chỉ đạo thực hiện, số liệu tổng kết dự án 661 ở Trung ương và của tỉnh Hoà Bình.
- Kết hợp giữa tổng kết và đánh giá của địa phương thông qua các báo cáo tổng kết đánh giá thực hiện dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 với kết quả khảo sát, đánh giá trên thực tế.
+ Tiếp cận kết quả tổng kết và đánh giá Dự án 661 của địa phương: Tham khảo báo cáo kết quả thực hiện dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 của tỉnh Hoà Bình, các hướng dẫn kỹ thuật, cơ chế chính sách đã áp dụng trong dự án 661 của tỉnh Hoà Bình.
+ Tiếp cận, khảo sát tình hình thực hiện, triển khai dự án và các cơ chế chính sách, các hướng dẫn kỹ thuật và các mô hình lâm sinh trên thực tế: Lựa chọn các huyện, các Ban quản lý dự án trọng điểm về thực hiện dự án 661 để khảo sát, đánh giá chi tiết.
- Việc áp dụng, triển khai các hướng dẫn kỹ thuật, các cơ chế chính sách và các mô hình lâm sinh trên thực tế phải dựa trên sự đồng bộ, phù hợp và thống nhất với trình độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
2.5.2. Phương hướng giải quyết vấn đề
Đề tài bắt đầu từ việc thu thập các tài liệu, số liệu đã có liên quan đến các nội dung của đề tài ở Ban quản lý dự án 661 Trung ương, Ban quản lý dự án 661 tỉnh Hoà Bình và các dự án 661 cơ sở về 2 vấn đề:
i) Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ.
ii) Cơ chế, chính sách và suất đầu tư.
Từ đó tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng phòng hộ, các biện pháp kỹ thuật, cơ chế chính sách đã áp dụng trong thực tiễn để tìm ra những khoảng trống, thiếu hụt về kỹ thuật và chính sách làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới.
Phương hướng và cách giải quyết vấn đề của đề tài được mô hình hoá theo sơ đồ dưới đây.
Thu thập các thông tin, số liệu đã có
Các thông tin ở các dự án cơ sở trong tỉnh | |||
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 1
- Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 2
- Các Biện Pháp Kỹ Thuật Xây Dựng Và Các Mô Hình Rừng Phòng Hộ
- Thủy Điện Sông Đà Và Khu Vực Phòng Hộ Sông Đà
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Sử Dụng Cho Việc Xây Dựng Và Phát Triển Rừng Giai Đoạn 1999 - 2008
- Tình Hình Áp Dụng Các Hướng Dẫn Kỹ Thuật Tại Tỉnh Hòa Bình
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Các thông tin về kỹ thuật
Các thông tin về cơ chế, chính sách, suất
đầu tư
Điều tra, khảo sát các mô hình rừng trồng phòng hộ
Đề xuất các khuyến nghị
Phân tích, xử lý thông tin, số liệu
Hình 2.1: Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài
2.5.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.5.3.1. Thu thập các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu đã có
- Thu thập các văn bản hướng dẫn kỹ thuật, các quyết định, chỉ thị của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Lâm nghiệp, các thông tư hướng dẫn liên bộ và của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, liên quan đến kỹ thuật trồng rừng phòng hộ và chính sách trong Dự án 661; Các thông tin chung về tình hình thực hiện, triển khai dự án và những vấn đề có liên quan từ Ban quản lý Dự án 661 Trung ương, tỉnh Hoà Bình và các dự án 661 cơ sở.
- Thu thập các báo cáo khoa học, các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ, các báo cáo đánh giá Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 và các báo cáo hàng năm; các mô hình rừng trồng phòng hộ trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hoà Bình hoặc tại những vùng khác có điều kiện tương tự.
- Thu thập các hướng dẫn kỹ thuật, cơ chế chính sách, loài cây và các mô hình áp dụng trong Dự án 661 của tỉnh Hoà Bình. Các thông tin, số liệu về tình hình, tiến độ thực hiện dự án tại Ban quản lý Dự án 661 tỉnh, các Ban quản lý dự án cơ sở.
2.5.3.2. Phương pháp khảo sát, đánh giá trên thực địa
Phương pháp đánh giá chung được áp dụng là lập ô tiêu chuẩn, kết hợp với điều tra sơ thám và phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ kỹ thuật, người dân tham gia trồng rừng phòng hộ, những người tham gia quản lý, điều hành và thực hiện dự án 661 tại tỉnh Hoà Bình. Các bước của quá trình khảo sát, đánh giá như sau:
- Làm việc với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Ban quản lý Dự án 661 của tỉnh và các Ban quản lý Dự án cơ sở trực thuộc để nắm được tình hình chung về việc triển khai thực hiện dự
án, các hướng dẫn kỹ thuật, các cơ chế chính sách và các mô hình lâm sinh đã áp dụng, các loài cây trồng rừng, biện pháp kỹ thuật (lập địa, xử lý thực bì, làm đất, phương thức trồng, mật độ trồng, bón phân, thời vụ,...) chủ yếu áp dụng trong Dự án 661, tình hình tổ chức thực hiện, những khó khăn, vướng mắc mà các địa phương gặp phải và các kiến nghị, đề xuất của lãnh đạo, cán bộ và người dân địa phương.
Từ đó chọn ra các địa điểm để điều tra, khảo sát và đánh giá chi tiết, cụ thể như sau:
Điều tra thực địa 6 điểm nghiên cứu, tại mỗi điểm nghiên cứu, lập 3 ô tiêu chuẩn hình chữ nhật diện tích 500 m2 (20m x 25m), trong trường hợp số cây còn lại < 30 cây thì diện tích OTC sẽ được mở rộng hơn để đảm bảo có ít nhất 30 cây còn sống cho mỗi loài. Tổng số OTC điều tra là 18 OTC, địa điểm cụ thể như sau:
1. Xóm Cang 1, xã Hoà Bình, TX Hòa Bình
2. Xóm Cang 2, xã Hoà Bình, TX Hòa Bình
3. Xóm Các, Tử Nê, Tân Lạc, Hoà Bình
4. Xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc
5. Thôn Khu, Văn Sơn, Lạc Sơn
6. Xóm Khang, Văn Sơn, Lạc Sơn
+ Trên các ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm thu thập các số liệu về: loài cây, phương thức trồng, lập địa trồng, kỹ thuật trồng, năm trồng (tuổi rừng), D1,3, Hvn, Dt, độ tàn che, che phủ, tỷ lệ sống,... đặc biệt là cách bố trí các cây hỗn giao, khoảng cách giữa các cây, mối quan hệ của chúng với nhau,… kết quả điều tra sẽ được ghi vào mẫu phiếu điều tra chi tiết ở phần phụ biểu).
+ Ngoài ra, luận văn kế thừa số liệu nghiên cứu của Dự án Jica tại các địa điểm nghiên cứu khác, cụ thể là:
Xóm Cang 1, Hoà Bình, TX Hoà Bình (1 điểm)
Xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc (2 điểm) Xóm Nhót, Thanh Hối, Tân Lạc (1 điểm) Thôn Bão Trang, Đông Lai, Tân Lạc (1 điểm) Thôn Cú Trong, Tử Nê, Tân Lạc (1 điểm) Xóm Khang, Văn Sơn, Lạc Sơn (1 điểm) Xóm Búm, Ân Nghĩa, Lạc Sơn (1 điểm)
Như vậy, luận văn đã khảo sát và kế thừa tổng số là 14 địa điểm cụ thể như sau:
+ Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà: Xóm Cang 1, xã Hoà Bình, TX Hoà Bình (2 điểm); xóm Cang 2, xã Hoà Bình, TX Hoà Bình (1 điểm).
+ Ban quản lý dự án rừng phòng hộ huyện Tân Lạc: Xóm Các xã Tử Nê (1 điểm); xóm Tam, xã Thanh Hối (3 điểm); xóm Nhót xã Thanh Hối (1 điểm); thôn Bão Trang xã Đông Lai (1 điểm); thôn Cú Trong xã Tử Nê (1 điểm).
+ Ban quản lý dự án rừng phòng hộ lâm trường Lạc Sơn: Thôn Khu xã Văn Sơn (1 điểm); xóm Khang xã Văn Sơn (2 điểm); xóm Búm xã Ân Nghĩa (1 điểm).
2.5.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu điều tra ô tiêu chuẩn rừng trồng, tính toán các giá trị trung bình của các chỉ tiêu sinh trưởng theo trình lệnh sau: Insert/ Funtion…/ Chọn AVERAGE/ OK.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Hoà Bình là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc nước ta, có toạ độ địa lý: 2000’- 2100’ vĩ độ Bắc và 105020’- 105050’ kinh độ Đông. Về mặt địa giới hành chính tỉnh Hoà Bình giáp ranh với các tỉnh sau đây:
- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ.
- Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình.
- Phía Đông giáp tỉnh Hà Nội (Hà Tây cũ) và Hà Nam.
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh là thị xã tỉnh Hoà Bình nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây Bắc, chạy xuyên qua tỉnh có quốc lộ số 6 nối Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Lai Châu nên rất thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu văn hoá và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
3.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
3.1.2.1. Khí hậu
+ Tỉnh Hòa Bình có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô rò rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân từ 1.700 - 1.800 mm, chiếm hơn 90% tổng lượng mưa cả năm. Riêng vùng núi cao Mai Châu và Đà Bắc mùa mưa đến muộn hơn và kéo dài hơn so với vùng thấp. Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau với lượng mưa bình quân 100 - 200 mm, chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm.
+ Nhiệt độ không khí bình quân là 240C, cao nhất là 37,60C vào các tháng 6 - 7, thấp nhất là 50C vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, ở vùng núi cao có khi nhiệt độ hạ xuống tới 20C.
+ Ẩm độ không khí trung bình 85%, cao nhất đạt tới 90% vào tháng 8 - 9, thấp nhất 75% vào tháng 11-12.
+ Gió: Mùa hè có gió Đông Nam là chủ yếu, gió Lào xuất hiện không thường xuyên, thổi từng đợt, mỗi đợt từ 3 - 5 ngày, một năm có từ 5 - 7 đợt, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, cây trồng và gia súc. Các huyện có gió Lào xuất hiện là Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thuỷ. Mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc xuất hiện thành từng đợt, mỗi đợt 3 - 5 ngày, gây rét đậm.
3.1.2.2. Thuỷ văn
Hoà Bình có mạng lưới sông, suối phân bố khắp tất cả các huyện như sông Đà, sông Bưởi, sông Bùi, sông Lãng, sông chợ Đập,... các sông lớn gồm Ngòi Hoa, Hiền Lương, Oi Luông, Dưa, Tra. Hệ thống sông suối của tỉnh có tiềm năng thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ lớn cần được khai thác sử dụng.
3.1.3. Địa hình
Địa hình tỉnh Hoà Bình được chia thành 2 vùng rò rệt:
- Vùng cao: có 2 huyện là Đà Bắc và Mai Châu. Ngoài ra, Hoà Bình còn có 4 huyện có các xã vùng cao là Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn. Toàn tỉnh có tổng số 74 xã vùng cao và xã có xóm, bản vùng cao với diện tích vùng cao 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn tỉnh. Địa hình vùng này gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều, độ cao bình quân 400 - 500 m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh cao 1.373 m. Độ dốc bình quân 30 - 350, đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn.
- Vùng núi thấp: thuộc thuỷ hệ sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi gồm các huyện: Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Thị xã Hòa Bình với diện tích 262.202 ha, chiếm 52,2% diện tích toàn tỉnh. Địa hình vùng này gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc bình quân 20 - 250, độ cao bình quân 200 - 300 m ít hiểm trở, đi lại thuận lợi, xen giữa các dãy núi là những cánh đồng hẹp.
3.1.4. Thổ nhưỡng
Toàn tỉnh Hòa Bình có thể chia ra 3 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Feralít phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu: Sa thạch, Pocfirít, Spikít.
- Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch.
- Nhóm đất Feralít phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi.
Trong các nhóm đất trên: Nhóm đất phát triển trên đá phiến thạch, diệp thạch và đá vôi có độ phì cao, thích hợp với nhiều loài cây rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp.
3.1.5. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
3.1.5.1. Tiềm năng đất rừng và rừng
Theo kết quả quy hoạch 3 loại rừng năm 2007 (không tính 4 xã của huyện Lương Sơn sát nhập về Hà Nội) tỉnh Hoà Bình có tổng diện tích tự nhiên 459.635,2 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 333.936 ha chiếm 72,65% diện tích đất tự nhiên và đã được quy hoạch theo 3 loại rừng: Rừng phòng hộ: 130.511,9 ha; Rừng sản xuất: 161.357,4 ha; Rừng đặc dụng: 42.066,7 ha.
Có thể thấy tiềm năng đất đai của tỉnh lớn, đất còn khá tốt và thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây ngắn ngày và chăn nuôi. Trong những năm qua sự nghiệp bảo vệ rừng và trồng