Tỷ Lệ Nợ Xấu Của Hộ Sản Xuất Tại Chi Nhánh Nh Nn&ptnt Huyện

*) Để hiểu hơn về vấn đề này chúng ta tiến hành đánh giá thêm về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ hộ sản xuất tại chi nhánh trong giai đoạn 2007 – 2009. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh, độ an toàn hay mức độ rủi ro trong ngân hàng. Tỷ lệ này cao biểu hiện chất lượng tín dụng thấp, rủi ro của hoạt động tín dụng cao. Vì nó phản ánh tỷ lệ các khoản nợ “có vần đề” cao, có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ số vốn cho vay.

Bảng 7: Tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất tại chi nhánh NH NN&PTNT huyện

Tuyên Hóa giai đoạn 2007 – 2009

ĐVT: Trđ


Chtiêu

2007

2008

2009

So sánh 07/08

So sánh 08/09

%

%

Nợ xấu (Trđ)

1.800

4.320

5.213

140,00

20,67

Tổng dư nợ (Trđ)

52.000

73.056

97.942

40,49

34,06

Tỷ lệ nợ xấu (%)

3,46

5,91

5,32

70,83

(9,99)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hóa, tỉnh Quảng Bình - 4

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất tại chi nhánh trong những năm vừa qua là tương đối cao và có sự biến động tăng giảm qua các năm khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 3,46%, năm 2008 là 5,91% tăng 70,83% so với năm 2007, đến năm 2009 tỷ lệ nợ xấu có giảm 9,99% so với năm 2008 song nó vẫn ở mức khá cao là 5,32%, cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước (5%), trung bình chung 3 năm tỷ lệ dư nợ xấu xấp xỉ 4,9%, gần bằng với mức quy định của NHNN. Qua phần phân tích hệ số thu nợ ở phần trên, thì ta thấy hệ số thu nợ của chi nhánh trong thời gian qua thấp, trung bình chung 3 năm chỉ 0,79%, đây cũng chính là một trong những lý do đẩy tỷ lệ nợ dư nợ xấu lên cao. Như vậy có thể nói rằng công tác cho vay và thu hồi nợ của NH trong thời gian qua là chưa hiệu quả, đồng thời nó cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của người dân còn kém, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc trả nợ cũng như gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của NH.

Qua tìm hiểu thực tế được biết một nguyên nhân gây ra tỷ lệ dư nợ xấu của hộ sản xuất tại chi nhánh trong thời gian vừa qua là do:

Thứ nhất: Do đối tượng vay vốn phần lớn là những người sản xuất nhỏ, manh mún, không có hoặc không đủ khả năng cũng như năng lực lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do trình độ học vấn thấp, khả năng quản lý tài chính và tổ chức sản xuất kinh doanh còn mang nặng tư tưởng tiểu nông, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu, việc cập nhật thông tin thị trường còn hạn chế. Cho nên khi được vay vốn thì các hộ

sản xuất không biết sản xuất cây/con gì, nuôi trồng như thế nào, vì thế tiền vay không được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả đem lại không cao đã gây ảnh hưởng tới công tác thu hồi nợ. Một số còn cố tình chây lì, không chịu trả nợ cho NH...dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng.

Thứ hai: Do năng lực đánh giá món vay, đánh giá khách hàng của một số CBTD còn yếu kém, một số cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc cho vay và kiểm soát món vay dẫn đến cho vay không đúng đối tượng và món vay sử dụng không đúng mục đích. Quy trình thẩm định chưa được CBTD tuân thủ theo đúng quy định, bởi cả CBTD và hộ vay không chắc chắn về khả năng sinh lời của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, khả năng cập nhật thông tin và tiếp cận thị trường của CBTD còn thấp. Việc thẩm định điều tra thực tế của CBTD còn thực hiện sơ sài mang tính hình thức, hiểu biết của CBTD về nông nghiệp nông thôn còn nhiều hạn chế.

Thứ ba: Do việc vay vốn thực hiện thông qua tổ nhóm chưa được thực hiện đồng bộ, năng lực của các tổ trưởng còn hạn chế, chưa qua đào tạo. Một số tổ trưởng tổ vay vốn thực hiện không đúng thỏa thuận với ngân hàng như: Dựa trên sự quen biết đã xác nhận cho vay không đúng đối tượng, mặt khác còn gây khó dễ cho các đối tượng vay thông qua tổ, nhóm... đã gây ảnh hưởng xấu tới công việc chung của ngân hàng.

Thứ tư: Một phần là do chịu tác động của những thay đổi bất thường trên thị trường như những thay đổi về lãi suất, khủng hoảng, các thay đổi trong quyết định của Chính phủ và ngân hàng cấp trên.

2.2.3. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu

2.2.3.1. Tình hình chung về nhóm hộ điều tra

a. Tình hình chung về nhóm hộ điều tra

Trong quá trình sản xuất, muốn tiến hành sản xuất phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào đó là: Tài sản, lao động. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, các yếu tố đầu vào không thể thiếu đó là đất đai, lao động và các tư liệu sản xuất (TLSX).

Qua nghiên cứu thực tế của 60 hộ trên 2 xã Hương Hóa và Thanh Hóa đại diện cho 19 xã và 1 thị trấn của huyện cho thấy: do xã Hương Hóa nằm ở vị trí có nhiều điều kiện thuận lợi gần với các trung tâm huyện lỵ cách trung tâm huyện khoảng 30km về phía Tây đồng thời cũng gần với thị trấn Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh (cách khoảng 25km). Thanh Hóa là một xã miền núi có điều kiện vật chất cũng như dân trí

còn thấp, giao thông đi lại còn khó khăn, cách trở, cách khá xa trung tâm huyện lỵ. Cho nên giữa hai xã có những sự khác biệt đáng kể:

Trong 2 xã thì xã Thanh Hóa có tổng số nhân khẩu cao hơn so với xã Hương Hóa, nên bình quân nhân khẩu/hộ của xã Hương Hóa (4,9 người/hộ) thấp hơn so với xã Thanh Hóa (5,1 người). Ngoài ra bình quân lao động/hộ ở xã Hương Hóa cũng thấp hơn nhiều so với bình quân lao động/hộ của xã Thanh Hóa. Với bình quân chung nhân khẩu/hộ của cả 2 xã là 5 người/hộ là không cao. Trung bình mỗi hộ có từ 2 – 3 người con, cũng có một số hộ có tới 5 – 6 người con. Trong đó cũng có những gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống. Tuy nhiên, với lực lượng nhân khẩu như vậy cũng đã tạo cho gia đình một nguồn nhân lực khá dồi dào, đặc biệt là đối với những gia đình trồng trọt, chăn nuôi vào mỗi mùa vụ gia đình có thể tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có để giảm bớt chi phí thuê ngoài cho mình.

Bình quân lao động trên hộ ở 2 xã cũng không cao, bình quân chung lao động/hộ của 2 xã chỉ 2,98 người. Điều đó đã gây ra không ít khó khăn cho hộ vào những lúc mùa vụ, đối với một số gia đình do quá neo người đã phải thuê thêm lao động bên ngoài, đã làm tăng thêm chi phí đầu vào của hộ => giá trị tăng thêm của hộ bị giảm sút.

Bình quân nhân khẩu/lao động của các hộ điều tra ở xã Hương Hóa là 1,69 người và xã Thanh Hóa là 1,66 người, nhìn chung tỷ lệ ăn bám vào lao động là không cao, bình quân chung cả 2 xã thì 1 lao động chỉ phải nuôi thêm 0,68 người. Đây là điều kiện thuận lợi cho gia đình có thể tiết kiệm để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất để mở rộng quy mô, tăng năng suất hiệu quả sản xuất và có điều kiện cải thiện nâng cao mức sống gia đình.

Bảng 8: Tình hình chung về nhóm hộ điều tra


Chtiêu

ĐVT

Hương Hóa

Thanh Hóa

BQC

Tổng số hộ điều tra

Hộ

30

30

30

Tổng số nhân khẩu

Người

147

153

150

Tổng số lao động

Người

87

92

89,5

BQ nhân khẩu/Hộ

NK/Hộ

4,90

5,10

5,00

BQ lao động/Hộ

LĐ/Hộ

2,90

3,07

2,98

Bình quân NK/LĐ

NK/LĐ

1,69

1,66

1,68

Bình quân tuổi của chủ hộ

Tuổi

44,47

43,67

44,07

TĐVHBQ của chủ hộ

Lớp

9,2

7,83

8,52

Tổng diện tích đất SX của hộ

Ha

58,44

57,76

58,10

BQDT đất SX/Hộ

Ha/Hộ

1,95

1,93

1,94

TLSX BQ/Hộ

Trđ/Hộ

38,3

30,71

34.51

(Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010)

Tuổi và trình độ văn hóa của chủ hộ là hai nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề quyết định đầu tư, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ra quyết định vay vốn để đầu tư sản xuất. Bình quân chung tuổi của chủ hộ ở 2 xã là 44,07 tuổi, điều đó cho thấy với độ tuổi này là khá phù hợp với việc đưa ra các quyết định trong các hoạt động sản xuất của mình, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch SXKD, có thể lựa chọn các nguồn tài trợ phù hợp cho sự phát triển của gia đình mình. Tuy nhiên trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ ở đây không cao binh quân chung cả 2 xã đều chưa hết cấp 2 (bình quân chủ hộ mới chỉ học tới lớp 8, lớp 9), trong đó TĐVHBQ của chủ hộ ở xã Thanh Hóa mới chỉ gần học hết lớp 8 (BQC là 7,83). Xã Hương Hóa có TĐVH cao hơn tuy nhiên cũng chỉ mới học hết cấp

II. Điều đó cho thấy, trình độ văn hóa như vậy là còn khá thấp so với xu thế hiện nay. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả và hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn, một số người còn nhận thức kém, đầu tư không đúng chỗ dẫn tới đồng vốn bị thất thoát nhiều, hiệu quả đem lại của đồng vốn không cao.

Khi nói đến sản xuất không thể không kể đến đất đai và TLSX của hộ. Đất đai là một trong những yếu tố không thể thiếu trong sản xuất mà đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đất đai là một trong những yếu tố quyết định quy mô, quyết định đầu tư sản xuất như thế nào để có thể thu được kết quả cao nhất. Qua thực tế điều tra ta thấy bình quân diện tích đất sản xuất/hộ của 2 xã là 1,94 ha/hộ là tương đối lớn. Trong tổng diện tích đất sản xuất ở đây thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm đại đa số. Điều đó cho thấy ở đây có lợi thế lớn phát triển trồng rừng và phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò).

Tư liệu sản xuất của hộ là những tài sản được dùng trong sản xuất. Nó tham gia toàn bộ hay từng khâu công việc của một hay nhiều chu kỳ sản xuất. Tư liệu sản xuất có vai trò rất quan trọng. Nó chính là bộ phận chủ yếu tạo nên cơ sở vật chất của ngành, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất của hộ. Tư liệu sản xuất bình quân/hộ của xã Hương Hóa là 38,3 triệu đồng, còn của xã Thanh Hóa là 30,71 triệu đồng, bình quân chung TLSX/hộ của cả 2 xã là 34,51 triệu đồng. Qua đó cho thấy tư liệu sản xuất của hộ là tương đối lớn, điều đó chứng tỏ rằng người sản xuất đã có sự quan tâm, đầu tư lớn vào hoạt động sản xuất của mình, trong sản xuất của các hộ dân đã có sự dịch chuyển dần dần xóa bỏ thế độc canh, nhỏ lẻ manh mún chuyển đần sang sản xuất hàng hóa theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, đó

chỉ là sự chuyển hướng của một bộ phận nhỏ trong các hộ sản xuất, còn trong tổng chung của toàn bộ các hộ điều tra là sự dịch chuyển không đồng đều giữa các ngành, giữa các hộ dân và giữa các vùng. Sỡ dĩ TLSX/hộ của các hộ điều tra lớn như vậy là do tài sản cố định của các ngành nghề dịch vụ có giá trị lớn như nhà xưởng, phương tiện (công cụ, dụng cụ,...), quán bán hàng, và các loại TLSX có nguồn gốc sinh học như trâu, bò (ngành chăn nuôi) đã đóng góp phần lớn vào TLSX của hộ. Trong đó TLSX bình quân hộ của xã Hương Hóa lớn hơn so với TLSX bình quân hộ của xã Thanh Hóa một phần là do các ngành nghề dịch vụ cũng như chăn nuôi ở xã Hương Hóa phát triển hơn so với xã Thanh Hóa.

b. Tình trạng nhà ở

Nhà ở chính là tài sản quan trọng tác động lớn đến cuộc sống của con người, đặc biệt là những người dân nông thôn miền Trung thường xuyên phải gánh chịu những biến động bất thường của tự nhiên. Đồng thời để dễ dàng hơn trong việc vay vốn thì người dân xem nhà ở, đất đai như một công cụ hữu hiệu để họ có thể thế chấp, cầm cố cho NH. Vì vậy, việc xem xét đánh giá tình trạng nhà ở của hộ để hiểu thêm về chất lượng cuộc sống cũng như khả năng trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn của hộ là việc làm cần thiết.

Bảng 9: Thực trạng nhà ở của các hộ điều tra

ĐVT: Cái


Loại nhà

Số lượng

%

Nhà tầng

0

0,00

Nhà bê tông

3

5,00

Nhà gỗ

24

40,00

Nhà cấp 4

31

51,67

Nhà tạm bợ

2

3,33

Tổng

60

100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)

Qua điều tra thực tế tại 2 xã Thanh Hóa và Hương Hóa cho thấy, tình hình nhà ở ở đây tương đối đồng đều, phần lớn nhà ở của người dân nơi đây là các loại nhà khá kiên cố và đồng nhất. Trong tổng 60 hộ điều tra thì nhà cấp 4 và nhà gỗ là chiếm tỷ lệ nhiều nhất và đây cũng chính là loại nhà của đa số những người dân nơi đây, có 31 nhà cấp 4 chiếm 51,67% trong tổng số các hộ điều tra và có 24 nhà gỗ chiếm 40%. Còn nhà bê tông chỉ có 3 cái chiếm 5% trong tổng số hộ điều tra, đây là nhà ở thuộc những hộ làm ăn khá giả, có

điều kiện, trong đó có 2 hộ SXKD và một hộ làm công nhân. Trong tổng số hộ điều tra không có hộ nào có nhà tầng, do phần lớn hộ dân nơi đây chưa có điều kiện để xây nhà lớn. Nhà tạm bợ ở đây cũng chỉ có 2 cái chiếm 3,33%, đây là kiểu nhà của những người mới ra ở riêng, chưa có điều kiện để có thể làm nhà kiên cố.

Qua đó cho thấy cuộc sống của người dân nơi đây là khá đồng đều, chất lượng cuộc sống cũng tương đối cao so với mặt bằng chung của những người dân sống ở nông thôn miền Trung nói chung và của những người dân Tuyên Hóa nói riêng. Từ đó có thể thấy rằng, mức độ đảm bảo cuộc sống của người dân là khá vững, người dân tự tin hơn về nguồn lực của mình để có thể mạnh dạn hơn trong việc vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất để nâng cao mức sống của mình.

2.2.3.2. Tình hình vay vốn của nhóm hộ điều tra

a. Tình hình vay vốn vào các lĩnh vực sản xuất của nhóm hộ điều tra

Để có đủ vốn nhằm tiến hành sản xuất thì ngoài phần vốn tự có của mình hộ sản xuất còn tìm thêm những nguồn tài trợ khác nhằm giúp cho hoạt động sản xuất không bị đình trệ do thiếu vốn. Khi vay vốn họ thường ghi rõ mục đích vay vốn của mình. Qua điều tra thực tế 60 hộ ở 2 xã Hương Hóa và Thanh Hóa, ta có số hộ cùng số tiền vay bình quân trên hộ của các sản xuất phân theo lĩnh vực sản xuất (dựa vào mục đích ghi trên khế ước vay vốn của các hộ điều tra tôi tiến hành phân các hộ thành 4 tổ theo lĩnh vực sản xuất: Trồng trọt, Chăn nuôi, Trồng rừng và Ngành nghề dịch vụ) như sau:

Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy, trong lĩnh vực trồng trọt xã Hương Hóa chỉ có 3 hộ xin vay chiếm 10% trong tổng số hộ vay vốn của xã Hương Hóa, còn xã Thanh Hóa có tới 7 hộ xin vay, chiếm 23,33% trong tổng số hộ vay vốn của xã Thanh Hóa ở xã Thanh Hóa có số hộ vay cho trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn hơn so với xã Hương Hóa trước hết là do trong cơ cấu diện tích đất thì diện tích đất trồng cây hàng năm ở xã Thanh Hóa khá lớn, mặt khác do ở đây điều kiện khó khăn hơn so với xã Hương Hóa, người dân chưa có điều kiện để đầu tư lớn và đầu tư dài hạn, sợ rủi ro cao nên họ chỉ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực cần ít vốn, có lãi suất thấp hơn và điều kiện vay dễ hơn để đầu tư đồng thời có thời hạn thu hồi vốn nhanh hơn nhằm giảm bớt rủi ro trong đầu tư. Tổng chung cả 2 xã có 10 hộ vay vốn cho trồng trọt chiếm 16,67% trong tổng số 60 hộ điều tra.

Lĩnh vực chăn nuôi là có số hộ xin vay đông nhất, với tổng số 29 hộ xin vay chiếm 48,33% trong tổng số hộ điều tra, số tiền vay bình quân hộ là 17,07 triệu đồng.

Mức cho vay như vậy của NH là khá phù hợp. Sỡ dĩ có nhiều hộ vay vốn để chăn nuôi là do ở đây có lợi thế để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò, hiệu quả mang lại của chăn nuôi cũng khá cao, ngoài ra trong chăn nuôi người dân còn tận dụng được sức kéo, lấy phân và tận dụng được nguồn thức ăn. Mặt khác với mục đích vay chăn nuôi thì việc vay vốn được dễ dàng hơn.

Hộ vay NNDV đứng thứ 2 trong các lĩnh vực xin vay, với 14 hộ trong tổng số hộ điều tra, chiếm 23,33% với số tiền vay bình quân là 22,14 triệu đồng/hộ. Ở đây NNDV chủ yếu là nghề mộc, buôn bán hàng nông sản, buôn bán hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống, giải khát và còn có một số hộ buôn bán nhỏ, cung cấp các đồ dùng cần thiết cho người dân địa phương, và do đặc thù của ngành là cần vốn đầu tư lớn cho nên ngoài nguồn vốn tự có của mình để đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của mình thì hộ đã tiếp cận nguồn vốn vay tại NH.

Do lợi thế của vùng là có diện tích đồi núi lớn rất thích hợp với hoạt động trồng rừng, đồng thời trong thời gian qua công tác trồng rừng luôn nhận được sự quan tâm, khuyến khích lớn từ chính quyền địa phương cùng các cấp, các ban ngành đoàn thể cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con. Mặt khác người dân cũng nhận thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng đem lại là khá lớn, đặc biệt đối với cây keo lai, cây tràm, do đặc điểm dễ trồng và dễ chăm sóc, không tốn nhiều về các yếu tố đầu vào lại có thể thu hoạch sớm (4 – 5 năm đã có thể cho sản phẩm). Cho nên, trong thời gian qua phong trào trồng rừng dấy lên rầm rộ, nhiều hộ dân mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô. Trung bình mỗi gia đình đều có từ 0,5 đến 2 ha rừng trồng, nhiều hộ vay vốn đầu tư mở rộng trung bình mỗi hộ có từ 4 đến 6 ha, có một số hộ có tới 9 – 10 ha. Còn trong tổng số những hộ điều tra thì có tới 7 hộ vay vốn để trồng rừng, với số tiền vay bình quân là 13,57 triệu đồng/hộ. Đây là một con số tuy không lớn nhưng nó cũng góp phần làm cho tổng thu nhập của huyện tăng lên đáng kể (Giá trị sản xuất từ việc trồng rừng đem lại trong toàn huyện năm 2008 là 1.707 triệu đồng_Theo niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa 2008).


Bảng 10: Tình hình vay vốn vào theo các lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra theo mục đích vay vốn



Lĩnh vực

Hương Hóa

Thanh Hóa

Bình quân chung

Số hộ

(Hộ)

%

STV BQH

(Trđ)

Số hộ

(Hộ)

%

STV BQH

(Trđ)

Số hộ

(Hộ)

%

STV BQH

(Trđ)

Trồng trọt

3

10

7,67

7

23,33

6

10

16,67

6,50

Chăn nuôi

15

50

16,33

14

46,67

17,86

29

48,33

17,07

Trồng rừng

4

13,33

15

3

10

11,67

7

11,67

13,57

NNDV

8

26,67

23,75

6

20

20

14

23,33

22,14

Tổng số

30

100

17,27

30

100

14,90

60

100

16,08


(Nguồn số liệu điều tra)


45

Bình quân chung số tiền vay/hộ là 16,08 triệu đồng, số tiền vay này đối với một số ngành nghề lớn và ở các khu vực phát triển thì nó rất thấp nhưng còn đối với hoạt động sản xuất của bà con nơi đây thì nó là một món tiền khá lớn. Điều đó cho thấy người dân nơi đây vượt qua được tâm lý e ngại, sợ rủi ro, mạnh dạn vay nguồn vốn lớn để đầu tư vào các hoạt động mạng lại lợi nhuận lớn hơn.

b. Tình hình vay vốn phân theo thời hạn của các hộ điều tra

Thời hạn vay vốn có ý nghĩa quan trọng đối với người cho vay cũng như người đi vay. Nếu thời hạn không phù hợp với chu kỳ sản xuất thì làm cho hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn bị giảm sút, khả năng trả nợ của khách hàng sẽ kém đi, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên. Do vậy việc xác định đúng thời hạn cho vay là rất quan trọng. Qua điều tra tôi thấy, thời hạn cho vay HSX tại chi nhánh thực hiện theo thỏa thuận giữa NH với người vay, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của ngân hàng. NH tùy vào lĩnh vực cho vay và tùy vào điều kiện vay vốn để ấn định thời hạn vay thích hợp, để tránh tình trạng nếu thời hạn vay quá dài so với chu kỳ sản xuất kinh doanh, áp lực trả nợ không có thì hộ sẽ sử dụng tiền vào mục đích khác dẫn đến dây dưa trong việc trả nợ. Hay nếu thời hạn vay ngắn hơn chu kỳ SXKD sẽ làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, hiệu quả công tác thu hồi nợ của NH cũng sẽ giảm sút.

Bảng 11: Thời hạn vay vốn của các hộ điều tra

ĐVT: Hộ


Chtiêu

Thời hạn vay (Năm)

<2

%

2 - 3

%

>3

%

Trồng trọt

10

34,48

0

0

0

0

Chăn nuôi

12

41,38

17

70,83

0

0

Trồng rừng

0

0

0

0

7

100

NNDV

7

24,14

7

29,17

0

0

Tổng số

29

48,33

24

40

7

11,67

(Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng trên cho thấy, với thời hạn vay dưới 2 năm có số hộ vay cao nhất, là

29 hộ chiếm 48,33% trong tổng số hộ vay vốn. Trong đó trồng trọt 10 hộ, chăn nuôi 12

hộ chiếm tỷ lệ lớn nhất (41,38%) trong tổng số hộ vay với thời hạn dưới 2 năm và

NNDV 7 hộ, đây là những hộ vay vốn để đầu tư vào những hoạt động có chu kỳ sản xuất ngắn, như trồng cây ngắn ngày (ngô, lúa, lạc,...); chăn nuôi lợn, gà,...; hay nguồn vốn lưu động cho buôn bán nhỏ, nghề mộc,...

Thời hạn vay 2- 3 năm, số hộ vay cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn, chiếm 40% trong tổng số hộ vay, với 24 hộ vay. Trong đó chăn nuôi nhiều nhất là 17 hộ chiếm tới 70,83% trong tổng số hộ vay ở thời hạn này, hộ vay NNDV là 7 hộ. Đây là những hộ vay để nuôi lợn nái, trâu bò cày kéo, làm mộc và buôn bán hàng giải khát, hàng tạp hóa,...

Đối với thời hạn vay từ 3 năm trở lên chỉ có 7 hộ vay, chiếm 11,67% trong tổng số hộ vay vốn. Đó là những hộ vay để trồng rừng, gắn liền với chu kỳ sản xuất dài nên thời hạn vay ở đây thường là 5 năm.

Do việc xác định thời hạn vay là thỏa thuận giữa NH với khách hàng nên đa số người vay cho rằng thời hạn cho vay là khá phù hợp với lĩnh vực đầu tư và chu kỳ sản xuất của hộ, điều đó đã góp phần làm cho khả năng thu hồi nợ của NH đạt kết quả cao và tạo được điều kiện giúp người dân yên tâm sản xuất nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn, tăng khả năng, hiệu quả cho việc trả nợ.

2.2.3.3. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

a. Tình hình sử dụng vốn vay phân theo mục đích của các hộ điều tra

Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất theo mục đích xin vay ghi trong khế ước là như đã phân tích ở trên, tuy nhiên trên thực tế món vay được sử dụng như thế nào, có đúng với mục đích ghi trong khế ước hay không? Và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả của việc sử dụng món vay như thế nào? Tuy vậy để xác định chính xác người vay có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không là rất khó. Bởi vì trên thực tế trong cuộc sống cũng như trong sản xuất hộ có nhiều khoản chi bắt buộc hộ phải xâm phạm đến số tiền vay, cho nên để tiện cho việc phân loại đánh giá mục đích sử dụng thực tế và mục đích ghi trong khế ước chúng ta quy ước nếu hộ vay sử dụng hơn 50% trong tổng số tiền vay vào mục đích ghi trong khế ước thì hộ đó sử dụng vốn vay đúng mục đích, và ngược lại. Qua điều tra tìm hiểu thực tế sử dụng vốn vay của hộ tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn vay phân theo mục đích

của các hộ điều tra

ĐVT: Hộ


Chtiêu

Hương Hóa

Thanh Hóa

Đúng mục đích

Sai mục đích

Đúng mục đích

Sai mục đích

Trồng trọt

3

0

6

1

Chăn nuôi

14

1

13

1

Trồng rừng

4

0

3

0

NNDV

8

0

6

0

Tổng số

29

1

28

2

%

96.67

3.33

93.33

6.67

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)

Qua bảng trên ta thấy, trong tổng số các hộ vay vốn có 57 hộ vay sử dụng đúng mục đích chiếm 95% tổng số hộ vay, và có 3 hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, chiếm 5% trong tổng số hộ vay. Như vậy, có thể nói rằng số hộ vay sử dụng vốn sai mục đích là tương đối thấp.

Trong đó, xã Hương Hóa chỉ có 1 hộ vay sử dụng vốn sai mục đích chiếm 3,33% trong 30 hộ vay, đó là hộ vay với mục đích ghi trong khế ước là chăn nuôi, tuy nhiên hộ đã sử dụng món vay đó để trả nợ cho món vay nặng lãi mà hộ đã vay trước đây, như vậy do sự dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn, lãi suất thấp, cũng như với nguồn lực sẵn có của mình hộ đã kỳ vọng các nguồn thu nhập khác sẽ bù đắp được khoản nợ này cho nên hộ đã dùng số tiền vay được này để trả nợ cho món vay có lãi suất cao hơn. Còn xã Thanh Hóa cũng có tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích cao hơn, có 2 hộ vay sử dụng vốn sai mục đích chiếm 6,67% trong tổng số 30 hộ xin vay, đó là 1 hộ vay với mục đích ghi trong khế ước là trồng trọt tuy nhiên hộ đã sử dụng món vay này để đầu tư thêm cho con đi học lái xe, với kỳ vọng lúc con học xong có việc làm sẽ có tiền để trả khoản nợ này. Và 1 hộ vay để chăn nuôi tuy nhiên trên thực tế hộ đã sử dụng để đóng tiền viện phí cho con (đây chính là một rủi ro của hộ cũng chính là rủi ro của NH khi món vay không thu được).

Qua đó có thể thấy được tình hình sử dụng vốn vay của các hộ dân huyện Tuyên Hóa bước đầu tương đối có hiệu quả, người vay vốn đã có sự nghiêm túc trong vấn đề sử dụng nguồn vốn, họ cũng đã lập kế hoạch sử dụng đồng vốn và kế hoạch trả

nợ cho NH làm sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn việc phân bổ món vay thực tế của hộ vào từng lĩnh vực sản xuất như thế nào chúng ta tìm hiểu qua phần tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra như sau.

b. Tình hình phân bổ vốn vay thực tế của các hộ điều tra

Tuy tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích là tương đối thấp (5%) như đã nêu ở phần trên, thế nhưng thực tế sử dụng toàn bộ món vay đó như thế nào có đúng thực chất là như thế hay không? Đó là điều chúng ta cần phải tìm hiểu, phân tích, để có thể đánh giá được đúng thực chất kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ, từ đó hiểu được nguyên nhân để đề ra các giải pháp được tốt và sát với thực tế hơn.

Qua tìm hiểu thực tế sử dụng vốn vay của hộ cho thấy, nhìn chung phần lớn các hộ điều tra đều sử dụng vốn đúng với mục đích vay vốn của mình. Chỉ có một số hộ điều tra sử dụng một phần vốn vay vào mục đích khác như mua sắm, học hành, trả nợ,... Qua điều tra thực tế tôi nhận thấy, thường thì những hộ có kinh tế ổn định, đủ đảm bảo cuộc sống thì hầu hết họ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Ngược lại, đối với những hộ khó khăn, nhu cầu cuộc sống còn thiếu thốn thì họ thường ưu tiên để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu trong gia đình trước rồi mới đầu tư vào sản xuất cho nên họ thường phân bổ món vay không đúng với mục đích ghi trong khế ước của mình.

Trong tổng số 60 hộ điều tra có 6 hộ phân bổ vốn vay không đúng với số tiền bình quân trên hộ là 5,64 triệu đồng, chiếm 10% trong tổng số hộ vay vốn. Trong đó, hộ vay chăn nuôi và trồng trọt có nhiều hộ có sự phân bổ món vay sai mục đích nhiều nhất.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí