y tế phường xã trong tổng số 181 phường xã ở tỉnh Thái Nguyên đều có nhân viên phụ trách chương trình tâm thần [27].
Mặc dù đã được triển khai từ năm 1999, nhưng cho đến nay, chương trình chỉ dừng lại ở nhóm bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và bước đầu triển khai trên bệnh nhân trầm cảm ở một số nơi. Chương trình cũng mới dừng lại ở việc quản lý, cấp phát thuốc, phòng ngừa tái phát cho nhóm bệnh nhân này. Các bệnh lý tâm thần khác chưa nhận được các hoạt động can thiệp. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiến hành. Cũng như hầu hết các địa phương khác trong cả nước, vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng của ngành Tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên chưa được triển khai tại Thái Nguyên.
1.3.3.2. Một số mô hình thí điểm CSSKTT cho trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam
Hiện nay, nhu cầu cho việc CSSKTT trẻ em trên thực tế là khá cao [5], [9], [14], [18], [20], [26]. Các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài hầu như ngày nào cũng có các thông tin về việc trẻ em gây án, trẻ em tự sát, trẻ em bị lạm dụng, trẻ em bỏ học…Tuy nhiên, công tác CSSKTT cho trẻ em còn chưa đáp ứng được các nhu cầu này. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em được thực hiện chủ yếu tại các bệnh viện nhi, bệnh viện tâm thần và một số bệnh viện đa khoa. Bên cạnh đó, các trường trẻ em khuyết tật, trung tâm giáo dưỡng trẻ em và trẻ vị thành niên, một số trung tâm tư vấn và điều trị các RLTT & HV trẻ em tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như trung tâm Sao Mai, Hy Vọng, Phòng khám Tuna – Trung tâm nghiên cứu Đào tạo và Phát triển cộng đồng (Hà nội), trung tâm Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật TP HCM, Trung Tâm Can Thiệp Sớm – Giáo Dục & Trị Liệu, Phòng tư vấn tâm lý Gia đình & Trẻ em (TP Hồ Chí Minh)… cũng tham gia tích cực vào việc tư vấn và điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ có RLTT & HV. Vấn đề CSSKTT cho trẻ em tại cộng đồng hiện còn đang được bỏ ngỏ. Trong những năm gần đây, có một số trường phổ thông như trường dân lập Đinh Tiên Hoàng, Trường THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã có trung tâm tư vấn, hỗ trợ tâm lý nhằm giải quyết các khó khăn về tâm lý của học sinh và hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Mô hình nghiên cứu chăm sóc sức khỏe tâm lý và tâm thần cho học sinh phổ thông Đồng Nai
Trong mô hình thử nghiệm chăm sóc sức khỏe tâm lý và tâm thần cho học sinh phổ thông Đồng Nai (Nguyễn Thọ - 2007) [22], nhóm nghiên cứu đã đề xuất thành lập Trung tâm tham vấn tâm lý với các chức năng: Tuyên truyền giáo dục về sức khỏe tâm lý, tâm thần; Nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề của học sinh sau khi được phát hiện; Chủ trì thảo luận với nhà trường và gia đình để đề ra chiến lược giải quyết các vấn đề của học sinh; Tham gia giải quyết các vấn đề của học sinh. Nhà trường và gia đình tham gia phát hiện sớm các vấn đề của học sinh, tham gia giải quyết các vấn đề của học sinh, hỗ trợ và định hướng để học sinh phát triển lành mạnh. Theo báo cáo của tác giả, mô hình hoạt động có hiệu quả rõ rệt vì đã phát hiện và giải quyết được các khó khăn trên những học sinh có vấn đề, đã nâng cao được nhận thức của giáo viên về các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh [22]. Tuy nhiên, trong mô hình này đòi hỏi phải có trung tâm tham vấn tâm lý làm nòng cốt, các hoạt động tuyên truyền về sức khỏe tâm thần cho cộng đồng do trung tâm đảm nhận, tại các trường học phải có các phòng tâm lý do giáo viên tâm lý hoặc cử nhân tâm lý phụ trách. Đây là các yêu cầu hợp lý nhưng khó thực hiện với các điều kiện khó khăn cả về nhân lực và tài chính cho các hoạt động này trong thời điểm hiện tại của Việt Nam.
Mô hình can thiệp CSSKTT học đường ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Trong mô hình CSSKTT học đường ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng, nhà tâm lý thuộc trung tâm tư vấn của trường tham gia vào các buổi giao ban hàng tuần giữa lãnh đạo nhà trường và các cán bộ, giáo viên để nghe các ý kiến của các giáo viên về tình hình học sinh trong các lớp, nắm bắt tình hình học sinh có vấn đề và hỗ trợ cho giáo viên các biện pháp giải quyết. Nhà tâm lý cũng thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể với học sinh với 4 mục đích: (1) Định hướng và tổ chức những hoạt động thực sự bổ ích và đem lại những kiến thức về kỹ năng sống, tâm lý và SKTT cho học sinh. (2) Thông qua hoạt động này tạo điều kiện gần gũi học sinh, xóa bỏ rào cản định kiến khiến các em chủ động tìm đến tư vấn khi gặp khó khăn. (3) Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, cách nghĩ, quan niệm sống, những vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống học sinh. (4) Tìm hiểu và phát hiện sớm những trường hợp cần trợ giúp để tổ chức thảo luận với
giáo viên, lãnh đạo nhà trường tìm biện pháp can thiệp thích hợp. Khi phát hiện trẻ có vấn đề SKTT, nhà tư vấn tâm lý sẽ gặp và nói chuyện trực tiếp với học sinh, tìm hiểu các vấn đề của học sinh, trao đổi với các giáo viên và cha mẹ học sinh và tùy theo mức độ rối loạn có thể thực hiện tư vấn trực tiếp cho học sinh, phối hợp với giáo viên, cha mẹ học sinh để hỗ trợ trẻ và nếu cần giới thiệu đến khám chuyên khoa tâm thần. Mô hình này tương tự như một số mô hình CSSKTT cho học sinh tại các nước trên thế giới như Pháp, Trung quốc nhưng đòi hỏi phải có chuyên gia tâm lý học đường làm việc tại trường [12].
Một số tác giả khác cũng đã tiến hành nghiên cứu về SKTT học sinh và thử nghiệm can thiệp [9], [29]. Tuy nhiên, các hoạt động can thiệp mới chỉ có tính chất đơn lẻ, chưa hệ thống và chưa được pháp luật, thể chế giáo dục, y tế và xã hội quy định. Thậm chí, cả nhân sự cho công tác này cũng chưa được quy định và công nhận chính thức. Các trường chưa có biên chế cho chuyên gia tâm lý để thực hiện công tác CSSKTT cho học sinh. Nhiều trường còn chưa có nhân viên y tế học đường chuyên trách. Rõ ràng để làm tốt công tác CSSKTTTE cần có sự đầu tư về nhiều mặt, sự phối hợp liên ngành và những quy định mang tính tổng thể, toàn diện về vấn đề này [110].
Như vậy, các mô hình can thiệp CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới và ở Việt Nam khá đa dạng. Tuy nhiên, các mô hình này đều có điểm chung là có chuyên gia tâm lý học đường làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại trường. Các chuyên gia tâm lý học đường thực hiện việc theo dõi, phát hiện sớm, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, giới thiệu các học sinh có bệnh đi khám và điều trị chuyên khoa, tư vấn hỗ trợ cho cha mẹ học sinh, thực hiện các công tác dự phòng, CSSKTT cho học sinh, có mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các nhà trường và trung tâm CSSKTT. Đây là những điều kiện lý tưởng cho công tác CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên nói chung và CSSKTT học sinh nói riêng. Tuy nhiên, xét về phương diện thực tế, các điều kiện trên rất khó đạt được trong các điều kiện hiện tại của hệ thống trường học tại Việt Nam. Do đó, từ việc tìm hiểu các mô hình CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới, nghiên cứu này sẽ xem xét, phân tích, rút kinh nghiệm từ các mô hình trên, xem xét các điều kiện hiện có của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng để có thể xây dựng một mô hình khả thi, có hiệu quả cho công tác CSSKTT học sinh tại thành phố Thái Nguyên.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS).
- Cha mẹ học sinh (CMHS)
- Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
- Cán bộ y tế học đường (YTHĐ), y tế phường cùng địa bàn
- Cán bộ lãnh đạo nhà trường, cán bộ phụ trách Đội, Đoàn trường.
Tiêu chuẩn loại trừ: những học sinh, cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trường TH Nguyễn Viết Xuân: Là một trong những trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia của thành phố với khoảng 1000 học sinh. Trường đóng tại tổ 28 phường Quang Trung, một mặt giáp với phường Tân Thịnh, một mặt giáp với phường Đồng Quang. Đa số học sinh của trường là con em của phường Quang Trung. Ngoài ra, một số học sinh của các phường lân cận cũng tham gia học tại trường.
- Trường TH Hoàng Văn Thụ: là trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia của thành phố. Hàng năm, số học sinh của trường khoảng trên dưới 900 học sinh. Trường đóng tại tổ 20 phường Quan Triều, giáp với phường Tân Long, Phúc Hà. Đa số học sinh của trường là con em của phường Quan Triều. Bên cạnh đó, một số học sinh của các phường lân cận như Tân Long, Phúc Hà, Quang Vinh cũng theo học tại trường.
- Trường THCS Độc lập: nằm ở phía Nam của thành phố, là trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia với số lượng học sinh hàng năm khoảng trên dưới 850 học sinh. Trường đóng tại phường Trung Thành, TP Thái Nguyên. Đa số học sinh của trường là con em của phường Trung Thành. Thêm vào đó, một số học sinh của các phường lân cận như Hương Sơn, Gia Sàng…cũng học tại trường.
- Trường THCS Nguyễn Du: Nằm ở trung tâm của TP Thái Nguyên, cũng là một trong những trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Hàng năm, số học
sinh của trường khoảng trên dưới 450 học sinh. Trường đóng tại tổ 15A phường Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên. Học sinh của trường chủ yếu là con em của phường Hoàng Văn Thụ và một số là ở các khu vực lân cận.
Hình 2.1. Thành phố Thái Nguyên và vị trí các trường tham gia nghiên cứu
3. Trường THCS Độc Lập 4. Trường THCS Nguyễn Du |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Các Rối Loạn Tâm Thần Và Hành Vi Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tâm Thần Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
- Các Mô Hình Can Thiệp Cộng Đồng Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần Trẻ Em Trên Hiện Nay
- Đối Với Số Liệu Về Thực Trạng Các Vấn Đề Sktt Của Học Sinh Cần Thực Hiện:
- Theo Dõi Dọc Trong Thời Gian Can Thiệp, Sàng Lọc Phát Hiện Sớm Các Học Sinh Có Dấu Hiệu Rối Loạn.
- Thực Trạng Công Tác Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần Học Sinh 6-15 Tuổi Thành Phố Thái Nguyên
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu là từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 1năm 2012.
- Giai đoạ n mô tả trướ c can thiệ p: 09/2009 – 11/2009
- Giai đoạ n can thiệ p: 2 năm, từ 12/2009 – 12/2011
- Giai đoạ n đá nh giá sau can thiệ p: từ 12/2011 – 01/2012
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế dựa trên các phương pháp:
- Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích để đánh giá thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần học sinh (CSSKTTHS) trước, sau can thiệp và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các vấn đề SKTT của học sinh.
- Phương pháp can thiệp có đối chứng để xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm các RLTT & HV ở học sinh.
- Nghiên cứu định lượng (ĐL) kết hợp với định tính (ĐT).
Thành phố Thái Nguyên
Các trường TH, THCS
Các trường can thiệp
Các trường đối chứng
Mô hình nghiên cứu được thiết kế theo sơ đồ 2.1
So sánh
So
sánh
So
sánh
ĐL+ ĐT
Can thiệp bằng các biện pháp:
- Điều trị nhóm trẻ có bệnh
-Xây dựng đội ngũ CSSKTT học sinh tại trường học
- Đào tạo kỹ năng phát hiện sớm và tham gia phòng chống RLTT cho đội ngũ CSSKTT học sinh.
- Truyền thông cho cha mẹ.
Không can thiệp Hướng dẫn cho gia đình đưa nhóm trẻ có bệnh đi khám và
điều trị tại bệnh viện (nếu cần thiết)
ĐL+ ĐT
Điều tra trước can thiệp
- Điều tra tỷ lệ các RLTT & HV ở học sinh
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ của cha mẹ, giáo viên, CB Y tế về CSSKTT học sinh
ĐL+ ĐT
Điều tra ban đầu
- Điều tra tỷ lệ các RLTT & HV ở học sinh
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ của cha mẹ, giáo viên, CB Y tế về CSSKTT học sinh
Các trường can thiệp
ĐL+ ĐT
Điều tra sau can thiệp
- Điều tra tỷ lệ các RLTT & HV ở học sinh.
- KAP của cha mẹ, giáo viên, CB Y tế về CSSKTT học sinh
Các trường đối chứng
ĐL+ ĐT
Điều tra lần 2
- Điều tra tỷ lệ các RLTT & HV ở học sinh.
- KAP của cha mẹ, giáo viên, CB Y tế về CSSKTT học sinh
Sơ đồ 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau và so sánh đối chứng
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả
* Cỡ mẫu:
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên cứu mô tả, được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [6].
Trong đó: n là cỡ mẫu cần có;
n Z2
12
p1 p
p.2
Z (1- /2) là hệ số giới hạn tin cậy; với = 0,05 thì Z (1- /2) = 1,96
Cỡ mẫu mô tả cho học sinh
Giá trị p là tỷ lệ trẻ có vấn đề về SKTT dựa theo các nghiên cứu cộng đồng bằng 0,2 [110].
Giá trị 1- p = 0,8.
ε: sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 7,5 % của tỷ lệ p Thay các giá trị ta được n1 = 2794
Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu mô tả là 2794 học sinh. Thực tế chúng tôi điều tra được 2850 học sinh. Như vậy, tổng số mẫu trong nghiên cứu mô tả là 2850 học sinh.
Cỡ mẫu mô tả cho cha mẹ học sinh
Giá trị p = 0,7 (do không có số liệu về tỷ lệ cha mẹ học sinh quan tâm đến sức khỏe tâm thần của con, chúng tôi sử dụng số liệu về tỷ lệ người dân quan tâm đến SKTT) [34]; 1- p = 0,3; ε: sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 6,5 % của tỷ lệ p.
Thay số vào công thức tính được ra n2 = 390 người.
Do tính chất nghiên cứu cộng đồng, chúng tôi ước lượng thêm 10% bỏ cuộc, vậy cỡ mẫu cha mẹ học sinh cần điều tra nghiên cứu mô tả là từ 390 đến 429 người. Trên thực tế chúng tôi điều tra được 419 cha mẹ học sinh.
Cỡ mẫu điều tra cán bộ công nhân viên nhà trường:
Cỡ mẫu cho phần này gồm:
- Ban giám hiệu mỗi trường 2 người, 4 trường là 8 người
- Toàn bộ giáo viên chủ nhiệm các lớp của 4 trường: 84 giáo viên
- Y tế học đường mỗi trường có 1 người, 4 trường là 4 người
Cỡ mẫu định tính:
Thảo luận nhóm: chúng tôi tổ chức 4 cuộc thảo luận nhóm – mỗi trường một cuộc. Chọn chủ đích 15 người mỗi trường: 01 thành viên Ban giám hiệu, 05 giáo viên chủ nhiệm, 01 nhân viên y tế học đường, 01 nhân viên y tế cơ sở, 01 phụ trách đội, 06 cha mẹ học sinh.
Phỏng vấn sâu: 01 lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố, 1 lãnh đạo ngành y tế địa phương; mỗi trường gồm: 01 ban giám hiệu, 01 giáo viên chủ nhiệm đại diện theo mỗi khối lớp, 01 cha mẹ học sinh theo mỗi khối lớp, 01 nhân viên y tế học đường.
* Kỹ thuật chọn mẫu:
- Chọn mẫu chủ đích: thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên
Toàn thành phố ước tính có khoảng 20 000 học sinh lứa tuổi 6 – 15 tuổi tại thời điểm tháng 9/2009 học tại 34 trường tiểu học và 29 trường trung học cơ sở. Với cỡ mẫu tối thiểu là 2794 học sinh, từ đó chọn 4 trường vào nghiên cứu theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Hai trường TH và hai trường THCS được chọn là trường TH Hoàng Văn Thụ, TH Nguyễn Viết Xuân, THCS Nguyễn Du, THCS Độc lập.
- Chọn mẫu học sinh: mẫu toàn bộ. Lập danh sách học sinh của 4 trường được chọn. Tiến hành điều tra theo danh sách được 2850 học sinh, còn lại một số trường hợp học sinh không điều tra được là do vắng mặt hoặc từ chối tham gia nghiên cứu.
- Chọn mẫu cha mẹ học sinh: Do cỡ mẫu điều tra cha mẹ học sinh bằng xấp xỉ 1/7 cỡ mẫu học sinh nên mỗi lớp chọn 5 cha mẹ theo khoảng cách k=7 theo danh sách học sinh của lớp.
2.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp
* Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu can thiệp dự phòng cho học sinh được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ [6].