Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Đăk Nông Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê


Như vậy, hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ cao hơn hộ sản xuất cà phê thuần.

Nguyên nhân là hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ, đa dạng hóa thu nhập sử dụng tốt lao động gia đình, tận dụng thời gian nông nhàn và kể cả tận dụng thời gian nhàn rỗi của vốn đã vay ngân hàng, nhận tiền vay ngay từ đầu vụ, nhưng trong vụ sản xuất cà phê tạm thời chưa sử dụng.

* Chi phí cơ hội trong sản xuất cà phê

Để làm sáng tỏ bản chất hiệu quả từ vốn vay ngân hàng, kể cả vốn tự có của hộ sản xuất cà phê, cần thiết đi sâu phân tích chi phí cơ hội của hộ sản xuất cà phê thực hiện đa dạng hóa thu nhập, giữa hộ sản xuất cà phê thuần và hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ.

Theo lý thuyết kinh tế, chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào, bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội. Cùng với việc bao hàm nhiều chi phí ẩn, chi phí cơ hội trong sản xuất còn được hiểu một cách khái quát là phần lợi nhuận bị mất đi do không chọn phương án sản xuất khác.

Đối với hoạt động sản xuất trong kinh tế hộ sản xuất cà phê, cần thống nhất một số nội dung khi tiến hành phân tích chi phí cơ hội: (1) Việc đánh giá, so sánh lợi thế các nguồn lực là ngang nhau; (2) Do trình độ hạch toán kinh tế của hộ nói chung, có nhiều hạn chế, nên kết quả tính toán chỉ mang tính chất tổng quát, lý giải bổ sung cho nguyên nhân có sự chênh lệch về thu nhập giữa hộ sản xuất cà phê thuần và hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ.

Đối tượng xác định chi phí cơ hội là phương án sản xuất của hai loại hộ: Hộ sản xuất cà phê thuần (Phụ lục 6a) và hộ sản xuất cà phê kiêm thêm ngành nghề phụ. Sự khác nhau của 2 loại hộ sản xuất cà phê này chính là sử dụng quay vòng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động ngành nghề phụ ở khu vực nông thôn của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là 2 ngành chăn nuôi lợn thịt (Phụ lục 6b) và kinh doanh buôn bán nhỏ (Phụ lục 6c). Cụ thể như sau:

Phần II: Kế toán chi tiết, tổng hợp chi phí sản xơn 2 vòng/năm

(2) Hộ sản xuất cà phê kiêm kinh doanh buôn bán nhỏ: 4 vòng/năm


Với ngành nghề phụ như trên, vòng quay vốn lưu động đều lớn hơn vòng quay vốn lưu động của hộ sản xuất cà phê thuần (1 vòng/năm)

Với lãi suất ngân hàng bằng nhau 13,2%/năm, điều kiện sản xuất như nhau trong vùng chuyên canh cà phê. Nhưng hộ sản xuất cà phê kiêm ngành nghề phụ có tỷ suất lợi nhuân bình quân là 9,3%; hộ sản xuất cà phê thuần chỉ đạt mức 15,2%, thấp hơn 4,1%. Do đó, trong hoạt động sản xuất cà phê, chi phí cơ hội của hộ sản xuất cà phê thuần là 4,1% doanh thu.

Nguyên nhân chính là do hộ sản xuất cà phê kiêm các ngành nghề phụ khai thác tốt các nguồn lực, như lao động phụ gia đình, thời gian nông nhàn, thời gian nhàn rỗi của vốn vay khi chưa đầu tư vào sản xuất cà phê, làm tăng vòng quay vốn lưu động; do đó, làm tăng thu nhập tổng hợp trong quá trình sử dụng vốn vay và vốn tự có.

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê

3.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố từ phía ngân hàng

Các nhân tố ảnh hưởng từ phía ngân hàng, tác động trực tiếp đến kết quả, hiệu quả giải pháp tín dụng với hộ sản xuất cà phê được xác định gồm: Năng lực của cán bộ chuyên môn; chính sách cho vay; tổ chức mạng lưới và năng lực lập kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

3.3.1.1 Năng lực của cán bộ chuyên môn

Năng lực của cán bộ chuyên môn ngân hàng thể hiện trên hai phương diện: (1) Trình độ chuyên môn và (2) Phẩm chất đạo đức.

