Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Của Ngân Hàng Thương Mại


Nếu thường xuyên xảy ra rõ ràng là ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay HSX. Đó cũng có thể là sự vững mạnh, ổn định của chính quyền địa phương.

- Môi trường kinh tế:

Nói đến môi trường kinh tế thường đề cập đến những biến số vĩ mô như: tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thâm hụt ngân sách; các chính sách về đầu tư, thuế, cơ sở hạ tầng.... Nền kinh tế ổn định, các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và thông thoáng; các chính sách khác minh bạch, hệ thống giao thông phát triển và đồng bộ, sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư, tạo điều kiện lưu thông hàng hoá thuận lợi, làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng HSX nói riêng có điều kiện mở rộng và đảm bảo chất lượng. Nền kinh tế ổn định, các chính sách hấp dẫn, tạo điều kiện cho các HSX tiến hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mở rộng quy mô, làm ăn có hiệu quả. Giá cả hàng hoá ít biến động làm cho dự đoán giá sản phẩm tiêu thụ của HSX chính xác hơn và khả năng trả nợ của họ cao hơn.

Tác động trực tiếp và tác động lớn nhất đến chất lượng tín dụng HSX trong nhóm nhân tố kinh tế, đó là điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, môi trường cạnh tranh của hoạt động Ngân hàng.

- Chính sách tiền tệ với các công cụ được sử dụng, như: dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn, lãi suất,... có khuyến khích, định hướng các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng nông nghiệp - nông thôn, tín dụng hộ sản xuất hay không?

- Chính sách tài khóa với các chính sách thuế, tín dụng Nhà nước, ưu đãi đầu tư,... có khuyến khích kinh tế hộ gia đình, kinh tế nông nghiệp - nông thôn hay không?

- Sự phát triển của hệ thống tài chính, mức độ cạnh tranh hoạt động ngân hàng,... cũng ảnh hướng lớn đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM về cả góc độ mở rộng dư nợ cho vay và kiềm hãm tỷ lệ nợ xấu.

Một góc độ khác cũng xin được phân tích cụ thể hơn đó là các vùng HSX sinh sống và hoạt động gần đô thị, hệ thống thông tin liên lạc phát triển, thị trường và màng lưới tiêu thụ thuận lợi,… thì cũng tạo thuận lợi cho nâng cao


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Ngược lại, thì rõ ràng cần quan tâm nhiều hơn khi quyết định cho vay.

- Môi trường pháp lý:

Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 6

Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật. Đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và sự hiểu biết của người dân trong vấn đề này.

Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường, pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt hiệu quả cao, là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại có tranh chấp xảy ra.

Nhóm nhân tố môi trường pháp lý này tạo ra một hành lang pháp lý trong đó quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của Ngân hàng cũng như các HSX gặp một loại rủi ro “rủi ro pháp lý” có nguyên nhân từ tính không đồng bộ và ổn định của pháp luật gây ra. Như vậy là môi trường pháp lý ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Vì vậy nhân tố pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. [7] [49]

1.2.3.4. Nhân tố khách quan khác về mặt vĩ mô

Cũng theo Nguyễn Văn Tiến (2010) và Trần Văn Dự (2005, nhóm nhân tố khách quan khác về mặt vĩ mô ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX của NHTM bào gồm:

- Nhân tố khách quan khác đó là các nhân tố bên ngoài Ngân hàng, môi trường hoạt động của Ngân hàng. Việc phân tích môi trường kinh doanh, làm rừ mức độ ảnh hưởng của nó đến việc xác định mục tiêu, chiến lược và kết quả kinh doanh của Ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý tín dụng ngân hàng hiện đại..

- Công tác quy hoạch sản xuất của các địa phương.

- Sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp ở các địa phương.

- Các chính sách khác: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển thị trường tiêu thụ,... [7] [49]


1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Chỉ tiêu định tính

Theo Tô Ngọc Hưng (2009), việc đánh giá chất lượng tín dụng dựa vào các chỉ tiêu định tính thường mang nhiều tính chủ quan của người đánh giá, trên cơ sở xem xét các yếu tố cơ bản sau: Bảo đảm nguyên tắc cho vay: Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt với những nguyên tắc hoạt động rất chặt chẽ. Về cơ bản, để đánh giá chất lượng của một khoản cho vay thì phải xem xét xem khoản vay đó liệu có đảm bảo hai nguyên tắc tối thiểu của bất cứ khoản vay nào đó là: sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp tín dụng. [15]

Ngoài ra, khách hàng phải hội đủ 5 điều kiện vay vốn như sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với HSX phải cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn nơi chi nhánh NHTM cho vay đóng trụ sở, có xác nhận hộ khẩu nơi cư trú và có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cho phép sản xuất.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời gian đã cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định.

- Thực hiện đúng quy trình thẩm định tín dụng: đây là khâu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay, trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của khoản cho vay. Vì vậy một khoản vay có chất lượng còn phải đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc và đúng trình tự các bước của quá trình thẩm định.

Nói tóm lại, cũng theo Tô Ngọc Hưng (2009) chất lượng tín dụng Ngân hàng khi đạt được các yếu cầu: [15]

Thứ nhất: Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, phù hợp với chu kỳ sản


xuất kinh doanh, chu kỳ sử dụng vốn.

Thứ hai: Việc vay vốn của khách hàng để sản xuất - kinh doanh tạo ra doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Đối với vay tiêu dùng, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống của khách hàng.

Thứ ba: Việc vay vốn Ngân hàng giúp cho khách hàng có lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trong vốn chủ sở hữu năm sau cao hơn năm trước.

Thứ tư: Khách hàng luôn duy trì khả năng thanh toán nợ đến hạn. Trong đó, trước hết là khả năng thanh toán nợ vay Ngân hàng (gốc và lãi).

Thứ năm: Khách hàng không vi phạm các quy định về quản lý tín dụng của Ngân hàng và các qui định khác của pháp luật.

1.2.4.2. Chỉ tiêu định lượng

Theo Nguyễn Kim Anh (2010), liên hệ với lĩnh vực tín dụng hộ sản xuất thì có các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng hoạt động này như sau: [2]

- Chỉ tiêu 1: Tỷ nợ xấu cho vay vốn hộ sản xuất:

Nợ xấu HSX

Tỷ lệ nợ xấu HSX (%) = x 100 (1.1) Tổng dư nợ HSX

Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu trong đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng đều có rủi ro tác động đến Ngân hàng và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ quá hạn luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được là những thông tin giúp cho Ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp cho những giai đoạn tiếp theo.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ thu lãi cho vay:

Số lãi thu được trong kỳ

Tỷ lệ thu lãi cho vay (%) = x 100 (1.2) Tổng số lãi phải thu trong kỳ


- Chỉ tiêu 3: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay hộ sản xuất:


Dư nợ cho vay hộ sản xuất

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho (%) vay

hộ sản xuất

bình quân năm nghiên cứu

= x 100% (1.3)

Dư nợ cho vay hộ sản xuất bình quân năm so sánh


Cũng theo Nguyễn Kim Anh (2000) ngoài các chỉ tiêu chủ yếu nói trên, để đánh giá chất lượng tín dụng HSX về mặt định lượng có thể tham khảo thêm các chỉ tiêu nợ ngoại bảng và số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho vay vốn HSX của NHTM. [2]


1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng trên thế giới về nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất

1.3.1.1. Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn ở Philippines

Ngân hàng có thị phần tín dụng nông nghiệp - nông thôn lớn nhất ở Philippines là Ngân hàng Đất đai (The Land bank of the Philippines). Ngân hàng này, có mạng lưới rộng khắp khu vực nông thôn và chiếm gần 70% dư nợ tín dụng nông nghiệp - nông thôn, chủ yếu là hộ sản xuất. Đây là NHTM Nhà nước do Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn điều lệ, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của NHTW Philippines.

Trong hoạt động tín dụng, ngoài việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, The Land bank còn ủy thác cho một số tổ chức tín dụng khác như Ngân hàng Nông thôn, Ngân hàng Phát triển Tư nhân, Ngân hàng Hợp tác, Ngân hàng Tiết kiệm làm trung gian trong việc chuyển tải vốn tới hộ nông dân. Chính phủ Philippines đã có những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, như quy định các


NHTM phải giành 25% dư nợ để cho vay nông nghiệp, hay chính sách trợ cấp lãi suất dành cho tiểu nông. Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện (những năm 1970), chính sách trợ cấp lãi suất cho tiểu nông được đánh giá là không có hiệu quả và bị bãi bỏ.[72]

1.3.1.2. Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn ở Thailand

Ngân hàng cấp tín dụng lớn nhất cho nông nghiệp và nông thôn Thailand là Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thailand (BAAC). Đối tượng cho vay chủ yếu là hộ sản xuất. BAAC do Chính phủ Thailand thành lập năm 1966, được cấp 100% vốn điều lệ. Đến năm 2003 BAAC có 590 chi nhánh và 893 phòng giao dịch, chính phủ Thailand nắm 99% cổ phần; số khách hàng trực tiếp và gián tiếp lên tới 5,2 triệu hộ nông dân, chiếm 92% tổng số hộ nông dân Thailand. BAAC được hưởng các khoản cho vay ưu đãi đặc biệt của Chính phủ và được Chính phủ ủy quyền ký các hiệp định vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế. Trong đầu tư tín dụng BAAC mở rộng hình thức cho vay qua nhóm liên đới trách nhiệm, mỗi nhóm có từ 15 đến 30 thành viên tham gia.

Mục tiêu hoạt động của BAAC là cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp nhằm hổ trợ cho hộ sản xuất phát triển nông nghiệp - nông thôn; cho vay nông nghiệp theo các chương trình và dự án chỉ định của Chính phủ. Theo thời gian, chính sách cho vay ưu đãi lãi suất tỏ ra không hiệu quả, BAAC đang hướng cho vay theo cơ chế lãi suất thị trường.

Ngoài việc ưu đãi cấp tín dụng với lãi suất thấp, Chính phủ Thailand còn có chính sách cho nông dân vay vốn không phải thực hiện thế chấp tài sản. [70]

1.3.1.3. Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn ở Malaysia

Ngân hàng nông nghiệp Malaysia là NHTM quốc doanh của Nhà nước Malaysia. Vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia do Nhà nước cấp, bên cạnh đó còn tập trung huy động vốn từ các nguồn như tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, nhận các khoản cho vay ưu đãi do Chính phủ ký hiệp định với nước ngoài. Tương tự như ở Thailand, Chính phủ Malaysia cũng quy định bắt buộc các NHTM khác phải dành 20,5% số dư huy động tiết kiệm để gửi vào Ngân hàng


Nông nghiệp Malaysia, từ đó làm tăng nguồn vốn cho vay đối với kinh tế nông nghiệp.

Ngân hàng nông nghiệp Malaysia cho vay thông qua các đối tượng như cho vay qua các HTX tín dụng, các tổ HTX và các doanh nghiệp trong nông nghiệp với mục đích trực tiếp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Lãi suất đối với các khoản vay này được ưu đãi và thường thấp hơn các khoản vay khác 2%/năm, do đó cũng tiết giảm được chi phí hơn so với cho vay nhỏ lẻ đến các HSX và góp phần tích cực đối với phát triển kinh tế nông nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp- nông thôn, Chính phủ Malaysia quy định các NHTM phải dành 20,5% nguồn vốn huy động vào NHTW làm quỹ cho vay nông nghiệp, chủ yếu là HSX, trong đó 3% dự trữ bắt buộc. Ngân hàng chịu trách nhiệm chính trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn là BMP. Đây là một NHTM Nhà nước lớn do Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn điều lệ, cho vay ưu đãi để hoạt động. Đối tượng cho vay chủ yếu là HSX. Hoạt động chủ yếu của BMP là cho vay trung hạn và dài hạn các chương trình, dự án theo chỉ định của chính phủ với lãi suất ưu đãi và cho vay hộ nông dân. BMP không phải dự trữ bắt buộc và không phải nộp thuế. Ngoài cho vay trực tiếp, BMP thực hiện cho vay qua HTX Tín dụng, qua các hiệp hội ngành nghề. [69]

1.3.1.4. Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp - nông thôn ở Ấn Độ

Những năm 1980, Ấn Độ nổi tiếng nhờ cuộc cách mạng Xanh trong nông nghiệp - nông thôn. Theo tiến sĩ Ashoc Sa Ma, một người Ấn Độ hiện là chuyên gia kinh tế của ngân hàng ADB, một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của cuộc cách mạng Xanh là chính sách tín dụng nông nghiệp - nông thôn: Trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên thiếu vốn, chính phủ Ấn Độ duy trì một chính sách là bắt buộc tất cả các NHTM phải giành 25% nguồn vốn huy động để cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Những Ngân hàng không có điều kiện cho vay HSX trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn thì phải chuyển 25% nguồn vốn huy động của mình cho NHNo&PTNT Ấn Độ (NABARD) để cho vay nông nghiệp - nông thôn.


NABARD được thành lập năm 1982, thuộc sở hữu Nhà nước, là kết quả của sự hợp nhất Công ty Phát triển & Tài trợ Nông nghiệp với Vụ tín dụng Nông nghiệp của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ. Bí quyết thành công của NABARD là bám sát thị trường nông nghiệp - nông thôn và duy trì các chuẩn mực tốt về quản trị doanh nghiệp. [73]

1.3.1.5. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nhân dân Indonesia (BRI)

Năm 1984, Ngân hàng Quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp Bank Rakyyat Indonesia (BRI) thành lập hệ thống Unit Desa (UD), tức Ngân hàng làng xã. Tùy thuộc BRI, UD là đơn vị hạch toán độc lập có lãi, và toàn quyền quyết định chủ trương hoạt động kinh doanh.

Hề thống UD dựa vào mạng lưới chân rết các đại lý tại các làng xã, hiểu biết rõ về địa phương và nắm thông tin về các đối tượng đi vay. Các đại lý này theo dõi hành động của người đi vay và thi hành các hợp đồng vay. Ngoài ra, người đi vay phải được một nhân vật có uy tín tại địa phương (như cha đạo, thầy giáo, quan chức chính quyền) giới thiệu. Phần lớn các khoản cho vay không cần thế chấp dựa trên giả định là uy tín tại địa phương đủ quan trọng để đảm bảo tránh vỡ nợ. Hơn nữa, có nhiều chương trình khuyến khích người đi vay trả nợ đúng hạn, ví dụ ai trả sớm thì sẽ được hoàn trả một phần lãi. Ngoài các chương trình cho vay hiệu quả, UD cũng có nhiều dịch vụ tài chính khác. Nổi bật nhất là dịch vụ tiết kiệm linh hoạt, với giờ giấc hoạt động thuận tiện cho khách, môi trường thân thiện, cho rút tiền không hạn chế, và nhiều biện pháp khuyến mãi như tiền thưởng và rút thăm.

BRI rất chú trọng đến quá trình chấp thuận khoản vay nhất là khách hàng vay lần đầu. Việc đến thăm khách Ngân hàng tại nhà trước và sau khi vay là bắt buộc với cán bộ tín dụng. Với khách hàng vay lần hai thì mức độ chi tiết các lần thăm thực tế sẽ giảm hơn.

BRI khuyến khích cán bộ tín dụng thu hồi những khoản nợ đã được xóa. CBTD cũ được hưởng tỷ lệ % nhất định đối với những khoản nợ đã xóa khỏi bảng tổng kết tài sản song lại thu hồi được.

Kết quả là hệ thống UD đã tự lực được về tài chính, và bắt đầu có lãi chỉ vài năm sau khi ra đời. Đến năm 1999, UD có 2,5 triệu khách hàng vay tiền và khoảng


20 triệu tài khoản tiết kiệm. Hiện nay, UD có mặt trên toàn quốc với khoảng 3.700 Ngân hàng làng xã. [71]

1.3.1.6. Kinh nghiệm của Ngân hàng nông dân Thailand

Ngân hàng nông dân Thailand : The Thai Famers Bank được đổi tên thành ngân hàng Kasikorn Bank từ năm 2006, đối tượng cho vay vẫn chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, hộ nông dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Để đảm bảo chất lượng tín dụng hộ gia đình ở nông thôn với mục tiêu đáp ứng kịp thời, đáp ứng cao nhất nhu cầu vay của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng, Kasikorn Bank áp dụng chính sách phê duyệt hạn mức, phê duyệt nhu cầu vay tối đa của hộ gia đình nếu như có lịch sử tín dụng tốt. Kèm theo đó hộ gia đình được Kasikorn Bank cho vay với thời hạn lên tới 15 năm, không có tài sản thế chấp và lãi suất thấp, mục đích sử dụng vốn vay đa dạng và dựa trên nguồn thu đa dạng của khách hàng. Người vay cũng được chủ động lựa chọn hình thức trả nợ tùy theo nhu cầu sử dụng vốn vay và nguồn thu nhập của mình. [74]

. Ngày truy cập 22/12/2015]

1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam và cho Chính phủ Việt Nam

Một là, Chính phủ, Ngân hàng Trung ương cần có chính sách điều tiết thông qua điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hoạt động ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn với lãi suất hợp lý, có chính sách, có cơ chế khuyến khích cho vay nông nghiệp

- nông thôn, khuyến khích cho vay HSX, hộ nông dân, kinh tế trang trại.

Hai là, hầu hết các nước có sản xuất nông nghiệp ở phạm vi lớn, có số đông hộ nông dân đều có định chế tài chính riêng cho vay phát triển lĩnh vực này với cơ chế đặc thù. Định chế này thường là của Nhà nước hay Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Cơ chế đặc thù thường là thuế, lãi suất tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, cấp vốn điều lệ,…

Ba là, Chính phủ khuyến khích các định chế tài chính mở rộng cho vay nông nghiệp - nông thôn và hộ nông dân bằng các chính sách cụ thể như cho phép mở rộng mạng lưới, chính sách thuế hoạt động tín dụng,....


Bốn là, Chính phủ các nước có cơ chế hỗ trợ về bảo hiểm nông nghiệp, cơ chế thu mua hay hỗ trợ thị trường nông sản, tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp - nông thôn và hộ sản xuất ở nông thôn.

Năm là, hoạt động cho vay thường gắn với khuyến khích tiết kiệm, gắn với hoạt động khuyến nông và khuyến ngư ở nông thôn.

Sáu là, các NHTM chủ động, linh hoạt các hình thức cho vay, cho vay không có tài sản thế chấp, thời gian dài, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho hộ gia đình ở nông thôn.

Bảy là, các NHTM khuyến khích cán bộ tín dụng thu hồi những khoản nợ đã được xóa. CBTD cũ được hưởng tỷ lệ % nhất định đối với những khoản nợ đã xóa khỏi bảng tổng kết tài sản song lại thu hồi được, tạo động lực vật chất cho họ tìm mọi cách thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Tám là, để đảm bảo chất lượng tín dụng hộ sản xuất, các NHTM thường dựa trên uy tín người vay, uy tín ở nông thôn. Ví dụ người đi vay phải được một nhân vật có uy tín tại địa phương (như cha đạo, thầy giáo, quan chức chính quyền) giới thiệu. Phần lớn các khoản cho vay không cần thế chấp dựa trên giả định là uy tín tại địa phương.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1, luận án trình bày khái quát khái niệm, đặc điểm, vai trò của HSX đối với quá trình phát triển nền kinh tế. Trong chương này luận án cũng đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về bản chất của tín dụng ngân hàng, các loại hình hoạt động tín dụng ngân hàng và vai trò của nó đối với nền kinh tế cũng như trong quá trình phát triển của hộ sản xuất.

Qua phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất, Luận án cho rằng, hộ sản xuất là đối tượng khách đông đảo của các NHTM tại các nước đang phát triển ở châu Á mà thị trường cho vay chủ yếu là nông nghiệp - nông thôn, có nhiều điều kiện tương đồng như Việt Nam.

Luận án cũng đã làm rõ quan niệm chất lượng tín dụng Hộ sản xuất của NHTM. Đồng thời Luận án cũng đã làm rõ, việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất là tất yếu khách quan đối với NHTM, với chỉ tiêu cụ thể đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất và có nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài Ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.

Đây chính là những nền tảng cơ sở lý luận cần thiết cho Luận án trong việc tiếp tục làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam cũng như đề suất các giải pháp theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM


GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2


Chương 2 tập trung phân tích về thực trạng chất lượng chất lượng tín dụng Hộ sản của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong đó các nội dung sau được phân tích và luận giải trên cơ sở tư liệu và số liệu của giai đoạn 2009 – 2014: Quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam; chủ động nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất; phương thức cho vay vốn đối với hộ sản xuất; hoạt động tín dụng hộ sản xuất; phân tích thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất trên cơ sở kết quả cho vay một số ngành nghề và chương trình phát triển nông nghiệp – nông thôn; phân tích kết quả cho vay hộ sản xuất và cá nhân so với tổng dư nợ; phân tích thực trạng nợ xấu tín dụng hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn của của các tổ chức đoàn thể; phân tích chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại một số chi nhánh ở các vùng kinh tế khác nhau. Thực hiên mục tiêu trọng tâm của Chương này là đánh giá thực trạng chất lượng chất lượng tín dụng Hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam, luận án đã chỉ ra 4 ưu điểm, 8 hạn chế, các nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân từ phía HSX; đặc biệt Chương 2 đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để làm rõ tính khách quan của những nguyên nhân được luận án kết luận.

2.1. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN VÀ HỘ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

2.1.1. Hộ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, với nhiều thành tựu quan trọng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song về cơ bản đến nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Trong đó, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, gần 75% dân số cả nước là nông dân, có gần 70% lực lượng lao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022