Kết Quả Khảo Sát Ý Kiến Cbql, Gv, Hs, Cmhs Nhận Thức Về Mục Đích Học Sinh Học Npt Ở Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội

đảm bảo về mặt lợi ích cho GV” (ĐTB = 4.16). Điều này thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của các nhà quản lý đối với GV.

Ngoài ra khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu GV, CBQL chúng tôi còn thấy còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực giảng dạy của giáo viên như: trình độ chuyên môn; thâm niên công tác; cơ sở vật chất, phương tiện dạy học; đặc tính của người học,…. Những yếu tố này đều có ảnh hưởng nhất định đến tính tích cực của GV Trung tâm GDKTTH trong quá trình dạy học.

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với tính tích cực giảng dạy của GV Trung tâm GDKTTH. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để tác giả kiến nghị với ban lãnh đạo Trung tâm, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, đặc biệt là các yếu tố như: Tinh thần, trách nhiệm của GV trong hoạt động DHNPT, lương tâm nghề nghiệp, tính tích cực của người học,..là những yếu tố có mức độ mạnh mẽ. Vấn đề lương GV là một vấn đề khá nhạy cảm hiện nay ở các Trung tâm GDKTTH.

Từ thực trạng trên, CBQL Trung tâm có những biện pháp quản lý hiệu quả, tác động làm chuyển biến tích cực nhận thức của đội ngũ CB, GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

2.3.1.2. Nhận thức của HS

Thực tế, HS học NPT tại Trung tâm GDKTTH cơ bản là HS cuối cấp THCS và THPT các quận, huyện. Mục đích của học sinh THCS là thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào lớp 10, còn học sinh THPT là thi tốt nghiệp và thi đại học. Vì vậy, những năm cuối HS tập trung thời gian vào học những môn để chuẩn bị cho việc thi tốt nghiệp, thi đại học. Những môn khác không liên quan đến mục đích nên HS học chiếu lệ, hình thức. Hiện nay theo cách thi tuyển mới nên việc dạy học NPT lại không hấp dẫn với HS. phần lớn học sinh phổ thông coi việc đến học các môn NPT tại các Trung tâm GDKTTH số 5 Hà nội là sự bắt buộc, chứ không thực sự có ý thức, có nhu cầu. Đa phần HS không mặn mà với học NPT, cho rằng NPT là môn “học cũng được và không cũng được”, các em đi học NPTlà để chấp hành nội qui của nhà trường và chế độ điểm cộng (được cho là “phao cứu sinh” trong khi chuyển cấp, hết cấp). Do đó, HS chỉ chọn những môn dễ kiếm điểm chứ không chọn môn yêu thích hay sở trường, việc học NPT chưa thực sự là nhu cầu và động lực mạnh mẽ của mỗi HS phổ thông.

Một bộ phận không nhỏ HS phổ thông, chưa có được nhận thức đúng, khi tới Trung tâm GDKTTH số 5 học các môn NPT. Nhiều em tới Trung tâm học không phải

từ tự nguyện hay yêu thích môn học, cho đó là sự bắt buộc của ngành Giáo dục, của nhà trường phổ thông. đi học để đối phó với yêu cầu của lớp, của nhà trường phổ thông. Nhiều học sinh coi môn học NPT là môn phụ nên không tập trung học, chưa hiểu được tầm quan trọng của học NPT, chưa cố gắng trong học tập. Nhiều em tham gia học nghề với một mục đích duy nhất là được cộng thêm điểm vào kỳ thi tốt nghiệp (được cho là “phao cứu sinh” trong khi chuyển cấp, hết cấp). HS chỉ chọn những môn dễ kiếm điểm chứ không chọn môn yêu thích hay sở trường, việc học nghề phổ thông chưa thực sự là nhu cầu và động lực mạnh mẽ của mỗi HS phổ thông. Từ nhận thức sai dẫn tới các em không có được ý thức tự giác, hứng thú trong học tập, không tích cực tích lũy kiến thức nghề nghiệp, trau dồi kỹ năng và định hướng cho mình một nghề phù hợp với khả năng trong tương lai. Những học sinh này thường xuyên vi pham nội, quy chế của lớp, của trung tâm. Tình trạng học sinh nghỉ học, nghỉ tiết còn nhiều.Vấn đề quản lý, giáo dục nhóm học sinh này nằm ở chỗ làm thay đổi, chuyển biến từ nhận thức của các em. Đây là một nhiệm vụ khó khăn của Trung tâm GDKTTH số 5.

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của HS về mục đích học NPT và thái độ tích cực của HS trong các giờ học NPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: quan sát, điều tra, phỏng vấn…. chúng tôi tiến hành điều tra tổng số 530 HS từ các nhà trường PT, đến Trung tâm GDKTTH số 5 học các môn NPT, với câu hỏi: Bạn học nghề phổ thông nhằm mục đích nào? Đã thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh về mục đích học NPT


TT

Mục đích học NPT

SL

%

1

Nắm những thông tin ban đầu về một số NPT

299

56.4

2

Vận dụng vào rèn luyện các kỹ năng

318

60,0

3

Phục vụ cho việc tự định hướng chọn ngành nghề phù hợp

342

64,5

4

Học NPT để làm thợ

69

13,0

5

Học NPT để được cộng điểm trong các kỳ thi tốt nghiệp

442

83,4

6

Học NPT do yêu cầu bắt buộc của Trường PT

467

88,1

7

Không tham gia trả lời

3

0,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 8

Nhìn vào kết quả bảng 2.4 cho thấy: Đa số HS xác định mục đích học NPH là nắm những thông tin ban đầu về một số NPT(56,4%), vận dụng vào rèn luyện kỹ năng (60%), phục vụ cho việc tự định hướng chọn ngành nghề phù hợp (64,5%),…Tuy nhiên, số lượng HS cho rằng học NPTđể được cộng điểm trong các kỳ thi tốt nghiệp; do bắt buộc của trường PT chiếm tỷ lệ rất cao là (83,4%) và (88,1%).

Như vậy, nhìn chung HS đã xác định được mục đích học NPT ở Trung tâm GDKTTH. Tuy nhiên HS tham gia vào học NPT chưa có động cơ, thái độ NPT đúng

đắn, còn ở tình trạng “vừa chơi vừa học”. Kết quả bảng 2.4 giúp đội ngũ CBQL, GV trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, thấy thực tế nhận thức về mục đích học NPT của HS, từ đó có sự giáo dục, định hướng để HS có được nhận thức đúng về mục đích học NPT.

Nhằm tìm hiểu thực trạng tính tích cực của HS thông qua sự tự đánh giá của HS, chúng tôi tiến hành điều tra tổng số 530 HS từ các nhà trường PT, đến Trung tâm học NPT, bằng câu hỏi điều tra có nội dung sau: Bạn hãy tự đánh giá tính tích cực của bản thân trong giờ học NPT? Đã thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.5: Mức độ tích cực của HS trong giờ học NPT


STT

Mức độ tích cực

SL

%

1

Không tích cực

32

6,0

2

Ít tích cực

57

10,8

3

Bình thường

393

74,2

4

Tích cực

33

6,2

5

Rất tích cực

15

2,8

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: sự chủ động tích cực tham gia vào môi trường học tập của HS chưa cao, chủ yếu là ở mức độ bình thường chiếm 74,2%, mức độ rất tích cực và tích cực chiếm tỷ lệ rất thấp (2.8% - 6,2%), mức độ ít tích cực và không tích cực chiếm tỷ lệ là 10,8% và 6,0%. Kết quả thu được, đòi hỏi CBQL, GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, cần tìm ra nguyên nhân vì sao Mức độ tích cực của HS trong giờ học NPT lại rất thấp có 6,2%? Cần phải làm gì? Biện pháp như thế nào? để các em tích cực trong các giờ học NPT? Giải quyết tốt vấn đề này, chất lượng DHNPT mới được nâng lên.

2.3.1.3. Nhận thức của CMHS

Thực trạng nhiều năm qua, nhận thức của CMHS về mục đích HSPT học môn NPT hầu hết còn mơ hồ, chưa đầy đủ, chưa chính xác, thậm chí hiểu sai so mục tiêu của ngành Giáo dục. Nhiều CMHS chỉ quan tâm tới việc học của con mình ở trường PT, cho rằng tới Trung tâm GDKTTH số 5 học NPT chỉ là môn học phụ, theo sự bắt buộc của Trường PT. Nhiều người cho rằng: “học nghề sớm sẽ sớm trở thành công nhân”, học nghề là con đường cuối cùng, bất đắc dĩ của con em họ. Nhiều CMHS không để ý đến việc học NPT của con em mình.

Để thấy được thực tế nhận thức của các đối tượng chính trong hoạt động DHNPT, so sánh được mức độ nhận thức về hoạt động DHNPT của các đối tượng

CBQL, GV, HS, CMHS, chúng tôi đã tiến hành điều tra toàn bộ CBQL, GV Trung tâm GDKTTH số 5 và 530 học sinh ở các trường PT khác nhau tới Trung tâm học các môn NPT và 480 CMHS bằng phiếu hỏi và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát ý kiến CBQL, GV, HS, CMHS nhận thức về mục đích học sinh học NPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội

TT

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ


KẾT QUẢ

CBQL

GV

HS

CMHS

1

Có tay nghề cao, khi tốt nghiệp sẽ có thể kiếm

sống bằng nghề đó

15%

19%

78%

75%

2

Có hiểu biết tương đối và có kỹ năng cơ bản của một nghề, khi tốt nghiệp sẽ chọn đúng nghề đó (thi

vào các trường chuyên hoặc đi vào cuộc sống)


49%


51%


83%


70%

3

Hiểu biết tương đối và có kỹ năng cơ bản của một nghề, khi tốt nghiệp sẽ xác định nhóm nghề phù

hợp với bản thân


81%


66%


37%


39%

4

GD ý thức tôn trọng lao động chân tay, tôn trọng

thành quả lao động của cộng đồng

85%

74%

44%

51%

5

Rèn tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu về

nhân lực của công cuộc CNH, HĐH trong tương lai

97%

90%

51%

47%

6

Áp dụng những kiến thức lý thuyết trong sách vở

vào thực tiễn sản xuất

93%

85%

47%

42%

7

Khỏi bị nhà trường trừ điểm thi đua và hạ bậc

hạnh kiểm HS

70%

80%

92%

90%

8

Được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt

nghiệp THPT và xét tuyển cuối cấp học.

65%

75%

84%

91%

Từ kết quả trên đây có thể rút ra nhận đinh rằng CBQL và GV có nhận thức tốt hơn về mục đích của hoạt động DHNPT song đa số CMHS (XH nói chung) chưa nhận thức được ý nghĩa đích thực của hoạt động DHNPT, về hướng nghiệp, về tác phong công nghiệp nên chỉ có hơn 40% nhận thức đúng. Trong khi đó, hầu hết HS, CMHS cho rằng học NPT cốt để cộng điểm khuyến khích, xét tuyển cuối cấp học, do trường PT bắt buộc đi học, nếu không sẽ bị trừ điểm thi đua, hạ hạnh kiểm (chiếm tỷ lệ cao trên 90%).

Kết quả thu được giúp CBQL Trung tâm, thấy được nhận thức của các đối tượng Trung tâm quản lý, nhận thức về hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, có những điều chỉnh, đổi mới trong công tác quản lý. CBQL Trung tâm cần có những biện pháp quản lý thiết thực, hiệu quả, tác động làm chuyển biến tích cực nhận thức của họ về DHNPT và quả lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm.

2.3.2. Thực trạng hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội

2.3.2.1. Về chương trình

Thực tại chương trình các môn NPT, đang áp dụng ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Chương trình

NPT ban hành từ lâu đến nay nhiều chương trình rất lạc hậu. Một số chương trình NPT sau khi ban hành đã bộc lộ những điểm bất hợp lý về thời lượng, trình độ và tính thực tiễn làm cho người học không thích học. Thời gian đào tạo không đảm bảo và chương trình nghề thường bị cắt xén. Trong quá trình học NPT học sinh ít được thực hành và làm quen với các công nghệ mới, vật liệu mới. Nhiều môn NPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, thường dạy“chay” hoặc thực hành qua loa. Phương pháp đào tạo chưa đổi mới, hình thức tổ chức dạy học NPT đơn điệu không hấp dẫn học sinh. Các điều kiện khác để đảm bảo chất lượng đào tạo NPT chưa được tốt, như: thiếu giáo viên có chất lượng, giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy NPT, nguyên vật liệu thực hành, tài chính... phục vụ đào tạo.

Nhằm khảo sát, điều tra thực trạng vấn đề chương trình của các môn NPT đang sử dụng ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chúng tôi tiến hành điều tra toàn bộ CBQL, GV Trung tâm GDKTTH số 5 và đã thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát CBQL, GV về cơ cấu ngành nghề đào tạo, nội dung chương trình của các môn học NPT và CSVC phục vụ DHNPT ở Trung tâm

Nội dung đánh giá

Phù hợp

B.thường

K. phù hợp

K. có ý kiến

1.Nội dung, chương trình của từng bộ môn nghề phù hợp với trình độ của HS, với mục đich GD.


8%


56%


32%


4%

2.Số lượng ngành nghề (NPT) đào tạo tại trung tâm phong phú, phù hợp với nhu cầu chọn nghề của HS


12%


54%


26%


8%

3. Các môn học phù hợp với cơ cấu ngành nghề địa phương và có tính thực tiễn ứng dụng cao


16%


60%


20%


4%

4.CSVC phục vụ các môn học phù

hợp với với yêu cầu của nghề ĐT

4%

56%

28%

12%

Kết quả khảo sát trên bảng 2.7 cho thấy: Phần đông CBQL và GV cho rằng CSVC phục vụ DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5, cũng như: cơ cấu nghành nghề đào tạo, nội dung, chương trình của từng môn NPT đạt mức bình thường (trên 50%), mức độ không phù hợp còn chiếm một tỉ lệ tương đối cao (trên 20%), mức phù hợp chỉ chiếm một tỉ lệ thấp dưới 16%. Như vậy cần có những thay đổi, đổi mới về, cải tiến về những nội dung trên, nhất là chương trình các môn NPT.

2.3.2.2. Về đội ngũ GV, CBNV

- Cụ thể về cơ cấu tổ chức của Trung tâm:

- Ban Giám Đốc: 02 người (Giám đốc và Phó giám đốc).

- Tổ chuyên môn: 03 tổ- gồm 08 nhóm NPT.

- Tổng số GV, CBNV: 36 người trong đó có 25 biên chế và 11 hợp đồng.

- Số Đảng viên trong chi bộ: 12 đồng chí.

- Đội ngũ giáo viên gồm: 24 thầy, cô giáo (17 biên chế và 07 hợp đồng).

- Trình độ chuyên môn: 100% GV đạt chuẩn, trong đó có 04 trên chuẩn.

- Nhân viên biên chế, hợp đồng là 10 người, trong đó: Bảo vệ 03 người; còn lại Thư viện, y tế, Kế toán, Thủ quỹ, Nhân viên kỹ thuật, Lao công, Trông xe mỗi bộ phận 01 người.

(1). Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Trung tâm:

Để nắm được thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV, CBNV Trung tâm GDKTTH số 5, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra toàn bộ đội ngũ của Trung tâm và có được kết quả cụ thể trong 2 bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.8: Thống kê đội ngũ Giáo viên, CBNV biên chế và hợp đồng chỉ tiêu


Số CB, GV, NV

Trình độ Chuyên môn

Tr.độ tin học

Tr.độ ng.ngữ

Th.Sỹ

ĐHSP

ĐH khác

Tr. Cấp

CNKT

ĐH&CĐ

C.Chỉ

ĐH

C.Chỉ

26

04

14

02

03

02

01

08

18

01

25

Tỷ lệ %

15%

54%

8%

12%

8%

4%

31%

69%

4%

96%

Bảng 2.9: Thống kê đội GV hợp đồng thời vụ (thỉnh giảng) và NV hợp đồng thời vụ


Số

GV, NV

Trình độ Chuyên môn

Tr.độ tin học

Tr.độ ng.ngữ

Th.Sỹ

ĐHSP

ĐH khác

Tr.Cấp

CNKT

ĐH&CĐ

C.Chỉ

ĐH

C.Chỉ

10

0

07

0

02

01

0

05

05

0

10

Tỷ lệ %

0%

70%

0%

20%

10%

0%

50%

50%

0%

100%

Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 và bảng 2.9 cho thấy: Đội ngũ CB, GV Trung tâm đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có 02 GV tốt nghiệp đại học không phải là đại học Sư phạm, nhưng cũng đã qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ Sư phạm, có chứng chỉ Sư phạm. Đội ngũ GV biên chế, hợp đồng chỉ tiêu và đội ngũ GV hợp đồng thời vụ, có chuyên môn nhiệp vụ tương đối đồng đều, đây chính là yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Trong đội ngũ Trung tâm, những trường hợp có trình độ cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật, nằm ở đội ngũ Nhân viên Trung tâm (Thủ quỹ, Văn thư, Thư viện, nhân viên Kỹ thuật, Bảo vệ).

(2). Cơ cấu GV, phân công dạy các môn NPT:

Để nắm được cơ cấu tổ chức, số lượng GV, thực tế phân công giáo viên giảng dạy các môn NPT ở Trung tâm GDKTTH số 5, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra hiện trạng vấn đề phân công đội ngũ GV Trung tâm dạy các môn NPT và có được kết quả cụ thể trong bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.10: Thống kê đội ngũ GV dạy các môn NPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội


STT

Tên nghề

Giáo viên

Tổng số

Biên chế

HĐ tự tuyển

1

Tin học

8

6

2

2

Điện dân dụng

4

3

1

3

Điện tử

2

0

2

4

Sửa chữa xe máy

2

2

0

5

Làm hoa

2

2

0

6

Thêu

2

2

0

7

Cắt may dân dụng

2

1

1

8

Cắt may công nghiệp

2

1

1

Bảng 2.10 cho thấy: Trung tâm GDKTTH số 5 đang triển khai dạy 8 môn NPT cho học sinh từ các nhà trường PT tới Trung tâm học. Tổng số GV Trung tâm dạy các môn NPT là 24, trong đó có 17 GV biên chế và 7 GV hợp đồng tự tuyển. Số lượng GV đông nhất là môn Tin học (8 GV), tiếp đến môn Điện dân dụng 4 GV, còn lại 6 môn NPT số lượng GV phân đều 2GV/môn NPT. Thống kê ở bảng 2.8 cũng cho chúng ta thấy hiện tại HSPT tới Trung tâm học môn NPT Tin học là đông nhất, tiếp sau là môn Điện dân dụng. Môn Điện tử Trung tâm không có GV biên chế mà đều là GV hợp đồng tự tuyển theo thời vụ, đây là một khó khăn cho Trung tâm trong việc quản lý, phát triển môn NPT Điện tử.

(3). Chất lượng đội ngũ GV:

Nhiều năm nay, Sở GD&ĐT Hà nội không tổ chức thi GV giỏi dạy NPT cấp thành phố, do vậy để đánh giá chất lượng đội ngũ GV Trung tâm, hàng năm Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội tổ chức 2 đợt KTĐG giáo viên trong hai kỳ học, trong đó chú trọng nội dung dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV, tổ chức thi GV giỏi NPT cấp Trung tâm. Việc tổ chức thi giáo viên giỏi NPT cấp Trung tâm hàng năm, đã giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến đối mới phương pháp dạy và học và đánh giá được chất lượng GV Trung tâm. Tổng hợp kết quả thi GV giỏi cấp Trung tâm trong 5 năm qua, có kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Kết quả thi giáo viên giỏi dạy NPT cấp Trung tâm


Năm học

Số lượng GV

tham gia

Giỏi

Khá

TB

Không đạt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2011 - 2012

15

7

47

6

40

2

13

0

0

2012 - 2013

14

6

43

7

50

1

7

0

0

2013 - 2014

19

12

63

6

32

1

5

0

0

2014 - 2015

20

15

75

5

25

0

0

0

0

2015-2016

22

17

77,5

4

18

1

4,5

0

0

(Nguồn: Báo cáo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội)

Kết quả bảng 2.11 cho thấy, đội ngũ GV Trung tâm hàng năm tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong từng năm học, trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội đều tổ chức các đợt KTĐG, thi GV giỏi dạy NPT cấp Trung tâm, động viên, khích lệ đội ngũ GV không ngừng phấn đấu vươn lên, chất lượng của đội ngũ GV Trung tâm năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong năm học 2015 - 2016, vẫn còn 5 GV chưa được Trung tâm đánh giá, xếp loại giỏi, trong đó có 1 GV còn xếp loại TB, đặt ra cho đội ngũ GV, Cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm phải không ngừng phấn đấu, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ GV, đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển Trung tâm trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2.3. Về học sinh

(1). Quy mô học sinh: Học sinh tới Trung tâm GDKTTH số 5 Hà nội học các môn NPT, chủ yếu là học sinh từ các nhà trường PT trên địa bàn các quận: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, trong đó, chủ yếu là HS các trường THPT, số lượng học sinh THCS không nhiều , chỉ tập trung học ở 3 môn NPT là Tin học, Điện dân dụng và Làm hoa nghệ thuật.

Điều tra công tác tuyển sinh của Trung tâm GDKTTH số 5, trong 3 năm học gần đây, chúng tôi có được kết quả tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.12: Thống kê số học sinh theo học các NPT tại Trung tâm 3 năm gần đây


T T


NGÀNH ĐÀO TẠO

SỐ HỌC SINH

Gh.chú

2003-2014

2014-2015

2015-2016


THCS

THPT

THCS

THPT

THCS

THPT


1

Tin học văn phòng

380

1034

560

1168

643

1384


2

Điện dân dụng

44

147

57

308

52

425


3

Điện tử


178


152


27


4

Sửa chữa xe máy


284


296


308


5

Thêu tay


279


324


346


6

Làm hoa NT

48

312

52

361

68

379


7

May công nghiệp


323


287


384


8

May dân dụng


196


142


46


CỘNG:

472

2753

669

3038

763

3029


Tổng số HS:

3225

3707

3792


(Nguồn: Báo cáo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội)

Thống kê bảng 2.12 cho thấy: Số lượng học sinh học môn NPT Tin học là đông nhất, còn lại là phân bố tương đối đều, tăng ổn định theo năm học ở hầu hết các môn NPT. Có 2 môn NPT là Điện tử và May dân dụng, số lượng HS giảm mạnh trong hai năm học gần đây. Qua tìm hiểu, lãnh đạo Trung tâm cho biết nhiều khả năng năm học tới Trung tâm sẽ không tuyển sinh cho môn NPT Điện tử, May dân dụng do những nguyên nhân: Các nghề này hiện nay ngoài xã hội không phát triển, học sinh không hứng thú học, không đăng ký học, thiếu GV dạy các môn học này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022