Về trình độ chuyên môn: Cùng với số lượng lao động tăng lên từ 150 người ở đầu năm 2008 lên 206 người ở năm 2011, tốc độ tăng 37,3%, thì tỷ trọng lao động có trình độ từ đại học trở lên cũng tăng mạnh, với tỷ trọng đầu năm 2008 là 63,3% lên mức 74,3% vào cuối năm 2011 (Bảng 3.21). So với yêu cầu chung hoạt động kinh doanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn thì trình độ chuyên môn của cán bộ NHNo & PTNT Đăk Nông như trên là đạt yêu cầu.


Bảng 3.21 Tình hình lao động theo trình độ chuyên môn của ngân hàng

Đầu năm 2008 Cuối năm 2011


Chỉ tiêu

Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

- Đại học, sau đại học

95

63,3

153

74,3

- Trung cấp, cao đẳng

34

22,7

34

16,5

- Sơ cấp, chưa học

21

14,0

19

9,2

Cộng

150

100,0

206

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 14

Nguồn: Báo cáo NHNo & PTNT Đăk Nông

Về phẩm chất đạo đức: Kết quả điều tra về việc hỗ trợ thủ tục vay vốn cho hộ sản xuất cà phê thì có đa số cán bộ ngân hàng cho biết rất sẵn sàng. Tuy nhiên, cũng về cung cách phục vụ, một thiểu số cán bộ ngân hàng cho rằng cán bộ ngân hàng có gây phiền nhiễu (Phụ lục 10). Nói chung, đây cũng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nhất là công tác giáo dục về phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp khách hàng của cán bộ ngân hàng, cán bộ tín dụng.

3.3.1.2 Chính sách cho vay

Trong quá trình triển khai thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông, có nhiều nội dung của chính sách cho vay ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay, tác động cụ thể đến kết quả và hiệu quả cho vay. Tuy nhiên, tác động mạnh mẽ và cụ thể nhất là 2 nhân tố: (1) Lãi suất cho vay và

(2) Phương thức cho vay.

a. Về lãi suất

Sự biến động theo chiều hướng giảm tỷ trọng đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất cà phê cho thấy mục tiêu chính sách tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông là giảm đầu tư tín dụng cho đối tượng vay vốn là hộ sản xuất cà phê (xem Bảng 3.4).

Nguyên nhân của vấn đề này là do từ năm 2009, lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn quy định thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay các lĩnh vực khác (xem Mục 3.1.3.2, phần e); trong khi đó, nguồn vốn huy động lãi suất thấp giảm mạnh (xem Biểu đồ 3.2); do đó, tuy có tăng trưởng dư nợ vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất cà phê, nhưng vẫn thể hiện rõ việc NHNo & PTNT


Đăk Nông chuyển hướng đầu tư vốn tín dụng sang các lĩnh vực tiêu dùng đời sống, kinh doanh thương mại, có lãi suất cho vay cao hơn để thực hiện bảo toàn vốn, đảm bảo thu nhập cho ngân hàng.

b. Phương thức cho vay

Việc chỉ áp dụng phương thức cho vay từng lần, với quy định thủ tục rườm rà, là một trong những nguyên nhân gây cản trở đến mở rộng cho vay hộ sản xuất cà phê vì gây ra hiện tượng quá tải trong hoạt động cho vay.

Kết quả điều tra 242 hộ sản xuất cà phê cho thấy nhiều hộ vay ngân hàng nhiều lần, có hộ đã từng vay ngân hàng trên 3 năm, thậm chí đến 6 - 7 năm (Bảng 3.22). Do áp dụng phương thức cho vay từng lần nên với 242 hộ sản xuất cà phê vay vốn có đến 454 lượt làm thủ tục vay vốn.

Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có thể giảm tải cho hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông. Tiết giảm được ít nhất 212 lượt làm hồ sơ thủ tục giấy tờ ban đầu (bước 1, xem Bảng 3.9) với các thủ tục thẩm định, xét duyệt theo quy định.

Bảng 3.22 Thống kê số lần vay của hộ sản xuất cà phê


Chỉ tiêu

Số lượng hộ

Số lượt vay

1. Hộ vay năm thứ 1

30

30

2. Hộ vay năm thứ 2 liền kề

212

424

Tổng cộng

242

454

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

3.3.1.3 Tiếp cận cho vay và giải ngân vốn vay

a. Hình thức cho vay

Như đã nghiên cứu ở phần 3.1.4.1, NHNo & PTNT Đăk Nông không phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội để thành lập Tổ vay vốn và triển khai cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua Tổ vay vốn. Vấn đề này gây ra những hệ lụy không thể lượng hóa như sau:

- Đối với hộ sản xuất cà phê: (1) Không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ các tổ chức chính trị - xã hội về nâng cao năng lực, trình độ sản xuất kinh doanh và quản


lý, sử dụng vốn; (2) Không được các tổ chức chính trị - xã hội bảo lãnh vay vốn khi không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.

- Đối với NHNo & PTNT Đăk Nông: (1) Tạo ra hiện tượng quá tải ở các thời điểm tập trung sản xuất hoặc thu hoạch cà phê; do đó, khó khăn trong việc mở rộng tín dụng; (2) Không giảm chi phí cho vay; (3) Hạn chế kiểm tra giám sát vốn tín dụng.

b. Tổ chức mạng lưới

Mở rộng mạng lưới giao dịch ngân hàng giúp tăng cường hoạt động ngân hàng, cả về số dư nợ lẫn số lượng hộ sản xuất cà phê, vì tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận ngân hàng của hộ sản xuất cà phê.

Các điểm giao dịch thành lập mới của NHNo & PTNT Đăk Nông kể từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2011 như sau: Thị xã Gia Nghĩa: Chi nhánh Gia Nghĩa (2008); Huyện Đăk RLâp: Phòng Giao dịch Nhân Cơ (2009); Huyện Đăk GLong: Chi nhánh Đăk GLong (2008); Huyện Tuy Đức: Phòng Giao dịch Tuy Đức (2011).

Bảng 3.23 Hiệu quả mở rộng mạng lưới giao dịch của ngân hàng

Cuối năm 2007 Điểm

Khu vực, ngân hàng Dư nợ dịch Số

Số hộ

Dư nợ Dư nợ


(tr.đ)

mới

hộ

(tr.đ)


(tr.đ)

1. Khu vực có mở rộng

1.560


78.210


4


3.235


241.616


+1.675


+163.406

2. Khu vực không mở rộng

2.240


148.134


0


4.249


313.051


+2.009


+164.916

Cộng 3.800

226.334

4

7.484

554.666

+3.684

+328.322

giao


Cuối năm 2011 Tăng, giảm (+, -)


Số hộ


mạng lưới giao dịch mạng lưới giao dịch

Nguồn: Báo cáo NHNo & PTNT Đăk Nông

Bảng 3.23 cho biết tình hình diễn biến số dư nợ cho vay và số lượng hộ của khu vực có mở rộng mạng lưới giao dịch và khu vực không mở rộng mạng lưới giao dịch. Đến cuối năm 2011, so với năm 2007, ở cả hai khu vực này đều có tình hình cho vay hộ sản xuất cà phê biến động theo chiều hướng tăng cả về số lượng hộ vay và dư nợ cho vay, nghĩa là đảm bảo tính hiệu quả của việc mở rộng mạng lưới.

Tóm lại, việc mở rộng tổ chức mạng lưới của NHNo & PTNT Đăk Nông, bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị với địa phương ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, còn đạt được mục đích mở rộng hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê.


3.3.1.4 Năng lực lập kế hoạch kinh doanh của ngân hàng

Như đã phân tích ở mục 3.2.1.1, phần b, trong giai đoạn 2008 - 2011, dư nợ và số hộ sản xuất cà phê của cả hai vùng sinh thái phù hợp và tương đối phù hợp đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của vùng sinh thái tương đối phù hợp tăng lớn hơn nhiều lần đối với vùng sinh thái phù hợp.

Nếu so sánh số liệu năm 2011 với năm 2008, thì tốc độ tăng trưởng dư nợ của vùng sinh thái tương đối phù hợp là 272,0% lần; trong khi đó ở vùng sinh thái phù hợp chỉ là 75,7% (xem Bảng 3.15). Biểu hiện rõ nhất là việc tăng dư nợ cho vay đột biến của các đơn vị ngân hàng thuộc thị xã Gia Nghĩa và chi nhánh huyện Krông Nô. Đối với huyện Krông Nô, một huyện thuộc vùng sinh thái chỉ tương đối phù hợp cho việc phát triển cà phê, nhưng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê lên đến hơn 82,1 tỷ đồng, chỉ thấp hơn 9 tỷ đồng, so với chi nhánh huyện Đăk Song ở vùng sinh thái phù hợp phát triển cà phê.

Có thể khẳng định sự biến động bất thường này là do nguyên nhân: Việc quản lý kế hoạch kinh doanh về cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông chưa được quan tâm đúng mức.

3.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố từ hộ sản xuất cà phê

3.3.2.1 Năng lực từ chủ hộ

Bảng 3.24 Đánh giá năng lực của hộ sản xuất cà phê


Nội dung Đánh giá (%)

I. Về trình độ quản lý vốn

1. Ý kiến của 77 cán bộ ngân hàng đối với các khoản vốn tín dụng có chất lượng thấp, có nguyên nhân là:

- Hộ sản xuất cà phê yếu quản lý tài chính trong kinh tế hộ (24 ý kiến)

- Hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn cho sản xuất nhưng sử dụng cho mục đích tiêu dùng đời sống (54 ý kiến)

2.Ý kiến của 64 lãnh đạo xã, phường: Thiểu số hộ sản xuất cà phê còn hạn chế


31,2


75,3

trong tính toán làm ăn; vay nợ tràn lan, không có kế hoạch làm ăn cụ thể 13,1

II. Về tiếp cận thông tin thị trường, để bán sản phẩm cà phê giá tốt nhất

1. Ý kiến của 77 cán bộ ngân hàng: 34 ý kiến cho rằng hộ sản xuất cà phê thường

bán cà phê ngay sau khi thu hoạch 44,1

2. Ý kiến của 64 lãnh đạo xã, phường: Một tỷ lệ nhỏ hộ bán cà phê tươi 11,5

3. Ý kiến của 242 hộ sản xuất cà phê có vay vốn ngân hàng: 120 hộ cho rằng

thường bán cà phê vào thời điểm giá cà phê thấp nhất trên thị trường 47,8

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra


Năng lực của chủ hộ sản xuất cà phê thể hiện chủ yếu ở trình độ quản lý vốn và trình độ tiếp cận thị trường, đó là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê (Phụ lục 2, 4, 8, 10).

Từ kết quả Bảng 3.24, cho thấy cần có chính sách về nâng cao năng lực hộ sản xuất cà phê về quản lý vốn vay, quản lý tài chính và khả năng tiếp cận thị trường để hạn chế rủi ro, giảm thiệt hại cho hộ sản xuất cà phê và đảm bảo chất lượng vốn tín dụng ngân hàng.

3.3.2.2 Tài sản và khả năng thế chấp

Nếu so sánh giá trị quyền sử dụng đất trên diện tích đất canh tác cà phê với suất cho vay tối đa cho vay chi phí chăm sóc cà phê, thì tài sản để đảm bảo nợ vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê luôn đảm bảo giá trị đủ thế chấp cho ngân hàng theo quy định. Tuy nhiên, đất canh tác cà phê phải có đầy đủ giấy tờ Chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) thì mới đủ điều kiện thế chấp để vay vốn với ngân hàng.

Kết quả điều tra theo Bảng 3.25 cho thấy diện tích đất chưa được cấp tờ chứng nhận quyền sở hữu còn tương đối cao, dẫn đến khả năng thế chấp của hộ sản xuất cà phê Đăk Nông chưa đảm bảo, diện tích đất vườn cà phê có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đạt mức 67,6%.

Bảng 3.25 Đánh giá khả năng thế chấp của hộ sản xuất cà phê


Nội dung Đánh giá (%)


1. Thông tin từ 185 hộ sản xuất cà phê chưa vay vốn ngân hàng: Có 287,6 ha đất

trồng cà phê có sổ đỏ, trong tổng số 357,2 ha diện tích đất cà phê


2.Ý kiến của 64 lãnh đạo xã, phường:

- Diện tích đất vườn cà phê có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nguyên nhân chưa cấp sổ đỏ đầy đủ bao gồm:

- Đất sản xuất cà phê vi phạm quy hoạch rừng, đất biên giới

- Thiếu nhân lực, thiết bị, phương tiện

- Chưa kê khai, chưa nộp lệ phí, còn tranh chấp, sang nhượng sai luật

80,5


67,6


32,8

47,5

19,7


Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Nguyên nhân chính trong vấn đề chưa cấp đầy đủ sổ đỏ cho đất canh tác cà phê là do chính quyền địa phương chưa đủ năng lực để thực hiện. Bên cạnh đó, một


phần là do hộ sản xuất cà phê chưa hoàn thành và chưa thực hiện đúng thủ tục sang nhượng đất canh tác cà phê; nói chung, một phần không nhỏ đất canh tác cà phê của hộ sản xuất cà phê chưa đủ điều kiện pháp luật để xác định quyền sở hữu, đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

3.3.2.3 Sự tham gia của hộ đối với các tổ chức liên kết

Tham gia tổ chức liên kết trong sản xuất là một trong những giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của hộ sản xuất cà phê; sự liên kết đó, dựa vào niềm tin hợp tác của các thành viên trong tổ chức liên kết.

Kết quả điều tra thăm dò về ý kiến của hộ sản xuất cà phê và đánh giá của lãnh đạo chính quyền xã, phương cho thấy khả năng tham gia liên kết của hộ sản xuất cà phê là quá thấp (Phụ lục 8): Chỉ có 28,2% hộ sản xuất cà phê đồng ý tham gia liên kết, gia nhập hợp tác xã và 4,4% hộ sản xuất cà phê đã vay ngân hàng đồng ý vay theo Tổ vay vốn, 6,5% hộ sản xuất cà phê chưa vay ngân hàng đồng ý vay theo Tổ vay vốn (Bảng 3.26).

Bảng 3.26 Đánh giá khả năng tham gia liên kết của hộ sản xuất cà phê


Nội dung Đánh giá (%)

1. Thông tin từ 242 hộ sản xuất cà phê đã vay vốn ngân hàng, muốn ngân hàng tổ chức cho vay:

- Cho vay thông qua tổ vay vốn (11 ý kiến đồng ý)

- Cho vay thông qua doanh nghiệp (2 ý kiến đồng ý)


1. Thông tin từ 185 hộ sản xuất cà phê chưa vay vốn ngân hàng, muốn ngân hàng tổ chức cho vay:

- Cho vay thông qua tổ vay vốn (12 ý kiến đồng ý)

- Cho vay thông qua doanh nghiệp (17 ý kiến đồng ý)

2.Ý kiến của 64 lãnh đạo xã, phường đánh giá về khả năng gia nhập các hợp tác

4,4

0,8


6,5

9,2

xã của hộ sản xuất cà phê, khi các tổ chức này được thành lập 28,2

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Công trình nghiên cứu về “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 tại 12 tỉnh của Việt Nam” (trong đó, có tỉnh Đăk Nông), cho biết kết quả: “75% số hộ chọn phương án tự mình canh tác 0,5 ha đất, thay vì canh tác 3,5 ha đất cùng với gia đình khác” (DOE, IPSARD, ILSSA và CIEM, 2011).

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí