Ảnh 4.8: Rừng lim xanh 7 tuổi ở Thanh Hối - Tân Lạc sau khi được mở tán (do dân tự chặt cây phù trợ)
Các mô hình trên bước đầu được đánh giá là thành công do đã chọn cây trồng phù hợp với lập địa nên cây có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, mật độ bố trí các cây trong mô hình còn quá dày, trong giai đoạn tới cần tỉa bớt cây trồng phù trợ.
* Các mô hình chưa thành công
- Mô hình trồng hỗn giao Luồng với Lát hoa (200 Luồng + 400 Lát hoa) tại xã Hòa Bình - thị xã Hòa Bình trên đất feralit nâu vàng. Nguyên nhân thất bại của mô hình này là hiện nay Lát hoa có tỷ lệ sống thấp, do bị Luồng lấn át nên hầu hết Lát hoa sinh trưởng kém, thân còi cọc, tán hẹp, ít lá không có triển vọng phát triển thành cây gỗ lớn có chất lượng. Mô hình trồng hỗn giao Lát hoa với luồng là không phù hợp.
- Mô hình trồng hỗn giao Luồng với Lim xanh (200 Luồng + 400 Lim xanh) tại xóm Các xã Tử Nê - Tân Lạc - Hoà Bình trên đất feralit nâu vàng, khô, nhiều kết von, thực bì cỏ mật che phủ dày đặc. Mô hình này chưa thành công vì cây Luồng không thích hợp với điều kiện lập địa, sinh trưởng và phát triển chậm.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Sử Dụng Cho Việc Xây Dựng Và Phát Triển Rừng Giai Đoạn 1999 - 2008
- Tình Hình Áp Dụng Các Hướng Dẫn Kỹ Thuật Tại Tỉnh Hòa Bình
- Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 8
- Phân Tích Các Khoảng Trống Về Kỹ Thuật Và Chính Sách Dự Án 661 Áp Dụng Ở Tỉnh Hòa Bình
- Đề Xuất Một Số Khuyến Nghị Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Trồng Rừng Phòng Hộ Cho Dự Án 661 Giai Đoạn 2009 - 2010 Tại Tỉnh Hoà Bình
- Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
- Mô hình Keo tai tượng + Trám trắng (1000 Keo tai tượng + 600 Trám trắng) ở xóm Tam - Thanh Hối - Tân Lạc. Mô hình này không thành công vì hiện nay tỷ lệ còn lại của 2 loài còn rất ít. Trám trắng chết nhiều do không được chăm sóc, bị gãy đổ khi khai thác Keo tai tượng; Keo tai tượng còn lại ít do bị khai thác.
4.4. Tổng kết và đánh giá hệ thống các cơ chế chính sách, suất đầu tư trồng rừng trong dự án 661 tỉnh Hoà Bình
4.4.1. Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của dự án 661 Trung ương
Chính sách đầu tư Dự án 661 được quy định tại Điều 6 Quyết định số 661/TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng như sau:
- Tiếp tục thực hiện chính sách bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu, suất đầu tư 50.000 đ/ha, thời gian không quá 5 năm. Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu đồng/ha, thời hạn khoán 6 năm. Trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng, bình quân là 2,5 triệu đồng/ha, gồm trồng mới và chăm sóc theo quy định kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các loại cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm.
- Kinh phí quản lý dự án trồng rừng phòng hộ đặc dụng được trích 8% trong tổng mức đầu tư ngân sách của Nhà nước dành cho dự án, trong đó các
ngành ở Trung ương là 0,7% tỉnh huyện, xã là 1,3%, chủ dự án là cơ sở là 6%.
Để phù hợp hơn với tình hình thực tế ngày 6/7/2007 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Về chính sách được sửa đổi tại Điều 6 như sau:
- Hàng năm dành 5% kinh phí của dự án cho công tác quản lý, bảo vệ rừng (tuyên truyền giáo dục, tổ chức đào tạo, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ lâm nghiệp cấp xã, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh rừng, giao đất, giao rừng…); mức chi cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế của tỉnh quyết định.
- Mức hộ trợ từ Trung ương cho ngân sách địa phương để khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bình quân là 100.000 đ/ha/năm. Mức hỗ trợ
100.000 đ/ha/năm được áp dụng cho cả việc khoanh nuôi tự nhiên rừng.
- Suất đầu tư cho trồng rừng dùng để cân đối kế hoạch đầu tư từng năm từ năm 2007 - 2010 bình quân 6 triệu đồng/ha.
- Đối với trồng rừng sản xuất được hỗ trợ theo chính sách phát triển rừng sản xuất của Chính phủ.
Ngày 11/12/2008 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 164/2008/ QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung Điều 1 của Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng như sau:
Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: việc đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung và làm giàu rừng tự nhiên được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật lâm sinh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mức vốn đầu tư cụ thể đối với từng dự án, từng khu vực, thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Suất đầu tư trồng rừng để cân đối kế hoạch đầu tư từng năm từ năm 2008 - 2010 bình quân 10 triệu đồng/ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn cách lập dự toán cho các địa phương.
4.4.2. Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo trong dự án 661 tại tỉnh Hoà Bình
Để chỉ đạo thực hiện dự án và hướng dẫn về việc sử dụng nguồn vốn cho các hạng mục trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại tỉnh Hoà Bình, ngày 7/3/2000 UBND tỉnh Hòa Bình đã có Quyết định số 13/2000/QĐ-UB Ban hành Quy định về mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư - dự toán các công trình lâm sinh thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hòa Bình, theo đó mức đầu tư trồng rừng được quy định như sau:
+ Trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu: Mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng bình quân 2,5 triệu đồng/ha gồm trồng mới và chăm sóc rừng trồng trong 3 năm.
+ Hỗ trợ 2 triệu đồng/ha cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các loài cây gỗ quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm.
+ Đơn giá cây giống thực hiện theo quyết định số 669 QĐ/UB-DA ngày 13/9/1997 và quyết định 57/QĐ-UB ngày 13/9/1999 của UBND tỉnh (tiền cây giống không vượt quá 1/3 tổng đơn giá dự toán).
+ Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được áp dụng theo quyết định 141/1999/QĐ-BTC ngày 16/11/1999 của Bộ Tài chính.
Cũng theo hướng dẫn này, tỉnh Hoà Bình đã có quy định khá rò ràng, chi tiết cho từng hạng mục lâm sinh đối với từng mô hình trồng rừng cụ thể. Có thể tóm tắt như sau:
Tổng chi phí đầu tư cho trồng rừng là 2,5 triệu đồng/ha, trong đó 1,75 triệu cho trồng và chăm sóc năm đầu (chi trực tiếp là 1,7 triệu, chi phí thẩm định, thiết kế là 50 nghìn đồng). Chi cho chăm sóc năm thứ 2 là 350.000 đồng, chăm sóc năm thứ 3 là 400.000 đồng. Như vậy, việc phân bổ nguồn vốn cho tất cả các mô hình trồng rừng là hoàn toàn giống nhau mặc dù trong đó các loài cây, mật độ và yêu cầu chăm sóc cũng không giống nhau. Mặt khác, trong phân bổ chi phí chưa chú ý gắn với từng điều kiện lập địa, điều kiện trồng rừng cụ thể, ở nơi khó trồng và ở nơi dễ trồng đều có một mức đầu tư chung như nhau.
Sau 4 năm thực hiện dự án, để phù hợp hơn với tình hình thực tế và theo các văn bản hướng dẫn thực hiện mới của Bộ NN & PTNT, ngày 18/3/2003 UBND tỉnh Hòa Bình đã có Quyết định số 11/2003/QĐ-UB về việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mức và dự toán đầu tư cho các công trình lâm sinh thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hòa Bình. Theo đó chi phí cho trồng rừng được nâng lên 4 triệu đồng/ha.
So với Quyết định số 13/2000/QĐ-UB thì trong Quyết định này đã có sự điều chỉnh đặc biệt là đơn giá cho các hạng mục lâm sinh trồng rừng được tăng lên đáng kể, cụ thể là: mức đầu tư cho 1 ha rừng phòng hộ là 4 triệu đồng/ha, trong đó: đầu tư cho năm thứ nhất tăng lên 2,5 triệu đồng/ha, đầu tư cho năm thứ 2 là 700.000 đồng/ha, cho năm thứ 3 là 500.000 đồng/ha và được đầu tư tiếp đến năm thứ tư là 300.000 đồng/ha; việc tăng suất đầu tư cho trồng rừng chủ yếu là tăng chi phí trực tiếp (nhân công, vật tư). Tuy nhiên, trong lần điều chỉnh này vẫn chưa có sự chú ý đến từng mô hình cho từng điều kiện trồng cụ thể, suất đầu tư vẫn được tính như nhau cho những nơi có điều kiện
trồng khác nhau. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá trị của từng hạng mục cụ thể lại không hề phụ thuộc vào giá cả thị trường mà tuân theo một nguyên tắc điều chỉnh đơn giá làm sao cho vừa đủ với suất đầu tư.
Ngày 26/11/2003 Bộ NN&PTNT có quyết định số 5246 QĐ/BNN-LN Về việc Ban hành định mức chi phí trồng rừng, chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dụng theo suất đầu tư trồng rừng 4 triệu đ/ha thuộc Chương trình Dự án 661. Do đó để cho phù hợp với quyết định 5246 QĐ/BNN-LN, ngày 4/3/2004 UBND tỉnh Hòa Bình đã có Quyết định số 06/2004/QĐ-UB Về việc điều chỉnh, sửa đổi điểm a, mục 2, phần III quyết định số 11/2003/QĐ-UB ngày 18/3/2003 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mức và dự toán đầu tư cho các công trình lâm sinh thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Theo đó thì điểm a, mục 2, phần III quyết định 11/2003/QĐ-UB điều chỉnh như sau:
a. Trồng và chăm sóc rừng:
- Trồng và chăm sóc năm thứ nhất : 2.500.000đ/ha, trong đó:
- Chăm sóc năm thứ 2: 700.000đ/ha.
- Chăm sóc năm thứ 3: 500.000đ/ha.
- Chăm sóc năm thứ 4: 300.000đ/ha.
Nội dung chính của lần sửa đổi này là giảm các chi phí trực tiếp trong trồng và chăm sóc rừng trồng, cụ thể là: Đối với trồng rừng, giảm chi phí trực tiếp, giảm chi phí thiết kế và thẩm định, tăng chi phí nghiệm thu, kiểm tra, thêm chi phí cho lập hồ sơ giao khoán, hướng dẫn kỹ thuật và đặc biệt là bổ sung phụ cấp cho cán bộ thôn, bản là 10.000 đồng/ha; đối với chi cho chăm sóc các năm tiếp theo, đều giảm chi phí trực tiếp, thêm chi phí phụ cấp cho cán bộ thôn, xã tham gia và lập hồ sơ giao khoán, hướng dẫn kỹ thuật.
Để hiệu quả trồng rừng ngày càng cao ngày 30/1/2008 UBND tỉnh Hoà Bình có Quyết định số 02/2008/QĐ- UBND về việc Ban hành quy định về
loài cây trồng, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng và mức đầu tư công trình lâm sinh thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Theo đó chi phí của trồng rừng được nâng lên 6 triệu đồng/ha, trong đó 3,9 triệu đồng cho trồng và chăm sóc năm đầu. Sự điều chỉnh lần này phần nào cũng đã tháo gỡ bớt một phần khó khăn cho các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, theo nhận định chung với tình hình trượt giá và lạm phát tăng nhanh như hiện nay mức đầu tư này cũng không phải là cao.
Với tình hình lạm phát như hiện nay, ngày 08/04/2009 UBND tỉnh Hoà Bình đã có quyết định số 18/2009/QĐ – UBND về việc sửa đổi Mục I, Phần B Quyết định số 02/2008/QĐ- UBND, ngày 30/01/2008 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc Ban hành quy định về loài cây trồng, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng và mức đầu tư công trình lâm sinh thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Với định mức chi phí trồng và chăm sóc 4 năm tiếp theo rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là
10.000.000 đồng, trong đó trồng và chăm sóc rừng năm thứ nhất: 6.500.000 đồng/ha; Chăm sóc rừng năm thứ 2: 1.600.000 đồng/ha; Chăm sóc rừng năm thứ 3: 1.100.000 đồng/ha; Chăm sóc rừng năm thứ 4: 800.000 đồng/ha; đã giúp các đơn vị sản xuất ngày càng có hiệu quả trồng rừng cao hơn, chất lượng rừng trồng cũng được nâng lên.
4.4.3 Đánh giá tình hình áp dụng hệ thống các chính sách, suất đầu tư xây dựng rừng phòng hộ trên thực tế trong dự án 661 tại tỉnh Hoà Bình
- Về tổ chức thực hiện: Ban quản lý Dự án 661 TW giao kế hoạch hàng năm cho ban quản lý Dự án 661 tỉnh Hòa Bình, Ban quản lý Dự án 661 của Tỉnh giao kế hoạch hàng năm cho các ban quản lý dự án cơ sở, các ban cơ sở giao kế hoạch xuống từng xã, nếu xã đồng ý trồng thì Ban quản lý dự án cơ sở sẽ đến xem địa điểm trồng, và mời thiết kế (đoàn điều tra quy hoạch rừng tỉnh). Trong quá trình tiến hành triển khai dự án, nhiều xã đồng ý nhận trồng
nhưng đến khi triển khai trồng rừng lại không nhận trồng nữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Khi kết thúc dự án (sau khi hết thời gian chăm sóc và bảo vệ của dự án) rừng được giao lại cho xã và người dân có trách nhiệm bảo vệ rừng.
- Nghiệm thu: Các Ban quản lý dự án cơ sở tiến hành nghiệm thu đến từng hộ dân theo các quyết định 162/1999/QĐ/BNN/PTLN ngày 10/12/1999 và Quyết định 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/1/2005 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT. Quá trình nghiệm thu được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Nếu người dân trồng không đúng mật độ, loài cây và tỷ lệ sống (85%) sẽ không được nghiệm thu.
- Trong quá trình triển khai dự án, các dự án cơ sở đều thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn về phân bổ kinh phí cho các hạng mục. Các công trình đều có thiết kế trồng rò ràng đến từng lô, khoảnh. Do suất đầu tư trồng rừng còn thấp làm cho giá nhân công quá rẻ so với giá thị trường. Việc quy định giá của các hạng mục không theo giá thị trường mà được điều chỉnh cho phù hợp với tổng đơn giá chung nhưng thường đều thấp hơn so với giá thị trường.
- Công tác chất lượng giống cây trồng chưa được đảm bảo. Cây con thường có tuổi thấp hơn so với quy định. Đặc biệt như ban quản lý dự án huyện Lạc Sơn mua giống luồng từ Thanh Hóa về trồng nhưng chỉ sau thời gian ngắn cây luồng đã bị khuy hết.
- Hiện nay ngoài tiền thu được từ công lao động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng người dân không được hưởng thêm quyền lợi gì khác từ việc tỉa thưa cây trồng phù trợ.
- Suất đầu tư hiện tại vẫn là khá thấp. Vì vậy, người dân thường không thể làm theo đúng thiết kế. Ví dụ như trong khâu cuốc hố trồng rừng, ở những nơi đất cứng, khó đào người dân chỉ đợi những ngày mưa tiến hành gạt lớp