Thực Trạng Các Rối Loạn Tâm Thần - Hành Vi Ở Học Sinh 6-15 Tuổi Thành Phố Thái Nguyên Và Nhu Cầu Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần Học Sinh


Sau đây là một số ý kiến đại diện:

Hộp 3.5. Ý Kiến lãnh đạo trường THCS Nguyễn Du


“…Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh theo tôi là rất thiết thực và phù hợp với trường học. Sau khi tham gia chúng tôi nắm được tình hình sức khỏe học sinh của mình, có những nhìn nhận khách quan, cảm thông hơn về hành vi, thái độ của trẻ. Từ đó, giáo viên chúng tôi có các biện pháp giúp đỡ phù hợp hơn với những học sinh đó. Chúng tôi cũng biết thêm về biện pháp phát hiện sớm các cháu có vấn đề để tư vấn cho gia đình đưa cháu đi khám, chữa trị. Hy vọng trong thời gian tới, các bác sỹ tiếp tục phối hợp với nhà trường trong công tác này...”

Bà T.M.T. – Lãnh đạo trường THCS ND


Hộp 3.6. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

“…Cha mẹ ai cũng quan tâm đến sức khỏe của con mình. Trước đây chúng tôi chỉ quan tâm đến việc các cháu có ốm đau hay không. Còn sức khỏe tinh thần thì chẳng biết phải quan tâm thế nào. Qua buổi nói chuyện và tài liệu được phát chúng tôi biết phải quan tâm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ, không nên quá gây áp lực với con, động viên, gần gũi, chia xẻ với con… và nếu thấy bất thường phải liên hệ ngay với giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu và cần thiết thì phải tư vấn chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần. Tôi thấy những thông tin về vấn đề này rất cần thiết cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con...”

Ông N. T.V., hội cha mẹ học sinh trườngHVT

Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên - 13


Hộp 3.7. Ý kiến của cha mẹ một học sinh có rối loạn


con tôi có vấn đề sức khỏe tâm thần. Khi có hoạt động can thiệp này tôi thực sự rất vui. Dường như giáo viên, bạn bè của cháu hiểu và cảm thông với cháu hơn. Ở lớp cháu nhận được sự quan tâm của cô giáo đặc biệt là cô chủ nhiệm. Cô giáo chủ nhiệm còn thường xuyên nhắc nhở, phân công bạn bè giúp đỡ cháu trong học tập, sinh hoạt tập thể. Năm sau con tôi lên lớp 6. Hy vọng ở trường mới cũng có hoạt động này để cháu bớt mặc cảm khi tới trường...”

Ý kiến anh T. V.S., cha của cháu T. S. N.


Các ý kiến trên cho chúng ta thấy rõ hơn tác động của mô hình với việc cải thiện nguồn lực CSSKTT. Như vậy mô hình nghiên cứu được cộng đồng chấp nhận và bước đầu có kết quả tốt.


Chương 4 BÀN LUẬN


4.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh

4.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên

4.1.1.1 Các đặc điểm chung về nhóm học sinh nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 4 trường học của Thành phố Thái Nguyên. Trước khi tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh đồng ý cho con em mình tham gia vào nghiên cứu thông qua phát tờ rơi và qua giáo viên chủ nhiệm các lớp. Đa số các phụ huynh nhất trí ủng hộ và ký tên đồng ý cho con em mình tham gia (85%). Bên cạnh đó, còn có một số phụ huynh từ chối cho con mình tham gia vào nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu ban đầu được thực hiện trên 2850 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 ở 4 trường phổ thông của thành phố Thái Nguyên là Trường TH Nguyễn Viết Xuân, TH Hoàng Văn Thụ, THCS Độc lập và THCS Nguyễn Du. Trong nhóm nghiên cứu, học sinh 6-11 tuổi tham gia vào nghiên cứu chiếm tỷ lệ 57,5%. Học sinh 12 – 15 tuổi chiếm tỷ lệ (42,5%).

Tỷ lệ học sinh nam và học sinh nữ tham gia vào nghiên cứu là xấp xỉ bằng nhau. Tỷ lệ học sinh nam có cao hơn nhưng không đáng kể (50,3% so với 49,7%). Đây chính là một đặc điểm thuận lợi cho quá trình đánh giá các kết quả của nghiên cứu.

Thành phố Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, do vậy đặc điểm dân tộc của nhóm nghiên cứu cũng cần được quan tâm. Yếu tố dân tộc và các vấn đề liên quan đến đặc điểm văn hóa của dân tộc đó có thể có mối liên quan đến các yếu tố tâm lý, tâm thần. Qua khảo sát cho thấy đa số học sinh là người dân tộc kinh. Các dân tộc khác chỉ chiếm 15,8%. Đây cũng là một đặc điểm chúng tôi sẽ nghiên cứu, phân tích để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần.


4.1.1.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần học sinh và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại thành phố Thái Nguyên

Kết quả sàng lọc theo thang điểm SDQ25

Khảo sát sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em bằng thang điểm SDQ25 tự điền - phiên bản dành cho cha mẹ và thầy cô giáo (với học sinh tiểu học) và phiên bản dành cho trẻ tự điền (với học sinh trung học cơ sở), kết quả cho thấy: tỷ lệ chung của học sinh có nghi ngờ có vấn đề sức khỏe tâm thần (có điểm SDQ25 >14 điểm) là 22,9% (biểu đồ 3.1). Thang điểm SDQ25 (Goodman, 1997) là thang điểm sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em đã được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới khi nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em [32]. Nghiên cứu tại Ireland trên 346 học sinh 10 - 13 tuổi, Paula Greally và cs., nhận thấy có 24% trẻ có nghi ngờ có rối loạn sức khỏe tâm thần (SDQ25 >14 điểm), trong đó có 8,7% trẻ có điểm SDQ25 ≥ 20điểm (chắc chắn có bệnh) [94]. Một nghiên cứu dịch tễ học khác tại 51 vùng và quốc gia Châu Á dựa trên một số thang sàng lọc trong đó có thang điểm SDQ25 đã cho thấy tỷ lệ các trẻ em có các vấn đề sức khỏe tâm thần vào khoảng 10 – 20

% [102]. Tại Việt Nam, thang điểm này đã được Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển cộng đồng (RTCCD) chuẩn hóa và đưa vào áp dụng trong các nghiên cứu tại Việt nam từ năm 2005 [32]. Ngô Thanh Hồi và cs. năm 2007 sử dụng SDQ25 phiên bản RTCCD 2005 để tiến hành điều tra tỷ lệ trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần tại các trường phổ thông Hà Nội, kết quả sơ bộ cho thấy tỷ lệ chung xấp xỉ 20%, có khác nhau giữa các trường [9]. Tiếp theo đó, nhóm nghiên cứu của Quỹ Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) – RTCCD – Sở Y tế hai tỉnh Đà Nẵng và Khánh Hòa đã sử dụng SDQ25 tiến hành điều tra gánh nặng vấn đề SKTT ở trẻ em 11-16 tuổi của hai tỉnh trên có tỷ lệ là 11,6% [108]. Như vậy kết quả khảo sát của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.

Kết quả khám, xác định bệnh theo ICD 10 và đặc điểm lâm sàng của các rối loạn

Sau khi khám sàng lọc bằng thang điểm SDQ25, những học sinh nghi ngờ có vấn đề sức khỏe tâm thần (điểm SDQ25 > 14 điểm) đã được khám lâm sàng


và phỏng vấn trực tiếp lại bởi các bác sỹ chuyên khoa tâm thần. Việc khám lâm sàng này có sử dụng một số công cụ hỗ trợ chẩn đoán bao gồm: ICD-10 (Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu), test trầm cảm Beck, test lo âu Zung, thang đo tăng động giảm chú ý Vanderbilt. Kết quả khám cho thấy: tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần chung là 8,2%. Trong các học sinh có RLTT & HV, rối loạn gặp nhiều nhất là trầm cảm (76,0%), tăng động giảm chú ý (32,2%), lo âu: 17,6%. Đặc biệt, nhiều học sinh có nhiều rối loạn phối hợp (39,1%) (bảng 3.2). Theo các tác giả nước ngoài như Asma A Al-Jawadi và cs. (2007) nghiên cứu trên 3079 trẻ từ 1 - 15 tuổi được đưa đến các phòng khám đa khoa tại Mosul, Iraq thấy 37,4% trẻ có rối loạn tâm thần [37]. Howard Meltzer (2007) nghiên cứu trên trẻ 5 - 15 tuổi (Anh) nhận thấy tổng thể có 9,5% trẻ có rối loạn tâm thần và hành vi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo các tiêu chí chẩn đoán của ICD10 [66]. Charlotte Waddell và cs. (2002) cho biết tỷ lệ các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên British Columbia là 15% [46]. Shoba Srinath và cs. (2005) nghiên cứu trên 2064 trẻ em 0 - 16 tuổi qua 2 bước sàng lọc và khám lâm sàng chi tiết nhận thấy 12% trẻ 4 - 16 tuổi có rối loạn tâm thần và hành vi. Các rối loạn chủ yếu bao gồm: đái dầm, ám sợ, nói lắp và rối loạn bướng bỉnh chống đối. 5,3% trong số đó là các rối loạn nặng, có ảnh hưởng đến các chức năng của trẻ [103]. Demir T., và cs. (2011) báo cáo tỷ lệ trẻ em trầm cảm vùng đô thị Thổ Nhĩ Kỳ là 4,2% [50]. Donald W. Spady và cs. (2001) cũng nhận thấy tình trạng bệnh lý phối hợp rất phổ biến khi tìm hiểu về rối loạn tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên ở Alberta, Canada [51]. Tại Việt Nam, báo cáo của Nguyễn Thọ (2005) cho thấy ở học sinh tiểu học, các vấn đề tâm lý, tâm thần gặp ở 24,27% trong đó chủ yếu là sự rối loạn các kỹ năng nhà trường và chức năng vận động [21]. Chu Văn Toàn (2008), nghiên cứu tại Thanh Hóa cho biết tỷ lệ mắc chung các rối loạn hành vi ở trẻ 11 - 18 tuổi là 7,31% [26]. Trần Văn Cường và cs. (2002) điều tra dịch tễ học lâm sàng mười nhóm bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta, cho thấy tỷ lệ rối loạn hành vi trung bình tại các điểm nghiên cứu là 6%; thấp nhất là tại phường Gia Sàng thành phố Thái Nguyên tỷ lệ rối loạn hành vi ở lứa tuổi 10 - 17 tuổi là 1% và cao nhất là Định Trung (Vĩnh Phúc) rối loạn hành vi ở lứa tuổi 10 - 17 tuổi là 21% [2]. Gần đây nhất, Nguyễn Cao


Minh điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần dựa vào Bảng tự thuật dành cho trẻ em nhận thấy 18% trẻ em từ 12 - 16 tuổi có ít nhất một vấn đề SKTT [15]. Như vậy, do có sự khác nhau về lứa tuổi nghiên cứu, đặc điểm của nhóm dân cư nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu nên nhìn chung tỷ lệ các rối loạn tâm thần và hành vi mà các tác giả báo cáo không giống nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ 8,2% học sinh 6-15 tuổi có RLTT & HV, đây là một tỷ lệ rối loạn ở mức độ trung bình và điều này phản ánh thực trạng vấn đề này ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở của Thái Nguyên.

Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại Thành phố Thái Nguyên

Theo đánh giá trong nghiên cứu của chúng tôi, thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục SKTT trẻ em cho cộng đồng hiện nay còn rất hạn chế. Ngành Tâm thần Thái Nguyên chưa có hoạt động nào đáng kể trong vấn đề này. Điều này đã phản ánh trong việc chỉ có 8,6% cha mẹ học sinh được hỏi cho biết đã được tham dự các buổi tuyên truyền về CSSKTTTE ; 4,8% cha mẹ nhận được tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về CSSKTTTE. Đa số hiểu biết về CSSKTT học sinh của cha mẹ học sinh có được từ các phương tiện thông tin đại chúng và qua bạn bè, người thân cũng như qua kinh nghiệm nuôi dạy con, hiểu biết đến từ cán bộ y tế chỉ chiếm 18,4% (bảng 3.4). Như vậy, hầu như công tác tuyên truyền về CSSKTT trẻ em cho cộng đồng ở thành phố Thái Nguyên còn chưa được thực hiện. Đa số các kiến thức về CSSKTT học sinh của cha mẹ đến từ các phương tiện thông tin đại chúng và qua bạn bè do vậy thường không đầy đủ và thiếu chính xác. Để tìm hiểu thêm về thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về bệnh lý tâm thần trẻ em và chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ học sinh và giáo viên các trường. Qua phỏng vấn trực tiếp 419 cha mẹ học sinh được chọn ngẫu nhiên bằng biện pháp đánh số học sinh ở 4 trường nghiên cứu về KAP. Kết quả cho thấy kiến thức về SKTT học sinh của cha mẹ ở các trường chủ yếu ở mức độ kém (77,8%) và trung bình (16,9%). Mức độ tốt chỉ chiếm 5,3%. Còn rất nhiều cha mẹ học sinh không có hoặc hiểu biết rất hạn chế về các rối loạn


SKTT học sinh. 30,8% cha mẹ không biết trẻ em cũng có thể có các rối loạn SKTT. Đa số cha mẹ không thể kể tên hoặc chỉ kể được từ 1 đến 3 loại rối loạn. Khoảng 20 – 50% cha mẹ không biết rằng các yếu tố của môi trường sống và giáo dục lại là nguyên nhân gây nên các rối loạn SKTT học sinh. Khoảng 30% cha mẹ không biết về hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của các rối loạn này đối với trẻ em. Tuy nhiên, thái độ đối với sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ ở các trường chủ yếu ở mức độ trung bình và tốt. Phải chăng, chính kiến thức kém và thái độ quan tâm đặc biệt đến con của cha mẹ đã gây nên những hạn chế về thực hành CSSKTT học sinh, thực hành kém chiếm 52%, thực hành trung bình chiếm 46,6%, thực hành tốt chỉ chiếm 1,4% . Tương tự như với cha mẹ học sinh, khảo sát của chúng tôi cho thấy kiến thức về sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên ở các trường chủ yếu ở mức độ kém (86,9%), không có mức độ tốt. Cũng ngược lại với những hiểu biết hạn chế về bệnh lý tâm thần trẻ em và CSSKTT học sinh, thái độ đối với sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên ở cả 2 trường chủ yếu ở mức độ tốt (44,0%) và trung bình (38,3%). Khảo sát thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên cũng cho kết quả tương tự như đối với cha mẹ học sinh, chủ yếu là thực hành trung bình và kém (48,8% và 35,7%). Thực hành tốt chỉ chiếm một tỷ lệ thấp (15,5%).

Ở Việt Nam, các nghiên cứu KAP về sức khỏe tâm thần nói chung và sức khỏe tâm thần trẻ em nói riêng còn hạn chế, tuy nhiên nhiều tác giả cũng nhận định hiểu biết chung của cộng đồng về bệnh lý tâm thần và SKTT nói chung còn chưa đầy đủ (Ngành Tâm thần học Việt Nam năm 2001 [16]. Ở nước ngoài, trong một báo cáo thường kỳ về quan điểm, thái độ của cộng đồng đối với bệnh tâm thần, dịch vụ chăm sóc người bệnh tâm thần, mối quan hệ với bệnh nhân tâm thần, kinh nghiệm cá nhân về vấn đề sức khỏe tâm thần, nguyên nhân gây nên vấn đề sức khỏe tâm thần…Gillian Prior (2010) cho thấy sự chấp nhận bệnh nhân tâm thần khá cao (82%); giảm sự kỳ thị và quan tâm hơn đến bệnh nhân so với các năm trước [59]. WHO (2003), nhận định một trong các rào cản đối với việc CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên chính là cộng đồng còn thiếu hiểu biết về các RLTT ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển [115]. The National Institute for Health Care


Management Research and Educational Foundation (2005) nghiên cứu tại Mỹ nhận thấy đa số cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của họ đối với sự phát triển, sức khỏe và sự thoải mái của con họ [106]. Trong 1 nghiên cứu cấp quốc gia, 71% người trưởng thành hiểu rằng sự phát triển của não có thể bị ảnh hưởng từ rất sớm, 76% hiểu rằng một đứa trẻ có biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể đến năng lực của nó sau này [106], [107]. Như vậy, việc tìm hiểu về KAP của cộng đồng nói chung về bệnh tâm thần và CSSKTT chủ yếu mới được thực hiện ở các quốc gia phát triển. Trong những nghiên cứu này, nhìn chung KAP của cộng đồng đối với bệnh tâm thần khá tốt. Đặc biệt, hiểu biết của cộng đồng về vấn đề này tương đối đầy đủ. Ở các nước đang phát triển, những nghiên cứu về KAP của cộng đồng nói chung về bệnh tâm thần và CSSKTT, đặc biệt là của cha mẹ về bệnh tâm thần và CSSKTT trẻ em không thấy được báo cáo.

Với giáo viên, điều tương tự cũng gặp ở nhiều quốc gia khác. Trong nghiên cứu của mình, Koller James R. và cs. (2006) cho rằng các nhân viên trong trường thường thiếu các kiến thức cơ bản và kỹ năng để xác định và can thiệp với các học sinh có nguy cơ bị bệnh tâm thần, họ cũng thiếu các nguồn lực cá nhân để đối phó hiệu quả với căng thẳng công việc, trong khi cần tăng hiệu quả giảng dạy và sự hài lòng với công việc của mình [82]. Krista Kutash (2007) cũng cho các nhận xét tương tự về các vấn đề này [83]. Tại Việt Nam, theo Trần Văn Hô (2012), các kiến thức cơ bản và các chiến lược quản lý những vấn đề hành vi của học sinh tiểu học mà giáo viên tiểu học có được chưa mang tính hệ thống và khoa học, chủ yếu là do kinh nghiệm cá nhân có được nên còn mang tính chủ quan khi họ thực hiện trên học sinh của mình [10].

Như vậy kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy kiến thức và thực hành về CSSKTT học sinh của cha mẹ học sinh cũng như của giáo viên ở cả 2 trường còn thấp (bảng 3.8). Điều này có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng mắc các RLTT & HV ở học sinh của Thái Nguyên. Đây cũng chính là một yếu tố mà nhóm nghiên cứu dự định sẽ phân tích mối liên quan đến SKTT học sinh và can thiệp nhằm mục đích cải thiện SKTT cho học sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2024