Vai Trò Vqg Tam Đảo Đối Với Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Và Bảo Vệ Môi Trường Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ Và Việt Nam


3.2.3. Kinh tế hợp tác xã

Năm 1958,với chủ trương hợp tác hoá, các hộ gia đình góp đất và tài sản của mình vào HTX. Những lao động chính trong hộ gia đình trở thành xã viên hợp tác xã. Năm 1960, cả 3 tỉnh về cơ bản đã hoàn thành hợp tác hoá bậc thấp.

Từ năm 1960 – 1965, HTX tiếp tục củng cố, phát triển dần chuyển sang HTX bậc cao qui mô lớn ( liên thôn và toàn xã hoặc liên xã). Trong giai đoạn này, kinh tế hộ gia đình mất dần vai trò tự chủ. Nhà nước đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các HTX. Việc quản lý HTX luôn được cải tiến. Cùng với phong trào HTX, trong nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp nhà nước ( nông, lâm trường, trạm, trại) ra đời và phát triển mạnh. Chính sách hợp tác hoá đã thúc đẩy phát triển thuỷ lợi giao thông, cải tạo đồng ruộng, đưa giống mới vào sản xuất.

Đường lối đổi mới của Đại hội Đảng lần VI (1986) đã tạo tiền đề quan trọng để đổi mới căn bản mô hình kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường. Nhờ đó đã có những bước chuyển biến to lớn trong nông nghiệp, nông thôn, làm cơ sở ra đời hàng loạt thể chế, chính sách quan trọng sau đó.

Tuy nhiên hơn 10 năm qua, tình hình nông thôn nước ta, nhất là ở trung du và miền núi, trong quá trình phát triển cũng lại có những diễn biến phức tạp. Theo kết quả điều tra thì chỉ có 10 – 15% số hộ gia đình nông dân là thực sự làm ăn khá giả do có kinh nghiệm, đủ vốn và lao động. Khoảng 25 – 40% có thu nhập trung bình nhưng còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Số còn lại, 40 – 50%, không thể giữ vững sản xuất được nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Họ không chỉ nghèo về vốn và tư liệu sản xuất mà còn rất nghèo về kinh nghiệm và kiến thức làm ăn. Thu nhập tthấp dẫn đến đời sống bấp bênh. Hiện nay, tại một số nơi, nhất là ở trung du và miền núi, tỷ lệ nông dân không có ruộng đất đã lên tới 15 – 20%. Khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn ngày càng lớn.


Hiện nay, hợp tác xã dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi để giúp đỡ nhau phát triển sản xuất thông qua việc cho vay vốn (các hợp tác xã tín dụng), phổ cập kiến thức canh tác các loài cây trồng, kiến thức chăn nuôi (các hợp tác xã khuyến nông, khuyến lâm),… Các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay, chủ yếu làm nhiệm vụ dịch vụ giống, phân bón, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho cac hộ xã viên trong xã. Hợp tác xã nông nghiệp trong cùng tổ chức Đảng trên địa bàn xã còn là cơ quan xây dựng các chỉ tiêu kinh tế xã hội cho xã, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế để đạt được các chỉ tiêu đề ra.‌‌

