Kết Quả Xây Dựng Và Đánh Giá Mô Hình Cssktt Cho Học Sinh


Hộp 3.1. Các ý kiến về nhu cầu CSSKTT học sinh


“…Hiện nay công tác CSSKTT cho học sinh tại các trường học dường như chưa có sự góp mặt của các nhà chuyên môn. Trường học nào cũng có một số em có các vấn đề rắc rối. Tuy nhiên, các trường học thường phải tự mình giải quyết trừ một số trường hợp quá nặng nề. Các giáo viên thì không được trang bị các kiến thức về vấn đề này, chủ yếu phát hiện và giải quyết theo kinh nghiệm nên kết quả hạn chế. Chúng tôi mong muốn có các hoạt động chuyên môn hỗ trợ…”

Ý kiến ông N.T.D. - Phòng GD & ĐT Thái Nguyên


“…Theo tôi, hiểu biết của cả gia đình và giáo viên cũng như cộng đồng về bệnh lý tâm thần trẻ em còn hạn chế. Trong quá trình dạy học và quản lý học sinh chúng tôi gặp không ít khó khăn. Chúng tôi rất mong muốn được các nhà chuyên môn tư vấn và phối hợp giải quyết…”


Ý kiến bà L.L. – cán bộ Trường THCS Độc Lập

“…Tôi biết lứa tuổi này có nhiều thay đổi tâm sinh lý nên khá phức tạp. Các em dễ phản ứng tức giận, không nghe lời thậm chí cố tình làm ngược lại, a dua theo bạn xấu, bỏ học, có các hành vi bột phát mất kiểm soát… Chúng tôi đã cố gắng kết hợp chặt chẽ với gia đình để nhắc nhở, giúp đỡ tuy nhiên nhiều khi chúng tôi vẫn lúng túng khi gặp vấn đề của học sinh. Cho đến nay chưa có một chương trình CSSKTTHS nào của ngành Y tế triển khai tại trường tôi … ”.

Ý kiến bà T.M.T - cán bộ trường THCS Nguyễn Du


Nhận xét: Các ý kiến trên cho ta thấy rõ nhu cầu về CSSKTT cho học sinh của giáo viên là rất lớn.

Hộp 3.2. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường TH Hoàng Văn Thụ


“…Tôi biết con tôi có vấn đề về tâm thần. Tôi đã đưa cháu đi khám ở Hà Nội nhưng được biết là điều trị rất lâu dài, tốn kém và thuốc chỉ là một phần nhỏ. Cháu đi học hoà nhập tại trường và gặp rất nhiều rắc rối với thầy cô, bè bạn. Tôi rất đau lòng nhưng không biết phải làm thế nào. Tôi mong muốn có các hoạt động hỗ trợ cho những trẻ như con tôi để bạn bè, thầy cô cảm thông và giúp đỡ cháu…”

Ý kiến anh T. V.S., đại diện cha mẹ học sinh trường TH HVT


Hộp 3.3. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Du


“…Lứa tuổi của con chúng tôi là giai đoạn có nhiều thay đổi phức tạp. Nhiều khi thấy con có những biểu hiện lạ, học hành bê trễ, thích chơi với bạn khác giới, hay cãi cha mẹ tôi rất lo lắng mà không biết làm thế nào.Tôi cũng tìm hiểu qua báo đài, hỏi kinh nghiệm bạn bè, người thân đã có con lớn nhưng các ý kiến thường không giống nhau. Tôi rất mong muốn có các thông tin tư vấn, hướng dẫn cụ thể cho chúng tôi về các biện pháp định hướng, hỗ trợ cháu…”

Ý kiến anh T.V.T., đại diện cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Du


Chúng tôi cũng đã phỏng vấn bác sỹ N. V. T. cán bộ Trạm Tâm thần thuộc Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên. Bác sỹ này cho biết :

Hộp 3.4. Ý kiến của cán bộ Trạm tâm thần Thái Nguyên


"....Công tác CSSKTT tại cộng đồng của ngành hiện nay mới chỉ dừng lại ở người trưởng thành bị bệnh tâm thần phân liệt và động kinh. Công tác tuyên truyền CSSKTT trẻ em nói chung và CSSKTT học sinh chưa được thực hiện. Gia đình thường tự đưa con đến bệnh viện khám và điều trị và đó là những trẻ bị một số rối loạn rõ rệt. Thiếu kinh phí, thiếu nhân lực, chế độ, chính sách đồng bộ....chính là nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này…’’.

Bác sỹ N. V. T. Trạm Tâm thần Thái Nguyên

Nhận xét : Ý kiến bác sỹ T. cho thấy còn có những khoảng trống và khó khăn trong công tác CSSKTT cho người dân tại địa phương.

3.2. Kết quả xây dựng và đánh giá mô hình CSSKTT cho học sinh

3.2.1. Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh

Qua phân tích vấn đề SKTT của học sinh Thành phố Thái Nguyên ở phần 3.1 trên ta có các kết quả chính sau:

- Tỷ lệ học sinh lứa tuổi từ 6 – 15 tuổi có các rối loạn tâm thần và hành vi là 8,2%, trong đó chủ yếu là các rối loạn trầm cảm, lo âu, và tăng động giảm chú ý.

- Nhu cầu CSSKTT cho học sinh cao, đại đa số cha mẹ học sinh và giáo viên mong muốn có các hoạt động CSSKTT cho học sinh tại địa phương.


- Yếu tố liên quan dến SKTT học sinh :

+ Kiến thức và thái độ của cha mẹ học sinh về CSSKTT còn chưa tốt.

+ Hành vi phòng chống các RLTT & HV cho học sinh của cha mẹ và giáo viên nhìn chung còn yếu.

+ Công tác CSSKTT của cán bộ y tế địa phương (y tế phường), y tế học đường còn yếu.

+ Các thay đổi tâm sinh lý liên quan đến lứa tuổi học sinh.

+ Các stress tâm lý trong môi trường học tập, môi trường gia đình của học sinh.

Nhiếu yếu tố liên quan trên đều có thể cải thiện được để phòng chống các RLTT & HV cho học sinh tốt hơn. Đây chính là tiền đề cho việc xây dựng mô hình can thiệp. Mô hình can thiệp được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến từ cán bộ y tế địa phương, lãnh đạo giáo dục cùng đại diện lãnh đạo các trường và cha mẹ học sinh. Mục tiêu của việc can thiệp là phát hiện sớm và điều trị những trẻ đã có rối loạn và dự phòng mắc bệnh cho mọi học sinh. Từ mục tiêu trên, nội dung can thiệp tập trung vào các vấn đề sau:

(1) Giải quyết các trường hợp có rối loạn theo hướng dẫn của WHO bằng cách phối hợp dùng thuốc, tâm lý trị liệu và cải thiện môi trường.

(2) Củng cố và nâng cao năng lực phát hiện sớm, phòng chống RLTT & HV cho học sinh của giáo viên, cán bộ y tế học đường và địa phương.

(3) Huy động sự tham gia của cộng đồng trong truyền thông GDSK, CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp.

Cụ thể mô hình được xây dựng dựa trên hướng dẫn của WHO về can thiệp cộng đồng đối với các RLTT & HV trẻ em [99]. Quy trình hoạt động theo hướng dẫn này gồm có: (1) Sàng lọc, phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn; (2) Chẩn đoán xác định các rối loạn; (3) Can thiệp trên các mặt: dùng thuốc, tâm lý trị liệu và cải thiện môi trường. Từ hướng dẫn trên và tham khảo hoạt động của một số mô hình CSSKTT trẻ em trên thế giới, chúng tôi đã phát triển một mô hình CSSKTT cho học sinh trong các điều kiện hiện có tại Thái Nguyên và theo các mục tiêu đề ra. Trong đó, việc sàng lọc, phát hiện sớm do cộng đồng


thực hiện (y tế địa phương, y tế học đường, giáo viên, gia đình). Vấn để chẩn đoán xác định bệnh sẽ do các bác sỹ chuyên khoa đảm nhận. Vấn đề can thiệp và dự phòng được sự phối hợp thực hiện của bác sỹ chuyên khoa, y tế địa phương, gia đình và nhà trường.

