù trợ; các loài Thông trồng thuần loài và Thông trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Keo trồng thuần loài và Keo trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Tre, luồng trồng thuần loài. Trong những năm gần đây, các mô hình này đa dạng và được phát triển rộng hơn ở nhiều tỉnh. Ngoài ra, rừng tre luồng có khả năng chống xói mòn tốt do lá rụng nhiều và khó phân huỷ, rễ cây nhiều chủ yếu phân bố ở bề mặt đất nên che phủ đất tốt.

1.3. Thảo luận

1.3.1. Thành quả nghiên cứu

Rừng phòng hộ (đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn) rất được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các công trình nghiên cứu được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu là tập trung vào đánh giá kết quả trồng rừng, xói mòn đất, xác định cấu trúc hợp lý của rừng, thủy văn rừng, cơ cấu các loài cây trồng, các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng và các chính sách tổ chức quản lý rừng, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường,...

Đã đưa ra được các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, khoanh nuôi và phục hồi rùng Việt Nam. Bên cạnh đó, xác định được phạm vi phân bố và vùng tiềm năng trồng rừng của một số loài cây dựa vào nhu cầu khí hậu.

Phân viện điều tra quy hoạch rừng cũng đánh giá được bên cạnh những loài sinh trưởng tốt, có triển vọng gây trồng cũng còn nhiều loại đã bộc lộ nhược điểm. Một số cây bản địa không phù hợp, sinh trưởng kém, khả năng thành rừng thấp, phương thức trồng chưa hợp lý, hạn mức đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả thành rừng không cao.

Việc đánh giá sinh trưởng, hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai cũng đã có những kết quả nhất định: trữ lượng trung bình của dòng Keo lại


BV10 6 năm tuổi có thể đạt 166,82 m3/ha với mức lãi cao nhất có thể đạt là

32.124.063 đồng/ha.

Các nghiên cứu cũng cho kết luận: việc rừng trồng có ảnh hưởng đối với dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, cho nên nó gây ảnh hưởng đối với độ mặn của nước sông suối trong khu vực, cần ưu tiên lựa chọn vùng trồng rừng cho hợp lý trên quan điểm quản lý nguồn nước. Các mô hình đã được sử dụng trong đất rừng phòng hộ đầy nguồn như: mô hình du canh của Conklin, phương thức Taungya.

Về đánh giá dự án, đặc biệt là về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cũng có nhiều nghiên cứu thực hiện ở các mức độ khác nhau. Tập chung đánh giá chủ yếu qua các chỉ tiêu NPV, IRR,... Nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng các hoạt động đánh giá tài chính đơn thuần chỉ nên sử dụng cho các công ty kinh doanh mà lợi nhuận kinh tế là yếu tố hàng đầu. Còn đối với các Dự án đầu tư mang nhiều yếu tố xã hội thì nên cân nhắc việc đánh giá hiệu quả cả xã hội và môi trường.

Nhìn chung, đã xây dựng được phương pháp luận, nội dung đánh giá các tác động của dự án, đặc biệt chú trọng về hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội. Kết quả nghiên cứu này là những tài liệu có giá trị, định hướng cho đề tài nghiên cứu của tác giả.

1.3.2. Tồn tại nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng trồng đến môi trường đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng phòng hộ. Tuy nhiên, còn thiếu một vài điểm như sau:

- Còn ít đánh giá về chất lượng rừng của rừng trồng phòng hộ được tạo ra như tỷ lệ sống, tỷ lệ thành rừng, phẩm chất của rừng,...

- Còn ít nghiên cứu về các giải pháp để cải thiện kết quả trồng rừng phòng hộ.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí