Những Mặt Tồn Tại Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê Tỉnh Đắk Lắk


Về lợi nhuận của các hộ sản xuất cà phê khá cao so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh, lợi nhuận ròng bình quân là khá thấp, đạt 31 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, đây là mức thu khá ổn định cho người làm cà phê, với mức thu nhập ở mức trên, các hộ sản xuất cà phê có thể yên tâm đầu tư cho vườn cà phê của mình, xem đó như là tài sản cố định lâu dài có mức sinh lời ổn định. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí chiếm tỷ trọng khá cao, trên 48% đây cũng là mức sinh lời cao so với đầu tư vào các hình thức khác.

Qua mô hình hồi quy Cobb - Douglas, năng suất cà phê nhân của hộ sản xuất cà phê phụ thuộc vào: trình độ của chủ hộ, vốn vay, loại cà phê, khí hậu, lượng phân bón và loại cà phê. Điều này một lần nữa khẳng định, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đến năng suất cà phê của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

Các ngân hàng thương mại vẫn độc quyền trong lĩnh vực cho vay, do các ngân hàng lớn nên được hưởng nhiều chính sách tín dụng ưu đãi từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, như là chương trình tái canh cà phê chỉ có Ngân hàng NN&PTNT được giải ngân, do đó tiến độ giải ngân chậm, đối tượng được vay còn hạn chế, tính đến thời điểm hiện nay, Agribank Dak Lak đã triển khai chương trình cho vay tái canh và đăng ký vốn giai đoạn năm 2013 - 2015 đến từng chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Năm 2013 dự kiến đăng ký giải ngân 219 tỷ đồng. Đến 31/10/2013 chi nhánh đã giải ngân cho vay chương trình tái canh cà phê số tiền 110 tỷ, hoặc là chương trình hỗ trợ vốn để tạm trữ cà phê năm 2009 chỉ có hai ngân hàng là Ngân hàng NN&PTNT và Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Đắk Lắk được chỉ định là hai ngân hàng trực tiếp giải ngân, kết quả là chỉ có 5 doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ cà phê; số lượng cà phê mua tạm trữ vẫn còn thấp so với kế hoạch được giao; Một số doanh nghiệp còn chưa thực hiện đầy đủ các Quy chế giám sát như kho chứa cà phê còn để lẫn với cà phê kinh doanh hoặc nhà máy chế biến cà phê. Với kết quả trên đối tượng được hưởng lợi từ các chính sách tín dụng đến với hộ sản xuất cà phê vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, số lượng các TCTD khác tham gia còn ít trong lĩnh vực


cho vay hộ sản xuất, do đó các nông hộ không có nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng mà đặc biệt là tín dụng ưu đãi.

Nợ xấu vẫn còn tồn tại trong hoạt động cho vay đối với các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là đối với ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê còn hạn chế, cán bộ quản lý không xuể do địa bàn hiểm trở và xa xôi. Dẫn đến tái cơ cấu ngân hàng, gây những khó khăn về tâm lý cho khách hàng, như là cắt giảm gần 100 lao động và 02 phòng giao dịch ở Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk; Sáp nhập MHB Dak Lak và BIDV Dak Lak. Vì vậy tính ổn định đóng vai trò quan trọng đến hoạt động tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, mỗi một cán bộ quản lý dư nợ khá cao, trong khi đó đặc thù địa bàn Đắk Lắk trải dài hàng trăm kilômét, địa hình khó khăn, hiểm trở, do đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nợ của các ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ ngân hàng có thâm niên là một ưu điểm, tuy nhiên đây cũng là hạn chế, vì khi lớn tuổi, họ thường không nhiệt tình, ngại đi xa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Việc quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại phải căn cứ trên năng lực và phương án sử dụng vốn của các chủ hộ, do đó nếu cán bộ tín dụng chỉ chú trọng đến tài sản đảm bảo mà không quan tâm đến phương án sử dụng vốn sẽ dễ dẫn đến việc phải xử lý nợ xấu của các ngân hàng trong tương lai.

Hình thức tổ chức sản xuất cà phê chưa phù hợp chủ yếu là sản xuất cá thể, quy mô nhỏ lẻ, manh mún với khoảng trên 85% diện tích cà phê của tỉnh do dân trực tiếp quản lý và và sử dụng. Với hình thức tổ chức sản xuất nhỏ lẻ với hơn 85% diện tích với gần 173.000 ha/203.500 cà phê do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất, việc rà soát, đánh giá chất lượng vườn cây, thống kê diện tích vườn cây chưa được đầy đủ.

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 18

Phần lớn diện tích cà phê già cỗi thuộc người nông dân, nhưng các cơ chế cho vay vốn hỗ trợ tái canh còn thiếu và chưa đồng bộ, hạn mức vay còn thấp (đến tháng 9/2013 mới chỉ ký kết hợp đồng với giá trị 195 tỷ đồng để tái canh 976 ha, giải ngân với số tiền 110 tỷ đồng). Người dân vẫn phải tự tái canh với quy mô nhỏ, quy trình không được thực hiện đầy đủ dẫn đến việc đầu tư tốn kém nhưng hiệu quả lại rất thấp.


Mối liên kết giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ đang được phát triển, tuy nhiên một số đơn vị thực hiện việc liên kết với nông dân, nhưng thực chất là giao khoán và thiếu các phương thức hỗ trợ cho nông dân trong việc đầu tư, chăm sóc, bảo vệ vườn cây. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn còn chưa quan tâm đến phát triển vùng nguyên liệu, thiếu sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Thu nhập từ cà phê mặc dù tại thời điểm này là khá ổn định, tuy nhiên vẫn còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, chi phí và điều kiện tự nhiên. Tại Đắk Lắk, vẫn còn nhiều hộ sản xuất cà phê làm ăn thua lỗ, thu nhập không đủ để trang trải chi phí hàng ngày và trả nợ cho ngân hàng, thậm chí nhiều hộ đã vay vốn ngân hàng và cầm sổ đỏ rồi nhưng vẫn muốn vay thêm để trang trải cho sinh hoạt của gia đình.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

Do chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tái cơ cấu và sáp nhập lại toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, do đó hoạt động của các ngân hàng thương mại có vốn sở hữu Nhà nước lớn vẫn chưa phát huy được vai trò chủ đạo trên thị trường tín dụng nông thôn, bên cạnh đó được sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn tín dụng do đó các ngân hàng thương mại này vẫn chưa thoát ra được cái bóng “che chở” của Nhà nước để hoạt động tự chủ hơn.

Cán bộ tín dụng quản lý hộ vẫn còn lơ là, không đôn đốc nhắc nhở nợ, làm cho nợ xấu nhảy nhóm, không quản lý kịp thời.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, Sở, ban, ngành, địa phương chưa thật kiên quyết, kịp thời.

Các chính sách ưu đãi cho cây cà phê chưa nhiều, nhất là chính sách chuyển đổi những diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh, đất đai không phù hợp, thiếu nguồn nước tưới, kém hiệu quả sang cây trồng khác.

Chính sách tạm trữ ban hành chậm, rơi vào cuối tháng 7 lúc này đã là cuối vụ nên lượng cà phê trong dân còn ít, người trồng cà phê đã bán hết để trang trải chi phí, do đó lượng cà phê trong dân còn ít.


Ngân hàng giải ngân vốn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thu mua tạm trữ của các doanh nghiệp.Qua đó cho thấy việc tham gia vào các chương trình chính sách phát triển NN&PTNT vẫn còn kém hấp dẫn do đó chưa lôi kéo được nhiều TCTD tham gia.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua cho thấy tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở các khía cạnh: i) Cung ứng vốn tín dụng của các NHTM cho thấy các ngân hàng thương mại vẫn đóng vai trò chủ chốt trên thị trường tín dụng nông thôn, chiếm trên 60% tổng dư nợ của toàn tỉnh, trong đó Agribank Dak Lak có dư nợ cao nhất trong cho vay hộ sản xuất cà phê, trên 85%, tiếp đến là BIDV Dak Lak, Vietinbank Dak Lak với tỷ lệ 8,74% và cuối cùng là Sacombank Dak Lak và Đông Á bank Dak Lak với tỷ lệ cho vay hộ sản xuất cà phê đạt 7,65%. Nợ xấu trong cho vay cà phê vẫn là một vấn đề đáng quan tâm, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn đang trong tình trạng kiểm soát của các NHTM. Dưới góc độ hộ sản xuất đã cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn còn nhiều khó khăn; ii) Về tình hình sử dụng vốn của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thể hiện trên các góc độ về kinh tế và về xã hội, về mặt kinh tế cho thấy việc đầu tư vốn vào sản xuất cà phê mang lại hiệu quả cho các nông hộ, với chi phí trung bình là 64,49 triệu đồng/ha, tỷ lệ vốn vay/vốn đầu tư chiếm trên 50% nhưng lợi nhuận trung bình của các hộ là 31 triệu/ha. Đây là mức thu khá ổn định cho người làm cà phê, với mức thu nhập ở mức trên, các hộ sản xuất cà phê có thể yến tâm đầu tư cho vườn cà phê của mình, xem đó như là tài sản cố định lâu dài có mức sinh lời ổn định. Về mặt xã hội việc đầu tư vốn tín dụng vào các hộ sản xuất cà phê tạo công ăn việc làm trong ngành nông nghiệp, hàng năm giải quyết được công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê. Qua năm năm, tỷ trọng lao động cà phê so với tổng lao động và tổng lao động trong nông nghiệp, xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2009 là 43,43% và năm 2013 là 47,95% so với lao động trong nông nghiệp. Còn tỷ trọng lao động cà phê so với


tổng lao động năm 2009 là 33,94%, đến năm 2013 là 41,82%. Bên cạnh đó, Việc cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê luôn đi kèm với các dự án, đề án để hỗ trợ cho các hộ trong việc phát triển sản xuất cà phê, đảm bảo việc sản xuất cà phê phải đảm bảo hiệu quả và chất lượng cho các hộ sản xuất được lâu dài. Các đề án sẽ thông qua chương trình khuyến nông để trang bị kiến thức và kỹ thuật cho các hộ sản xuất cà phê, ngược lại các hộ sẽ tham gia các khoá đào tạo và được cấp các chứng chỉ có liên quan; iii) Nhân tố tác động đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, gồm nhóm nhân tố từ phía các chủ thể sản xuất cà phê, nhóm nhân tố từ phía các NHTM, nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ, và nhóm nhân tố khác.


CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ, TỈNH ĐẮK LẮK


4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp

Đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Quyết định này tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình đến năm 2015, được ban hành 1/03/2012. Khi thực hiện Đề án sẽ nâng cao vai trò, vị trí lãnh đạo, dẫn dắt và định hướng trên thị trường tài chính tiền tệ của các NHTM lớn, đặc biệt là thị trường tín dụng nông thôn.

Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết 08-NQ-TU ngày 05/5/2008 về “Phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới” nhằm phát triển ngành hàng cà phê Đắk Lắk một cách bền vững. Ngày 08/10/2008 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 22/2008/NQ- HĐND về việc phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, đồng thời UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 41/200//QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với quan điểm: Phát triển cà phê bền vững trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được yêu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến các thế hệ tương lai; Phát triển cà phê bền vững bảo đảm hài hòa các mặt: kinh tế - xã hội

- môi trường và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhằm đưa ngành sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng ổn định về diện tích, năng suất, sản lượng, tăng chất lượng; phát triển cà phê phải gắn chặt với phát triển kinh tế xã hội, du lịch, bảo vệ môi trường.

Việc phát triển cà phê bền vững đã khẳng định được vai trò của vốn tín dụng, việc phát triển sản xuất cà phê không thể thiếu tiền, ở đây chính là việc cấp vốn đầu tư cho sản xuất cà phê từ phía các TCTD chính thức. Cứ hai năm một lần, Festival


cà phê được tổ chức tại Đắk Lắk như khẳng định sự quan tâm của cả nước tới cà phê, nhiều hội nghị triển vọng ngành hàng cà phê và giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng được tổ chức thường niên tại Đắk Lắk. Qua đó, thấy được vai trò của các NHTM đối với phát triển hộ sản xuất cà phê.

Không chỉ dừng tại đó, hàng năm Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên được tổ chức, gần đây nhất được tổ chức tại Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, các NHTM đã thực hiện ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ thoả thuận cam kết hỗ trợ các dự án kinh doanh đối với lĩnh vực cà phê tại khu vực Tây Nguyên. Đến ngày 31/03/2015, các ngân hàng đã và đang giải ngân cho vay với số tiền là 4.934 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.813 tỷ đồng.

4.2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

- Phát huy vai trò của các hình thức tín dụng ngân hàng, khẳng định vai trò chủ đạo trên thị trường tín dụng nông thôn

Phát triển các hình thức tín dụng ngân hàng thay thế các hình thức tín dụng khác, nhằm đảm bảo được nhu cầu vốn tín dụng chính đáng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh, mặt khác giúp hạn chế những tiêu cực của các loại hình tín dụng khác. Qua khảo sát thực tế cho thấy hiện nay nhu cầu tín dụng trong các nông hộ cao, chỉ có 60,63% hộ có nhu cầu vay được, trong khi đó trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có đến 30 Chi nhánh các NHTM, tuy nhiên thị phần cho vay nông hộ vẫn chủ yếu là các ngân hàng thương mại có vốn sở hữu Nhà nước, vai trò của các NHTM cổ phần vẫn chưa được phát huy hết. Vì vậy, cần phát huy vai trò của tất cả các ngân hàng thương mại, vì đây vẫn là những kênh cung ứng vốn lành mạnh, có tác dụng kích thích sản xuất, đặc biệt là phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được tốt hơn.

- Sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Cây cà phê là loại cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế, đòi hỏi vốn đầu tư lớn vì vậy cần phải có chính sách phát triển và quy hoạch cà phê phù hợp, đầu tư phát triển cà phê những vùng có điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng phù hợp, bảo phát triển ổn định, năng suất cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.


Hiệu quả kinh tế là việc sử dụng vốn của các hộ phải có hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hiệu quả xã hội là làm giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương, giữa người kinh và người dân tộc thiểu số, tạo thêm việc làm cho lao động ở các hộ, thực hiện xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn liền với ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Hoạt động tín dụng ở nông thôn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các TCTD và chính quyền địa phương

Để giải quyết các công việc có liên quan trong tiến trình giải ngân và giám sát vốn, đồng thời phải gắn các hoạt động tín dụng với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn với các vùng xa và khó khăn.

- Hoạt động tín dụng ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung cần kết hợp với các mục tiêu KT-XH khác

Để giải quyết các vấn đề về xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách tín dụng đối với dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh chính trị.

4.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê Đắk Lắk

4.3.1. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng

4.3.1.1. Từ phía các hộ sản xuất cà phê

(1) Nâng cao ý thức tiếp cận thông tin về thị trường tín dụng nông thôn

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi thì vấn đề thông tin về thị trường tín dụng nông thôn đóng vai trò quan trọng, điều này đã được các tác giả ở các nghiên cứu trước khẳng định [11], [17], [24], [35]. Thực tế hiện nay, việc tiếp cận thông tin về tín dụng nông thôn của các chủ hộ còn hạn chế. Việc tiếp cận thông tin về tín dụng nông thôn của người lao động ở nông thôn nói chung và khu vực trồng cà phê nói riêng là chất lượng thấp (trình độ, mức sống, tiếp cận thông tin và quyền bình đẳng). Vì vậy cần tăng cường vai trò của các kênh thông tin chính thống để nâng cao khả năng tiếp cận với các kênh tín dụng ngân hàng bảo đảm quyền lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022