phải đặt hàng với các cơ sở đào tạo nghề về các ngành nghề cần đào tạo, đồng thời các cơ sở sử dụng lao động sẽ là nơi giúp người học có điều kiện thực tập nâng cao trình độ tay nghề.
- Do tính đặc thù của kinh tế nông thôn cũng như lao động sinh sống ở địa bàn nông thôn nên hình thức đào tạo phải hết sức đa dạng và linh hoạt. Có những ngành nghề phải được đào tạo qua trường lớp tập trung, nhưng cũng có ngành ngành nghề chỉ cần đào tạo tại chỗ (có thể đào tạo tại các trang trại, các làng nghề). Về nguyên tắc người học sau khi học xong họ phải có khả năng chuyển sang các nghề khác để sinh sống hoặc xin vào làm việc ở các khu công nghiệp, đô thị.
- Bên cạnh nguồn vốn từ NSNN, Để các cơ sở đào tạo nghề có nguồn lực tài chính dồi dào đầu tư cho mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, thành phố cần có cơ chế thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề. Qũy hỗ trợ đào tạo nghề bao gồm nguồn trích từ ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện và đóng góp của các doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp và sự đóng góp của người dân. Qũy hỗ trợ đào tạo nghề được sử dụng để đầu tư hiện đại hóa các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo giáo viên, mua sắm các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và hỗ trợ người học.
- Đối với các hộ gia đình nông dân nhà nước thu hồi đất cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể để họ có điều kiện chuyển sang nghề mới phù hợp với khả năng của họ và gia đình họ. Chính sách hỗ trợ học nghề phải phù hợp với ý nguyện của người dân. Cần tránh quan niệm cho rằng chỉ cần đền bù thỏa đáng cho những hộ bị thu hồi đất là được, còn sử dụng tiền đền bù như thế nào là do họ quyết định. Trong thực tế nhiều người khi nhà nước đền bù cho họ một khoản tiền lớn nhưng nhiều người không biết sử dụng khoản tiền đó như thế nào để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho bản thân và gia đình. Hậu quả nhiều gia đình sau khi sử dụng tiền đền bù vào xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng gia đình, không còn tiền để đầu tư sản xuất lâu dài và trở thành những người thất nghiệp. Vì vậy, tỉnh cần có cơ chế linh hoạt trong chi trả tiền đền bù cho dân
khi nhà nước thu hồi đất. Tùy thuộc vào ý nguyện của người dân mà tỉnh có thể áp dụng cơ chế đền bù một phần bằng tiền, còn một phần để lại để đào tạo nghề cho họ và giúp họ có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp. Cần tôn trọng quyền tự quyết của nông dân trong việc lựa chọn hình thức hỗ trợ. Tất cả các dự án có thu hồi đất nông nghiệp đều phải có phương án giải quyết việc làm cho nông dân mất đất.
- Cùng với việc quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thành phố cũng cần quan tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp quận, huyện xã về quản lý kinh tế để họ có năng lực quản lý và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, về công nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
- Tình trạng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã ở các vùng nông thôn nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng yếu kém cả về trình độ năng lực quản lý và năng lực triển khai việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường cũng như việc xây dựng nông thôn mới đang là trở ngại lớn đối với quá trình phát triển nông thôn mới. Tình trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự phát theo phong trào và nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân chưa được thực thi đầy đủ gây thiệt hại cho sản xuất của nông dân và vốn đầu tư của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở các vùng nông thôn hiện nay. Vì vậy, nếu thành phố không có đề án hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ cấp quận, huyện, xã thì việc phát triển nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH sẽ gặp nhiều khó khăn và sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp ở nông thôn.
4.2.3.4. Thành phố cần có chủ trương và biện pháp hỗ trợ kinh phí và mặt bằng để sớm triển khai và hoàn thành việc xây dựng các trung tâm thương mại vùng, các cụm đô thị, các điểm dân cư phục vụ cho các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô Hà Nội
- Gtsx Làng Nghề Trong Tổng Gtsx Công Nghiệp Thành Phố
- Tăng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Thành Phố Hà Nội
- Khẩn Trương Hoàn Thành Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Vùng Ven Đô
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 20
- Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội - 21
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng phát triển các khu vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, nhà hàng hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
4.2.3.5. Sử dụng vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình vùng ven đô
Lực lượng tạo ra sản phẩm của các cùng ven đô là các doanh nghiệp nhỏ, thường là các doanh nghiệp kinh doanh và các hộ gia đình. Chính các đơn vị kinh tế nhỏ bé này quyết định sự phát triển của các vùng ven đô nhưng họ lại có rất nhiều hạn chế về việc hợp tác kinh doanh, tìm đối tác, tìm thị trường, thông tin về sản phẩm, về thị trường... do đó, cần có hỗ trợ nhiều mặt trong đó có hỗ trợ về tài chính để khắc phục các hạn chế này, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp và phát triển những ngành, sản phẩm mới, trên cơ sở cải thiện lành mạnh hoá và bình đẳng hoá môi trường kinh doanh chung, tạo ra sự thống nhất, hỗ trợ, nương tựa nhau về lợi ích, tin tưởng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhau giữa các thành phần và loại hình doanh nghiệp.
- Xây dựng và thực hiện những chương trình mục tiêu cụ thể về đào tạo giám đốc, cán bộ quản lý và nhân viên cho doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã và cả hộ gia đình có nhu cầu.
- Hỗ trợ trong việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ thành lập văn phòng môi giới, dịch vụ thương mại- đầu tư, hình thành các đầu mối hoạt động marketing ở các tỉnh, cả nước ta là khu vực thị trường tiềm năng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu nhu cầu thị trường.
- Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá hợp tác xã về các vấn đề; tổ chức hạch toán kế toán, tư vấn về kinh tế- kỹ thuật, mở rộng thị trường, tổ chức phân phối, cung cấp thông tin và đào tạo... đặc biệt, cần quan tâm phát triển mạng lưới tư vấn tổng hợp và chuyên đề để giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã cải thiện công tác tiếp thị, lựa chọn phương án sản phẩm và các hoạt động tổ chức sản xuất tối ưu.
- Đầu tư xây dựng mạng lưới nghiên cứu, dự báo, xây dựng chiến lược của Hà Nội ban đầu cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã những
dịch vụ tư vấn và thông tin cần thiết để họ mạnh dạn triển khai hoạt động; sau một thời gian ổn định hoạt động này, sẽ chuyển sang cơ chế thu phí một phần cho các dịch vụ nói trên.
- Đầu tư hình thành và phát triển bộ phận xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường của thành phố do mộ Sở chức năng thích hợp chủ trì, có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành trong Thành phố, các Bộ, các cơ quan hữu quan, các sứ quán, thương vụ và các tổ chức quốc tế...đồng thời, bộ phận này định kỳ (1 tuần, 10 ngày) cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, trang trại... về những động thái thị trường sản phẩm và xu hướng chung trong và ngoài nước, ưu tiên những thông tin liên quan đến những sản phẩm chủ yếu của thành phố. Có phương thức hỗ trợ tài chính ban đầu thích hợp cho các doanh nghiệp mở các chi nhánh, đại diện ở nước ngoài để khai thác thị trường mới.
- Hỗ trợ kinh phí và phương tiện để lập trang Website và tổ chức giới thiệu, vận động đầu tư và xúc tiến thương mại cho các huyện ven đô trên Interne, cũng như trong các hoạt động cho mục tiêu này trong nước và nước ngoài. Thành phố hỗ trợ kinh phí cho huyện để đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài.
4.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng thúc đẩy công nghiệp nông thôn vùng ven đô phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng phục vụ quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Thái Bình theo hướng CNH, HĐH, cần quan tâm giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
4.2.4.1. Định hướng sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng để đầu tư tập trung, có trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp nông thôn
Trong thời gian qua, qua hoạt động tín dụng phục vụ quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn vùng ngoại thành và công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế CNH, HĐH. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt
động đầu tư tín phục vụ quá trình phát triển nông thôn vùng ven đô, cần quan tâm giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
- Trên cơ sở định hướng và quy hoạch phát triển các vùng và các ngành trong của thành phố, cần xây dựng các dự án đầu tư tín dụng cho từng vùng và từng ngành cụ thể. Do có nhiều ngành và ở nhiều vùng khác nhau nên cần xác định những ngành trọng điểm, mũi nhọn được ưu tiên đầu tư trước. Để tạo ra sự đột phá trong phát triển công nghiệp nông thôn trong những năm tới, Hà nội cần ưu tiên đầu tư vào các vùng sản xuất tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề, các làng nghề truyền thống. Trong từng vùng cần tập trung đầu tư cho những ngành mà ở đó có lợi thế sản xuất và sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng, có tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế ngoại thành và phát triển công nghiệp nông thôn.
- Đối với các cụm công nghiệp làng nghề và các làng nghề cần lựa chọn những sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng giải quyết việc làm tại chỗ. Đầu tư tín dụng cần hướng tới hiện đại hóa các cơ sở sản xuất làng nghề, như cho vay đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu nguyên liệu. Đối với hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài những khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng cần đảm vốn cho các doanh nghiệp có liên quan đầu tư xây dựng và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các cơ sở công nghiệp làng nghề.
4.2.4.2. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong phối hợp huy động vốn từ các hình thức tín dụng để phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn
- Trên cơ sở các dự án phát triển các ngành chủ lực ở các vùng đã quy hoạch cần xá định rõ dự án nào được sử dụng vốn tín dụng nhà nước, từ vốn trái phiếu chính phủ, dự án nào sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu thành phố, dự án nào phối hợp vốn tín dụng nhà nước, vốn vay của thành phố, vốn góp của các nhà đầu tư,…
- Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan, như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố trong việc tập huấn xây dựng phương án, dự án đầu tư cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, cũng như cung cấp các thông tin về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ… Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn thuận lợi và giảm thiểu rủi ro, ngân hàng cần liên kết với các tổ chức dịch vụ và chế biến, tiêu thụ nông, thủy sản để xây dựng các dự án cho vay sát với nhu cầu thực tế.
- Thành phố cần có chủ trương và giải pháp để phát triển các quỹ tín dụng nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận vây vốn một cách thuận lợi từ các quỹ này để phát triển các nghề thủ công hoặc phát triển kinh tế hộ gia đình.
4.2.4.3. Đảm bảo nhu cầu vốn vay đầu tư phát triển các ngành, các vùng trọng điểm với chính sách lãi suất hợp lý và hình thức cho vay phù hợp
- Về nguyên tắc các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hiện nay hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để có thể mở rộng thị phần ở nông thôn, các ngân hàng thương mại cũng cần nghiên cứu để hiểu hơn về khách hàng của mình ở khu vực này, cần có các hình thức cho vay phù hợp, có những ưu đãi về lãi xuất hợp lý cho khách hàng là các doang nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp nhỏ, các làng nghề, sản xuất, chế biến nông sản tập.
- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển cần tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng nông thôn tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giảm trở ngại cho các chủ thể có cơ hội tiếp cận yếu. trên cơ sở đó giải quyết những khó khăn về vốn cho các đối tượng này.
- Về phương thức cho vay, cần đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, đặc biệt là nên mở rộng hình thức cho vay theo hạn mức. Hình thức này cho phép người vay có thể nhanh chóng có được khoản vay có thời hạn vay từ ngắn đến rất ngắn trong thời hạn sớm nhất và với thủ tục nhanh gọn nhất, do đó tránh tình trạng phải vay nóng trên thị trường tín dụng phi chính quy. Qua đó góp phần xoa bỏ các hình thức tín dụng phi chính thức, đặc biệt là hiện tượng vay nóng, vay nặng lãi còn rất phổ biến ở nông thôn, lành mạnh hóa thị trường tài chính nông thôn, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội nông thôn.
4.2.4.4. Đổi mới hoạt động ngân hàng theo hướng tạo thuận lợi cho người vay vốn
- Đổi mới hoạt động của ngân hàng trước hết phải quan tâm đến vấn đề cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, chủ động đưa hoạt động ngân hàng về các địa bàn cư trú, cải tiến cung cách phục vụ nhằm tối thiểu hoá chi phí thời gian, công sức và tạo sự thuận tiện, cảm giác thoải mái, thân mật, tự nhiên… sao cho có thể giảm đáng kể chi phí giao dịch. Đối với những cư dân nông thôn ở những vùng mà các quan hệ thị trường có tính thương mại chưa thâm nhập sâu (vốn không có kỹ năng giao tiếp, thương lượng, chỉ quen với những quan hệ thân tình)…việc tạo ra một môi trường tâm lý giao tiếp thích hợp là vô cùng quan trọng.
- Cần tiến hành lồng ghép việc phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng tiếp cận và tìm kiếm các nguồn vốn vay và các nguồn tài trợ trong các hoạt động khuyến công, khuyến nông ở vùng ven đô, để người dân hiểu biết hơn về các hoạt động của ngân hàng, các quỹ tín dụng, chính sách ưu đãi của nhà nước đối với nông dân và nông thôn. Trong thực tế rất nhiều hộ nông dân vẫn không có những hiểu biết cần thiết về các hoạt động của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và của các cơ quan tài trợ, về thủ tục của các cơ quan này và rất ngần ngại khi phải tiếp xúc với cơ quan này, từ đó khi cần vốn, họ cứ phải tiếp cận với các hình thức tín dụng phi chính thức, đặc biệt là hình thức cho vay nặng lãi ở nông thôn.
- Thành phố cần phải tăng cường tuyên truyền phổ biến công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên hệ thống loa truyền thanh của các phường, xã, thôn, xóm về các nguồn vốn được tài trợ, các nguồn vốn có thể vay, đối tượng được vay và nhận tài trợ, quy trình thủ tục và tất cả các vấn đề có liên quan.
- Cần khắc phục những bất cập trong hoạt động của NHTM, để tín dụng ngân hàng không những đóng vai trò cung ứng nguồn tài chính, mà còn có tác dụng thúc đẩy và định hướng quá trình phát triển công nghiệp nông thôn và kinh tế vùng ven theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoạt động tại nông thôn cần chủ động trong tư vấn đầu tư, kích cầu đầu tư và qua đó mà kích cầu tín dụng, vừa mở rộng thị trường, vừa thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Như vậy, là các ngân hàng phải chủ động tìm kiếm khách hàng và kích thích nhu cầu tín dụng, không nên thụ động chờ đợi khách hàng có nhu cầu vay như trước đây. Ngân hàng thương mại cũng cần chủ động cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, như tư vấn tài chính, lập dự án, hướng dẫn hạch toán…phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư của tín dụng ngân hàng.
4.2.4.5. Tăng cường giám sát hoạt động cho vay để tránh rủi ro cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho khách hàng
Cần có quy chế, quy trình để giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình cho vay và tài trợ của các ngân hàng, đặc biệt là các dự án cho vay ưu đãi, hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực trong hệ thống ngân hàng, trong sử dụng vốn của khách hàng, cũng như những rủi ro từ phía những người sử dụng vốn
4.2.5. Thành phố cần đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô
Trước hết, cần tập trung cải thiện nhanh chóng và căn bản môi trường đầu tư của thành phố nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn từ tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tư nhân và nhà nước. Coi trọng triển khai nhiệm vụ này trên các khía cạnh.
- Mở rộng tự do hoá đầu tư cho khu vực tư nhân tròn nước và nước ngoài, thu hẹp độc quyền nhà nước, kiềm chế có hiệu quả độc quyền tư nhân.
- Xúc tiến cải cách hành chính trong quản lý đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Giảm thiểu và trừng phạt nghiêm khắc mọi thủ tục và hành vi gây phiền hà, cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Ưu tiên bố trí cấp trưởng và nhân sự theo tiêu chuẩn cao vào những vị trí đầu mối và nhạy cảm trong quản lý và hỗ trợ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.