Kết Quả Thực Hiện Mục Tiêu Phát Triển Ngành Lâm Nghiệp


Bảng 4.2:Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành Lâm nghiệp


Chỉ số đánh giá

Đơn vị

TH 2019

TH 2020

Tốc độ tăng GTSX lâm nghiệp

%

7,72

3,53

Tỷ trọng GTSX lâm nghiệp trong GTSX NLTS

%

11

10,96

Tỷ trọng GTSX lâm sinh trong tổng GTSX lâm nghiệp

%

18,17

17,53

Tỷ lệ che phủ rừng.

%

49.3

49.41

Diện tích rừng trồng mới

1000 ha

8,8

8,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 7

Các chỉ tiêu trồng rừng sản xuất, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch góp phần hoàn thành tổng chỉ tiêu kế hoạch giao chung hàng năm. Tuy nhiên các chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ, cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng cây phân tán không thực hiện hoặc thực hiện không hoàn thành.

Mô hình nông thôn truyền thống từ nền kinh tế thuần nông đã có sự dịch chuyển về cơ cấu.Với sự phát triển này, tỷ lệ ngành trồng trọt đã giảm mạnh, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc BVTV và phân bón hóa học đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.

Theo kết quả nghiên cứu về hấp thụ phân bón trong hoạt động trồng trọt, cây trồng hấp thụ trung bình khoảng 40 - 50% lượng phân bón, trong đó cây trồng hấp thụ phân đạm khoảng 30-45%, phân lân 40-45%, phân kali 40-50%; 50-60% lượng phân bón còn lại vẫn tồn lưu trong đất. Lượng sử dụng phân lân và phân kali trên cây lúa là khá cao, gấp trên 6 lần so với mức khuyến cáo. Dư lượng phân hóa học làm ô nhiễm nguồn nước, gây phú dưỡng hoá,

gây tác hại tới thủy sinh, nguồn lợi thủy sản và làm thoái hóa đất.

Theo xu thế phát triển hiện nay, việc tận dụng rơm rạ để làm chất đốt không còn phổ biến ở nông thôn với sự xuất hiện của các nhiên liệu khác thay thế như điện, khí gas... do vậy, ở một số địa phương, vào khoảng cuối tháng 5


và cuối tháng 10, sau vụ thu hoạch, nông dân đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng gây ra hiện tượng khói mù. Đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là bụi, các khí CO2, CO, NO. Khi rơm rạ cháy không hết hoàn toàn có thể gây ra hợp chất Anđehit và bụi mịn gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ ở khu vực nông thôn, thậm chí việc đốt rơm rạ ở khu vực ven đô còn gây ô nhiễm không khí cho cả khu vực đô thị.

Trong những năm gần đây, hiện tượng đốt rơm rạ trên địa bàn tỉnh diễn ra cục bộ tại một số khu vực nông thôn thuần nông, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường không khí tại thời điểm đốt sau mỗi vụ mùa. Lượng khí thải CO2 phát sinh từ hoạt động đốt rơm rạ có thể lên tới hàng nghìn tấn gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Sức ép môi trường còn đến từ việc gia tăng đáng kể số" lượng thực vật ngoại lai du nhập, điển hình như cây mai dương, cỏ lông tây, cỏ tranh mỹ, bèo tây... Chúng là một trong những mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến việc duy trì và bảo vệ nguồn gen bản địa và gây mất cân bằng sinh thái. Đặc biệt, tác động của các sinh vật ngoại lai càng trở nên nghiêm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu dẫn đến những xáo động về vật lý, hóa học... tạo môi trường thuận lợi cho thực vật ngoại lai phát triển mạnh đe dọa, thậm chí làm chết các loài thực vật bản địa.

Song song với các sức ép đến từ hoạt động trồng trọt, hoạt động lâm nghiệp cũng tạo nên những áp lực không nhỏ lên môi trường nông thôn.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 70% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của tỉnh, là nơi sinh sống nhiều dân tộc ít người, gắn liền với sinh kế của người dân nông thôn miền núi và có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học...

4.1.2.3. Sức ép từ hoạt động chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng


hóa, đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại góp phần nâng cao năng suất chất lượng, cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Theo định hướng qui hoạch về chăn nuôi của tỉnh tập trung phát triển 05 con vật chủ lực trong tỉnh gồm: Trâu, bò, lợn, gia cầm và dê.

Đến nay trên địa bàn tỉnh có:

+ Có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn (trong đó có 55 trang trại chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô từ 3.000 - 10.000 con/chuồng/lứa sản xuất được khoảng 2.061.000 con xuất chuồng/năm với sản lượng thịt hơi cung cấp khoảng 5.770 tấn.

+ 01 trang trại chăn nuôi gà đẻ thương phẩm quy mô 120.000 con từ đầu năm sản xuất được 8 triệu quả trứng.

+ 04 trại gà giống: 01 trại của Công ty gà giống Hòa Bình tại xã Tân Thành, huyện Lương Sơn có quy mô 60.000 con, một năm cung cấp khoảng 6 triệu con gà giống; 01 trại gà giống của Công ty cổ phần NCK tại thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy với quy mô 10.000 con, một năm cung cấp khoảng 1 triệu con gà giống, 02 trại gà giống của Công ty cổ phần chăn nuôi CP (Trại Lương Sơn III có quy mô 13.000 con gà giống bố mẹ, cung cấp khoảng 2,5 triệu quả trứng giống); trại gà giống Yên Thủy quy mô 100.000 con một năm cung cấp khoảng 9,6 triệu quả trứng giống.

+ 20 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300-3.000 con cung cấp khoảng 150.000 con lợn giống/năm và 19.100 con lợn hậu bị/năm.

Trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng hơn 300 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bán công nghiệp.

Bên cạnh đó hiện đang có nhiều các trang trại chăn nuôi trong nông hộ chăn nuôi một số con đặc sản như: Lợn bản địa, Don, Nhím…


Bảng 4.3: Số lượng đàn gia súc, gia cầm hiện có trong nông hộ qua các năm

Đơn vị: Con



TT


Số lượng

Năm

2016

2017

2018

2019

1

Trâu, bò

163.031

161.648

165.653

163.100

2

Lợn

335.315

344.899

359.247

357.990

3

Gia cầm

3.776.000

3.713.000

4.021.400

3.703.795

4

29.303

29.365

31.900

31.339

(Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh)

Qua bảng tổng hợp gia súc, gia cầm các năm cho thấy tỷ lệ tăng giảm qua các năm có biến động, do nhiều nguyên nhân: Giá cả thị trường bấp bênh, thương lái ép giá; người chăn nuôi thiếu vốn để đầu tư phát triển; sản xuất chưa thật gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đầu ra sản phẩm chưa thực sự ổn định; số lượng đàn trâu, bò không tăng nguyên nhân là do diện tích đồng cỏ bị thu hẹp do giao đất giao rừng quy hoạch đồng cỏ chăn nuôi trâu bò, phát triển chăn nuôi trâu bò chưa được thực sự quan tâm và đẩy mạnh do thiếu nguồn lực đi theo.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 03 nhà máy sản xuất chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi đang hoạt động: Công ty TNHH Tuấn Minh với công suất 30 nghìn tấn/năm; nhà máy thức ăn của công ty Jafacomfeed với công suất

400.000 nghìn tấn/năm; nhà máy thức ăn Đồng Tiến với công suất 25.000 nghìn tấn/năm. Các nhà máy chế biến thức ăn đã được các đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên hàng năm không phát hiện thấy vị phạm và tuân thủ đúng các quy định kể cả trong vấn đề về môi trường trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 01 lò giết mổ tập trung Ngọc Hà tại thành phố Hòa Bình công suất giết mổ khoảng 100-150 con/ngày đêm cung


cấp cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh và 512 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tập trung chủ yếu ở các huyện , hàng năm Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chỉ đạo và thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các chốt kiểm dịch, trang trại, gia trại chăn nuôi các chợ đầu mối trên địa bàn. Thường xuyên có chấn chỉnh nhắc nhở, khắc phục kịp thời nên cũng đã hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đã phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành trong tỉnh lấy mẫu kiểm tra nước thải tại lò giết mổ tập trung Ngọc Hà kết quả cho thấy một số chỉ tiêu còn vượt quy định cho phép, đoàn kiểm tra nhắc nhở yêu cầu khắc phục hậu quả, đến nay cơ bản đã khắc phục xong.

Tuy nhiên do đặc thù của công tác kiểm soát giết mổ (kiểm soát tại chợ và các điểm giết mổ nhỏ lẻ) nên việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng lực lượng mỏng, do đó vẫn còn một số điểm giết mổ chưa đảm bảo vấn đề vệ sinh và môi trường, cần tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc nhắc nhở thường xuyên tại địa bàn và có các hình thức xử lý kiên quyết đối với những người cố tình vi phạm về vệ sinh thú y và môi trường.

Về vấn đề chất thải trong chăn nuôi hiện nay luôn được quan tâm và đang là thách thức trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường trên địa bàn khu vực nông thôn của tỉnh.Để xử lý chất thải trong chăn nuôi, công nghệ biogas đã được sử dụng khá rộng rãi.Phần lớn các bể biogas được xây dựng với quy mô nhỏ, chỉ đủ phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình nông thôn.Những bể biogas này đã bước đầu phát huy được tác dụng trong việc bảo vệ môi trường, tạo khí đốt phục vụ đời sống. Tuy nhiên, công nghệ biogas cũng đã bộc lộ những nhược điểm, đó là tiêu hao quá nhiều nước, vi khuẩn gây bệnh chưa được khống chế hiệu quả gây nguy cơ cao về bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn.

Như vậy, chất thải từ các trang trại, gia trại từ hoạt động chăn nuôi hầu hết được xử lý bằng hệ thống biogas nên chỉ giải quyết được vấn đề


thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể. Do vậy, không giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước và mùi hôi thối.

Hàng năm chất thải rắn trong chăn nuôi tại các trang trại, gia trại một phần được sử dụng làm Biogas một phần được ủ hoai mục sử dụng làm phân bón hữu cơ trong trồng trọt không phát hiện thấy hiện tượng bỏ lãng phí nguồn chất thải trong chăn nuôi. Phân chất độn chuồng ước tính khoảng 2,5 triệu tấn phân và chất độn chuồng/năm và cách xử lý môi trường trong chăn nuôi là Biogas và ủ được sử dụng cho trồng trọt.

Lượng nước thải từ môi trường chăn nuôi ước tính khoảng 4.815.767,6m3/năm.Nước thải đã được xử lý qua lọc nhiều lớp và làm trong, rồi mới được thải ra môi trường khoảng 85%. Tuy nhiên trong thực tế còn một vài gia trại, trang trại còn xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường,

+ Chất thải khí: Khí thải trong quá trình chăn nuôi chủ yếu là các loại khí NH3, NH4+, H2S,…Các khí thải này gây mùi hôi cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi đáng quan tâm. Các chất khí này là sản phẩm của quá trình phân giải kỵ khí các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ protein, lipid và carbonhydrat.

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có xu hướng ngày càng tăng và diễn ra trên diện rộng.Hiện nay, hình thức tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh chủ yếu là chôn lấp và khử trùng tiêu độc.Tuy nhiên, công tác này nếu không đảm bảo kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Để hướng tới mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững thì hình thức chăn nuôi nông hộ cần được phát triển chặt chẽ, từng bước tiến lên chăn nuôi trang trại với quy trình kỹ thuật tiến bộ, đặc biệt phát huy vật nuôi lợi thế theo từng vùng, hình thành hệ thống phòng chống dịch bệnh ổn định hơn trong lâu dài... Đây chính là giải pháp lâu dài và hiệu quả đối với việc giảm áp


lực ô nhiễm trong chăn nuôi lên môi trường nông thôn.

4.1.2.4. Sức ép từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản

Trong xu thế phát triển nền kinh tế hiện nay, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ đánh bắt sang nuôi trồng. Thực tế thời gian qua cho thấy, hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản đã gây nhiều tác động đến môi trường nông thôn.Các chất thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản gồm: nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, hóa chất và thuốc kháng sinh, chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn. Đặc biệt, lớp bùn thải hình thành trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi, trong tình trạng ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, CH3SH..., tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng.

Nước thải nuôi trồng thủy sản có chứa hàm lượng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng cao, khiến nước có màu và mùi rất khó chịu. Nước bị ô nhiễm không chỉ làm gia tăng nguồn bệnh cho thủy sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Chất thải tạo ra trong quá trình chế biến thủy sản gồm: nước thải từ rửa, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởng; các loại giấy vụn, bao bì các-tông; chất thải sinh hoạt của công nhân; CTNH từ thùng đựng hóa chất; các loại thuốc khử trùng Chlorine, hóa chất cơ bản, chế phẩm hóa học...

Những chất thải phát sinh trong các công đoạn sản xuất chế biến thủy sản làm phân hủy chất hữu cơ như H2S, NH3, CH3SH, dung môi hữu cơ bay hơi, chất khử trùng... lại thường chỉ được thu gom như rác thải sinh hoạt hoặc thải thẳng ra môi trường thay vì xử lý bằng các biện pháp hợp vệ sinh. Chính điều này đã nên đã tạo ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến môi trường


không khí và sức khỏe người dân nông thôn.

Những địa phương phát triển nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè ... là những nơi có môi trường bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do thức ăn dư thừa với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, không tiêu hủy hết cộng với sản phẩm bài tiết từ đàn cá nuôi, dẫn tới ô nhiễm hữu cơ, tác động tới hệ sinh thái và làm suy giảm chất lượng nước trong khu vực.

Khi kết thúc một đợt nuôi trồng thủy sản, ngoài việc xả nước thải ra môi trường, nhiều hộ còn thải trực tiếp nước thải và bùn ao ngay trên khu vực đất cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm và mặn hoá nguồn nước ngầm. Lâu dần có thể dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học.

Gần đây, tình trạng du nhập các giống mới và các loài sinh vật ngoại lai ảnh hưởng đến nguồn gen bản địa cũng là một sức ép không nhỏ lên môi trường nông thôn.Chúng cạnh tranh thức ăn, nước, không khí..., ngăn cản sự phát triển của các sinh vật khác sống trong cùng môi trường, làm thay đổi môi trường sống. Sự xuất hiện của sinh vật ngoại lai có thể làm biến đổi hay Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại chính là giảm sức ép lên môi trường nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững.

4.1.2.5. Sức ép từ hoạt động chế biến nông sản thực phẩm

Trong những năm gần đây, ngành chế biến nông sản thực phẩm ở tỉnh Hòa Bình nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung đã có những bước phát triển tích cực với các cơ sở chế biến thuộc các thành phần kinh tế với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau.Hầu hết các đơn vị chế biến đều được xây dựng gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chế biến nông sản hiện nay đều có quy mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu.Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm và tạo sức ép lên môi trường nông thôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023