Biểu Đồ Đo Mũi Bằng Sóng Âm Ở Người Bình Thường


1.3.2.4 Đo mũi bằng sóng âm (AR: Acoustic rhinometry)

AR lần đầu tiên được mô tả bởi Hilberg năm 1989 như là một phương pháp thăm dò chức năng mũi [38],[47].

Đo mũi bằng sóng âm cho đồ thị mũi bằng âm thanh dội lại và cung cấp thông tin về diện tích mặt cắt ngang hốc mũi tùy thuộc vào khoảng cách từ mặt cắt đó đến cửa mũi (Biểu đồ 1.1).

AR là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn và được thực hiện nhanh chóng. AR cho phép đánh giá hình dạng khoang mũi, mức độ nghẹt mũi, vị trí hẹp, hiệu quả cải thiện sau phẫu thuật cũng như điều trị nội khoa.

Hầu mũi

Khoang mũi

Ống nối mũi

Cửa mũi

Vị trí diện tích tối thiểu (cuốn dưới)

Khoảng cách (cm)

Diện tích (cm2)

Đo mũi bằng sóng âm chính là xét nghiệm khách quan quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hẹp van mũi [83].


Biểu đồ 1.1 Biểu đồ đo mũi bằng sóng âm ở người bình thường


Đánh giá hẹp van mũi dựa vào diện tích mặt cắt đi qua vùng van mũi (CSAmin) trong đo mũi bằng sóng âm (AR) (Biểu đồ 1.2).


Biểu đồ 1 2 Biểu đồ trước đường dưới và sau đường trên khi dùng thuốc 1


Biểu đồ 1.2 Biểu đồ trước (đường dưới) và sau (đường trên) khi dùng thuốc co mạch.

Ở người Âu Mỹ da trắng, CSAmin ở người bình thường trưởng thành trong khoảng từ 55- 85 mm2 [37].

Người Việt Nam bình thường trưởng thành có CSAmin là 0,54 0,12 cm2 với khoảng cách tối thiểu tương ứng là dmin = 1,08 0,84cm [2].

So sánh hai phương pháp đo AR và RM:

- Schumacher cho rằng đo khí áp mũi (RM) là một phương pháp đánh giá khách quan chức năng mũi, là công cụ tầm soát nghẹt mũi [110]. Trong khi đó đo mũi bằng sóng âm (AR) giúp định vị được vị trí hẹp [103].

- Bệnh nhân dễ hợp tác và dễ đo hơn khi đo AR [21],[108].

- RM có độ nhạy và độ chuyên biệt cao hơn ở bệnh nhân bị nghẹt mũi chức năng (ví dụ như viêm mũi). Ngược lại AR có độ nhạy và độ chuyên biệt cao hơn ở bệnh nhân có nghẹt mũi thứ phát do bất thường về cấu trúc [24], [88].

- Trị số CSAmin thay đổi theo chủng tộc và có giá trị cao trong theo dõi hiệu quả điều trị [3],[37],[59],[82],[83].

Do vậy chúng tôi chọn đo CSAmin trên AR trong chẩn đoán và điều trị hẹp van mũi trong.


1.3.2.5 Đo âm mũi (OR: Odiosoft Rhino)

Đo âm mũi là một phương pháp đánh giá khách quan mới, chuyển đổi tần số âm thanh của dòng khí ghi nhận được khi đi qua các mặt cắt của mũi. Các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục để tìm ra một phương pháp đánh giá khách quan lý tưởng nhất [113],[127],[128].

1.3.2.6 Động lực học chất lỏng (CFD: computational fluid dynamics)

Động lực học chất lỏng hiện nay nổi lên như một phương pháp mới khảo sát luồng thông khí qua mũi và trở kháng mũi.[96]

CFD có khả năng xác định dòng khí lưu thông, định vị cấu trúc mũi, mô phỏng trên mô hình giúp phẫu thuật viên trong lúc mổ.[34]

CFD có nhược điểm là giá thành cao, thời gian chụp lâu, khả năng nhiễm xạ khi chụp bằng CT scan mặc dù cho hình ảnh đẹp.

1.3.3 Các bảng câu hỏi dành cho bệnh nhân

1.3.3.1 NOSE (Nasal obstruction symptom evaluation scale)

Đây là bảng câu hỏi có mối liên quan nhiều nhất đến tình trạng bệnh học cũng như cấu trúc vùng van mũi. Thang điểm này đánh giá tình trạng nghẹt mũi với tính hiệu lực, độ tin cậy và độ nhạy cao. [76],[97],[122]

1.3.3.2 VAS (Visual analog scales)

Dùng để đánh giá những thay đổi triệu chứng trong bệnh lý nghẹt mũi. Bệnh nhân sẽ được hỏi về tần suất các triệu chứng xảy ra trong tình trạng nghẹt mũi từ mức độ không nghẹt đến nghẹt mũi hoàn toàn. [65],[98]

1.3.4 Các xét nghiệm tổng quát

Khi cần tìm nguyên nhân một số bệnh lý chuyên biệt gây nghẹt mũi:

- Xét nghiệm máu

- Xét nghiệm tầm xoát HIV, lao

- Siêu âm bụng

- X quang ngực


- Sinh thiết u mũi xoang, sinh thiết hạch.

- Chụp CT scan, MRI, DSA

1.3.5 Các phương pháp chẩn đoán hẹp van mũi:

Hiện chưa có một xét nghiệm khách quan nào được coi là tiêu chuẩn để chẩn đoán hẹp van mũi mà chủ yếu dựa vào chẩn đoán lâm sàng [62]

1.3.5.1 Nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến

Nghiệm pháp Cottle là một kỹ thuật kinh điển để chẩn đoán hẹp van mũi trong. Trong khi bệnh nhân hít vào, nhẹ nhàng dùng tay đẩy má bệnh nhân lên trên và ra ngoài (Hình 1.14). Kỹ thuật này sẽ giúp đẩy sụn mũi bên trên ra xa vách ngăn, làm mở rộng diện tích mặt cắt đi qua vùng van mũi trong (Hình 1.15). Nếu bệnh nhân thấy hết nghẹt mũi thì nghiệm pháp dương tính và có thể kết luận nghẹt mũi liên quan van mũi. Nghiệm pháp Cottle có thể dương tính giả khi có xẹp cánh mũi hay âm tính giả khi có sẹo hẹp vùng van mũi [64].

Hình 1 14 Nghiệm pháp Cottle A Nguồn Robert F Andre 2008 100 Hình 1 15 Hình ảnh van mũi 2

Hình 1.14 Nghiệm pháp Cottle (A). “Nguồn: Robert F. Andre, 2008” [100]


Hình 1 15 Hình ảnh van mũi trước B và sau C khi làm nghiệm pháp Cottle Nguồn Robert 3

Hình 1.15 Hình ảnh van mũi trước (B) và sau (C) khi làm nghiệm pháp Cottle

“Nguồn: Robert F. Andre, 2008” [100]


Nghiệm pháp Cottle cải tiến là dùng một dụng cụ hình que đầu nhỏ đưa vào trong mũi, nâng nhẹ từng phần của thành bên mũi trong khi bệnh nhân hít vào. Nếu cảm nhận của bệnh nhân là dễ thở hơn thì nghiệm pháp này dương tinh. Nghiệm pháp Cottle cải tiến giúp xác định thành phần gây hẹp van mũi và định hướng phương pháp mổ (Hình 1.16).


A

B


Hình 1.16 Nghiệm pháp Cottle cải tiến: hình van mũi hẹp bên trái khi hít vào (hình A); van mũi được mở rộng và cải thiện thông khí (hình B)

“Nguồn: Robert F. Andre, 2008” [100]


1.3.5.2 Nội soi mũi xoang

Nội soi mũi xoang giúp quan sát các cấu trúc bên trong của mũi. Các ghi nhận cần có khi nội soi mũi xoang:

- Tình trạng vẹo vách ngăn: cần lưu ý vị trí vẹo, phần sau hay phần trước trong khu vực van mũi.

- Tình trạng các cuốn mũi: quá phát cuốn dưới, cuốn giữa hay quá phát cuốn trên.

- Sẹo của thành bên mũi hay sẹo hẹp cửa mũi.

- Tình trạng viêm: viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang.

- Các cấu trúc bệnh lý: polyp mũi, u nhú đảo ngược


1.3.5.3 CT scan – Đo góc van mũi trong

Chụp CT scan để đánh giá các bất thường về cấu trúc mũi và các bệnh lý vùng mũi xoang. Ngoài chức năng đánh giá tổng quát này, chúng ta cần đo góc van mũi trong trên CT scan.

Chụp CT scan ở tư thế mặt phẳng trán, vị trí lát cắt đi qua vùng van mũi, tiến hành đo góc van mũi trong (Hình 1.17).

Góc van mũi trong ở người da trắng ở trong khoảng 100-150 [114] Góc van mũi trong ở người châu Á ở trong khoảng 21,60 ± 4,50 [79] Theo các tác giả, nghi ngờ có hẹp van mũi trong khi góc đo được:

o < 100 (ở người Âu Mỹ da trắng)

o < 200 (ở người châu Á da vàng)


a

b


Hình 1.17 Đo góc van mũi trong trên CT scan. Hình mặt cắt bên cho diện tái tạo vuông góc luồng khí lưu thông (a) và góc van mũi trong đo được (b) “Nguồn: Myung-Whan Suh, 2005” [79]


1.3.5.4 Đo mũi bằng sóng âm

Trên kết quả đo mũi bằng sóng âm, ghi nhận chỉ số diện tích mặt cắt tối thiểu (MCA) đi qua vùng van mũi (Biểu đồ 1.3, 1.4).


Khoảng cách (cm)

Diện tích (cm2)

Biểu đồ 1.3 Vị trí diện tích mặt cắt ngang khoang mũi tại van mũi tương ứng phần thấp nhất trên đồ thị biểu diễn AR


Khoảng cách (cm)

Diện tích (cm2)

Biểu đồ 1.4 Biểu đồ kết quả đo mũi bằng sóng âm tại BV Tai Mũi Họng TP.HCM.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán hẹp van mũi khi chỉ số CSAmin < 55 mm2 [37], [83].

Đối với bệnh nhân Việt Nam, tiêu chuẩn chẩn đoán hẹp van mũi qua trị số CSAmin thì chưa có tác giả nào đưa ra được con số cụ thể có giá trị đại


diện cho cộng đồng. Do vậy chúng tôi không dựa vào trị số CSAmin để chấn đoán hẹp van mũi mà chỉ dựa vào trị số này để đánh giá hiệu quả phẫu thuật.

1.3.5.5 Đánh giá chủ quan độ nghẹt mũi: thang điểm NOSE

Bệnh nhân sẽ được hỏi trong vòng 1 tháng qua có gặp các vấn đề sau đây không, khoanh tròn vào ô điểm chọn (Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Bảng câu hỏi bệnh nhân tự đánh giá trong thang điểm NOSE



Triệu chứng

Không ảnh

hưởng

Rất

ít

Trung

bình

Rất

nhiều

Nghiêm

trọng

1

Nghẹt mũi hay cảm giác

thiếu không khí

0

1

2

3

4

2

Tắc mũi hay nghẹt hoàn toàn

0

1

2

3

4

3

Khó thở bằng mũi

0

1

2

3

4

4

Khó thở khi ngủ

0

1

2

3

4

5

Khó khăn thở bằng mũi khi

tập thể dục hay gắng sức

0

1

2

3

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Sau khi việc tự đánh giá hoàn tất, ta sẽ có điểm triệu chứng của bệnh nhân. Điểm chọn của bệnh nhân sẽ được nhân 5 để cho tổng điểm tối đa so sánh với 100, với 0 điểm là không nghẹt mũi và 100 điểm là nghẹt mũi hoàn toàn.

1.4. ĐIỀU TRỊ HẸP VAN MŨI

1.4.1 Các phương pháp điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị hẹp van mũi với kết qủa thu được khác

nhau.

1.4.1.1 Nội khoa

Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:

- Kích thích bằng xung điện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2024