Tình Hình Áp Dụng Các Hướng Dẫn Kỹ Thuật Tại Tỉnh Hòa Bình


công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày hoặc cây nông nghiệp trong những năm đầu.

Sau 4 năm thực hiện dự án, để phù hợp hơn với thực tế áp dụng dự án tại địa phương và phù hợp với các văn bản hướng dẫn mới của Bộ NN&PTNT, ngày 18/3/2003 UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục có Quyết định số 11/2003/QĐ-UB về việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mức và dự toán đầu tư cho các công trình lâm sinh thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hòa Bình. Về cơ cấu cây trồng và các mô hình lâm sinh áp dụng cũng giống như trong Quyết định số 13/2000/ QĐ-UB (đã nêu ở trên). Tuy nhiên, có một số nét mới như sau:

* Cây trồng chính được quy định là cây bản địa, cây gỗ lớn dài ngày chứ không nhất thiết phải là cây bản địa thân gỗ dài ngày có giá trị kinh tế đang mọc tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

* Cây trồng phù trợ là cây lâm nghiệp được điều chỉnh xuống có chu kỳ kinh doanh dưới 20 năm (trước đây là 30 năm).

* Mô hình trồng hỗn giao luồng với cây bản địa được thay thế bằng mô hình trồng hỗn giao luồng với cây phù trợ thân gỗ.

* Trong các mô hình được áp dụng tất cả các phương thức hỗn giao: Hỗn giao theo hàng, theo băng, theo đám, theo cây.

Như vậy, bằng các Quyết định số 13/2000/QĐ-UB và 11/2003/QĐ-UB tỉnh Hoà Bình đã có hướng dẫn khá cụ thể về loài cây, mật độ cũng như phương thức, phương pháp trồng rừng. Đặc biệt, trong các quy định trên đã rất chú ý đến phát triển trồng rừng bằng cây bản địa, cây ăn quả, cây đa tác dụng như luồng đồng thời đã kết hợp giữa cây lâm nghiệp với các cây trồng nông nghiệp,... Đây là cơ sở rất quan trọng để Ban quản lý dự án 661 tỉnh cũng như các Ban quản lý dự án 661 cơ sở lựa chọn loài cây và các mô hình trồng rừng.


4.2.3. Tình hình áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật tại tỉnh Hòa Bình

Kết quả làm việc với Chi cục Lâm nghiệp, các Ban quản lý dự án cơ sở tại tỉnh Hòa Bình cho thấy, dự án 661 tại tỉnh Hòa Bình áp dụng các kỹ thuật sau:

* Loài cây: Rừng trồng phòng hộ chỉ gồm 2 loại: Cây trồng phòng hộ chính: Luồng, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Trám, Sấu, Mỡ và cây phù trợ là Keo tai tượng, Keo lá tràm, Luồng.

* Phương thức trồng:

- Mô hình Luồng + cây bản địa (hoặc Keo tai tượng): Hỗn giao theo hàng: 1 hàng cây Bản địa (Keo tai tượng) + 1 hàng Luồng, hoặc trồng hỗn giao theo cây trên hàng (2 cây Bản địa + 1 hom Luồng).

- Mô hình hỗn giao cây bản địa + cây phù trợ: Hỗn giao theo cây: 1 cây bản địa xen 2 cây Keo (hoặc hỗn giao theo băng, mỗi băng 3 hàng)

* Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu, cây rễ trần, cây

ghép.

* Các mô hình trồng rừng áp dụng: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 14

mô hình trồng rừng hỗn giao chủ yếu áp dụng cho trồng rừng phòng hộ. Thông tin chi tiết về các mô hình được thể hiện qua bảng 4.5:

* Công thức trồng:

- Mô hình cây bản địa (hoặc Keo Tai tượng) + Luồng: 400 cây Bản địa (Keo tai tượng) + 200 cây luồng.

- Mô hình hỗn giao cây bản địa với cây phù trợ: 1000 cây phù trợ + 600 cây bản địa.

* Mật độ trồng:

- Mô hình: Luồng + cây bản địa (Keo tai tượng): 600 cây/ha.

- Mô hình : cây bản địa + cây phù trợ: 1600 cây/ha.


Bảng 4.5: Các mô hình lâm sinh áp dụng trong dự án 661 tỉnh Hòa Bình


TT

Mô hình

Thông số kỹ thuật

Ghi chú


1


200 luồng +

400 lát

Mật độ 600 cây/ha, hỗn giao theo hàng. Cự li hàng

cách hàng 5m, cây Luồng cách nhau 5m, Lát cách nhau 2,5m


Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà


2


100 luồng +

500 lát hoa

Mật độ 600 cây/ha, hỗn giao đều, luồng trồng cự li hàng cách hàng, cây cách cây 10mx10m; cây gỗ lớn trồng cự ly hàng cách hàng, cây cách cây 5m x 5m

(kể cả trồng xen vào hàng luồng)


3

200 luồng +

400 Keo tai tượng

Mật độ 600 cây/ha, hỗn giao theo hàng: hàng cách hàng 5m; cây luồng cách nhau 5m, keo cách nhau 2,5m


4

200 Luồng

+ 400 Lim

xanh

Mật độ 600 cây/ha, hỗn giao theo hàng: hàng cách hàng 5m; cây luồng cách nhau 5m, Lim xanh cách

nhau 2,5m


Huyện Lạc Sơn


5

1000 Keo

tai tượng + 600 Lim

xanh

Mật độ 1600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3m, trên hàng cứ 2 cây keo trồng 1 cây lim. Cự ly Lim xanh cách Keo 2m, Keo cách Keo

1,6m.


Huyện Tân Lạc, huyện Lạc sơn.


6


1000 Keo

tai tượng + 600 Lát hoa


Mật độ 1600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3m, trên hàng cứ 2 cây keo trồng 1 cây lát hoa. Cự li Lát hoa cách Keo 2m, Keo cách Keo 1,6m.

Huyện Mai Châu, BQLRPH

Sông Đà


7

1000 Keo

tai tượng +

Mật độ 1600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3m, trên hàng cứ 2 cây keo trồng 1 cây

Huyện Tân Lạc, Kim Bôi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 7



600 Muồng

đen

Muồng đen. Cự ly Muồng đen cách Keo 2m, Keo

cách Keo 1,6m.



8


1000 Keo

tai tượng + 600 Lim xẹt

Mật độ 1600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3m, trên hàng cứ 2 cây keo trồng 1 cây Lim xẹt. Cự ly Lim xẹt cách Keo 2m, Keo cách Keo

1,6m.


Huyện Tân Lạc


9

1000 Keo

tai tượng + 600 Sấu,

Trám trắng

Mật độ 1600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3m, trên hàng cứ 2 cây keo trồng 1 cây Sấu, (Trám). Cự ly Sấu, (Trám) cách Keo 2m, Keo

cách Keo 1,6m.


Tân Lạc, Yên Thủy


10

1000 Keo

tai tượng + 600 Sấu,

Trám trắng

Mật độ 1600 cây/ha. Hỗn giao theo băng, mỗi băng trồng 3 hàng, hàng cách hàng 3m, băng cách băng 3m. Băng cây sấu, trám cây cách cây 2,8m, keo cách keo 1,7m.


BQLRPH

Sông Đà


11


600 Lát hoa

+ 1000 Mỡ

Mật độ 1600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3m, trên hàng cứ 2 cây Mỡ trồng 1 cây

Lát. Cự ly Lát cách Mỡ 2m, Mỡ cách Mỡ 1,6m.


Mường Chiềng


12

1000 Keo

chịu hạn + 600 Lim xanh

Mật độ 1600 cây/ha. Trồng hỗn giao theo cây, hàng cách hàng 3m, trên hàng cứ 2 cây keo trồng 1 cây Lim xẹt. Cự ly Lim xẹt cách Keo 2m, Keo cách Keo

1,6m.


Tân Lạc


13

Nhãn trồng thuần loài + cây nông

nghiệp


Mật độ 500 - 600 cây Nhãn/ha


Mai Châu, Mường Chiềng


14

100 Luồng

+ 500

Muồng

Bố trí hỗn giao đều, luồng trồng cự li hàng cách hàng 10mx10m, muồng hàng cách hàng, cây cách cây 5mx5m (kể cả trồng xen vào hàng luồng)


BQLRPH

Sông Đà


* Tiêu chuẩn cây con đem trồng

- Cây Luồng > 8 tháng tuổi có ít nhất 1 thế hệ măng, toả đủ lá, đủ rễ (đã chuyển màu thẫm). Không sâu bệnh.

- Cây Bản địa (Keo) > 6 tháng tuổi: HVN > 35 cm, D00 > 1,5 cm với cây bản địa, > 2,5 cm với Keo tai tượng. Cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn.

* Thời vụ trồng: Mùa trồng rừng được xác định là thích hợp nhất vào vụ hè thu, từ tháng 5 - 8, vào những ngày thời tiết dâm mát, có mưa đất đủ ẩm.

* Xử lý thực bì: Áp dụng phương thức phát dọn thực bì toàn diện. Phương pháp dùng dao phát, phát sát gốc (chiều cao gốc không quá 10 cm) và băm dập thành những đoạn ngắn, thực bì phát dọn phải xếp gọn theo đường đồng mức. Thời gian xử lý trước khi trồng 20 ngày.

* Làm đất: Dự án 661 tỉnh Hòa Bình áp dụng phương thức làm đất cục bộ theo hố, với phương pháp cuốc hố thủ công bố trí hố kiểu nanh sấu, sau đó rẫy cỏ quanh miệng hố (rẫy cỏ và xăm đất đáy hố), phơi ải đất để diệt sâu hại. Kích thước hố cây bản địa hoặc Keo 40x40x40 cm, hố luồng: 60x60x50cm (hoặc 50x50x50 cm). Thời gian lấp hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.

* Chăm sóc rừng trồng: Tiến hành trong 4 năm, kết hợp với bảo vệ, ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, cháy rừng.

* Bảo vệ nuôi dưỡng rừng (thời gian 5 năm): Cấm chăn thả trâu bò, thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh, có biện pháp phòng chống kịp thời. Thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng chặt tỉa thưa theo phương thức chặt dần để đảm bảo cho rừng sinh trưởng, phát triển theo thiết kế cụ thể.

(Tổng hợp các biện pháp thiết kế trồng rừng được thể hiện ở phụ biểu 02).


5m

----------------------------------------------- Hàng Luồng

5m 2,5m

*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---* Hàng cây KTT

5m 5m

----------------------------------------------- Hàng Luồng

2,5m 5m

*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---*---* Hàng cây KTT


Ghi chú: : Cây Luồng

*: Cây bản địa hoặc cây Keo tai tượng


Hình 4.1: Sơ đồ bố trí cây trồng mô hình 200 Luồng + 400 cây KTT


2m 1,6m

----------------------------------------------------

3m 2m 1,6m

----------------------------------------------------

2m 1,6m 3m

----------------------------------------------------


Ghi chú: : Cây bản địa

: Cây Keo

Hình 4.2: Sơ đồ bố trí cây trồng mô hình 600 cây bản địa + 1000 cây Keo


4.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn dự án 661 giai đọan 1999 - 2008 tại tỉnh Hòa Bình

Kết quả khảo sát 14 mô hình lâm sinh trong Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hòa Bình được thể hiện ở bảng 4.6.


Bảng 4.6: Kết quả khảo sát các mô hình lâm sinh áp dụng tại tỉnh Hoà Bình



TT


Địa điểm


Mô hình


Loài cây


Tuổi rừng

Tỷ

lệ sống

Tăng trưởng bình quân hàng năm


Ghi chú

D1,3

Hvn

Dt

D khóm

N/khóm


1


Xóm Cang 1, xã Hoà Bình, TX Hoà Bình


200 Luồng

+ 400 Lát

hoa


Lát


4


50


0,8


1,3


0,33



Sinh trưởng chậm, bị luồng lấn át, nằm dưới tán luồng

Luồng*


100

7,2*

13,6*

6,4*


0,4


4

Sinh trưởng trung bình, một số bị chổi sể


2


Xóm Cang 1, xã Hoà Bình, TX Hoà Bình


200 Luồng

+ 400 Keo

tai tượng

Keo


6

60

2,9

3

1,1



Sinh trưởng trung bình


Luồng*


98


8*


13,5*


7,6*


0,8


3

Sinh trưởng kém, không đều, một số bị bệnh chổi sể.


3


Xóm Cang 2, xã Hoà Bình, TX Hoà Bình


200 Luồng

+ 400 Keo

tai tượng


Keo


7


90


3


2,7


1




Sinh trưởng tốt

Luồng*


98

8,2*

14*

8,1*


0,6


3

Sinh trưởng trung bình, một số bị chổi sể


4


Xóm Các, Tử Nê, Tân Lạc, Hoà Bình


200 Luồng

+ 400 Lim

xanh

Lim xanh


5


90


0,6


0,7


0,7



Sinh trưởng tốt, nhiều thân


Luồng


98

6,5*

12,5*

6,2*


0,4


2

Sinh trưởng kém do không phù hợp với đất



5


Xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc


1000 Keo

chịu hạn + 600 Lim xanh

Lim xanh


7


95


1,2


1,1


0,7



Sinh trưởng tốt, đều, mật độ hơi cao


Keo chịu hạn


5


1,1


1,1


0,5



Sinh trưởng TB, hiện bị dân chặt hết chỉ còn 5%, một số cây đang cạnh tranh với Lim xanh


6


Xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc


1000 (Keo

tai tượng + Keo lá tràm) + 600 Lim xẹt


Keo tai tượng


7


85


2,6


2,9


0,8



Sinh trưởng tốt. Mô hình trồng Keo tai tượng nhưng do chết nên dân bổ sung thêm Keo lá tràm

Keo lá tràm


85


1,6


2,3


0,6




Sinh trưởng trung bình

Lim xẹt


80


1,2


1,4


0,6



Sinh trưởng tốt, đang nằm dưới tán Keo


7


Xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc


1000 Keo

tai tượng + 600 Trám trắng


Keo


8


50


3,2


2,9


0,8




Sinh trưởng rất tốt, bị dân chặt rất nhiều


Trám


5


0,7


1,4


0,6



Sinh trưởng tốt, bị chết nhiều do chăm sóc kém, ý thức bảo vệ chưa cao và chết do khai thác Keo

trong mô hình

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí