Thảo Luận Nhóm Cssktt Học Sinh Tại Trường Nguyễn Du


Cùng với đó, các buổi thảo luận nhóm với lãnh đạo các trường can thiệp, các giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế học đường, cán bộ y tế phường cũng được tổ chức. Các buổi thảo luận này tập trung vào các chủ đề: các biện pháp nhằm cải thiện môi trường lớp học làm giảm yếu tố nguy cơ cho trẻ, các khó khăn cần tháo gỡ trong lớp học có học sinh có vấn đề SKTT. Việc phát hiện sớm các biểu hiện rối loạn trên học sinh. Vấn đề liên hệ, phối hợp với gia đình trong việc giúp đỡ trẻ. Trong 2 năm học thực hiện can thiệp, đã tổ chức được 12 buổi thảo luận nhóm tại 2 trường can thiệp. Cũng qua các buổi thảo luận nhóm này, chúng tôi nắm được tình hình học sinh có vấn đề tại các lớp để từ đó có ý kiến chuyên môn hỗ trợ cho học sinh thông qua tư vấn cho giáo viên và cán bộ y tế học đường.

Bảng 3.17. Thảo luận trong nhóm tham gia thực hiện mô hình



Nội dung thảo luận

Số cuộc thảo luận

Tổng số người tham dự

Các biện pháp cải thiện môi trường học tập

12

46

Các biện pháp phát hiện sớm các rối loạn

12

46

Các biện pháp hỗ trợ học sinh

12

46

Liên hệ với gia đình

12

46

Liên hệ với y tế chuyên khoa

12

46

Tổng

12

46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


Nhận xét: Trong 2 năm can thiệp, đã tổ chức được 12 buổi thảo luận nhóm cho 46 cán bộ lãnh đạo, nhân viên y tế, giáo viên.



Hình 3 3 Thảo luận Nhóm CSSKTT học sinh tại trường Nguyễn Du 3 2 1 2 Vật lực Mô 1


Hình 3.3. Thảo luận Nhóm CSSKTT học sinh tại trường Nguyễn Du


3.2.1.2 Vật lực

- Mô hình được thực hiện tại trường TH Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du nên sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có tại các trường như phòng họp, loa đài, phòng y tế học đường.

- Các test tâm lý, bệnh án nghiên cứu sử dụng trong mô hình được nhóm nghiên cứu chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành nghiên cứu.

- Các tài liệu tập huấn, truyền thông được viết trước khi thực hiện mô hình. Đã chuẩn bị tập tài liệu tập huấn công tác CSSKTT dành cho giáo viên, viết 1 tài liệu truyền thông cho phụ huynh học sinh, viết 1 tập tài liệu hướng dẫn dành cho phụ huynh các học sinh có vấn đề SKTT (tổng số: 03 tài liệu). Kết quả được biểu diễn ở bảng 3.18.

- Kinh phí cho thực hiện mô hình: được lấy từ nguồn ngân sách nghiên cứu khoa học được hỗ trợ và các nguồn tự lo khác.


Bảng 3.18. Kết quả xây dựng vật lực (cơ sở vật chất) để thực hiện mô hình CSSKTT học sinh tại nhóm các trường can thiệp

Cơ sở vật chất

cho thực hiện mô hình

Nguồn

Số lượng

Phòng họp, bàn ghế, phòng y tế

2 trường can thiệp

02 cơ sở

Loa đài, máy chiếu…

2 trường can thiệp

02 bộ

Test tâm lý, trắc nghiệm

Nhóm nghiên cứu

05 loại

Tài liệu hội thảo

Nhóm nghiên cứu

01 loại

Tài liệu tập huấn

Nhóm nghiên cứu

01 loại

Tài liệu truyền thông

Nhóm nghiên cứu

01 loại

Tài liệu hướng dẫn cha mẹ

Nhóm nghiên cứu

01 loại

Bệnh án nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu

01 loại

Bảng phỏng vấn cha mẹ

Nhóm nghiên cứu

01 loại

Bảng phỏng vấn giáo viên

Nhóm nghiên cứu

01 loại

Bảng phỏng vấn CB quản lý, y tế.

Nhóm nghiên cứu

02 loại

Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm

Nhóm nghiên cứu

03 loại

Bảng phỏng vấn sâu

Nhóm nghiên cứu

04 loại

Nhận xét: Cơ sở vật chất, vật liệu nghiên cứu, can thiệp trên đảm bảo tốt cho mục tiêu nghiên cứu đề ra

3.2.1.3. Cơ chế hoạt động và các hoạt động cụ thể của mô hình can thiệp

(a) Xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên hàng tháng, hàng quý của Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em

Các giáo viên chủ nhiệm các lớp kết hợp với nhân viên y tế học đường và cha mẹ học sinh thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu khác thường ở học sinh của lớp mình phụ trách, định kỳ hàng tháng báo cáo cho nhân viên y tế học đường.

Y tế học đường tập hợp và báo cáo các kết quả theo dõi của giáo viên cho lãnh đạo Nhóm CSSKTT học sinh (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) trong các buổi giao ban hàng tháng và thông tin cho cán bộ y tế chuyên khoa (cán bộ nghiên cứu) để có hướng theo dõi, đánh giá, can thiệp kịp thời.


Các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động được đưa ra thảo luận tại các buổi giao ban tháng trong Nhóm CSSKTT học sinh và cán bộ của nhóm nghiên cứu như: biện pháp giúp đỡ trẻ có bệnh trong một số tình huống cụ thể, biện pháp tổ chức lại lớp học… để tìm biện pháp giải quyết.

Định kỳ 3 tháng 1 lần cán bộ nghiên cứu sẽ theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động của Nhóm CSSKTT học sinh thông qua các buổi giao ban để kịp thời thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ chuyên môn.

Bảng 3.19. Kết quả hoạt động định kỳ của Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp


Nội dung

Số lượng

Tổng số

Số buổi sinh hoạt đội

18 lần/1 trường

36 lần

Số học sinh có rối loạn được theo dõi

107

107

Số lượt cha mẹ được tư vấn

≈ 3-4 lượt/1 HS có rối loạn

≈ 400 lượt

Số lượt học sinh có rối loạn được khám, tư

vấn, đánh giá định kỳ

≈ 3-4 lượt/1 HS

có rối loạn

≈ 400 lượt

Số lượt học sinh được đánh giá sàng lọc, theo dõi phát hiện sớm các rối loạn

≈ 2400

≈ 2400

Nhận xét: Trong 2 năm thực hiện, Nhóm CSSKTT học sinh đã theo dõi, tư vấn, can thiệp cho 107 học sinh có rối loạn. Tổng số lượt tư vấn cho cha mẹ học sinh là 400 lượt. 2400 lượt học sinh được đánh giá sàng lọc, theo dõi, phát hiện sớm các rối loạn.

(b) Truyền thông cho cha mẹ học sinh

Cha mẹ học sinh có vai trò phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn, hỗ trợ làm liệu pháp tâm lý, thực hiện cải thiện môi trường gia đình, giảm yếu tố nguy cơ cho trẻ em. Muốn đạt được điều này, chúng tôi đã tiến hành truyền thông về các rối loạn SKTT học sinh và CSSKTT học sinh cho cha mẹ. Việc truyền thông được thực hiện qua phát tài liệu, tờ rơi tuyên truyền và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để truyền thông trong các buổi họp cha mẹ học sinh. Trong 2 năm thực hiện mô hình chúng tôi đã tiến hành truyền thông được 4 lần cho trên 2400 lượt cha mẹ học sinh tại 2 trường TH Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du.


Bảng 3.20. Hoạt động truyền thông phòng chống các rối loạn tâm thần

và hành vi cho học sinh


Nội dung công việc

Người thực hiện

Số lần

thực hiện

Kết quả

Phát tài liệu truyền thông cho cha mẹ học sinh

Giáo viên chủ nhiệm


02

1300 tài liệu được phát ra

Truyền thông cho cha mẹ học sinh cách phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý, các

biện pháp hỗ trợ giúp đỡ trẻ

Giáo viên chủ nhiệm, y tế địa phương, y tế học

đường


04

2400 lượt cha mẹ học sinh được

truyền thông

Thảo luận nhóm với cha mẹ học sinh có rối loạn

Y tế chuyên khoa, y tế học đường

04 cuộc

107 cha mẹ

học sinh tham gia

Nhận xét: Đã phát 1300 tài liệu, truyền thông cho 2400 lượt cha mẹ học sinh và thực hiện 4 cuộc thảo luận nhóm với 107 cha mẹ học sinh có rối loạn. Các hoạt động truyền thông trên đảm bảo cho cha mẹ học sinh ít nhất 1-2 lần được tiếp cận các kiến thức và các biện pháp CSSKTT học sinh.

(c) Tư vấn cho cha mẹ trẻ có bệnh

- Đối với các học sinh có rối loạn được phát hiện khi khám đầu vào, việc can thiệp bằng thuốc và tư vấn tâm lý cá nhân do bác sỹ chuyên khoa đảm nhiệm. Để thực hiện điều này, bác sỹ sẽ tiến hành tư vấn tâm lý cá nhân cho cha mẹ các học sinh và hướng dẫn cách theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ và theo dõi trẻ dùng thuốc. Bên cạnh đó, y tế học đường, y tế địa phương sẽ hỗ trợ hướng dẫn cho cha mẹ học sinh khi được yêu cầu. Trong thời gian can thiệp, chúng tôi đã tiến hành tư vấn cho 107 cha mẹ học sinh. Số lần tư vấn cho cha mẹ khác nhau tùy theo bệnh lý của học sinh, tùy theo mức độ nặng nhẹ và tiến triển của các rối loạn. Tổng cộng số lượt tư vấn vào khoảng 473 lượt và thường thực hiện vào những lần khám và tái khám cho trẻ, những lần họp cha mẹ học sinh hoặc khi gia đình có yêu cầu.

- Tư vấn cho cha mẹ của 56 học sinh được phát hiện sớm trong quá trình can thiệp: trung bình thực hiện 2 lượt tư vấn trên 1 trẻ sau khi khám lần đầu và khi thực hiện tái khám.


Bảng 3.21. Kết quả các hoạt động tư vấn cho cha mẹ học sinh có rối loạn




Số lần tư vấn


Người thực hiện

Số CMHS

được tư vấn


Tổng số lượt tư vấn

SL

%

Số phát hiện đầu vào

3 lần

Bác sỹ chuyên khoa, y tế học đường, y tế địa phương

23

14,1

69

4 lần

Bác sỹ chuyên khoa, y tế

học đường, y tế địa phương

16

9,8

64

5 lần trở lên

Bác sỹ chuyên khoa, y tế học đường, y tế địa phương

68

41,7

340

Số phát hiện

thêm


2 lần


Bác sỹ chuyên khoa, y tế học đường, y tế địa phương


56


34,4


112

Tổng số

163

100,0

585

Nhận xét: Số cha mẹ các học sinh có rối loạn được tư vấn 5 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (41,7%) và đạt 340 lượt tư vấn trong tổng số 585 lượt.

(d) Tư vấn, chữa trị cho nhóm học sinh có rối loạn SKTT

Bảng 3.22. Các hình thức can thiệp trên học sinh có rối loạn




Các hình thức

Số trẻ được áp dụng

(n=163)


Tỷ lệ%

Dùng thuốc chuyên khoa

71

43,6

Dùng thuốc hỗ trợ

34

20,9

Tâm lý cá nhân

163

100,0

Tư vấn cho cha mẹ

163

100,0

Giáo viên tham gia hỗ trợ

163

100,0

Y tế học đường, địa phương hỗ trợ

163

100,0

Nhận xét: Toàn bộ 100% học sinh có rối loạn nhận được các hình thức can thiệp như tâm lý cá nhân, tư vấn cho cha mẹ, giáo viên tham gia hỗ trợ, y tế học đường, địa phương hỗ trợ. 43,6% học sinh được dùng thuốc chuyên khoa và 20,9% được dùng các thuốc hỗ trợ khác.



Hình 3 4 Khám đánh giá định kỳ cho học sinh có vấn đề SKTT e Giám sát hoạt 2


Hình 3.4. Khám đánh giá, định kỳ cho học sinh có vấn đề SKTT

(e) Giám sát hoạt động của mô hình

- Hoạt động của mô hình được sự theo dõi giám sát của Ban CSSKTT học sinh, trong đó nhóm nghiên cứu là người trực tiếp thực hiện. Định kỳ 3 tháng 1 lần cán bộ nghiên cứu sẽ theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động của Nhóm CSSKTT cho học sinh tại các trường can thiệp để kịp thời thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ chuyên môn.

Bảng 3.23. Hoạt động giám sát mô hình CSSKTT học sinh tại các trường

can thiệp


Các hình thức

Số lần

Tổng cộng

Tham gia giao ban tháng với các trường

18 lần/trường

36

Giám sát hoạt động truyền thông cho cha mẹ

4 lần/ trường

8

Giám sát các hoạt động chung của mô hình

6 lần/ trường

12


Nhận xét: Trong thời gian 2 năm can thiệp, nhóm giám sát đã tham gia 18 lần giao ban, giám sát hoạt động truyền thông cho cha mẹ: 4 lần, giám sát chung hoạt động của mô hình 6 lần tại mỗi trường can thiệp.


3.2.2. Hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi học sinh sau 2 năm can thiệp

3.2.2.1. Hiệu quả thay đổi KAP của cha mẹ học sinh, giáo viên

Bảng 3.24. Sự thay đổi một số kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ trường can thiệp

Thời điểm


Kiến thức

Trước CT(1) (n=194)

Sau CT(2) (n=194)

Chênh (%)

p

SL

TL

SL

TL

Biết trẻ em có thể RL SKTT

124

63,9

172

88,7

24,8

p<0,01

Kể tên các RL

Kể tên 1-3 RL

64

33,0

26

13,4



p<0,01

Kể tên > 3 RL

56

28,9

124

63,9

35,0


Nguyên nhân

Biết môi trường gia đình có thể là nguyên nhân

146

75,3

182

93,8

18,5


p<0,05

Biết môi trường xung quanh bất lợi là nguyên nhân

119

61,3

165

85,1

23,8

Biết môi trường

giáo dục bất lợi là nguyên nhân

76

39,2

134

69,1

29,9


Hậu quả

Biết hậu quả trước mắt

124

63,9

172

88,7

24,8


p<0,05

Biết hậu quả lâu dài

124

63,9

172

88,7

24,8

Nhận xét: Các kiến thức về CSSKTTHS của cha mẹ học sinh các trường can thiệp tăng lên từ 18 – 35% so với trước can thiệp với (p<0,05).

Bảng 3.25. Sự thay đổi về kiến thức CSSKTT học sinh của cha mẹ


Nhóm


Kiến thức

Can thiệp

(n=194)

Đối chứng

(n=225)


p

SL

%

SL

%

Kiến thức tốt

Trước

9

4,6

13

5,8

> 0,05

Sau

71

36,6

15

6,7

< 0,01

p

< 0,01

> 0,05


Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí