Quy Trình Kiểm Tra, Giám Sát Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Nhct.


- Dữ liệu kiểm soát: Thông tin trên hệ thống INCAS, iCdoc. Hệ thống sổ sách, chứng từ, hóa đơn liên quan đến vốn vay của khách hàng.Tình hình thực tế của khách hàng.

- Kết quả thể hiện: Tờ trình đề xuất biện pháp xử lý; Biên bản kiểm tra, sử dụng vốn vay; hồ sơ thể hiện mục đích sử dụng vốn vay; phiếu nhập kho; hóa đơn giá trị gia tăng.

- Kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động SXKD, TSBĐ của khách hàng.

- Mục tiêu: Giám sát khả năng trả nợ của khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời nếu xét thấy khách hàng không có khả năng thanh toán.

- Chủ thể kiểm soát: Cán bộ QLRR/QHKH.

- Nội dung kiểm soát:

- Định kỳ 6 tháng/1 lần kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động SXKD của khách hàng. Cảnh báo rủi ro có thể xảy ra giúp Lãnh đạo Chi nhánh có những chính sách, biện pháp xử lý đúng đắn trong việc quyết định xử lý trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng. Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản cụ thể.

- Định kỳ 1 năm/1 lần, thực hiện kiểm tra thực tế, đánh giá tình trạng, giá trị TSBĐ, địa điểm cất giữ TSBĐ. Đồng thời trong biên bản kiểm tra, bên bảo đảm phải có cam kết tiếp tục sử dụng tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ cho khách hàng vay tại ngân hàng.

- Kiểm tra đột xuất khi có thông tin bất lợi về khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

- Dữ liệu kiểm soát: tình hình tài chính, hoạt động SXKD của khách hàng; tình trạng, biện pháp bảo quản cất giữ, quản lý TSBĐ.

- Kết quả thể hiện: Biên bản kiểm tra tình hình tài chính, tình hình hoạt động SXKD; Biên bản kiểm tra TSBĐ.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Lâm Đồng - 7

- Kiểm tra việc xử lý các phát sinh trong quá trình quản lý khoản tín dụng.

- Mục tiêu: Đảm bảo các ảnh hưởng phát sinh từ phía khách hàng được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, hạn chế bất lợi, rủi ro cho ngân hàng.

- Chủ thể kiểm soát: Cán bộ phòng KHDN; Cán bộ QLRR

- Nội dung kiểm soát:


- Cán bộ phòng KHDN: Kiểm tra ảnh hưởng của các vấn đề phát sinh tới kết quả thẩm định ban đầu của phương án/dự án. Kiểm tra, đánh giá lại TSBĐ để đánh giá mức độ bảo đảm cho khoản dư nợ còn lại và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp giá trị TSBĐ nhỏ hơn khoản dư nợ.Kiểm tra việc giải chấp TSBĐ.Kiểm tra thủ tục xuất kho TSBĐ, hồ sơ TSBĐ và thủ tục đăng ký xóa bỏ giao dịch bảo đảm.Cập nhật dữ liệu lên hệ thống INCAS, iCdoc

- Cán bộ QLRR: Kiểm tra, đánh giá mức độ rủi ro, mức độ ảnh hưởng các vấn đề phát sinh tới kết quả thẩm định trước đây. Kiểm tra thủ tục hồ sơ, cơ cấu lại khoản nợ theo quy định và thẩm quyền phê duyệt theo cấp ủy quyền của NHCT.Cập nhật dữ liệu lên hệ thống và kiểm tra việc cập nhật dữ liệu của phòng KHDN lên hệ thống.

- Dữ liệu kiểm soát: Các vấn đề phát sinh từ phía khách hàng; Hồ sơ giải chấp TSBĐ; Thông tin cập nhật vào hệ thống INCAS

- Kết quả thể hiện: Biên bản kiểm tra/ báo cáo kiểm tra; dữ liệu trên hệ thống INCAS.

- Kiểm tra, giám sát các khoản nợ có vấn đề.

- Mục tiêu: Đảm bảo các khoản nợ có vấn đề được kiểm tra, giám sát

- Chủ thể kiểm soát: Cán bộ phòng QLRR thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ có vấn đề.

- Nội dung kiểm soát:

- Kiểm tra, phân tích thực trạng chất lượng các khoản tín dụng thuộc đối tượng quản lý của bộ phận.

- Thực hiện kiểm tra, rà soát các biện pháp, chế tài tín dụng, xử lý TSBĐ, đề xuất các phương án, biện pháp xử lý và thu hồi các khoản nợ thuộc đối tượng quản lý phù hợp với quy định của NHCT

- Kiểm tra, giám sát hồ sơ đề nghị quản lý rủi ro, miến lãi, bán nợ, xử lý nợ, xóa nợ, khoanh nợ… theo quy định của NHCT.

Trong quá trình quản lý phát hiện các sai sót, lập tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể và trình người có thẩm quyền xem xét, ký duyệt và quyết định.

- Dữ liệu kiểm soát: Hồ sơ các khoản nợ; hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro.


- Kết quả thể hiện: Biên bản kiểm tra, tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý.

- Đôn đốc rà soát lại các nội dung đã kiểm tra của cán bộ nhân viên.

- Mục tiêu: Đảm bảo các kết quả kiểm tra, thẩm định của các cán bộ được cấp có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

- Chủ thể kiểm soát: Lãnh đạo phòng QLRR, Lãnh đạo phòng KHDN,Lãnh đạo bộ phận quản lý nợ có vấn đề.

- Nội dung kiểm soát:

- Bố trí, đôn đốc cán bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, đề xuất của cán bộ và yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các nội dung còn chưa đầy đủ theo quy định.

- Rà soát các biên bản kiểm tra/ báo cáo kiểm tra của cán bộ, ký và xác nhận lên biên bản/ báo cáo.

- Đôn đốc, kiểm tra cán bộ, bổ sung hoàn thiện và duy trì dữ liệu các khoản vay, đồng thời thực hiện việc cập nhật và lưu trữ hồ sơ, tài liệu lên iCdoc và hệ thống.

- Dữ liệu kiểm soát: Biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra, tờ trình đề xuất biện pháp xử lý nợ có vấn đề.

- Kết quả thể hiện: Tờ trình đề xuất biện pháp xử lý nợ có vấn đề.

- Quyết định các vấn đề cần xử lý sau khi kiểm tra (nếu có).

- Mục tiêu: Đảm bảo các vấn đề phát sinh sau khi kiểm tra, kiểm soát được xử lý bởi cấp có thẩm quyền.

- Chủ thể kiểm soát: Người có thẩm quyền

- Nội dung kiểm soát:

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, ý kiến đề xuất của phòng KHDN/ phòng QLRR, bộ phận quản lý nợ có vấn đề và quy định hiện hành, người có thẩm quyền có quyền quyết định:

- Tăng cường cán bộ/biện pháp kiểm tra, giám sát trong trường hợp cần thiết, đặc biệt đối với khách hàng có những dấu hiệu rủi ro cao.

- Áp dụng các chế tài tín dụng đối với các khách hàng mất khả năng trả nợ.


- Quyết định các biện pháp xử lý theo đề nghị của phòng KHDN/ phòng QLRR trong phạm vi thẩm quyền.

- Dữ liệu kiểm soát: Tờ trình để xuất các biện pháp xử lý.

- Kết quả thể hiện: Sự ký duyệt, ý kiến của các cấp có thẩm quyền trên tờ tình; văn bản quyết định vè vấn đề cần xử lý sau khi kiểm tra.

2.2.3.3. Quy trình kiểm tra, giám sát cho vay.

Minh họa bằng ví dụ đối với khách hàng XYZ (PHỤ LỤC 17).

Các chứng từ minh họa quy trình kiểm soát, quy trình cho vay (PHỤ LỤC 18 – 30).

Tại Trụ sở chính

Quy trình kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương

Quản lý rủi ro tín dụng

Phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín

dụng

Phòng kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt tín

dụng

Phòng quản lý nợ có

vấn đề

Phòng chế độ, chính sách tín

dụng

Phòng quản lý rủi

ro tín dụng

Phòng kiểm soát và phê

duyệt tín dụng kéo dài tại TP.HCM

Phòng quản lý nợ có vấn đề

kéo dài tại TP.HCM


Các cụm

Cụm xác minh thông tin

/cụm kiểm toán khu vực

Cụm 1

Cụm 2

Cụm 3


Tại chi nhánh

Chi nhánh

Chi nhánh


Tại khu vực

Sơ đồ 2.6: Quy trình kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHCT.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN NGỌC THỦY


Tại chi nhánh:(chú thích: cấp có thẩm quyền bao gồm:HĐQT, TSC, TGĐ, GĐ, PGĐ, HĐTDCS)

Quyết định các vấn

đề cần xử lý

Kiểm tra nhập

dữ liệu

Quyết định các vấn

đề cần xử lý

Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng

vốn vay

Kiểm tra giám sát tình hình SXKD,TC (6

tháng/1 lần), TSBĐ (1 năm /1

lần)

Kiểm tra việc xử lý các phát

sinh.

Quyết định các vấn

đề cần xử lý

Kiểm tra hồ sơ và công việc đã thực hiện

Kiểm tra hồ sơ và công việc đã thực hiện

Chỉnh sửa các sai sót

Chỉnh sửa các sai sót

Chỉnh sửa các sai sót

Chỉnh sửa các sai sót

Cập nhật tình hình khách hàng

Phân tích tình hình SXKD, TC, BĐNV (đã

ký 1 năm)

Chỉnh sửa các sai sót

Chỉnh sửa các sai sót

Kiểm soát giải ngân

Kiểm tra việc xử lý các phát sinh

Trong khi cho vay

Phòng KH/PGD

Phòng QLRR

Cấp có thẩm quyền

ế

Hu

Quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng.


Trước khi cho vay


Sau khi cho vay

Nguồn: công văn hướng dẫn của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.

Sơ đồ 2.7: Quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHCT Lâm Đồng.




CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIETIN BANK LÂM ĐỒNG‌‌

3.1. Những thành tựu đạt được.‌

Trong thời gian qua Vietinbank Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động kiểm soát tín dụng. Hoạt động cho vay cũng như hoạt động tín dụng nói chung luôn được ban lãnh đạo Vietinbank Lâm Đồng quam tâm, chú trọng đẩy mạnh và đổi mới. Từ đó công tác quản lý tín dụng luôn được thực hiện tốt, tăng hiệu quả kinh doanh, giữ vững và nâng cao vịthế của Vietinbank Lâm Đồng trên địa bàn tỉnh.

Thứ nhất, ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo ra được một môi trường lành mạnh, có tính chuyên môn hóa cao:

Với chiến lược đề cao chất lượng hơn số lượng, ban lãnh đạo luôn tuân thủ các nguyên tắc, quy trình kiểm soát nội bộ, thường xuyên đôn đốc nhân viên thực hiện đúng chính sách tín dụng của chi nhánh và của NHCT nói chung nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Ngoài ra, ban lãnh đạo còn xây dựng và áp dụng chuẩn mực đạo đức cho toàn bộ đơn vị nhằm tạo ra môi trường làm việc văn minh, khoa học và chuyên nghiệp.Chế độ đãi ngộ, chế độ khen thưởng đối với cán bộ nhân viên cũng được ban lãnh đạo rất chú trọng và quan tâm nhằm nâng cao tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên. Đơn vị đã tổ chức các buổi giao lưu, các cuộc thi đua nhằm nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh giữa các phòng, tổ, nhân viên, phát huy tối đa năng lực của các cán bộ nhân viên trong đơn vị.

Bộ máy tổ chức cấp tín dụng của Chi nhánh hoạt động hiệu quả. Các bộ phận trong bộ máy tổ chức đều được phân chia chức năng, nhiệm vụ cụ thể và luôn giám sát, kiểm tra chéo lẫn nhau trong công việc, đảm bảo được tính chặt chẽ, độc lập, bất kiêm nhiệm giữa các phòng ban, giữa các khâu công việc quan trọng: lập hồ sơ, thẩm định, ra quyết định, giám sát, giải ngân...vv… các công việc liên quan đến quy trình cho vay.

Vietinbank Lâm Đồng vừa mới chuyển đổi sang mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo Basel II, theo đó việc kiểm soát sẽ chặt chẽ và hiệu


quả hơn với 3 vòng kiểm soát: kiểm soát tại trụ sở chính, kiểm soát tại khu vực và kiểm soát tại chi nhánh.

Chính sách nhân sự được ban lãnh đạo đặt lên hàng đầu. Chính sách tuyển dụng của đơn vị rất được quan tâm, cán bộ, nhân viên được tuyển dụng với yêu cầu cao. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị có kinh nghiệm, năng lực tốt, trình độ chuyên môn cao và được tập huấn định kỳ. Nhân sự mới luôn quan tâm, được gửi đi tham gia các khóa học để đào tạo nâng cao kinh nghiệm.Định kỳ NHCTvà Chi nhánh tổ chức các đợt thi, kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên, khen thưởng những người có thành tích cao, nhằm mục đích nhắc nhở cán bộ, nhân viên cần thường xuyên rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn. Qua kết quả kết quả kiểm tra đó có thể đánh giá được thành tích thi đua của các cán bộ, nhân viên, từ đó có biện pháp khắc phục và là cơ sở để điều chuyển, phân bố lại lao động phù hợp với năng lực hơn. Chính sách đãi ngộ với cán bộ nhân viên luôn được thực hiện tốt đồng thời chính sách thưởng,phạt hợp lý vì vậy Vietinbank Lâm Đồng luôn là môi trường níu giữđược nhiều nhân tài, nhiều cán bộ, nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm. Chính sách đào tạo và đào tạo lại của Chi nhánh được chú trọng: trong năm 2013, có tới 37 cán bộ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, 1 cán bộ đào tạo chính trị cao cấp, 15 cán bộ được đào tạo ngoại ngữ trực tyến trên mạng, 4 cán bộ đào tạo an ninh và tổ chức hơn 28 lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ mới có liên quan tất cả các mặt nghiệp vụ.

Quy trình kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay và hoạt động tín dụng nói chung tại đơn vị rất chặt chẽ vì có sự tham gia của nhiều bộ phận, nhiều cấp có thẩm quyền trong đơn vị: sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên của soát của nhân viên, lãnh đạo phòng tín dụng; phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; ban giám đốc; sựkiểm soát định kỳ của ban kiểm soát nội bộ khu vực và ban kiểm soát nội bộ Trụ sở chính; sự kiểm tra, kiểm soát bất thường của ban kiểm soát nội bộ khu vực và ban kiểm soát nội bộ Trụ sở chính.

Trong những năm gần đây, đơn vị đã rất chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động quản lý, kiểm soát tín dụng, kiểm soát nội bộ. Cụ thể:


Phần mềm ECM: Vietinbank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phần mềm ECM đồng bộ, xuyên suốt cho toàn hệ thống ngân hàng. Phần mềm ECM giúp Vietinbank tự động hóa công tác quản lý tập trung hệ thống tài liệu điện tử trên toàn quốc,nâng cao hiệu quả và sử dụng tài nguyên trên toàn hệ thống.Phần mềm ECM có khả năng điện tử hóa, tự động hóa các quy trình xử lý hồ sơ và thêm vào đó cho phép tích hợp ECM với hệ thống Icdoc, giảm thời gian luân chuyển chứng từ đối với các quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian lập, chỉnh sửa, cập nhật hồ sơ, chứng từ trong giao dịch với ngân hàng, từ đó giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, phần mềm ECM còn hỗ trợ chuẩn hóa các tài liệu đầu vào và cập nhật quản lý hồ sơ, quản lý quy trình luồng công việc, nghiệp vụ liên quan đến dữ liệu phi cấu trúc, đa dạng hóa hình thức lập hồ sơ, chứng từ: khách hàng có thể gửi chứng từ qua email, fax, internet hoặc gửi trực tiếp tại chi nhánh, chống giả mạo tài liệu, giảm thiểu rủi ro, phục hồi thảm họa.

Theo đó Vietinbank Lâm Đồng và các chi nhánh ngân hàng Vietinbank khác trên toàn quốc cũng triển khai sử dụng phần mềm ECM.

- Chương trình quản lý Sysmon (chương trình giám sát nội bộ):

- Chương trình là một công cụ rất quan trọng, thật sự cần thiết và hiệu quả đối với công tác giám sát kiểm tra. Chương trình đã giúp cho việc cung cấp các báo cáo tức thời, góp phần tiết kiệm, rút ngắn thời gian, lao động, khoanh vùng các dấu hiệu rủi ro trên hầu hết nghiệp vụ phát sinh.... Chương trình quản lý sysmon giúp cho việc lấy được thông tin dữ liệu chính xác, kịp thời đảm bảo tính thời sự của nghiệp vụ cần giám sát, không ảnh hướng tới hệ thống INCAS đang phục vụ khách hàng và dễ dàng truy cập, sử dụng.

- Chương trình quản lý sysmon vận hành đảm bảo thực hiện hơn 90 chức năng giám sát hệ thống bao gồm hầu hết các mảng nghiệp vụ chính của ngân hàng như: tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền, tài trợ thương mại, quản lý ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ, sổ cái và các chỉ tiêu kế hoạch tài chính…

- Chương trình Sysmon được chia thành 2 nhóm chức năng chính:


Nhóm 1: hỗ trợ đánh giá tổng thể hoạt động, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của các Chi nhánh, toàn hệ thống, giúp cho công tác quản trị điều hành và giám sát.

Nhóm 2: đưa ra thông tin liên quan cho việc khoanh vùng trọng điểm các giao dịch hoạt động có dấu hiệu gian lận hoặc tác nghiệp sai, giúp phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, chấn chỉnh nhanh chóng, hiệu quả nhưng lại tiết kiệm tối đa lao động và chi phí.

- Chương trình đã cung cấp được các số liệu về nguồn vốn, tốc độ tăng, giảm nguồn vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Kiểm soát tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn cũng như tính thanh khoản, trạng thái ngoại hối; Qui mô, cơ cấu và sự biến động dư nợ, lợi nhuận qua từng thời kỳ; Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do VietinBank giao của từng Chi nhánh; Phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro trong các mặt hoạt động.

- Hệ thống quản lý ERP (Quản lý tài chính nội bộ):

Đây là một hệ thống quản lý và phân bổ chi phí, quản lý tài sản minh bạch, đồng bộ và khoa học.Hệ thống thuộc dự án Hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn II là một hệ thống tác nghiệp bao gồm 7 phân hệ:

- Sổ cái tổng hợp (GL): Xử lý các bút toán nhập trực tiếp, tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết, quản lý ngân sách, cung cấp các báo cáo tài chính…

- Quản lý công nợ phải trả (AP): quản lý nhà cung cấp; quản lý chi phí; các khoản thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng phát sinh, các khoản tạm ứng (hoàn ứng)…

- Quản lý công nợ phải thu (AR): quản lý các khoản phải thu liên quan đến thanh lý tài sản, thu cổ tức, các khoản phải thu khác (trừ các khoản tạm ứng)

- Quản lý hợp đồng (PO): quản lý kế hoạch vốn sử dụng cho việc mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản hàng năm và các hợp đồng mua sắm, xây dựng cơ bản, cung ứng dịch vụ…

- Quản lý tài sản (FA): quản lý toàn bộ hệ thống tài sản của ngân hàng, bao gồm việc nhập mới tài sản, điều chuyển, khấu hao, thanh lý tài sản…

- Quản lý công cụ dụng cụ (CCDC) cho phép quản lý CCDC một cách tập trung và chi tiết được tới từng phòng/ban nhân viên quản lý CCDC


- Quản lý ấn chỉ, quản lý tồn kho, nhập xuất kho ấn chỉ và nguyên vật liệu.

Nhờ hệ thống các bút toán được sinh ra một cách tự động và được kiểm soát nhiều tầng thông qua quá trình phê duyệt, vì thế hạn chế được những sai sót về định khoản. Hệ thống phản ánh trung thực các hoạt động kinh tế phát sinh, không cho phép người dùng xóa bất kỳ một bút toán nào đã hạch toán vào hệ thống mà chỉ được phép thực hiện bút toán điều chỉnh nhờ vậy số liệu kế toán do hệ thống QLTCNB cung cấp luôn có độ tin cậy cao.

Hơn nữa, hệ thống có khả năng cung cấp báo cáo chi tiết đến từng Chi nhánh, phòng ban, theo loại sản phẩm hoặc nhóm khách hàng, đáp ứng yêu cầu số liệu đầu vào cho tất cả các hệ thống phân tích và quản lý tài chính của ngân hàng.

Hệ thống QLTCNB không chỉ hoạt động độc lập như một công cụ tài chính kế toán mà còn được tích hợp với hệ thống Incas, Quản lý tài chính (lập kế hoạch, phân tích tài chính, phòng ngừa rủi ro), Quản lý thông tin báo cáo, Quản lý nguồn nhân lực và bảng lương, hình thành nên bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank.

Vietinbank Lâm Đồng đang áp dụng và thực hiện theo hệ thống quản lý ERP

này.

- Phần mềm quản lý INCAS: phần mềm quả lý INCAS cho phép kết nối trực

tuyến từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm trên toàn quốc. Hệ thống INCAS cho phép trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh.Từ đó có thể tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành tốt công tác kiểm tra kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo mật và an ninh dữ liệu.

- Chương trình iCdoc:Chương trình icdoc là chương trình lưu trữ và lưu chuyển hồ sơ với tốc độ cao trên hệ thống mạng nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Công Thương. Chương trình icdoc là công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu quản lý tín dụng theo mô hình mới tăng cường quản lý theo chiều dọc và yêu cầu tách biệt các khâu nhằm chuyên môn hóa cao. Theo chương trình icdoc, toàn bộ hồ sơ cấp gia hạn tín dụng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay, hồ sơ giải ngân vốn vay sau khi tiếp nhận từ khách hàng, các Chi nhánh ngân hàng tiến hành thẩm định sơ bộ và chuyển


toàn bộ hồ sơ ra Trụ sở chính thông qua hệ thống máy scan tốc độ cao. Từ đó cũng thông qua chương trình này trụ sở chính sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể và gửi kết quả cho các phòng ban, các chi nhánh. Sau khi nhận được phản hồi về việc chấp nhận phê duyệt từ trụ sở chính, các chi nhánh mới tiến hành ký kết hợp đồng, giải ngân cho khách hàng.

Thứ 2, hệ thống chính sách cho vay của ngân hàng được xây dựng theo định hướng kiểm soát rủi ro, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Chính sách cho vay, chính sách tín dụng đơn vị áp dụng trong những năm vừa qua phù hợp với hoạt động và điều kiện phát triển của đơn vị. Hệ thống chính sách tín dụng bao gồm những quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết cho từng đối tượng tín dụng, từng cấp bậc trong đơn vị, các quy định, chính sách không mâu thuẫn lẫn nhau là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay, hoạt động tín dụng.

- Hệ thống chính sách không rập khuôn, mà khá linh động và luôn được sửa đổi bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị, các chi nhánh, thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có ý thức cao trong việc chấp hành đúng, đủ các quy trình, chính sách, quy định vì vậy hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát rủi ro càng được nâng cao.

- Hàng năm, Vietinbank luôn cố gắng nỗ lực nghiên cứu, xây dựng đổi mới các chính sách, quy định để phù hợp với tình hình kinh tế trong từng giai đoạn, phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh của Vietinbank ra các nước trên khu vực và trên thế giới. Đồng thời đổi mới quy trình, chính sách để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong những năm gần đây, Vietinbank đã ban hành một số quy định cụ thể sau:

- Quy định cho vay đối với tổ chức kinh tế (QĐ.35.12, ngày 26/02/2010)

- Quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền cấp giới hạn tín dụng


- Quy định cho vay ngoại tệ: quyết định 1113/2012 – HĐQT – NHCT quy định của Hội đồng quản trịvề việc cho vay ngoại tệ ngày 27/04/2012; quyết định 1149/2012/ QĐ – HĐQT – NHCT35 ngày 2/05/2012.

- Công văn số 4493/CV – NHCT35 ngày 06/08/2010 quy định về giải ngân tiền

mặt.


- Công văn hướng dẫn chỉ đạo của NHCT trong từng thời kỳ cụ thể.

- Quy trình cho vay theo mô hình mới: quyết định 1366/ QĐ – HĐQT –

NHCT35 ngày 12/12/2011; định 3839/ QĐ – HĐQT – NHCT35 ngày 26/12/2011;

định 1366/ QĐ – HĐQT – NHCT ngày 31/12/2011

- Quyết định 2580/ QĐ – NHCT35 ngày 30/09/2011 về công tác kiểm tra, giám sát nội bộ.

Thứ 3, các thủ tục kiểm soát áp dụng trong hoạt động cho vay tại chi nhánh khá chặt chẽ, logic.

Giữa năm 2013, Vietinbank Lâm Đồng đã đưa vào sử dụng mô hình cấp tín dụng mới đảm bảo tính độc lập trong việc thẩm định, đề xuất quyết định của bộ phận thẩm định (tại Trụ sở chính), hạn chế được rủi ro do bị khách hàng chi phối tại chi nhánh. Đồng thời theo mô hình mới, có nhiều cấp phê duyệt, đảm bảo giải quyết hồ sơ nhanh, tăng hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Các khâu trong quá trình thực hiện cấp tín dụng được tách biệt hóa, đảm bảo tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả.

Công tác kiểm soát trải qua 3 vòng kiểm soát tăng tính hiệu quả, chặt chẽ trong công tác kiểm soát, để rủi ro luôn ở mức thấp nhất. Tại Trụ sở chính phòng kiểm soát và phê duyệt tín dụng sẽ tiến hành soát xét lại hồ sơ cấp tín dụng, kiểm soát trước giải ngân, phê duyệt hồ sơ máy tăng tính tuân thủ, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, vận hành, rủi ro đạo đức, đảm bảo tính độc lập, bất kiêm nhiệm, tách biệt ra khỏi Chi nhánh.

Chi nhánh Vietinbank Lâm Đồng luôn tuân thủ thực hiện đúng quy trình cho vay, kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng và các quy trình, thủ tục khác liên quan đến hoạt động cho vay. Đó là cơ sở để mọi cán bộ tuân thủ thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn của quy trình. Các vai trò, nhiệm vụ của cá nhân phòng ban được thực hiện theo đúng quy định đồng thời có sự phối hợp

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí