Hiện Trạng Tài Nguyên Rừng Phòng Hộ Sóc Sơn Cho Mục Đích Du Lịch


văn hóa, di tích lịch sử, đền chùa, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi. Hà Nội cũng có các vùng nông thôn ven đô trù phú cùng hệ thống sông hồ, đầm phá, các vườn quốc gia, rừng phòng hộ, rừng cảnh quan và di tích lịch sử v.v... Hà Nội là điểm đến hấp dẫn với du khách muốn tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, tìm hiểu con người, tìm hiểu những quy luật thiên nhiên nhiệt đới hoang dã v.v... Trang web du lịch uy tín thế giới TripAdvisor, liên tục trong năm 2014 - 2015 đã bình chọn Hà Nội là một trong 10 điểm đến hàng đầu thế giới.

Theo ông Trần Đức Hải, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, tổng số khách du lịch đến Hà Nội tăng lên liên tục, năm 2016 đã đạt hơn 21,8 triệu lượt khách; tăng 11% so với năm 2015, trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 4 triệu, tăng 23% so với năm 2015. Ngành du lịch đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.

Trong những năm gần đây công tác đầu tư phát triển du lịch của thành phố Hà Nội có những chuyển biến tích cực. Một số dự án khác như xây dựng sân golf và dịch vụ Long Biên, sân golf và dịch vụ hồ Vân Sơn (Chương Mỹ) đã đưa vào sử dụng, tạo động lực cho phát triển du lịch. Các khu du lịch sinh thái sân golf Sóc Sơn, khu du lịch Thung lũng Xanh, làng sinh thái đồi Gia Nông, các khu resort ngoại thành Hà Nội... Đây là loại hình du lịch phát triển khá mạnh sau khi Hà Nội mở rộng. Những lợi thế phát triển du lịch của hệ thống núi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn… Trong những năm qua nhiều khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và phát triển như: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long - Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà; Asean; Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà... góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách du lịch.

Theo phương án quy hoạch du lịch đã được phê duyệt thì đến năm 2020, du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hệ thống cơ sở vật


chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường; xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước.

Theo dự thảo Nghị quyết, sau gần 10 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007-2015 của Thành uỷ Hà Nội, lượng khách du lịch đến Hà Nội luôn giữ tốc độ tăng trưởng khá, số lượng chiếm khoảng 1/3 lượng khách du lịch cả nước, mức tăng bình quân hơn 10%/năm. Năm 2015, Hà Nội đón 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 triệu lượt khách trong nước. Tổng thu từ khách du lịch tăng ổn định, bình quân trên 15%/năm, năm 2015 đạt gần 55.000 tỷ đồng.

Mục tiêu của nghị quyết là tạo bước đột phá phát triển toàn diện du lịch Thủ đô cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, bảo đảm tính bền vững. Đến năm 2020, đưa du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và thân thiện với môi trường; đưa Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, xứng tầm là trung tâm du lịch của cả nước và khu vực.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch đến rừng và môi trường ở Hà Nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cũng như trên phạm vi cả nước, ở Hà Nội đã có cả loạt những nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái từ hàng chục năm trước đây. Chẳng hạn Nguyễn Thị Hải (2002) đã nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội, Nguyễn Thị Bích Đào (2007) đã nghiên cứu tiềm năng và những giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái huyện Sóc Sơn. Lê Hải (2007), Hoàng Văn Ngọc (2011) và Bùi thị Minh Nguyệt (2012) đã nghiên cứu thực trạng và những giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, Phạm


Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 4

Hữu Tuyến (2013) đã nghiên cứu mức độ ô nhiễm và những giải pháp giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường ở Hương Sơn, Nguyễn Thị Thúy Diệp (2015) đã nghiên cứu tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn của các vùng nông thôn và những giải pháp gắn phát triển du lịch với phát triển nông thôn, Lê Đình Thành (2016) đã nghiên cứu giải pháp đưa du lịch nghỉ dưỡng trở thành loại hình du lịch trọng điểm của huyện Ba Vì v.v...

Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã tập trung vào những vấn đề chủ yếu như sau:

- Đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái nhân văn ở Hà Nội, trong đó các tác giả đã đánh giá được nguồn tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn to lớn của thủ đô, đồng thời cũng đánh giá được sự phát triển hạn chế, thiên lệch, thiếu hiệu quả của du lịch sinh thái, nhất là hiệu kinh tế quả cho cộng đồng dân cứ địa phương, hiệu quả cho bảo tồn và phát triển. Các nghiên cứu cũng đánh giá được khoảng cách lớn giữa tiềm năng và thực tế đóng góp của du lịch sinh thái cho phát triển kinh tế xã hội, thực trạng về tác động môi trường của du lịch sinh thái ở các vùng trọng điểm như Hương Sơn, Ba Vì, Sóc Sơn v.v...

- Đánh giá tiềm năng của du lịch sinh thái nhân văn, trong đó chỉ rõ được sự đa dạng của các quần thể tự nhiên, các hệ sinh thái, các cảnh quan thiên nhiên, của bản sắc văn hóa, các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, các khu sản xuất các khu dân cư, các danh lam thắng cảnh v.v... của Hà Nội. Đây là nguồn tài nguyên vô giá của du lịch sinh thái nhân văn ở thủ đô. Nếu biết bảo tồn, phát triển và khai thác hợp lý chúng sẽ trở thành yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn những nét lịch sử văn hóa truyền thống, giáo dục môi trường, góp phần hình thành nhân cách yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương đất nước của mỗi người dân thủ đô.


- Xây dựng những giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái nhân văn, trong đó các tác giả đều hướng du lịch sinh thái ở Hà Nội hợp nhất với du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh. Những giải pháp chủ yếu cho phát triển du lịch sinh thái gồm quy hoạch phát triển du lịch, quảng bá nguồn tài nguyên sinh học và tài nguyên nhân văn – di tích lịch sử, phát triển cơ hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ hoạt động du lịch sinh thái, quản lý tốt môi trường tại khu du lịch v.v...

- Đánh giá những mặt hạn chế của phát triển du lịch sinh thái, trong đó có những tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường và những giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường. Một số tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của du lịch đến các chất lượng nước, không khí, và rác thải rắn, xác định được tình trạng ô nhiễm và quá tải phát triển du lịch với môi trường. Những giải pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường được đề xuất như dọn rác tồn đọng, giám sát hành vi của khách du lịch, xác định sức chứa điểm du lịch, xây dựng đội ngũ quản lý có trình độ, tạo động lực cho đội ngũ bảo vệ môi trường, hoàn thiện hệ thống biển chỉ dẫn, quy định hình phạt, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho du khách, giám sát mức ô nhiễm để điều chỉnh, quy hoạch phát triển du lịch tính đến như phân luồng khách cho thích hợp, bố trí khu phân hủy rác thích hợp, quy định các khu vệ sinh, quy định trách nhiệm của các hộ kinh doanh, nâng cấp hoặc ngừng hẳn phục vụ du lịch ở những nơi đã bị ô nhiễm, phát triển những tuyến đi mới để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nơi quá tải v.v...

Nghiên cứu phát triển các nguyên tắc chỉ đạo du lịch ở các hệ sinh thái rừng.

Nhìn chung, các nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch đến các hệ sinh thái rừng cũng như đến môi trường tự nhiên nói chung ở Hà Nội tương đối phong phú. Hàng loạt giải pháp kinh tế, xã hội và công nghệ đã được đề xuất để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở các hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên,


đến nay vẫn chưa ban hành được những văn bản quy định về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động du lịch ở các hệ sinh thái rừng. Vì thiếu những nguyên tắc chỉ đạo này mà hoạt động du lịch ở các khu rừng của thủ đô về cơ bản vẫn thiếu tổ chức, thiếu nề nếp. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động du lịch ở các khu rừng không được quản lý thích hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả du lịch và tác động tiêu cực tài nguyên rừng. Tình trạng hiện tại là thiếu cả những nguyên tắc chỉ đạo cho những nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chủ rừng, cũng như du khách.

Kết luận chung:

Du lịch sinh thái ở các khu rừng được chấp nhận trên phạm vi quốc tế với những ý tưởng phát triển bền vững, được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở những khu vực tự nhiên hấp dẫn và tôn trọng những nguyên tắc đạo đức cơ bản trên cơ sở cân bằng các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường.

Du lịch sinh thái ở các khu rừng cần được sự quản lý thống nhất với những nguyên tắc chỉ đạo đầy đủ vừa đảm bảo tính ổn định của môi trường tự nhiên, đảm bảo những lợi ích tối đa cho ngành du lịch, cộng đồng địa phương, giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch tới cộng đồng địa phương, môi trường với mục tiêu cao nhất là trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn.

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tuy nhiên, trước sự gia tăng mạnh mẽ của lượng khách du lịch hàng năm cộng với cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý… còn nhiều hạn chế, hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn Việt Nam đang đứng trước những thách thức cần phải vượt qua.


Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung của đề tài

Góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở các khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo để quản lý du lịch ở các rừng phòng hộ Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

- Đề xuất chỉnh sửa và bổ sung nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch tại Sóc Sơn.

2.2. Ý nghĩa của đề tài

- Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả của du lịch và quản lý rừng bền vững ở rừng phòng hộ Sóc Sơn .

- Phạm vi nghiên cứu: rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2018 đến tháng 10/2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng phòng hộ Sóc Sơn cho mục đích du lịch

- Hiện trạng tài nguyên rừng cho mục đích du lịch ở Sóc Sơn.

- Hoạt động du lịch ở rừng phòng hộ Sóc Sơn.

2.3.2. Đánh giá thực trạng áp dụng những nguyên tắc chỉ đạo trong quản lý du lịch ở rừng phòng hộ Sóc Sơn

- Thực trạng áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Sóc Sơn .


2.3.3. Nghiên cứu đề xuất bổ sung nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Sóc Sơn

- Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch áp dụng cho quản lý du lịch.

- Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch áp dụng cho khách du lịch.

- Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch áp dụng cho cộng đồng dân cư địa phương.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Nguyên tắc chỉ đạo du lịch được hiểu là những luật lệ, những quy định tham gia hoạt động du lịch. Nó bao gồm cả những quy định với người quản lý du lịch, kinh doanh du lịch và khách du lịch.

“Du lịch ở các hệ sinh thái rừng là một loại hình du lịch sinh thái. Nó được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái ở các hệ sinh thái rừng chứa đựng mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm biến khách du lịch thành những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch sinh thái làm giảm tối thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và trú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”.

Những nguyên tắc chỉ đạo du lịch ở các hệ sinh thái rừng cần đảm bảo định hướng chính của du lịch sinh thái như sau:

- Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiên.

- Du lịch sinh thái không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường,


những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) mà còn phải tập trung vào các giá trị bên trong và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này.

Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu, do đó mỗi khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.

Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với nghành, cả về bảo tồn, về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học. Du lịch sinh thái phải giúp du khách tăng sự hoà đồng và hiểu biết thiên nhiên hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.

Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện trong tổ chức du lịch sinh thái là rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.

Trong số các định hướng chính của du lịch ở các hệ sinh thái rừng thì ưu tiên hàng đầu là bảo tồn rừng như một tài nguyên quan trọng nhất của du lịch sinh thái.

Vì vậy, khi đánh giá thực trạng các nguyên tắc chỉ đạo du lịch cần phân tích tính đầy đủ của các nguyên tắc chỉ đạo, đảm bảo thúc đẩy bảo tồn rừng và đóng góp cho cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin


+ Phương pháp kế thừa tư liệu


Đề tài kế thừa các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển du lịch, kế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022