Đặc Điểm Của Ngành Cà Phê Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê


tín dụng của hộ sản xuất, gần như chưa có nghiên cứu nào phân tích việc sử dụng vốn trên khía cạnh kinh tế và xã hội, do đó việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng trên hai khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng sẽ làm cho bức tranh về tín dụng nông thôn, đặc biệt là tín dụng sản xuất cà phê được hoàn chỉnh.

c. Quan điểm trong đề tài về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất được xem xét dưới góc độ tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của nông hộ. Việc tiếp cận tín dụng được xem xét dưới khía cạnh là các nông hộ có vay được vốn tín dụng hay không, hoặc trong quá trình vay vốn các nông hộ có gặp rào cản nào từ phía chính bản thân các nông hộ hay là từ phía các NHTM.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng của các nông hộ xuất phát chủ yếu từ hai phía là các nông hộ và phía người cho vay. Về phía các nông hộ đó chính là các đặc điểm của chính bản thân các nông hộ như là tài sản thế chấp, trình độ, giới tính, nhân khẩu. Về phía người cho vay cũng có ảnh hưởng đến việc tiếp cận của các nông hộ như là thủ tục, quy trình vay vốn, lãi suất, hạn mức tín dụng.

Vì vậy, việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất chủ yếu tập trung ở khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê.

Các nghiên cứu trong nước là những công trình quan trọng đóng góp chính trong việc phân tích thực trạng về việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các nông hộ, đặc biệt là các nông hộ sản xuất cà phê. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhưng hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất nói chung và sản xuất cà phê nói riêng của Tây Nguyên và Đắk Lắk, đã đề xuất các giải pháp cơ bản cho hoạt động sản xuất cà phê trong thời gian qua.

Các nghiên cứu đã đề cập đến một phần cơ sở lý luận, phương pháp và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng cà phê. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong


phạm vi và thời gian khác nhau, đồng thời đề cập đến các khía cạnh khác nhau. Hầu như chưa có một nghiên cứu, bài viết nào đề cập một cách chi tiết và hoàn chỉnh về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất dưới hai góc độ là tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng từ phía các hộ sản xuất và từ phía người cho vay là các NHTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau có liên quan đến tín dụng ngân hàng và hộ sản xuất cà phê, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được hiểu như sau: “Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là quá trình tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng trên khía cạnh kinh tế và xã hội nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn có hiệu quả cho các hộ sản xuất cà phê trong tương lai”

Quan điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được xem xét trên 2 phương diện là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Việc tiếp cận vốn tín dụng chính là xem xét việc cung ứng vốn tín dụng cho hộ sản xuât của các NHTM và những hạn chế, rào cản trong tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê, còn sử dụng vốn tín dụng được đánh giá trên 2 khía cạnh kinh tế và xã hội, lợi nhuận của các hộ sản xuất cũng như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào trong sản xuất cà phê. Góp phần đưa sản phẩm cà phê tỉnh Đắk Lắk đảm bảo chất lượng, đời sống của các hộ sản xuất cà phê được nâng cao.

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 5

1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.1.2.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê gắn liền với những đặc thù kinh tế - kỹ thuật của ngành

Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cà phê gắn liền với những đặc thù kinh tế kỹ thuật của ngành. Ngành sản xuất cà phê có những đặc thù riêng biệt, đó là mang tính chất mùa vụ, nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài và mang tính rủi ro cao, những đặc thù này ảnh hưởng lớn đến hoạt động cấp tín dụng cho vay của các NHTM hiện nay.


Thứ nhất, vốn tín dụng mang tính chất thời vụ

Sản xuất cà phê là một hoạt động sản xuất mang tính thời vụ, đối tượng sản xuất là cây trồng, là cơ thể sống do đó nhu cầu vốn tín dụng cũng mang tính thời vụ.[5], [10], [11], [34], [35].

Thu nhập của người sản xuất cà phê không đồng đều trong năm, thông thường người sản xuất cà phê có thu nhập hoặc thu nhập tăng khi đến thời điểm thu hoạch cà phê và thu nhập của người sản xuất cà phê lại giảm khi đến thời kỳ cần vốn chăm sóc cà phê, trong khi đó nhu cầu cần vốn đầu tư của người sản xuất cà phê lại tăng nhanh khi vào vụ, đó là khoảng giữa tháng 5 và tháng 6, lúc này vào thời điểm cần trang trải các khoản chi phí như tưới nước, bón phân, làm cành, múc bồn, do đó nếu người sản xuất cà phê không biết lên kế hoạch hợp lý trong chi tiêu sẽ dẫn đến luôn ở trong tình trạng thiếu hụt vốn. Do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng phải xác định các mốc thời gian cụ thể để việc luân chuyển vốn vào các mùa vụ phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người sản xuất cà phê. Đồng thời các NHTM cũng phải bố trí nguồn nhân lực hợp lý để đảm bảo việc thu hồi vốn đúng tiến độ và tránh rủi ro cho ngân hàng mình [10], [35].

Thứ hai, nhu cầu vốn vay thường lớn và thời gian vay tương đối dài

Cà phê là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, từ 20 đến 25 năm. Chu kỳ sống của cây cà phê chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn kiến thiết và giai đoạn kinh doanh. Năng suất và sản lượng của cây cà phê phụ thuộc lớn vào việc đầu tư, chăm sóc cà phê. Ngay từ giai đoạn chọn giống, làm bồn, bón phân, tỉa cành, thu hoạch, nếu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu được và việc đảm bảo vốn là vấn đề quan trọng trong việc đầu tư cho cây cà phê [10], [11], [35].

Hầu hết các chủ thể sản xuất đều phải vay vốn ngân hàng để đầu tư cho việc sản xuất cà phê vì giai đoạn kiến thiết cơ bản thường kéo dài từ 2 – 3 năm, và tổng vốn cho đầu tư thường lớn, trong khi đó nguồn thu thì chưa có. Đến tận khi thời kỳ cà phê cho trái lúc đó các chủ thể sản xuất cà phê mới bắt đầu có nguồn thu từ việc sản xuất cà phê, do đó ngân hàng phải xác định hạn mức cấp tín dụng, phương thức trả lãi, thời gian cho vay phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cho chủ thể sản xuất và NHTM [11], [13], [34].


Thứ ba, vốn đầu tư vào sản xuất cà phê mang tính rủi ro cao

Rủi ro trong hoạt động cho vay sản xuất cà phê thường do những nguyên nhân sau: sản xuất cà phê phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như là thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; Ngoài ra việc trả nợ của người sản xuất cà phê còn phụ thuộc vào trình độ hạch toán sản xuất của người dân trong khi đó phần lớn người dân trình độ còn hạn chế, lại không có nhiều kinh nghiệm trong phân tích biến động thị trường, giá cả nên sản xuất kém hiệu quả, năng suất và chất lượng không cao do đó tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ đầu ra cà phê cũng ảnh hưởng đến việc trả nợ của người sản xuất cà phê, thị trường tiêu thụ không ổn định, trong nước thì người dân chưa có thói quen sử dụng sản phẩm cà phê còn thị trường nước ngoài thì việc xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu qua khâu trung gian do đó hiệu quả của việc sản xuất cà phê chưa cao [11], [13], [34].

1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Thứ nhất, đảm bảo việc cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê, nâng cao khả năng hạch toán kinh tế, thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các hộ sản xuất.

Việc sản xuất cà phê đòi hỏi thời gian dài và nguồn vốn luôn sẵn sàng đáp ứng tại mọi thời điểm trong năm, trong khi đó hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn vốn cung ứng với mức lãi suất khác nhau, tromg đó chủ yếu là nguồn vốn không chính thống với mức lãi suất quá cao, người sản xuất cà phê không thể chịu nổi, vì vậy họ luôn tìm đến ngân hàng. Với mạng lưới hoạt động hiện nay, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn với quy mô và thời gian phù hợp cho hoạt động sản xuất cà phê.

Với việc cung ứng vốn của các NHTM dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định thì buộc các hộ sản xuất cà phê phải tính toán làm sao để sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy trước khi vay vốn, các hộ sản xuất cà phê phải lên phương án kỹ lưỡng, có các biện pháp cải tiến trong sản xuất, lựa chọn thời điểm bán sản phẩm phù hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi, từ đó cũng góp phần nâng cao thu nhập giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của hộ sản xuất [10], [11], [13], [34].


Thứ hai, góp phần chuyển giao công nghệ trong sản xuất cà phê, góp phần gia tăng giá trị ngành cà phê

Việc sản xuất cà phê đòi hỏi phải có cơ sở vật chất phải đảm bảo, đó chính là hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng đường xá và cơ sở chế biến sản phẩm. Cây cà phê có đặc thù là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phải phù hợp, đảm bảo lượng nước tưới hàng năm, khí hậu phải mát mẻ. Vì vậy các chủ thể sản xuất cà phê phải trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, hạ tầng nông thôn đảm bảo thì mới phục vụ tốt quá trình sản xuất cà phê.

Tuy nhiên, để xây dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất cà phê thì đòi hỏi nguồn vốn lớn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có từ ngân sách Nhà nước, có từ nhân dân và không thể không kể đến nguồn vốn từ ngân hàng, với quy mô hoạt động của mình thì ngân hàng cung ứng vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị, phục vụ việc sản xuất cà phê đạt chất lượng cao hơn và tiêu thụ sản phẩm cà phê được hiệu quả hơn, khẳng định được thương hiệu cà phê của Đắk Lắk, đủ sức cạnh tranh trên thị trường từ đó cũng góp phần phục vụ đời sống văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung [11], [35].

Thứ ba, giúp ổn định thị trường tiêu thụ cà phê

Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn không chỉ bao gồm thị trường tiêu thụ nội địa mà nó có thị trường rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, do biến động bởi thời tiết, thị trường, giá cả nên người dân hoặc doanh nghiệp sẽ không bán được mức giá như mình mong muốn, vì vậy với vai trò của vốn tín dụng giúp ổn định thị trường cà phê, người dân có kế hoạch trong việc tạm trữ, thu mua, chế biến cà phê có hiệu quả, từ đó giúp thị trường tiêu thụ ổn định hơn [11], [34], [35].

1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là xem xét dưới hai góc độ, đó là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê.


Tiếp cận vốn tín dụng được xem xét theo hai hướng từ phía cung ứng vốn tín dụng chính là các NHTM và tiếp cận vốn tín dụng từ phía hộ sản xuất cà phê.

1.1.3.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được thể hiện ở nội dung chính sách cho vay với hộ sản xuất cà phê của các NHTM, bao gồm:

(1) Nguyên tắc cho vay

Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đối với khách hàng là các hộ sản xuất cà phê khi vay vốn của NHTM cần phải đảm bảo hai nguyên tắc:

- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

Mục đích sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê bao gồm:

+ Mục đích chăm sóc, chế biến cà phê phát sinh trong giai đoạn cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh. Bao gồm: tưới nước, bón phân, thu hoạch, nhân công, vật tư, nhiên liệu, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường Mục đích đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị nông cụ canh tác, sản xuất cà phê, chế biến cà phê từ quả cà phê tươi thành cà phê nhân.

+ Mục đích xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở vật chất để phơi cà phê, bảo quản, cất trữ nhân như sân phơi, nhà kho.

+ Mục đích kiến thiết cơ bản cây cà phê, bao gồm tất cả các khâu chuẩn bị đất, giống, chăm sóc cây cà phê non trở thành cây cà phê trưởng thành, sẵn sàng cho quả cà phê để thu hoạch, hoặc tái canh lại vườn cà phê già cỗi.

Trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng, mục đích sử dụng vốn tín dụng chủ yếu là cho vay chăm sóc cà phê vì đối tượng này chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, hầu hết hộ sản xuất cà phê vay ngân hàng để mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản hoặc trồng mới, mở rộng diện tích cà phê đều trên cơ sở năng lực sản xuất từ diện tích cà phê kinh doanh hiện có. Bên cạnh đó, hộ sản


xuất cà phê còn có những hoạt động đa dạng hóa thu nhập; do đó, đối tượng cho vay hộ sản xuất cà phê còn bao gồm các đối tượng khác của các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề phụ [2], [7], [9], [19].

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng tiền gửi, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi [2], [7], [9], [19].

(2) Điều kiện cho vay

Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thoả mãn một số điều kiện vay nhất định.

-Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay phải hợp pháp của hộ sản xuất cà phê.

- Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phương diện: Vốn tự có của hộ và Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

+ Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó, lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác như chi phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ.

+ Khả năng hoàn trả nợ vay: được thể hiện thông quan phương án vay vốn của hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo tính khả thi [2], [7], [9], [19].


(3) Bảo đảm an toàn cho nợ vay

Bảo đảm an toàn cho nợ vay là biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được vốn đã cho vay hộ sản xuất cà phê. Có các hình thức bảo đảm nợ vay đối với hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng:

- Bảo đảm trực tiếp: hộ sản xuất cà phê dùng tài sản của mình để thế chấp, cầm cố khi vay vốn ngân hàng.

- Bảo đảm gián tiếp: là áp dụng các hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Bảo đảm gián tiếp có hai loại: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và Bảo lãnh bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là tín chấp (Nguyễn Minh Kiều, 2012), (Hồ Diệu, 2001).

(4) Hạn mức cho vay

Hạn mức cho vay là mức vốn dư nợ tín dụng tối đa của ngân hàng được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và hộ sản xuất cà phê đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng [2], [7], [9], [19], [35].

(5) Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa phần lãi sử dụng vốn vay và vốn gốc đã cho vay tính trên một đơn vị thời gian. Về nguyên tắc thương mại, lãi suất cho vay nông nghiệp là loại lãi suất cao, bởi những lý do chủ yếu sau đây:

- Cho vay hộ nông dân có tính chất nhỏ lẻ, ngân hàng phải đến từng hộ gia đình để thực hiện cho vay trong địa bàn nông thôn rộng lớn, dẫn đến chi phí cho vay hộ nông dân cao.

- Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều rủi ro từ điều kiện tự nhiên, ngoài các rủi ro khác từ thị trường, dẫn đến ngân hàng phải chi phí dự phòng rủi ro nhiều hơn cho vay các ngành khác.

- Tình hình huy động nguồn vốn tự lực tại vùng nông nghiệp, nông thôn thường không đủ so với nhu cầu vay vốn, phải tăng cường đi vay ở khu vực đô thị, lãi suất đi vay lại luôn là lãi suất cao [2], [7], [9], [19], [35].

(6) Thời hạn cho vay

Nói chung, thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tương ứng với các thể loại cho vay gắn với đối tượng vay vốn như sau:

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí