Các Biện Pháp Kỹ Thuật Xây Dựng Và Các Mô Hình Rừng Phòng Hộ


Các nghiên cứu của Bùi Ngạnh và Nguyễn Danh Mô (1977) [20]; Bùi Ngạnh và Nguyễn Ngọc Đích (1985) [21] cho thấy sự thay đổi dòng chảy mặt ở một số dạng rừng khác nhau, trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất những mô hình bố trí các đai rừng giữ nước trên sườn dốc. Năm 1981, Lê Đăng Giảng và Nguyễn Thị Hoài Thu (1981) [9] đã tổng kết kết quả nghiên cứu về khả năng giữ nước, điều tiết dòng chảy của rừng thứ sinh hỗn giao lá rộng tại núi Tiên, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Các tác giả đã đề nghị việc xây dựng và thiết kế rừng phòng hộ ở các triền sông phải phát huy được khả năng giữ nước cao nhất của nó trong những thời điểm lượng mưa mùa tập trung cao.

Nghiên cứu của Vò Đại Hải (1996) [12], Nguyễn Ngọc Lung và Vò Đại Hải (1997) [18] cho thấy vai trò điều tiết nước, chống xói mòn đất của rừng rất lớn: lượng nước mưa bị tán rừng ngăn cản dao động từ 5,75 - 11,6% tùy thuộc vào từng loại rừng; lượng nước tạo thành dòng chảy ngầm và các dạng khác từ 88,2% - 92,5% tổng lượng nước mưa; lượng nước tạo thành dòng chảy bề mặt ở những nơi có rừng rất thấp, qua đó hạn chế khả năng hình thành lũ và lũ quét. Một thành quả được thể hiện rò nét qua công trình nghiên cứu này là việc xác định cấu trúc hợp lý của thảm thực vật rừng chống xói mòn đất. Hai tác giả đã xây dựng được bảng tra hệ số thảm thực vật (hệ số C) tương ứng với đặc điểm và cấu trúc của một số thảm rừng. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2002) [34] đã đưa ra dẫn liệu lưu lượng dòng chảy tại nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với khu vực canh tác nông nghiệp, rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn rừng trồng trong việc giảm dòng chảy mặt; dòng chảy kiệt ở nơi có rừng cao hơn ở nơi không có rừng.

1.2.3. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng và các mô hình rừng phòng hộ

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) thì rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng. Tại điều 28 quyết định 186/TTg ngày 14/8/2006 của thủ tướng chính phủ về việc


ban hành Quy chế quản lí rừng quy định: Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải đạt được độ tàn che từ 0,6 trở lên để rừng có khả năng duy trì, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm xói mòn. Đây là những cơ sở khoa học và pháp lý quan trọng cho việc xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn nước ta.

Theo Nguyễn Anh Dũng (2006) thì ở nước ta hiện nay có 2 giải pháp kỹ thuật chủ yếu để phục hồi và phát triển rừng, đó là trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung. Vấn đề khoanh nuôi phục hồi rừng ở nước ta đã được đặt ra từ rất sớm, vào khoảng những năm 1950 sau khi miền Bắc được giải phóng, vấn đề này được đề cập đến trong thuật ngữ “khoanh núi nuôi rừng”. Tuy nhiên, vì nhiều lí do mà trong một thời gian rất dài sau đó người ta chỉ chú ý đến khai thác rừng tự nhiên là chính. Mãi đến những năm 1990, cái được gọi là “khoanh núi nuôi rừng” mới được định hình và phát triển theo cụm thuật ngữ “phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”. Điều này được thể hiện trong 2 quy phạm ngành QPN 14-92 và QPN 21-98.

Trồng rừng phòng hộ là giải pháp duy nhất để khôi phục rừng trên những vùng đất trống, đồi núi trọc, đất rừng đã bị thoái hoá. Trong đó việc lựa chọn loài cây trồng là một khâu rất được chú ý vì nó góp phần quyết định đến khả năng phòng hộ của rừng. Sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn, một danh sách gồm 34 loài cây trồng rừng phòng hộ đã được đề xuất cho trồng rừng phòng hộ trên cả nước. Hoàng Liên Sơn và các cộng tác viên (2005) [39] đã tổng kết và đưa ra danh sách 50 loài cây chia làm 4 nhóm chính được sử dụng cho trồng rừng phòng hộ trong Dự án 661 trên phạm vi toàn quốc.

Vò Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát và Đào Công Khanh (1997) đã nghiên cứu xác định chủng loại cây bản địa phục vụ cho trồng rừng phòng hộ ở một số vùng trọng điểm. Trên cơ sở tiêu chuẩn cây bản địa đưa vào trồng rừng phòng hộ là phải phù hợp với tiểu vùng sinh thái, kết hợp được với nhau, có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


tác dụng phù trợ lẫn nhau, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, giữ đất, sống lâu năm, tán lá dày, rậm và thường xanh, bộ rễ phát triển sâu,... các tác giả đã đưa ra mô hình trồng rừng phòng hộ dự tuyển cho 7 vùng sinh thái lâm nghiệp trên cả nước. Trong đó, vùng Tây Bắc có 2 mô hình là:

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 3

+ Thông 3 lá + Táo mèo: 1 hàng (3 x 2m) + 1 hàng (3 x 2m).

+ Long não + Trẩu ta: Rạch 1 hàng (9 x 2m) + băng 2 hàng (3 x 2m).

Vò Đại Hải (2000) [13] trong khi nghiên cứu những giải pháp cho quản lý và xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên đã đưa ra một số mô hình phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn khá thành công là các mô hình tại Kbang - Sơ Pai tiểu vùng Kon Hà Nừng; mô hình trên quốc lộ 22 gần huyện Kông - Plông miền Đông Kon Tum; mô hình ở Tỉnh Lộ 674 Phú Thiệu - Kông cho vùng Đông Nam Pleiku; mô hình gần quốc lộ 20 vùng hồ Thuỷ Tiên - Đà Lạt. Đây đều là các đối tượng rừng sau khai thác kiệt và rừng phục hồi sau nương rẫy. Sau khi áp dụng khoanh nuôi có trồng bổ sung các đối tượng rừng trên đều phục hồi tốt.

Việc nghiên cứu và xác định cấu trúc hợp lý của rừng phòng hộ làm cơ sở cho việc xây dựng các khu rừng phòng hộ có chất lượng cao cũng được quan tâm. Năm 1996, Nguyễn Ngọc Lung và Vò Đại Hải đã công bố công trình “Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước”, trong đó các tác giả đã đánh giá được năng lực phòng hộ của một số dạng cấu trúc thảm thực vật rừng về mặt chống xói mòn và điều tiết nguồn nước. Trên cơ sở đó đề xuất những mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn có cấu trúc hợp lý.

Theo Hoàng Liên Sơn và các cộng sự (2005) [37] cho biết Dự án 661 giai đoạn 1998 - 2004 đã xây dựng được khá nhiều mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn. Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo của các tỉnh có trồng rừng


phòng hộ đầu nguồn cho thấy các mô hình khá đa dạng, tổng số có tới 188 mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, mật độ trồng rừng rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài cây và kỹ thuật áp dụng trong mỗi mô hình. Căn cứ vào các loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn có thể chia các mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn thành 4 nhóm chính là cây bản địa trồng hỗn giao với nhau và cây bản địa hỗn giao với cây phù trợ; các loài Thông trồng thuần loài và Thông trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Keo trồng thuần loài và Keo trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Tre, luồng trồng thuần loài. Trong những năm gần đây, các mô hình này đa dạng và được phát triển rộng hơn ở nhiều tỉnh. Ngoài ra, rừng tre luồng có khả năng chống xói mòn tốt do lá rụng nhiều và khó phân huỷ, rễ cây nhiều chủ yếu phân bố ở bề mặt đất nên che phủ đất tốt.

1.2.4. Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ

Việc tổ chức quản lý rừng phòng hộ đã được quy định cụ thể trong nhiều các văn bản pháp quy của Nhà nước như Quy chế quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành theo Quyết định số 08/2001/ QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ [29]; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 [28]; Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/ QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ [30]; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng [23],... theo đó việc tổ chức, quản lý rừng phòng hộ nước ta có thể tóm tắt như sau:

Rừng phòng hộ nói chung và rừng phòng hộ đầu nguồn nói riêng được Nhà nước thống nhất quản lý và xác lập thành hệ thống các khu rừng phòng hộ quốc gia do Bộ NN & PTNT trực tiếp quản lý. Trong khung tổ chức quản lý của Bộ NN & PTNT có 2 Cục liên quan đến quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn là: 1) Cục Lâm nghiệp - chịu trách nhiệm về các hoạt động phục hồi,


phát triển vốn rừng phòng hộ, các chính sách quản lý và khuyến lâm; 2) Cục Kiểm lâm - chịu trách nhiệm bảo vệ, phòng chống cháy rừng, theo dòi diễn biến tài nguyên rừng,… ở cấp tỉnh có Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN & PTNT; ở cấp huyện có các phòng Kinh tế (phòng NN & PTNT) và hạt kiểm lâm.

Mỗi khu rừng phòng hộ được xác lập, tổ chức quản lý theo mục đích sử dụng trên từng địa bàn cụ thể và có chủ quản lý. Chủ rừng được giao quản lý rừng và quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật và không được trái với Quy chế quản rừng phòng hộ, Luật Bảo vệ Phát triển rừng.

Tuỳ theo quy mô, tính chất, mức độ quan trọng của mỗi khu rừng phòng hộ đầu nguồn để thành lập Ban quản lý, trường hợp đặc biệt có quy mô diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên được thành lập Ban quản lý, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Khu rừng phòng hộ có diện tích tập trung từ 20.000 ha trở lên, được tổ chức Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh. Những khu rừng phòng hộ có diện tích dưới

5.000 ha (tập trung hoặc không tập trung) không thành lập Ban quản lý mà giao cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ, xây dựng.

1.3. Nhận xét và đánh giá chung

Điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây.

- Rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn được quan tâm chú ý ở nhiều nước trên thế giới. Các công trình nghiên cứu được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều các khía cạnh khác nhau, chủ yếu tập trung vào xói mòn đất, xác định cấu trúc hợp lí của rừng, thuỷ văn rừng, các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng và các chính sách tổ chức quản lí rừng,... Về đánh giá dự


án cũng đã có nhiều nghiên cứu thực hiện ở các mức độ khác nhau, nhìn chung đã xây dựng được phương pháp luận, nội dung đánh giá các tác động của dự án, đặc biệt chú trọng về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả các nghiên cứu này là những tài liệu tham khảo có giá trị, định hướng cho đề tài nghiên cứu.

- Ở Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng và phát triển rừng phòng hộ, rừng phòng hộ đầu nguồn được Nhà nước đặc biệt quan tâm, rất nhiều các công trình nghiên cứu, các Dự án quy hoạch vùng phòng hộ đầu nguồn được phê duyệt và triển khai. Các văn bản pháp luật được ban hành đã tạo hành lang pháp lí quan trọng cho việc xây dựng và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta. Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xói mòn đất, thủy văn rừng, cấu trúc hợp lí của rừng phòng hộ,... việc đánh giá các mô hình rừng trồng phòng hộ cũng được một số tác giả quan tâm nhưng nói chung còn ít. Đặc biệt là trong Dự án 661 đã xây dựng một khối lượng khá lớn rừng trồng phòng hộ, nhưng những nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này còn rất ít hoặc nếu có thì mới chỉ thực hiện trên diện rộng, thiếu những nghiên cứu cụ thể cho từng vùng.

Hoà Bình là tỉnh tham gia thực hiện Dự án 661 từ năm 1999 và đã đạt được nhiều kết quả. Cho đến nay chưa có một công trình đánh giá nào có hệ thống và toàn diện về các kết quả đã đạt được của dự án trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Xuất phát từ yêu cầu đó đề tài: “Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình" đặt ra là rất cần thiết.


Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu đề tài

* Về khoa học:

- Tổng kết và đánh giá được kết quả trồng rừng phòng hộ, các biện pháp kỹ thuật, cơ chế chính sách, suất đầu tư, các mô hình lâm sinh đã áp dụng trong Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình.

- Phân tích các khoảng trống, sự thiếu hụt trong hướng dẫn kỹ thuật, suất đầu tư và việc áp dụng trong thực tiễn Dự án 661 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

* Về thực tiễn:

- Đề xuất được loài cây và mô hình rừng trồng phòng hộ có triển vọng tại tỉnh Hoà Bình.

- Đề xuất được một số khuyến nghị về các biện pháp kỹ thuật, cơ chế chính sách, suất đầu tư cho Dự án 661 giai đoạn 2009 - 2010 và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại tỉnh Hoà Bình.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại tỉnh Hoà Bình thuộc Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008.

2.3. Giới hạn nghiên cứu

- Về địa bàn nghiên cứu: Giới hạn trong tỉnh Hoà Bình.


- Về nội dung nghiên cứu:

+ Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ Dự án 661: giới hạn trong việc đánh giá diện tích trồng rừng, cơ cấu nguồn vốn đầu tư trồng rừng phòng hộ, loài cây, lập địa, biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ thuộc tỉnh Hoà Bình.


+ Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ: Chỉ đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trên các dạng lập địa theo các chỉ tiêu D1,3, Hvn, Dt, tỷ lệ sống, độ che phủ, vì điều kiện và thời gian nghiên cứu có giới hạn nên không đánh giá được khả năng phòng hộ của rừng.

+ Đánh giá hệ thống cơ chế, chính sách dự án 661: Tập trung vào chính sách tổ chức quản lý triển khai thực hiện dự án, chính sách đầu tư, hưởng lợi.

2.4. Nội dung nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau:

- Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tỉnh Hoà Bình.

- Tổng kết và đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình.

- Đánh giá tình hình sinh trưởng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình.

- Tổng kết và đánh giá hệ thống cơ chế chính sách, suất đầu tư trồng rừng phòng hộ đầu nguồn trong Dự án 661 tại tỉnh Hoà Bình.

- Phân tích các khoảng trống về kỹ thuật và chính sách Dự án 661 áp dụng ở tỉnh Hòa Bình.

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng phòng hộ cho Dự án 661 giai đoạn 2009 - 2010 tại tỉnh Hoà Bình.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu và đánh giá đã có về tình hình thực hiện, triển khai các cơ chế chính sách, các hướng dẫn kỹ thuật, các mô hình lâm sinh áp dụng trong Dự án 661 tại tỉnh Hoà Bình. Các văn bản, chính sách

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí