n = z2(,) Trong đó:
P1( 1-p1 ) + p2(1-p2)
(p1-p2)2
p1: Tỷ lệ trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần theo các nghiên cứu trước. Theo các kết quả điều tra trước là: 0,2 [110].
P2: Tỷ lệ mong muốn đạt được sau khi can thiệp. Tỷ lệ dự kiến đạt được là 0,15
: Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của sai lầm loại I, ở đây là 0,1.
: Xác suất của sai lầm loại II, ở đây lấy là : 0,1 Như vậy lực mẫu ở đây là 90%
z2 (): Tra từ bảng ứng với giá trị , được 8,6.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tâm Thần Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
- Các Mô Hình Can Thiệp Cộng Đồng Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần Trẻ Em Trên Hiện Nay
- Một Số Mô Hình Thí Điểm Cssktt Cho Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên Tại Việt Nam
- Theo Dõi Dọc Trong Thời Gian Can Thiệp, Sàng Lọc Phát Hiện Sớm Các Học Sinh Có Dấu Hiệu Rối Loạn.
- Thực Trạng Công Tác Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần Học Sinh 6-15 Tuổi Thành Phố Thái Nguyên
- Kết Quả Xây Dựng Và Đánh Giá Mô Hình Cssktt Cho Học Sinh
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Thay số vào công thức tính được n = 988, với 10% bỏ cuộc cỡ mẫu can thiệp tính được là 1086 học sinh tại nhóm can thiệp và 1086 học sinh nhóm đối chứng.
Do tính chất can thiệp cộng đồng và để đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện can thiệp trên toàn bộ số học sinh tại 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở can thiệp.
Cỡ mẫu can thiệp cha mẹ học sinh: tương tự như cỡ mẫu can thiệp học sinh.
Cỡ mẫu can thiệp cán bộ, giáo viên nhà trường, y tế cơ sở: gồm toàn bộ các giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lãnh đạo nhà trường, nhân viên y tế học đường, cán bộ phụ trách Đội, Đoàn các trường can thiệp và cán bộ phụ trách y tế phường sở tại.
Cỡ mẫu can thiệp điều trị nhóm học sinh có rối loạn SKTT
Do tính chất can thiệp cộng đồng và để đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện can thiệp điều trị toàn bộ số học sinh có rối loạn tại các trường can thiệp theo kết quả điều tra của giai đoạn 1.
* Chọn trường can thiệp: trường TH Hoàng Văn Thụ, THCS Nguyễn Du Trường đối chứng: trường TH Nguyễn Viết Xuân, THCS Độc lập
- Điều tra trước, sau can thiệp tương tự như mẫu cho điều tra cắt ngang trên
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu
2.2.3.1. Các chỉ số cho mục tiêu 1
* Các chỉ số thông tin chung của nhóm nghiên cứu
- Đặc điểm chung học sinh: tuổi, giới, lớp học
- Đặc điểm cá nhân của học sinh: đặc điểm bệnh tật cá nhân, hoàn cảnh gia đình, sang chấn tâm lý...của nhóm trẻ có bệnh.
- Đặc điểm chung của nhóm cha mẹ học sinh: tuổi , giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con.
- Đặc điểm chung của giáo viên: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, thâm niên nghề nghiệp.
* Các chỉ số về rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh
- Tỷ lệ học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT sau khi khám sàng lọc (điểm SDQ > 14).
- Tỷ lệ học sinh có rối loạn sau khi xác định chẩn đoán bằng khám tâm thần: tỷ lệ từng loại rối loạn cụ thể theo ICD 10.
- Tỷ lệ học sinh có rối loạn theo giới.
- Tỷ lệ học sinh có rối loạn theo cấp học.
- Tỷ lệ học sinh có rối loạn theo đặc điểm dân tộc.
* Các chỉ số về kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKTT học sinh của cha mẹ học sinh, giáo viên
- Tỷ lệ các mức độ kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ
- Tỷ lệ các mức độ kiến thức, thái độ, thực hành của giáo viên
* Các chỉ số tìm hiểu mối liên quan giữa các RLTT & HV học sinh và các yếu tố khác
- Mối liên quan với yếu tố sang chấn tâm lý
- Liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ học sinh
* Các chỉ số về nhu cầu CSSKTT học sinh của cộng đồng
- Tỷ lệ cha mẹ học sinh mong muốn nhận được tài liệu về CSSKTT học sinh.
- Tỷ lệ cha mẹ học sinh mong muốn được tư vấn về CSSKTT học sinh.
- Tỷ lệ cha mẹ học sinh ủng hộ công tác CSSKTT học sinh.
- Tỷ lệ giáo viên mong muốn nhận được tài liệu về CSSKTT học sinh.
- Tỷ lệ giáo viên mong muốn được tư vấn về CSSKTT học sinh.
- Tỷ lệ giáo viên ủng hộ công tác CSSKTT học sinh.
- Tỷ lệ các thành viên tham gia thảo luận nhóm có các nhu cầu về công tác CSSKTT học sinh.
- Ý kiến của cộng đồng về nhu cầu CSSKTT học sinh qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.
2.2.3.2. Các chỉ số cho mục tiêu 2
* Các chỉ số về xây dựng mô hình can thiệp
- Nhân lực: Số nhân lực tham gia thực hiện mô hình.
- Vật lực: Số tài liệu được soạn thảo dành cho tập huấn, truyền thông, số trắc nghiệm tâm lý được sử dụng, các tài liệu, cơ sở vật chất sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
- Tổ chức:
+ Ban chỉ đạo CSSKTT học sinh thành phố Thái Nguyên được thành lập với chức trách, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong Ban.
Trưởng Ban: phụ trách chung.
Các Phó Ban phụ trách tổ chức, hoạt động, giám sát mô hình và các hoạt động chuyên môn.
Các Ủy viên: vai trò, nhiệm vụ cụ thể.
+ Số Nhóm CSSKTT học sinh được thành lập tại trường TH Hoàng Văn Thụ (TH HVT) và trường THCS Nguyễn Du (THCS ND) với chức trách nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
2 Nhóm trưởng tại 2 trường – phụ trách chung các hoạt động tại trường.
Các Nhóm phó: trực tiếp chỉ đạo hoạt động tổ chức và chuyên môn của Nhóm tại các trường.
Các ủy viên: thực hiện các nhiệm vụ của công tác CSSKTTHS tại lớp mình phụ trách.
- Hoạt động:
+ Số buổi truyền thông của giáo viên, nhân viên y tế học đường.
+ Số lượt người tham dự các buổi truyền thông.
+ Số tài liệu tài liệu tập huấn, truyền thông được phát, số tờ rơi tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề SKTT được phát cho cha mẹ học sinh, giáo viên.
+ Số buổi thảo luận nhóm với cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh.
+ Số buổi sinh hoạt Nhóm CSSKTT học sinh.
+ Số học sinh có rối loạn được theo dõi.
+ Số lượt học sinh được theo dõi, dự phòng.
+ Số học sinh có rối loạn được khám, tư vấn, can thiệp điều trị.
+ Số cha mẹ học sinh có bệnh được tư vấn.
+ Số lượt học sinh được đánh giá sàng lọc, khám phát hiện rối loạn.
* Các chỉ số cho việc đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp
Các chỉ số đầu ra
- Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành đối với vấn đề SKTT của cán bộ, giáo viên nhà trường, nhân viên y tế học đường qua so sánh trước và sau can thiệp và so sánh đối chứng.
- Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, cán bộ y tế địa phương, y tế học đường trong áp dụng bộ trắc nghiệm sàng lọc SDQ - 25 phát hiện sớm các RLTT & HV, nhận biết một số biểu hiện rối loạn, kỹ năng tư vấn, truyền thông, kỹ năng hỗ trợ học sinh có rối loạn.
- Hiệu quả thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ học sinh đối với vấn đề SKTT qua so sánh trước và sau can thiệp và so sánh đối chứng. Kỹ năng phát hiện sớm, theo dõi, chăm sóc học sinh có vấn đề SKTT.
Các chỉ số tác động
- Hiệu quả can thiệp trên sức khỏe tâm thần học sinh qua so sánh trước, sau can thiệp và so sánh đối chứng.
- Kết quả tư vấn, can thiệp ở nhóm học sinh có bệnh.
- Số học sinh được phát hiện sớm trong quá trình can thiệp.
Chỉ số hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu định tính để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp.
Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: lãnh đạo nhà trường, cha mẹ học sinh, nhân viên y tế học đường, y tế phường để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp, tính cần thiết, hiệu quả về sức khỏe, hiệu quả kinh tế, xã hội, khả năng duy trì của mô hình.
2.2.4. Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu
2.2.4.1.Công cụ nghiên cứu
- Khám sàng lọc, sử dụng mẫu phiếu điều tra sàng lọc các vấn đề SKTT dành cho trẻ em lứa tuổi từ 4 – 16 tuổi (SDQ – Scoring the Strengths and Difficulties Questionnaire) bao gồm thang điểm SDQ trẻ tự điền và thang điểm SDQ dành cho cha mẹ và thầy cô giáo của trẻ tự điền. Các thang này đã được dịch ra tiếng Việt và chuẩn hoá với độ nhạy, độ đặc hiệu xác định từ công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Trần Tuấn, 2006) [31] (phụ lục 1).
- Đối với những học sinh nghi ngờ có rối loạn sẽ được chuyển đến khám tâm thần để thực hiện việc chẩn đoán xác định, sử dụng công cụ chẩn đoán ICD-10. Khám lâm sàng được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa tâm thần theo phương pháp khám lâm sàng tâm thần thông thường.
- Bệnh án nghiên cứu chi tiết
- Test tâm lý (test trầm cảm Beck rút gọn dành trẻ em, test lo âu Zung, thang đo tăng động giảm chú ý Vanderbilt).
- Bảng phỏng vấn học sinh
- Bảng phỏng vấn cha mẹ và giáo viên, phỏng vấn cán bộ y tế cơ sở, y tế học đường, cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể…về kiến thức, thái độ, kỹ năng phát hiện, chăm sóc trẻ có vấn đề SKTT.
2.2.4.2.Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu
- Tài liệu tập huấn, tài liệu truyền thông.
- Tờ rơi truyền thông giáo dục sức khỏe về các vấn đề SKTT.
- Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu.
- Một số thuốc: vitamine, thuốc chống trầm cảm…
2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu
2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào
2.3.1.1. Đối với số liệu về thực trạng các vấn đề SKTT của học sinh cần thực hiện:
- Sàng lọc những học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT:
+ Lập danh sách học sinh theo trường, khối, lớp học
+ Đối với học sinh tiểu học: sàng lọc qua phiếu tự điền của cha mẹ và/hoặc thầy cô giáo. Đối với học sinh THCS: sàng lọc qua phiếu do học sinh tự điền. Cần hướng dẫn cụ thể, kỹ lưỡng cách điền phiếu cho các đối tượng tham gia tự điền. Những trường hợp nghi ngờ là khi tổng điểm SDQ25 > 14 điểm.
+ Đối với phiếu phỏng vấn: cán bộ nghiên cứu trực tiếp phỏng vấn và điền phiếu.
- Khám lâm sàng chẩn đoán xác định các vấn đề SKTT theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD10 (tiêu chuẩn dành cho nghiên cứu).
Đối với những học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT sau khi làm trắc nghiệm sàng lọc sẽ được thực hiện việc chẩn đoán xác định, sử dụng các công cụ hỗ trợ chẩn đoán như Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế CIDI (WHO-1993), các test tâm lý trầm cảm Beck, thang lo âu Zung, thang đo tăng động giảm chú ý Vanderbilt kết hợp khám lâm sàng bởi các bác sỹ chuyên khoa tâm thần của Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Khoa Tâm thần - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Những trường hợp cần thiết sẽ được hội chẩn với các chuyên gia về bệnh lý tâm thần trẻ em của Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung ương. Tiêu chuẩn đánh giá có bệnh dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10).
Kết quả khám, chẩn đoán được ghi chép vào bệnh án nghiên cứu thống nhất.
2.3.1.2. Đối với số liệu về kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành chăm sóc sức khoẻ tâm thần của cán bộ y tế cơ sở, y tế học đường, giáo viên, cha mẹ học sinh sẽ sử dụng các phiếu phỏng vấn do cán bộ nghiên cứu và các cộng tác viên trực tiếp phỏng vấn.
2.3.1.3. Số liệu định tính về thực trạng, nhu cầu CSSKTT học sinh:
Sử dụng các bảng hướng dẫn thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, do cán bộ nghiên cứu và các cộng tác viên trực tiếp thực hiện, các thông tin chính sẽ được ghi chép lại đầy đủ.
2.3.2. Số liệu về công tác xây dựng và hoạt động của mô hình
Các số liệu được thu thập dựa trên:
- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo CSSKTT học sinh và bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thái Nguyên.
- Quyết định thành lập Nhóm CSSKTT học sinh với chức trách, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên của Hiệu trưởng trường TH Hoàng Văn Thụ và Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du.
- Biên bản lớp tập huấn cho cán bộ nghiên cứu, cộng tác viên, giáo viên, nhân viên y tế học đường, y tế phường.
- Số tài liệu tập huấn, phiếu điều tra, tài liệu truyền thông được phát
- Sổ sách ghi chép, biểu mẫu báo cáo hoạt động định kỳ của Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp.
- Sổ khám, tư vấn, theo dõi định kỳ của học sinh có bệnh tại các trường can thiệp.
- Biên bản thảo luận trong nhóm học sinh có bệnh tại các trường can thiệp.
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp
2.3.3.1. Về chỉ số đầu ra
- Đánh giá về sự thay đổi hành vi CSSKTT học sinh, sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cha mẹ và cán bộ, giáo viên nhà trường đối với vấn đề SKTT học sinh bằng phỏng vấn qua mẫu phiếu do nhóm nghiên cứu thực hiện ở trường can thiệp và trường đối chứng.
- Đánh giá kỹ năng phát hiện sớm và chăm sóc, hỗ trợ học sinh có vấn đề SKTT của đội ngũ CSSKTT học sinh bằng bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho giáo viên, nhân viên y tế phường và y tế học đường.
- Thu thập số liệu theo dõi dọc về số trẻ được phát hiện sớm trong quá trình thực hiện mô hình dựa vào sổ sách , biểu mẫu báo cáo của Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp.
2.3.3.2. Về chỉ số tác động đến sức khoẻ của học sinh
- Thu thập số liệu đánh giá tỷ lệ hiện mắc sau can thiệp bằng phiếu trắc nghiệm sàng lọc và khám lâm sàng ở trường can thiệp và trường đối chứng (tương tự như nghiên cứu trước can thiệp).
- Các số liệu theo dõi dọc về kết quả tư vấn, điều trị, can thiệp nhóm học sinh có bệnh được thu thập từ sổ khám, tư vấn, theo dõi định kỳ của học sinh có bệnh.
2.3.3.3. Các số liệu đánh giá hiệu quả xã hội: đánh giá sự chấp nhận mô hình và khả năng duy trì mô hình của xã hội bằng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
- Sử dụng phỏng vấn sâu để phỏng vấn trực tiếp ban chỉ đạo, giáo viên, nhân viên y tế học đường, cha mẹ học sinh.
- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đối với Ban chỉ đạo, đại diện phụ huynh học sinh, tập trung vào các vấn đề:
+ Khả năng thực hiện các nội dung can thiệp ở nhà trường
+ Khả năng duy trì các hoạt động này như thế nào.
2.4. Nội dung can thiệp
2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng
- Gửi công văn xin phép thực hiện nghiên cứu đến Ủy ban nhân dân thành TPTN, Phòng Giáo dục & Đào tạo TPTN, Phòng Y tế TPTN.
- Họp với lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo để giới thiệu về nội dung và kế hoạch hoạt động của đề tài tại địa phương.
- Tổ chức hội thảo tại Phòng Giáo dục & Đào tạo với thành phần tham dự bao gồm cán bộ lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo, đại diện Phòng Y tế thành phố, Lãnh đạo các trường được chọn, và nhóm nghiên cứu để giới thiệu về nội dung và kế hoạch hoạt động của đề tài.
- Thành lập Ban chỉ đạo CSSKTT học sinh tại TPTN và bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ (phụ lục 9).
- Thành lập Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường với chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong mô hình (phụ lục 10).
2.4.2. Chuẩn bị nguồn lực
- Hội thảo, tập huấn cho giáo viên, y tế cơ sở, y tế học đường về các RLTT& HV trẻ em, biện pháp phát hiện sớm, biện pháp hỗ trợ, can thiệp các học sinh có vấn đề và các biện pháp tổ chức lớp học nhằm làm giảm các nguy cơ, dự phòng các rối loạn.
- Đào tạo kỹ năng phát hiện sớm và tham gia phòng chống RLTT & HV cho đội ngũ CSSKTT học sinh (kỹ năng sử dụng bộ câu hỏi SDQ 25 để sàng lọc các trường hợp có vấn đề SKTT học sinh; kỹ năng tham gia điều chỉnh hành vi cho trẻ, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ có bệnh học tập, sinh hoạt; kỹ năng truyền thông cho cha mẹ...)