3.3. Vai trò VQG Tam Đảo đối với bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam

3.3.1. Vườn quốc gia Tam Đảo trong bối cảnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.


Vườn quốc gia Tam Đảo bao gồm toàn bộ diện tích dãy núi Tam Đảo, là phần kéo dài của hệ núi phía Bắc và Tây bắc Bắc Bộ đi vào vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Toàn bộ phần phía Tây – Nam, phía Nam và phía Đông Vườn quốc gia được bao quanh bởi vùng đồng bằng, đồi trung du thuộc các tỉnh nằm ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội. Với vị trí như thế, dãy núi Tam Đảo đã được đồng bằng và đồi núi trung du tách ra khỏi các hệ núi cao ở Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc, trở thành hòn đảo cao nằm giữa đồng bằng. Đặc điểm này làm cho hệ động, thực vật VQG Tam Đảo giàu loài đặc hữu hơn các nơi khác, và VQG có giới hạn tự nhiên mà các loài động vật không vượt qua để chạy đi nơi khác được. Còn đối với các vùng đồng bằng xung quanh, VQG Tam Đảo nằm trên dãy núi cao hùng vĩ, đến gần 1600m trên mực nước biển, và hệ sinh thái rừng tự nhiên rộng đến 21.982ha, chia sẻ các dịch vụ hệ sinh thái cho cộng đồng ở địa phương cũng như các vùng xung quanh, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết như điều tiết khí hậu, điều tiết dịch bệnh, điều tiết lũ lụt, phân huỷ độc tố trong môi trường ( làm sạch nguồn nước).

Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học - 7


3.3.2. Vai trò của VQG Tam Đảo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Là VQG rộng 34.995ha nằm trên độ cao từ 100 – 1590m cách li với các vùng núi cao lân cận, có địa hình phân hoá phức tạp, nhiều sinh cảnh đa dạng và đặc sắc. Đối với bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Tam Đảo có vai trò quan trọng xuất phát từ những lợi thế to lớn của nó đối với đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. Đó là:

- Có giá trị đa dạng sinh học cao: đã biết gần 2500 loài động, thực vật; trong đó có 116 loài có giá trị bảo tồn ( 14 loài bậc E, 30 loài bậc V, 28 loài bậc T, 44 loài bậc

R) và 84 loài đặc hữu. Một số nhóm như Thú, Lưỡng cư và Bò sát tỷ lệ loài quý hiếm (có giá trị bảo tồn và đặc hữu) rất cao (Thú 30/70 = 42,8%), Lưỡng cư ( 15/60 = 25,0%), Bò sát ( 20/96 = 20,8%). Số lượng các loài rất nguy cấp (E) cao, tới 14 loài, trong đó có đến 5 loài thú lớn, 1 loài chim (Gà lôi lông trắng) là những loài nhạy cảm nhất trong công tác bảo tồn hiện nay.Tính cấp thiết của các hoạt động bảo tồn đối với các nhóm này ( thú, bò sát, lưỡng cư) là rất cao vì chúng đang phải đối mặt với nạn săn bắt trái phép để phục vụ cho du lịch. Một số loài thú lớn nguy cấp đã bị coi là tuyệt chủng trong VQG Tam Đảo trong những năm gần đây như Voọc mũi hếch, Vượn đen tuyền, hổ, báo hoa mai, báo gấm, sói đỏ, cầy mực và rái các thường (Nguồn: Nguyễn Xuân Đặng, 2006).[14]

- Có nguồn gen của các loài thân thuộc với cây trồng: Đó là chè Shan hoang dại và tập đoàn các loài trà hao vàng. Bảo vệ các loài này trong trạng thái hoang dại cũng là bảo vệ nguồn gen quý cho phát triển nông, lâm nghiệp trong tương lai, nguyên liệu quý cho phát triển công nghệ sinh học và cho nên nông nghiệp kỹ thuật cao sau này.

- Có sinh cảnh đa dạng: Sinh cảnh là môi trường sống tự nhiên của sinh vật, khi sinh cảnh càng đa dạng thì số loài sinh vật có thể tồn tại tự nhiên, hoang dã trong vùng càng nhiều. Mặt khác trong mỗi sinh cảnh thường có nhiều loài cùng chung sống, tồn tại mạng lưới các quan hệ sinh học chằng chịt (hội sinh, cộng sinh, chuỗi thức ăn và


lưới thức ăn) điều chỉnh số lượng quần thể loài của chúng và tạo cơ hội bền vững cho chúng cùng sống sót. Tính đa dạng sinh cảnh của VQG Tam Đảo được hình thành do yếu tố tự nhiên sau: Sự phân hoá khí hậu theo đai cao: ( theo sự tương đồng của nhiệt độ) thành đai khí hậu nhiệt đới từ độ cao 700-800m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới ở độ cao từ 800-1590m. Ngay trong cung một đai thì cang lên cao nhiệt độ càng giảm.

- Có cách li không gian với các vùng có điều kiện thiên nhiên tương tự ở các nơi khác nhau nhờ sự bao quanh của đồng bằng làm cho mức độ đặc hữu của VQG cao, các loài động vật không có cơ hội bỏ đi ngay cả khi môi trường bị tác động. Vì vậy, việc bảo tồn sẽ hiệu quả hơn, trừ khi không ngăn chặn được nạn săn bắt bất hợp pháp ngay chính trong vùng lõi và thiếu sự đồng thuận, hợp tác của cộng đồng địa phương.

- Diện tích rộng và liên tục của địa hình đảm bảo cho sự liên tục của các sinh cảnh (nơi ở, nơi kiếm ăn, nơi sống của con mồi,…) và sự di chuyển an toàn cho các loài động vật trong các hoạt động sống (kiếm mồi, giao lưu sinh sản,…). Tính liên tục này cũng đảm bảo cho sự gặp gỡ giữa các nhóm nhỏ trong quần thể loài sống ở các địa điểm khác nhau của VQG, làm tăng cơ hội sinh sản và sự đa dạng di truyền, giúp cho quần thể đông hơn và khả năng sống sót cao hơn. Hơn nữa, tính liên tục trên diện tích lớn cũng đảm bảo cho các điều kiện sinh thái môi trường ổn định hơn, khả năng điều chỉnh các nhân tố môi trường thông qua chức năng của hệ sinh thái ( các dịch vụ hệ sinh thái) cao hơn.

- Gần thủ đô Hà Nội và điều kiện đi lại dễ dàng: Đây là điều kiện rất quan trọng để thực hiện các nghiên cứu giám sát quần thể các đối tượng bảo tồn cũng như các điều kiện môi trường sống của chúng.

3.3.3. Vai trò đối với môi trường


a. Điều tiết nguồn nước và cân bằng nước


Dãy núi Tam Đảo là một đơn vị lãnh thổ có cả các yếu tố hội tụ và các yếu tố phát tán các nhân tố môi trường với các vùng lân cận và toàn bộ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đặc biệt là các nhân tố tham gia và khép kín vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên. Các yếu tố hội tụ đó là sự phân hoá theo độ cao ủa dãy núi Tam Đảo, hướng chắn gió làm hội tụ mây, gây mưa tạo ra lượng mưa lớn trên vùng lãnh thổ này. Yếu tố phát tán là khả năng dự trữ, phân chia lượng mưa vào hai dạng nước ngầm, nước bề mặt và hệ thống thuỷ văn phong phú tham gia vào việc điều tiết, vận chuyển lượng nước thiên nhiên đó đến các vùng lân cận phục vụ cho đời sống, sản xuất và ra đến tận biển đông.

Khả năng dự trữ nước ở vùng đỉnh núi Tam Đảo rất cao, đặc biệt ở khu vực Rừng ma ao dứa ( Tam Đảo 2). Nhờ các loài cây ở đây có bộ rễ rất phát triển, lan rộng và dày đặc, xuyên sâu tạo điều kiện thuận lợi cho nước mưa chuyển sang dạng nước ngầm, thấm sâu vào tầng đất, tăng cường khả năng dự trữ và điều tiết nước.

b. Phân hoá khí hậu, tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau.


Nằm trong vùng khí hậu gió mùa, khí hậu thay đổi rất nhanh và lệ thuộc chặt chẽ vào gió mùa; hướng gió và hướng các địa hình chắn gió có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hoá khí hậu. Do hướng chủ đạo của dãy Tam Đảo là Tây Bắc – Đông Nam, sườn đông là sườn đón gió mùa đông bắc và gió đông từ biển thổi vào, còn sườn tây là sườn bị che khuất, đã tạo nên sự khác biệt giữa sườn đông và vùng đồng bằng kế cận ( Đại Từ, Thái Nguyên) với sườn tây và vùng đồng bằng thuộc hai tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc trong một loạt các chỉ tiêu khí hậu. Các chỉ số về nhiệt độ ( nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao trung bình, nhiệt độ tối thấp trung bình) và yếu tố liên quan đến nhiệt độ ( lượng bốc hơi nước) ở sườn đông ( Trạm Đại Từ) đều thấp hơn so với sườn tây ( các trạm Tuyên Quang và Vĩnh Yên), ngược lại các chỉ số về mưa ẩm lại cao hơn sườn tây. Đây là kết quả tác động của gió mùa đông bắc, một thứ gió lạnh, ẩm, mang nhiều hơi nước thổi vào mùa thu – đông, khi gặp dãy núi Tam Đảo, nó để lại mưa ở


sườn đông ( sườn đón gió) nhiều hơn, khi đi qua đỉnh sang sườn tây do lượng hơi nước đã giảm nên mưa nhỏ hơn có khi không mưa, còn gió do đã nhận được nhiệt độ từ khối núi và thảm thực vật nên ấm hơn so với lúc nó gặp sườn đông.

Như vậy dãy Tam Đảo như một bức bình phong chắn gió đã tạo ra hai tiểu cùng khí hậu trong vùng đồng bằng chân núi, khác biệt khá rõ ràng: tiểu vùng phía đông (sườn đông) rét và mưa nhiều hơn, trong khi đó tiểu vùng phía tây thì ấm và khô hơn (ít mưa hơn)

3.3.4. Tai biến thiên nhiên.


Đối với tai biến thiên nhiên, dãy núi Tam Đảo có vai trò hai mặt. Với một số tai biến, như hạn hán và sa mạc hoá thì điều hoà, làm giảm thiểu mức độ và các tác hại. Với một số khác, như trượt lở đất đá, lũ quét, ngập lụt thì dãy núi này là kẻ thủ phạm tiềm năng, hung dữ. Các yếu tố làm nên tính hai mặt này là cấu tạo địa chất; địa hình núi cao sườn dốc; mưa nhiều, cường độ dòng chảy mạnh; và lớp phủ thực vật.

Về cấu tạo địa chất: Dãy núi Tam Đảo được cấu tạo từ đá phun trào axit tuổi Triat thuộc hệ tầng Tam Đảo ( T2td). Hệ tầng phun trào axit Tam Đảo bao gồm chủ yếu là đá riolit, riolit pocphia, riodacit và tuf của chúng, bề dày tổng cộng khoảng 800m. Đá riolit chứa các ban tinh fenspat và thạch anh cỡ nhỏ đến vừa, chiếm khoảng 5-10% khối lượng. Thành tạo riolit Tam Đảo bị phân cắt bởi hệ thống khe nứt, tạo ra các khối kích thước khác nhau, bị ép thành tấm, đôi chỗ thành phiến, dập vỡ mạnh. Lấp đầy các khe nứt trong đá là các mạch thạch anh. ( Đặng Trung Thuận,2006)[14]. Do các phun trào axit được phun ra theo từng đợt dãn cách nhau theo thời gian nhiều hoặc ít, mỗi đợt phun tạo thành một tầng hay lớp, lớp sau nằm trên lớp trước. Mặt tiếp giáp giữa hai lớp thường có độ gắn kết thấp, dễ bị phong hoá, khi đã bị phong hoá thì độ gắn kết lại giảm hơn và dễ bị trượt lở dọc theo độ dốc của mặt tiếp giáp. Theo thuật ngữ địa chất học thì đó là mặt trượt. Khi các tầng bị phân cách mạnh bởi hệ thống khe nứt tạo ra các khối kích thước khác nhau ngăn cách bởi các mạch thạch anh và bị dập vỡ mạnh thì độ


gắn kết càng giảm và nguy cơ trượt lở càng tăng. Ngay đất hình thành từ các loại đá gốc này cũng có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị xói mòn và rửa trôi, nhất là những nơi có độ dốc cao hơn 350. Đất bị xói mòn rất mạnh để trơ lại tầng đá gốc cứng rắn. Nếu vì một lí do nào đó làm lớp phủ rừng bị phá hoại trên lập địa này, thì dù có đầu tư cao cũng khó phục hồi lại lớp phủ rừng như xưa. ( FIPI,1992)[19].

Trong điều kiện địa hình miền núi, hướng và độ dốc của mặt trượt so với chiều cao địa hình ảnh hưởng đến nhiều quá trình liên quan đến sự trượt lở và sụt lở. Trên các sườn thoải hơn, mặt trượt cùng hướng với bề mặt địa hình, tầng phun trào trên che phủ tầng ở dưới tạo nên cân bằng sườn giữ cho sườn dốc ổn định. Tuy nhiên khi các tầng này bị dập vỡ mạnh, nước mặt len lỏi thấm vào các bề mặt trượt và thấm đầy các kẽ nứt, độ gắn kết bị giảm đi có thể dẫn đến sạt lở. Quá trình trượt lở nhiều khi xảy ra theo kiểu dây chuyền, khối ở trên trượt và va vào khối ở dưới, phá vỡ độ gắn kết của mặt trượt làm khối này cũng trượt luôn, với động năng lớn hơn. Cứ như thế thì mặt trượt càng lớn ( diện tích của tầng càng lớn) thì hiện tượng trượt lở càng dữ dội. Đồng thời cũng có thể kéo theo lũ quét, lũ bùn đất. Hiện tượng này sẽ mạnh hơn khi độ dốc của mặt trượt càng cao. Trong khi đó, sườn dốc hơn nằm ở phía lưng mặt trượt; các tầng phun trào như được chêm vào sườn dốc; đầu phía ngoài của các tầng tích tụ được nước mưa, bị phong hoá mạnh và trở lên dễ gãy vụn, gây nên hiện tượng sụt lở và lũ ống do độ dốc của sườn quá lớn.

Lượng mưa nhiều và dự trữ nước ngầm cao tác động tích cực đến điều hoà dòng chảy, giảm thiểu tác hại của hạn hán và sa mạc hoá như đã trình bày trong phần 3.3.1. Tuy nhiên, lượng nước ngầm cao lấp đầy các khe giữa các khối phun trào và các bề mặt trượt sẽ vừa làm giảm độ gắn kết vừa thúc đẩy quá trình phong hoá làm các khối phun trào bở vụn cũng dễ gây ra trượt lở, lũ quét. Ngược lại, bề mặt thấm nước mặt giảm ( ví như sự bê tông hoá trong xây dựng) thì lượng nước mặt tăng lên, nguy cơ lũ quét cũng sẽ rất lớn.


Vai trò của lớp phủ thực vật trong trường hợp cấu tạo địa chất yếu và địa hình sườn dốc là rất quan trọng. Nó làm tăng sức gắn kết của các tầng, khối đá gốc, duy trì cân bằng sườn và hạn chế nguy cơ trượt lở cũng như sụt lở‌

3.4. Tiềm năng du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo


3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vườn quốc gia Tam Đảo


Phòng Tổ chức – Hành chính

Các phòng chức năng

Phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế

Vườn quốc gia Tam Đảo là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp. Với cơ cấu tổ chức như sau:



Ban Giám đốc

Các đơn vị trực thuộc



Phòng Kế hoạch – Tài chính

Trung tâm DVDLST & GDMT

Hạt Kiểm lâm

3.4.2. Cấu trúc các hệ sinh thái chính của Tam Đảo


Vườn quốc gia Tam Đảo có các kiểu rừng chính sau:

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới


- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình


- Kiểu rừng lùn trên đỉnh núi

- Một số kiểu rừng khác

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí