Các hoạt động có hệ thống, đồng bộ của mạng lưới y tế từ trung ương đến địa phương góp phần tích cực trong việc phát hiện sớm, điều trị và dự phòng các RLTT & HV nói chung và các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên nói riêng. Tuy nhiên, theo thống kê của WHO, hệ thống y tế của nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình còn nhiều bất cập. Một trong các bất cập đó là thiếu nhân lực trong ngành tâm thần như thiếu bác sỹ tâm thần, điều dưỡng tâm thần, bác sỹ tâm lý và các cán sự xã hội liên quan đến CSSKTT. Phần lớn các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chỉ có một bác sỹ tâm thần / 4 triệu dân. Việc thiếu nhân lực là rào cản chính trong việc cung cấp các dịch vụ CSSKTT cho cộng đồng [58], [114].
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người mắc rối loạn tâm thần đã ngăn cản những bệnh nhân và gia đình họ tìm kiếm sự giúp đỡ của hệ thống y tế. Theo một điều tra cộng đồng tại Nam Phi, sự kỳ thị với người bệnh tâm thần thậm chí cao hơn ở vùng đô thị và trong nhóm những người có trình độ học vấn cao hơn (WHO, 2011) [114]. Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về SKTT, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những bệnh nhân tâm thần nói chung, trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề SKTT nói riêng tạo điều kiện cho việc phát hiện sớm và dự phòng các rối loạn SKTT.
Như vậy, để phát hiện sớm và dự phòng các vấn đề SKTT cho trẻ em và thanh thiếu niên, các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống các biện pháp đã được WHO khuyến cáo chung cho cả các nước phát triển và đang phát triển bao gồm: (1) Phát triển các chính sách về CCSKTT trẻ em; (2) Thiết lập, đào tạo hệ thống CSSKTT có khả năng thực hiện công tác phát hiện sớm và CSSKTT trẻ em tại cộng đồng và cần có các chế tài và chính sách cho hoạt động này; (3) Truyền thông cho cha mẹ, giáo viên, cộng đồng về hoạt động CSSKTT trẻ em, các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về SKTT, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những người có vấn đề SKTT; (4) Các hoạt động nhằm cải thiện môi trường sống, học tập, vui chơi của trẻ em và thanh thiếu niên; (5) Và các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của các công tác này.
1.3. Các mô hình can thiệp cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em trên hiện nay
1.3.1. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới
Theo WHO - 2003, dịch vụ CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên kém phát triển là do còn thiếu các chính sách cụ thể dẫn đến: (1) Không có sự liên kết các dịch vụ;
(2) Kém sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm; (3) Không có khả năng cung cấp các dịch vụ ưu tiên; (4) Thiếu các thành phần tham gia phát triển chương trình và (5) Kém áp dụng các kiến thức mới trong một hệ thống hiện đại. Để giải quyết các vấn đề này, WHO khuyến cáo: (1) Cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên; (2) Tăng cường đào tạo các kiến thức về CSSKTT cho đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế công cộng và trường học; (3) Quan tâm đến công tác chăm sóc liên tục, đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho thực hành CSSKTT trẻ em, cách sử dụng các thang đo để phát hiện các vấn đề SKTT trẻ em và thanh thiếu niên; (4) Thực hiện các can thiệp để làm giảm các rào cản đối với công tác CSSKTT trẻ em.
1.3.2. Một số mô hình trên thế giới
Việc CSSKTT trẻ em trên thế giới ngày càng được các quốc gia quan tâm bởi sự gia tăng tỷ lệ trẻ có vấn đề SKTT và tăng gánh nặng bệnh tật do các vấn đề thay đổi kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng đến trẻ [74]. Ở các quốc gia phát triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe lâu đời nhưng vẫn nhận thấy đa số trẻ em có nhu cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thỏa đáng Thêm vào đó, ba phần tư số trẻ em nhận được hỗ trợ đều thông qua hệ thống trường học [105], [115]. Lý do hiển nhiên đó là đa số các hoạt động của trẻ diễn ra ở trường. Nhà trường vốn là nơi thực hiện vai trò dưỡng dục trẻ. Do vậy, nhà trường luôn sẵn sàng tổ chức các hoạt động trợ giúp, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn. Đa số trẻ chỉ đến phòng khám, tư vấn tâm lý khi bệnh nặng và nhiều trẻ không được đưa đi khám, điều trị vì sợ bị kỳ thị, sợ tốn kém thời gian và tiền bạc [101], [113]. Hơn nữa, lợi thế của trường học là có thể tiếp cận được số đông, có thể hỗ trợ ngay khi trẻ có nguy cơ và cùng với việc điều trị, trẻ vẫn được sống trong môi trường hòa nhập với các trẻ cùng trang lứa. Do vậy, những chính sách tăng cường dịch vụ hỗ trợ CSSKTT ở những nước này có xu hướng chuyển dịch
và hướng vào các hoạt động hỗ trợ nhà trường. CSSKTT học đường được đánh giá là một trong các biện pháp can thiệp có hiệu quả trong công tác này [42], [89], [104]. Cung cấp dịch vụ SKTT thông qua hệ thống trường học, có thể giải quyết được các rào cản kinh tế và dịch vụ y tế thường ngăn cản trẻ em nhận được các dịch vụ cần thiết cho vấn đề SKTT. Tại một số nước, việc triển khai CSSKTT học đường đã thu được kết quả tốt như chương trình CSSKTT học đường ở Mỹ, Pháp, New Zealand,…. Khoảng 70 – 80 % các dịch vụ sức khỏe tâm thần trẻ nhận được là từ các trường học [74], [105], [115].
1.3.2.1. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Pháp
Ở Pháp, công tác CSSKTT ở các trường mẫu giáo, tiểu học luôn dựa vào các nhà tâm lý học đường. Nhà tâm lý học đường có chức năng: phòng ngừa các khó khăn học đường; triển khai và đánh giá công tác hỗ trợ tâm lý, CSSKTT học sinh; Cùng nhà trường xây dựng các kế hoạch sư phạm và hỗ trợ thực hiện; hỗ trợ hòa nhập cho trẻ tàn tật. Lên đến cấp II và III, và kể cả đại học, công tác này do các nhà tâm lý tư vấn định hướng đảm nhận. Đây là các chuyên gia về tham vấn định hướng, có chức năng hỗ trợ học sinh – sinh viên tự hiểu bản thân mình, tự định hướng, tự nhận biết các thông tin hữu ích, tự đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Các nhà tâm lý học đường và tâm lý tư vấn định hướng sẽ can thiệp đến các vấn đề SKTT khi vấn đề đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra những khó khăn trong học tập và định hướng nghề nghiệp. Nếu các vấn đề SKTT chỉ là nguyên nhân thứ phát, hoặc các em có vấn đề ở mức độ nặng, các chuyên gia này sẽ không can thiệp mà gửi học sinh đến các Trung tâm Y tế - Tâm lý - Giáo dục. Các trường thường liên kết chặt chẽ với các trung tâm này. Tại đây có các nhà tâm lý giáo dục, tâm lý lâm sàng, bác sỹ nhi khoa, bác sỹ tâm thần, nhà tâm vận động, nhà chỉnh âm, nhân viên công tác xã hội làm việc để đạt được kết quả can thiệp tốt nhất. Sự trợ giúp này được bảo hiểm xã hội chi trả hoàn toàn [13], [45].
1.3.2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, việc xây dựng các trung tâm CSSKTT ở nhà trường và dựa vào trường học đã được thực hiện với chiến lược và chương trình cụ thể [73]. Các chuyên gia về CSSKTT trẻ em nhận thấy nhu cầu cao về vấn đề này. Các vụ
bạo lực học đường, tỷ lệ học sinh bỏ học, trầm cảm, các hành vi nguy cơ ngày càng gia tăng ở khắp Hoa Kỳ. Tỷ lệ trẻ em có những vấn đề về tâm lý xã hội tăng từ 7 – 20% trong vòng 20 năm qua. Các chuyên gia cũng xác định được rào cản của việc tiếp cận các dịch vụ CSSKTT bao gồm các vấn đề: bảo hiểm xã hội, giao thông đi lại, định kiến về bệnh tâm thần, thiếu nhân lực trong ngành SKTT và sự phối hợp liên ngành. CSSKTT nhà trường như một chiến lược tháo gỡ các rào cản này. Hơn thế nữa nó còn tạo chiến lược vừa can thiệp, vừa phòng ngừa. Lợi thế của CSSKTT nhà trường là: dễ tiếp cận trẻ em vì hầu hết trẻ em đều đến trường; việc can thiệp, trị liệu diễn ra ở môi trường tự nhiên, tránh được định kiến; dễ dàng phối hợp với các giáo viên (Committee-on- School-Health, 2004). Do vậy, chính sách quốc gia Hoa Kỳ khuyến khích các trường xây dựng chương trình dịch vụ CSSKTT trong trường học [105]. Nhiều trường học ở Hoa Kỳ đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tình cảm, ước tính đa số các trường ở Hoa Kỳ (khoảng 63%) cung cấp các dịch vụ dự phòng; 59% cung cấp chương trình cho các vấn đề về hành vi; khoảng 75% các trường học có chương trình toàn trường hỗ trợ an toàn và trường học không có ma túy [84].
* Truyền thông cho cha mẹ * Truyền thông cộng đồng * Giáo dục trẻ em * Giáo dục sức khỏe chung * Cải thiện môi trường |
* Phát hiện sớm, can thiệp sớm * Tư vấn học sinh, cha mẹ * Hỗ trợ gia đình * Hỗ trợ, tư vấn học tập * Phòng ngừa bạo lực |
* Điều trị các rối loạn * Liệu pháp cá nhân, gia đình * Chương trình hòa nhập * Giáo dục đặc biệt * Nhập viện |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên - 2
- Đặc Điểm Các Rối Loạn Tâm Thần Và Hành Vi Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tâm Thần Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
- Một Số Mô Hình Thí Điểm Cssktt Cho Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên Tại Việt Nam
- Đối Với Số Liệu Về Thực Trạng Các Vấn Đề Sktt Của Học Sinh Cần Thực Hiện:
- Theo Dõi Dọc Trong Thời Gian Can Thiệp, Sàng Lọc Phát Hiện Sớm Các Học Sinh Có Dấu Hiệu Rối Loạn.
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Hình 1.4 Mô hình CSSKTT học đường tại Mỹ
(Nguồn: Children’s Mental Health: An Overview and Key Considerations for Health System Stakeholders, NIHCM2005 [106])
Chương trình CSSKTT nhà trường có 3 mức độ. Mức độ I là thiết kế các chương trình phòng ngừa vấn đề SKTT thông qua lồng ghép vào các môn học, xây dựng bầu không khí học tập lành mạnh và chương trình cụ thể trong lớp học (rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng sống…). Các hoạt động phổ biến, đan xen diện rộng để mọi học sinh tham gia. Mục tiêu của mức độ này là giảm bớt các yếu tố nguy cơ, hình thành khả năng đương đầu với khó khăn và đảm bảo học sinh phát triển tâm lý lành mạnh. Mức độ II là xác định những học sinh cần được chăm sóc (có 1 hoặc nhiều hơn các vấn đề SKTT) nhưng vẫn học tập được và sống tương đối bình thường qua bảng khảo sát tâm lý học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh hoặc được giáo viên, phụ huynh phát hiện sau đó triển khai trị liệu can thiệp. Mức độ III là các hoạt động can thiệp bao gồm: tham khảo các giáo viên về vấn đề hành vi và đề nghị có thể thay đổi môi trường lớp học theo cách làm giảm bớt các vấn đề hành vi; trị liệu cá nhân; trị liệu nhóm; trị liệu gia đình hướng đến các học sinh được chẩn đoán có rối loạn SKTT [73]. Như vậy dịch vụ CSSKTT nhà trường có đủ các mức độ từ hỗ trợ đơn giản do các nhà tham vấn học đường thực hiện đến các chương trình phòng ngừa, đánh giá (chẩn đoán), trị liệu toàn diện, tích hợp được thực hiện trong trường học. CSSKTT nhà trường có thể do các trung tâm nằm ngoài nhà trường hoặc do các trung tâm của trường thực hiện. Khoảng một nửa các trường Mỹ có nhân viên trường học cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cho học sinh trong khuôn viên trường, 23% trường học có sự kết hợp giữa các nhân viên trường học với các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài; số còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng bên ngoài cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần học sinh. Hiện nay, ở Hoa Kỳ có khoảng 1300 trung tâm CSSKTT nhà trường [68], [84].
1.3.2.3. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Singapore
Tại Singapore công tác CSSKTT tại các trường học được thực hiện thông qua tham vấn học đường. Khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, tham vấn học đường chưa hình thành mà chỉ có các chương trình phúc lợi hỗ trợ cho học sinh nghèo. Các học sinh có vấn đề cảm xúc, hành vi thường được giới thiệu đến các cơ sở công tác xã hội ở cộng đồng. Sau này chương trình này bổ xung thêm hoạt động tham vấn học đường và từ đó công tác CSSKTT học đường phát
triển. Đặc biệt, khoảng hơn 20 năm trở lại đây, công tác này đã được thực hiện một cách đồng bộ, chính thống và tham vấn học đường có vị trí chính thức, hợp pháp trong hệ thống giáo dục Singapore. Nhà tham vấn học đường làm việc trực tiếp với lãnh đạo nhà trường để thiết kế các dịch vụ tham vấn đồng thời là người trực tiếp tham vấn, trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm và tư vấn trị liệu gia đình cho học sinh có khó khăn về tâm lý. Các nhà tham vấn học đường cũng là những người đứng ra tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên, học sinh về sự phát triển tâm lý, xã hội, nhân cách và về các vấn đề SKTT. Bên cạnh đó họ cũng thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh. Kinh phí cho các công tác này được chính phủ chi trả [99].
1.3.2.4. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, hệ thống CSSKTT còn rất thiếu và yếu. CSSKTT cho trẻ em và trẻ vị thành niên chưa phát triển. Thêm nữa, ý thức hệ Khổng Tử đặt giáo dục ở vị trí ưu tiên và khiến cho các cha mẹ đều ép con mình học thật nhiều và phải học vượt trội. Do vậy trẻ luôn cảm thấy quá tải về học tập và không còn thời gian dành cho sở thích, hứng thú, giải trí, luôn căng thẳng và dễ mắc các vấn đề SKTT. Tuy nhiên, từ khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, người Trung Quốc bắt đầu đặt vấn đề về áp lực học tập mà việc học đặt ra cho trẻ em, Chính phủ nhận thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc không chỉ về thể chất mà cả tinh thần cho trẻ. Song song với việc cải thiện phương pháp giảng dạy, cải cách chương trình, giảm tải học tập, các trường đã tìm kiếm các chuyên gia tâm lý và xây dựng các trung tâm tham vấn SKTT để giúp học sinh có những khó khăn trong học tập, các vấn đề lo âu và các vấn đề có liên quan đến SKTT. Tại các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông, các tham vấn học đường hay còn gọi là hướng dẫn học đường được chính thức chỉ định công tác giáo dục SKTT và môn học Giáo dục SKTT cũng được giảng dạy tại các trường phổ thông tương tự các môn truyền thống. Năm 2007, Chính phủ Trung Quốc triển khai một nghiên cứu diện rộng đầu tiên về phát triển tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên để từ đó đánh giá SKTTTE, đánh giá chương trình giáo dục bắt buộc và việc cải thiện CSSKTT học đường [13], [64].
1.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và một số mô hình thí điểm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trước đây bệnh tâm thần không được quan tâm. Đến thời kỳ Pháp thuộc chỉ có hai cơ sở để nhốt người bệnh tâm thần cùng với các tù nhân, đó là nhà thương “Điên” ở Bắc Giang và Biên Hòa. Môn tâm thần không được dạy trong trường Y ở Việt Nam. Nhưng từ sau năm 1954 đến nay, ngành Tâm thần đã phát triển mạnh mẽ, mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng hàng loạt các hệ thống bệnh viện tâm thần ra đời. Ngành đã thực hiện các hoạt động tổ chức,quản lí, chăm sóc và điều trị cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng. Đã triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phục vụ cho công tác chăm sóc, điều trị và dự phòng các bệnh lí tâm thần cho công cuộc xây dựng đất nước (Giáo trình Tâm thần học – ĐHYDTN - 2010) [30].
1.3.3.1. Chương trình Quốc gia về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng của Ngành Tâm thần Việt Nam
Ngày 10/10/1998, Thủ tướng Chính phủ ký bổ sung Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội – bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS, nay thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế [23]. Dự án đã xây dựng mô hình về quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng. Tuy nhiên, những năm đầu do kinh phí được cấp còn thấp nên việc thực hiện chỉ làm điểm tại một số tỉnh. Năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng qua 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 2001 - 2005: Dự án “Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Tâm thần tại cộng đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia “Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS”.
- Giai đoạn 2006-2010: đưa hai bệnh Động kinh và Trầm cảm thuộc dự án “Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm" lồng ghép vào dự án “Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia “Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS”.
- Giai đoạn 2011- 2015: Dự án “Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế.
Mục tiêu chung của Dự án:
Xây dựng mạng lưới, triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khoẻ tâm thần với các nội dung chăm sóc sức khoẻ khác của trạm y tế xã, phường.
- Phát hiện, quản lý và điều trị người bệnh kịp thời để họ sớm trở về sống hoà nhập với cộng đồng.
Tại các tỉnh thành, hệ thống chăm sóc SKTT tại cộng đồng gồm 3 bậc chính:
Bậc thứ nhất là cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn cao nhất, đó là Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Trạm tâm thần thuộc Bệnh viện Tâm thần tỉnh chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới CSSKTT tại tuyến cơ sở.
Bậc thứ hai là mạng lưới các Phòng khám tâm thần quận huyện (thường nằm trong các Trung tâm y tế đa khoa quận huyện ) có nhiệm vụ quản lý và điều trị các bệnh nhân tâm thần ngoại trú và điều phối hoạt động của mạng lưới nhân viên phụ trách chương trình tâm thần ở các trạm y tế phường xã trong địa bàn.
Bậc thứ ba là mạng lưới các trạm y tế phường xã có nhiệm vụ quản lý các bệnh nhân tâm thần ở địa phương
Qua 12 năm triển khai, đến nay mạng lưới chuyên khoa tâm thần phủ khắp từ trung ương đến địa phương (63 tỉnh, thành), tỷ lệ người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh được quản lý, điều trị chiếm trên 70%. Các hoạt động của dự án như: khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân mới, khám và cấp phát thuốc điều trị ngoại trú hàng tháng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa đều kịp thời, giúp họ nhanh chóng ổn định, đỡ tốn kém về kinh tế khi điều trị bệnh. Chuyên môn cán bộ y tế cơ sở qua dự án được tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức tâm thần và tay nghề ngày một vững vàng. Bên cạnh đó qua công tác thông tin tuyên truyền, nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần cũng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, CSSKTT tại cộng đồng của ngành Tâm thần hiện mới được thực hiện trên bệnh tâm thần phân liệt và động kinh. Một số địa phương được triển khai thêm trên bệnh nhân trầm cảm [1].
Tại Thái Nguyên, Chương trình bảo vệ và CSSKTT cộng đồng bắt đầu được thực hiện từ năm 1999. Cho đến nay, 181 xã phường trong toàn tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện Chương trình. Trong Chương trình này, bệnh nhân tâm thần phân liệt tại 181 xã phường trong tỉnh và bệnh nhân động kinh tại 16 xã phường đã được lập sổ quản lý, theo dõi, dự phòng. Hiện toàn bộ các Trạm