3.2.1.1 Xây dựng nhân lực và tổ chức của mô hình

(a) Nhân lực của mô hình

Để thực hiện được việc can thiệp, chúng tôi đã tiến hành chuẩn bị nguồn nhân lực cho mô hình can thiệp. Nguồn nhân lực này chủ yếu là từ các cán bộ, giáo viên của trường học và cần có sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhất. Do vậy, trước khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã làm việc với phòng Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) Thành phố Thái Nguyên, chính quyền Thành phố, phòng Y tế Thành phố Thái nguyên để thông báo và xin phép được thực hiện nghiên cứu. Một hội thảo với chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em” đã được tổ chức tại phòng GD&ĐT Thành phố với sự tham gia của Ban lãnh đạo phòng GD & ĐT, Ban giám hiệu các trường tham gia nghiên cứu, các cán bộ tham gia nghiên cứu và các nhà khoa học. Hội thảo cũng đã đưa ra được quyết định thành lập Ban chỉ đạo CSSKTT học sinh trong đó trưởng ban là đồng chí trưởng phòng GD & ĐT. Các thành viên khác bao gồm cán bộ phòng GD & ĐT, lãnh đạo các trường nghiên cứu và cán bộ nghiên cứu. Quyết định này là cơ sở cho quyết định thành lập Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần tại trường TH Hoàng Văn Thụ do Hiệu trưởng nhà trường làm đội trưởng và Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần tại trường THCS Nguyễn Du do Quyền Hiệu trưởng nhà trường làm đội trưởng. Các thành viên trong Đội bao gồm cán bộ y tế học đường, cán bộ đoàn thể của nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm các lớp. Đội CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp sẽ duy trì hoạt động can thiệp trong suốt thời gian nghiên cứu và là nhân lực chính thực hiện mô hình.



Hình 3 1 Hội thảo chuyên đề Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại Phòng GD 1

Hình 3.1. Hội thảo chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em” tại Phòng GD&ĐT Thành phố Thái Nguyên

Bên cạnh các cán bộ trong Nhóm CSSKTT tại các trường, nhân lực thực hiện mô hình còn bao gồm nhân viên y tế địa phương (phường), các nhân viên y tế của Khoa và Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các bác sỹ của Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên.

(b) Cơ cấu tổ chức của mô hình

Ban chỉ đạo CSSKTT học sinh Thành phố Thái Nguyên được thành lập, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo công tác:

Điều tra đánh giá về thực trạng SKTT cho học sinh tại 4 trường học của Thành phố Thái Nguyên gồm: Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Trung học cơ sở Nguyễn Du và Trung học cơ sở Độc Lập.

Xây dựng đội ngũ CSSKTT cho học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở Nguyễn Du và Tiểu học Hoàng Văn Thụ

Đào tạo kỹ năng phát hiện sớm và tham gia phòng chống các vấn đề SKTT của đội ngũ CSSKTT cho học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở Nguyễn Du và Tiểu học Hoàng Văn Thụ

Giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động của mô hình


Chức trách, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong Ban.

Trưởng Ban: là Trưởng Phòng GD & ĐT thành phố, phụ trách chung

Các Phó Ban là Phó trưởng Phòng GD & ĐT thành phố và Nghiên cứu sinh, phụ trách tổ chức, hoạt động, giám sát mô hình và các hoạt động chuyên môn

Các Ủy viên là các Chuyên viên của Phòng GD & ĐT thành phố và Hiệu trưởng các trường tham gia nghiên cứu có nhiệm vụ tổ chức và giám sát các hoạt động cụ thể tại các trường.

Hai Nhóm CSSKTT học sinh được thành lập tại trường TH Hoàng Văn Thụ (TH HVT) và trường THCS Nguyễn Du (THCS ND) với chức trách nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

Hiệu trưởng 2 trường là 2 Nhóm trưởng – phụ trách chung

Các Nhóm phó là Hiệu phó và CB y tế học đường: trực tiếp chỉ đạo hoạt động tổ chức và chuyên môn của Đội.

Các giáo viên chủ nhiệm là các ủy viên: thực hiện các nhiệm vụ của công tác CSSKTTHS tại lớp mình phụ trách.

Cơ cấu tổ chức của mô hình được thể hiện ở sơ đồ 3.1.


BAN CHỈ ĐẠO CSSKTT HỌC SINH

(Tại Phòng GD & ĐT TPTN)

NHÓM CSSKTT HỌC SINH

(Tại Trường TH Hoàng Văn Thụ)

NHÓM CSSKTT HỌC SINH

(Tại Trường THCS Nguyễn Du)

CÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM, Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

CÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM, Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

CHA MẸ HỌC SINH HỌC SINH

CHA MẸ HỌC SINH HỌC SINH


Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của mô hình


Kết quả xây dựng nguồn nhân lực được thể hiện ở bảng 3.15

Bảng 3.15. Kết quả xây dựng nguồn nhân lực thực hiện mô hình CSSKTT học sinh tại nhóm các trường can thiệp



Nội dung


Số lượng


Số buổi

Số người

tham gia

Số hội thảo được tổ chức tại Phòng GD &

ĐT TPTN

01

01

30

Số Ban CSSKTTHS được thành lập

01


10

Số hội thảo tổ chức tại các trường can thiệp

02

02

46

Số Nhóm CSSKTTHS được thành lập

02


46

Tổng số nhân lực tham gia mô hình, trong đó

- Nhân lực tại Phòng giáo dục

- Nhân lực tại 2 trường can thiệp

- Nhân lực y tế cơ sở

- Y tế chuyên khoa



58


05

44

02

07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


Nhận xét: nguồn nhân lực với cơ cấu tổ chức như trên có thể cho phép tiến hành các hoạt động CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp.

(c) Các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên tham gia hoạt động của mô hình

Trong mô hình can thiệp, cán bộ, giáo viên, nhân viên YTHĐ của các trường can thiệp và cán bộ y tế địa phương là những người đóng vai trò chính. Để làm được điều này, chúng tôi đã thực hiện các công việc bao gồm: tập huấn cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên YTHĐ, y tế địa phương về tầm quan trọng của việc CSSKTT học sinh, các loại RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên thường gặp trong nhà trường, các biện pháp phát hiện sớm các học sinh có vấn đề về SKTT, các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh có rối loạn.


Bảng 3.16. Tập huấn thực hiện mô hình cho giáo viên, nhân viên y tế địa phương, y tế học đường


Nội dung tập huấn

Số lớp

Số người tham gia

Một số bệnh lý RLTT & HV học sinh

4

44

Một số dấu hiệu bất thường về SKTTHS

4

44

Cách xử dụng thang SDQ 25 sàng lọc các

vấn đề SKTT

4

44

Một số biện pháp hỗ trợ, theo dõi HS có RL

4

44

Một số biện pháp dự phòng các RL

4

44

Tổng

4

44

Nhận xét: Trong 2 năm can thiệp, đã tổ chức được 4 lớp tập huấn cho 44 cán bộ, giáo viên vào đầu các năm học.


Hình 3 2 Tập huấn cho Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh Trường TH Hoàng 2


Hình 3.2. Tập huấn cho Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh Trường TH Hoàng Văn Thụ

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí