Phân Tích Các Khoảng Trống Về Kỹ Thuật Và Chính Sách Dự Án 661 Áp Dụng Ở Tỉnh Hòa Bình


đất mặt rồi thả cây xuống, hoặc ngay cả ở những nơi dễ đào hố thì cũng ít khi hố trồng rừng được đào đúng kích thước theo thiết kế.

4.5. Phân tích các khoảng trống về kỹ thuật và chính sách Dự án 661 áp dụng ở tỉnh Hòa Bình

4.5.1. Phân tích khoảng trống về kỹ thuật

4.5.1.1. Công tác giống cây trồng:

+ Ở Hoà Bình chưa thực hiện đầy đủ quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp nên nguồn cây giống đưa vào sản xuất trong những năm qua chưa đảm bảo chất lượng, nguồn giống chưa được kiểm định, một số cơ sở sản xuất giống chưa đăng ký kinh doanh. Công tác quản lý giống cây lâm nghiệp còn nhiều bất cập, chưa kiểm tra được hết nguồn gốc, xuất xứ giống đưa vào trồng rừng phòng hộ nên mặc dù diện tích rừng phòng hộ tăng lên đáng kể nhưng chất lượng của rừng trồng còn thấp. Chưa có quy hoạch hệ thống vườn ươm một cách rò ràng nên việc gieo ươm cây giống còn phân tán, mạnh ai nấy làm (đặc biệt là tư nhân), chính quyền địa phương không quản lý được số lượng, chất lượng nên thường bị động về giống, mâu thuẫn giữa cung và cầu do chưa có đơn vị nào nắm bắt được nhu cầu hàng năm của công tác trồng rừng phòng hộ. Quy chế quản lý giống đã được ban hành nhưng khó thực hiện trong thực tế, đặc biệt là quản lý giống cây bản địa. Lý do cho vấn đề này là nguồn giống cây bản địa hiện nay lấy từ rừng tự nhiên thông qua việc thu hái của dân vì các rừng giống không đủ khả năng cung cấp. Do vậy, cũng cần có xem xét cụ thể và đưa ra những quy định phù hợp trong điều kiện thực tế của địa phương

+ Chất lượng giống lâm nghiệp được đưa ra trồng rừng còn hạn chế, các Công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý do phải hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm nên công tác trồng rừng còn chạy theo kế hoạch. Nhiều cơ sở sản xuất, Ban quản lý dự án thường gieo ươm cây giống muộn (ra tết mới gieo ươm cây giống trong khi tháng 6 - 7 đã phải trồng rừng), cây con đem


trồng không đủ tuổi, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng, nhất là đối với cây bản địa. Đặc biệt Ban quản lý dự án huyện Lạc Sơn còn mua phải giống luồng bị khuy ở Thanh Hóa đem về trồng dẫn đến làm thất bại các mô hình trồng luồng. Bên cạnh đó cây Keo lai có khả năng chống chịu gió bão kém, dẫn đến cây bị đổ gãy nhiều, hơn nữa ở những diện tích mới trồng các loài Keo bị Dế cắn làm chết cây, nên phải trồng dặm nhiều.

+ Do kế hoạch thường giao muộn nên khâu chuẩn bị giống còn chậm dẫn đến tiêu chuẩn cây giống đem trồng rừng thấp, đặc biệt là cây bản địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+ Các giống đưa vào sản xuất chủ yếu vẫn là các giống truyền thống, chưa áp dụng các giống mới có năng suất cao đã được công nhận trong những năm gần đây.

+ Ở những nơi xa xôi, kích thước bầu cây giống lớn dẫn đến khó vận chuyển cây giống.

4.5.1.2. Loài cây và các mô hình rừng trồng phòng hộ đã áp dụng:

+ Ở Hoà Bình thiếu các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về từng loài cây trồng hỗn giao với nhau trong từng mô hình và gắn với từng điều kiện lập địa, từng vùng cụ thể.

+ Cơ cấu cây trồng cần phải dựa trên điều kiện tự nhiên, điều kiện lập địa của từng khu vực, tuy nhiên điều này vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng được thể hiện trong Quyết định số 661/QĐ- TTg Ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã giao cho các địa phương lựa chọn rồi trình Bộ NN & PTNT phê duyệt dựa trên các kết quả nghiên cứu, điều kiện lập địa và ý kiến của các cơ quan địa phương có liên quan.

Tuy nhiên, tại Hoà Bình các nghiên cứu về các vấn đề nêu trên còn rất ít, chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn, chưa đủ các cơ sở khoa học nên sức thuyết phục chưa cao. Vì vậy, cơ cấu cây trồng ở một số địa phương còn chưa


phù hợp với điều kiện lập địa, hiện trạng rừng trồng phòng hộ cho thấy đa số cây phù trợ lấn át cây trồng chính (cây bản địa), dẫn đến cây chính sinh trưởng kém và bị đào thải.

+ Việc đánh giá đất đai, lập địa hầu như không được thực hiện một cách đầy đủ, Sở NN & PTNT, Chi cục Lâm nghiệp và Ban Quản lý các Dự án 661 chưa quan tâm thích đáng nên việc lựa chọn cơ cấu cây trồng theo nguyên tắc “Đất nào cây ấy” đã không được áp dụng một cách triệt để. Do vậy, thiếu cơ sở trong chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện kiện thổ nhưỡng của từng nơi. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

Thứ nhất, khi bắt đầu Dự án Trung ương đã không hướng dẫn và đầu tư đầy đủ cho các hoạt động đánh giá lập địa và lựa chọn cây trồng trong hoạt động thiết kế trồng rừng.

Thứ hai, năng lực cán bộ lâm nghiệp địa phương còn hạn chế nên việc lựa chọn cơ cấu cây trồng trên cơ sở lập địa còn chưa có cơ sở thỏa đáng.

+ Việc chọn loài cây trồng trong các Dự án cơ sở còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề chọn các loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa cho từng địa điểm trồng rừng chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Việc chọn loài cây trồng thường được cán bộ Ban quản lý dự án hướng dẫn cho dân, trong khi cán bộ của Ban lại thiếu cả về trình độ chuyên môn lẫn lực lượng, do địa bàn xa xôi, hẻo lánh nên điều kiện để cán bộ kỹ thuật của Ban tiếp xúc thực tế và chọn loài cây trồng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, ở nhiều nơi cây được chọn không phù hợp với điều kiện lập địa nên sinh trưởng phát triển chậm.

+ Việc đưa vào gây trồng thử nghiệm một số loài cây mới còn thiếu cơ sở khoa học, chủ yếu mới dựa theo kinh nghiệm.

+ Hiện nay ở một số mô hình, người dân tự ý trồng thêm Keo tai tượng vào mô hình (không có trong thiết kế), đây là loài cây có khả năng sinh trưởng nhanh, chỉ sau một vài năm sẽ vươn lên là tầng tán chính của mô hình.


Với mật độ trồng vốn đã quá dày lại thêm Keo trồng mới sẽ gây ra sự cạnh tranh rất lớn trong các mô hình này, gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng cây trồng phòng hộ chính.



Ảnh 4.9 : Dân tự trồng thêm Keo tai tượng vào mô hình Luồng + Lim xanh ở Tử Nê - Tân Lạc

+ Cơ cấu mô hình trồng rừng của nhiều Ban quản lý dự án còn nghèo, mỗi Ban chỉ tập trung trồng một vài mô hình, do đó các mô hình không đa dạng, chưa phát huy hết được các mô hình trồng rừng của tỉnh. Đồng nghĩa với nó, nhiều mô hình có triển vọng trên nhiều vùng đất đã bị bỏ qua hoặc không có cơ hội thể hiện.

+ Việc lựa chọn cây trồng và mô hình còn mang tính áp đặt, người dân ít có cơ hội để lựa chọn các mô hình mà mình thích trong khi đây lại là vấn đề rất quan trọng liên quan đến ý thức xây dựng, chăm sóc, bảo vệ rừng của người dân.

4.5.1.3. Mật độ trồng rừng và phương thức trồng:

+ Nhìn chung áp dụng chủ yếu cùng một loại mật độ cho tất cả các mô hình khác nhau, loài cây khác nhau là chưa phù hợp vì những loài cây và mô


hình khác nhau có đặc điểm rất khác nhau. Thiếu quy định về mật độ trồng cho từng điều kiện lập địa cụ thể.

+ Cho đến hiện nay vẫn chưa xác định rò ràng nên trồng cây phòng hộ chính cùng thời điểm hay trồng muộn hơn so với cây trồng phù trợ.

Nhiều mô hình lâm sinh chưa tuân thủ theo đúng thiết kế kỹ thuật về cách 1

+ Nhiều mô hình lâm sinh chưa tuân thủ theo đúng thiết kế kỹ thuật về cách bố trí các cây trong mô hình. Điều đặc biệt là ở một số nơi trồng quá sát nhau giữa hàng cây phù trợ với hàng cây trồng phòng hộ chính sẽ gây ra hiện tượng cạnh tranh sớm, cây bản địa bị cây phù trợ lấn át, chậm phát

triển như trong các mô hình

Ảnh 4.10: Lim xanh được trồng quá sát với Keo tai tượng tại Văn Sơn - Lạc Sơn

hỗn giao Lim xanh + Keo tai tượng, Luồng + Lát hoa.

+ Kích thước hố trồng rừng không được đào đúng như thiết kế, đặc biệt là ở những nơi đất khô cứng khó đào, người dân chỉ cuốc hố có kích thước rất nhỏ, vừa đủ để đặt cây xuống, do đó ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng.

+ Mật độ và cách bố trí trồng rừng còn quá đơn điệu, dập khuôn cho tất cả các loài cây, các kiểu hỗn giao trong khi đặc điểm của mỗi mô hình lại có sự khác nhau và điều kiện lập địa trồng cũng rất khác nhau. Nếu xét về mặt kỹ thuật, các mô hình lâm sinh áp dụng chỉ được chia thành 2 nhóm chính: biện pháp kỹ thuật trồng hỗn giao luồng với cây bản địa và trồng hỗn giao cây phù trợ với cây trồng chính. Đặc biệt, trong biện pháp kỹ thuật trồng hỗn giao cây


phù trợ với cây trồng chính thì thiết kế chung một biện pháp kỹ thuật trồng cho tất cả các loài cây. Điều này là không hợp lý vì các mô hình khác nhau có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, trên các dạng lập địa thì kỹ thuật áp dụng cũng cần phải khác nhau sao cho phù hợp với từng loại lập địa.

+ Mật độ trồng rừng còn quá dày, đặc biệt trong mô hình hỗn giao cây bản địa với cây phù trợ, 2 cây bản địa chỉ cách cây phù trợ 2m, 2 cây phù trợ cách nhau 1,6m. Do đặc điểm cây bản địa chỉ sinh trưởng chậm trong khoảng 3 năm đầu, sau đó cần mở tán dần để vươn lên, nhưng thực tế do cây trồng quá dày nên đến khoảng tuổi 4, 5 đã cần tỉa thưa mở tán cho cây bản địa, trong khi đó cây phù trợ là Keo tai tượng lại có kích thước chưa đạt gỗ thương phẩm trong khi nếu dùng làm củi thì lại rất lãng phí. Vì vậy, bố trí trồng quá dày như thiết kế sẽ dẫn đến tình trạng cây trồng phù trợ bỏ thì tiếc, để lại thì chèn ép cây trồng chính.

4.5.1.4. Khai thác, tỉa thưa cây phù trợ:

+ Thiếu hụt lớn nhất về kỹ thuật hiện nay tại các địa phương nói chung và Hoà Bình nói riêng là hướng dẫn về tỉa thưa cây phù trợ trong các mô hình trồng rừng hỗn giao cây phù trợ với cây trồng chính. Cây trồng phù trợ đã có tác dụng che bóng cho cây bản địa trong những năm đầu, nhưng hiện nay cây trồng chính bị cây phù trợ lấn áp dẫn đến cây trồng chính sinh trưởng kém và bị đào thải. Cục Lâm nghiệp đã ban hành 2 quy định hướng dẫn về việc tỉa thưa và khai thác cây trồng phù trợ theo Quyết định số 1053/LN-SDR ngày 23/8/2006 về việc khai thác rừng trồng phòng hộ thuộc Chương trình 327 và Dự án 661; Quyết định số 1697/LN-LS ngày 19/12/2005 về việc hướng dẫn chặt nuôi dưỡng và khai thác, tỉa thưa cây phù trợ đối với rừng trồng phòng hộ dự án 327, 661 nhưng ở Hoà Bình vẫn chưa có các ý kiến chỉ đạo cụ thể hoặc triển khai theo các hướng dẫn này. Mặt khác, nếu không có hướng dẫn


chặt tỉa thưa thì ở nhiều nơi người dân vẫn tự ý vào rừng chặt cây, làm gãy, đổ và chết nhiều cây trồng phòng hộ chính.

+ Các văn bản hướng dẫn kỹ thuật chưa tiếp cận được với người dân làm nghề rừng nhất là các hộ gia đình tự bỏ vốn để trồng rừng. Trong khi xu hướng xã hội hóa nghề rừng đang ngày một lớn mạnh.

4.5.2. Phân tích khoảng trống về chính sách

- Hệ thống cán bộ phụ trách lâm nghiệp của tỉnh hiện nay còn rất thiếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ dự án cơ sở. Lực lượng cán bộ của các Ban quản lý dự án cơ sở là rất mỏng, mỗi ban cũng chỉ có 4 - 6 người, trong đó có 1 trưởng ban, 1 phó ban, 1 cán bộ kỹ thuật và 1 kế toán. Để triển khai dự án đến người dân, các Ban phải thuê thêm cán bộ hợp đồng phụ trách các xã, trong đó mỗi cán bộ này phải phụ trách nhiều xã. Do các xã hiện nay không còn Ban lâm nghiệp xã (chỉ có Phó chủ tịch phụ trách khối nông lâm nghiệp) nên việc triển khai dự án đến người dân gặp nhiều khó khăn.

- Sau khi kết thúc thời gian trồng và chăm sóc rừng, diện tích rừng được giao lại cho xã và người dân bảo vệ, ban quản lý dự án 661 không có quyền và trách nhiệm gì thêm. Trong khi hiện nay theo quy hoạch mới 3 loại rừng của tỉnh thì rất nhiều diện tích rừng phòng hộ đã trồng rừng được chuyển sang rừng sản xuất, khi đó rất khó có thể giữ được diện tích cây bản điạ như Lim xanh, Lát hoa,... đã gây trồng trên diện tích này.

- Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng phòng hộ tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn quá thấp và chậm thay đổi theo biến động giá cả thị trường. Năm 2000 là 2,5 triệu đồng/ha; đến năm 2003 được điều chỉnh lên 4 triệu đồng/ha, năm 2008 điều chỉnh lên 6 triệu đ/ha. Suất đầu tư thấp làm cho giá nhân công còn quá rẻ so với giá cả thị trường. Từ đó dẫn đến xảy ra mâu thuẫn giữa yêu cầu chất lượng rừng trồng phải cao với giá nhân công quá thấp, vì vậy ở hầu hết các Ban quản lý người dân không thể thực hiện theo


đúng thiết kế trồng rừng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rừng trồng. Với giá nhân công không đủ bù đắp sức lao động bỏ ra của người trồng rừng thì Dự án 661 chưa thực sự thu hút được người dân tham gia Dự án, ở nhiều nơi người dân chỉ tham gia Dự án khi họ không có việc gì khác.

- Vẫn áp dụng chung cùng một suất đầu tư cho tất cả các loại mô hình trên tất cả các dạng lập địa có điều kiện trồng rừng khác nhau. Việc này trái ngược hẳn với thực tiễn sản xuất khi trên những dạng lập địa khác nhau thì khả năng trồng rừng thành công cũng rất khác nhau, do vậy để đảm bảo trồng rừng thành công ở những nơi có điều kiện lập địa khó khăn như khí hậu khắc nghiệt, độ dốc cao, đất đai thoái hóa, đi lại khó khăn,… thì suất đầu tư cần phải cao hơn so với các nơi khác. Từ thực tế đó, ở nhiều nơi người dân chỉ nhận trồng rừng phòng hộ ở những nơi dễ trồng, còn ở những nơi khó khăn hơn thì rất ít được trồng rừng hoặc có trồng thì khả năng thành rừng cũng rất hạn chế. Chính vì vậy, ở một số nơi đã dẫn đến hiện tượng đất rừng sản xuất lại quy hoạch cho rừng phòng hộ để tranh thủ nguồn vốn của Nhà nước.

- Áp dụng cơ chế khép kín theo quy định từ trên xuống. Đáng ra việc quy định suất đầu tư cho từng loại mô hình phải căn cứ vào giá nhân công, vật tư cho mô hình đó trên từng điều kiện trồng rừng cụ thể nhưng ở nhiều nơi ở Hoà Bình thì ngược lại, việc quy định giá nhân công, vật tư lại được điều chỉnh cho hợp với suất đầu tư đã được đưa ra từ trước. Do đó, việc điều chỉnh giá cả vật tư, nhân công trong các mô hình thường mang tính chủ quan, áp đặt chưa phù hợp với thực tế. Thậm chí việc đào hố trồng cây với kích thước 40x40x40 cm hay 50x50x50 hoặc 60x60x60 cm lại không phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật mà lại là cơ sở để điều chỉnh cho hợp với tổng suất đầu tư cho 1 ha. Song trên thực tế với giá nhân công quá thấp, người trồng rừng cũng ít khi có thể đào hố trồng cây theo những kích thước trên.

- Nghiệm thu còn quá nặng về thiết kế, ở nhiều nơi dân trồng tuy mật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022