Đánh Giá Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Trong Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình, Cá Nhân Tại Agribank Quảng Trị‌‌


Kiểm soát, phê duyệt giải ngân

Giải ngân chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Thẩm quyền phê duyệt giải ngân được quy định theo Quyết định của Agribank Quảng Trị


Giải ngân và lưu trữ hồ sơ

- Sai sót khi nhập dữ liệu vào hệ thống IPCAS.

- Số tiền giải ngân không đúng( nhiều hơn, ít hơn) với số tiền đã ghi trong hợp đồng

Các chứng từ giải ngân không đầy đủ, không hợp lệ dẫn đến không thể giải ngân, giải ngân chậm trễ cho khách hàng

- Trưởng phòng tín dụng kiểm tra, rà soát lại thông tin khách hàng trên hệ thống IPCAS

- Đối chiếu giấy nhận nợ (phụ lục

06) với các thông tin có trong hợp đồng để đảm bảo giải ngân chính xác.

- Kiểm tra, đối chiếu tính phù hợp giữa hồ sơ giải ngân của khách hàng, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và nội dung hợp đồng tín dụng.

- Kiểm soát hồ sơ giải ngân, phiếu nhập kho tài sản, phê duyệt hạch toán giải ngân, hạch toán tài sản

bảo đảm trên hệ thống IPCAS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 6


Ưu điểm của quá trình kiểm soát khi giải ngân là đã chú trọng kiểm tra sự trùng khớp giữa chứng minh thư người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trong hồ sơ vay vốn; kiểm tra sự phù hợp giữa số tiền giải ngân ghi trong hợp đồng với con số ghi trên chứng từ hạch toán; kiểm tra mức lãi suất áp dụng có đúng với lãi suất quy định hiện hành của thống đốc ngân hàng; kiểm tra các chữ ký, mẫu dấu của khách hàng, lưu ý các chứng từ có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa…Do đó mà công đoạn giải ngân cho khách hàng vay vốn ít gặp sự cố, tạo sự thuận lợi cho khách hàng.

Ví dụ: quy trình kiểm soát trong khi giải ngân đối với khách hàng là ông Nguyễn Bảo Sơn.


(1) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và đưa ra quyết định giải ngân

Trưởng phòng tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, các giấy tờ có liên quan đồng thời cũng kiểm tra dữ liệu nhập trên hệ thống IPCAS. Sau khi kiểm tra, xét thấy các hồ sơ, chứng từ đầy đủ,hợp lệ, hợp pháp thì ký phê duyệt cho ông Sơn vay vốn với số tiền là 120.000.000 đồng.

(2) Giải ngân cho khách hàng

Toàn bộ hồ sơ khoản vay được giao cho giao dịch viên, tại đây, giao dịch viên tiến hành kiểm tra và hạch toán , bàn giao các giấy tờ liên quan và tài sản bảo đảm cho thủ quỹ để nhập kho theo quy định đồng thời cũng hạch toán TSBĐ trên hệ thống IPCAS.

Kiểm soát viên thực hiện kiểm soát các hồ sơ, phê duyệt hạch toán giải ngân, hạch toán TSBĐ trên hệ thống IPCAS.

Cán bộ tín dụng thực hiện giải ngân cho ông Sơn với số tiền là 120.000.000 đồng và chuyển tiền mặt ông tại Agribank Quảng Trị, ông Sơn kiểm tra số tiền và ký vào giấy nhận nợ.

Nhận xét: Công tác giải ngân được kiểm soát, phê duyệt trên hợp đồng nên cán bộ tín dụng thực hiện nhanh chóng việc giải ngân cho khách hàng đúng số tiền đã được phê duyệt, khách hàng hài lòng với thái độ và quá trình làm việc của các cán bộ tín dụng.

c. Các hoạt động kiểm soát sau khi giải ngân cho khách hàng

Rủi ro: khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, giá trị tài sản bảo đảm giảm, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã kê khai trong hợp đồng, khách hàng làm ăn thua lỗ..

Mục tiêu: khách hàng trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Nội dung kiểm soát: kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tình hình tài chính và khả năng trả nợ, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn.


Công việc

Rủi ro

Kiểm soát

Thời gian thực hiện


Lưu trữ hồ sơ tín dụng

Các chứng từ, hồ sơ, hợp đồng bị mất hoặc bị sửa đổi

Các chứng từ, hồ sơ,hợp đồng và các giấy tờ liên quan đều được niêm phong, cất giữ trong kho quỹ, két sắt có khóa cẩn

thận.

Sau khi giải ngân cho khách hàng.


Tình hình trả nợ gốc và lãi

- Khách hàng trả nợ không đúng hạn, không đủ số tiền nợ gốc và lãi.


- Khả năng thanh toán của khách hàng sụt giảm.


- Khách hàng mất khả năng trả nợ.

- Cán bộ tín dụng lập Bảng theo dõi nợ vay củ KH trên hệ thống IPCAS, thông báo nợ gốc và lãi, phí(nếu có) cho KH ít trước ít nhất 05 ngày, định kỳ lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, đôn đốc KH trả nợ.

Xem xét quá trình trả nợ của khách hàng, chấm điểm và xếp hạng lại khách hàng, thực hiện phân nhóm nợ đối với KH trên hệ thống IPCAS để sớm phát hiện dấu hiệu sụt giảm của KH và có biện pháp xử lý thích hợp.

- Xem xét gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho KH, trường hợp KH không trả được thì chuyển nợ qua nợ quá hạn và yêu cầu KH áp dụng mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất vay đã thỏa thuận.

Thực hiện định kỳ hằng tháng



Việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng

Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Kiểm tra, giám sát thực tế tại địa bàn để nắm được việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không.


Kết thúc mỗi lần kiểm tra, giám sát phải lập Biên bản kiểm tra sau khi cho vay (phụ lục 07)

Trong vòng

30 ngày đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại đô thị(thịtrấn, phường) và trong vòng 60 ngày đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại địa bàn nông

thôn


Kiểm tra, giám sát tình hình tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm bị mất mát, hư hỏng, sụt giảm giá trị

Định kỳ tiến hành kiểm tra thực tế, đánh giá lại tài sản 06 tháng hoặc 12 tháng 1 lần đối với tài sản thông thường, đánh giá ít nhất 01 lần đối với tài sản là nguyên nhiên liệu, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản

xuất kinh doanh.

Thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ mỗi tháng.


Xem xét gia hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Không cơ cấu hoặc cơ cấu sai thời hạn trả nợ cho khách hàng.

Người kiểm soát, xem xét và ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý cơ cấu lại thời hạn nợ rồi trình lên người có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại khoản 02 Điều

35 Quyết định số 66/QĐ- HĐTV-KHDN để đưa ra quyết định và thông báo lại với khách

hàng.

Sau khi khách hàng gửi giấy Đề nghị kiêm phương án cơ cấu lạithờihạn trả nợ

(phụlục 8)



Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khách hàng chưa thanh toán hết nợ gốc, lãi và phí nhưng cán bộ tín dụng đã thanh lý hợp đồng

Cán bộ tín dụng kiểm tra việc thanh toán của khách hàng trên tất cả các giấy tờ, chứng từ, các khoản phải thu trên tài khoản khách hàng trên hệ thống IPCAS.

Ngay sau khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đối với ngân

hàng


Giải chấp tài sản bảo đảm và Hợp đồng bảo đảm tài sản

- Giải chấp tài sản khi khách hàng chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng


- Giải chấp tài sản sai quy định, tài sản bảo đảm bị hư hỏng không trả lại đúng giấy tờ liên quan đến tài sản cho

khách hàng

- Cán bộ tín dụng kiểm tra việc thanh toán của khách hàng trên tất cả các giấy tờ, chứng từ, các khoản phải thu trên tài khoản khách hàng trên hệ thống IPCAS.

- Trưởng phòng tín dụng phê duyệt giấy giao nhận tài sản, đưa cho khách hàng kiểm tra, ký nhận và chuyển giao tài sản lại cho khách hàng.

Ngay sau khi thanh lý xong hợp đồng tín dụng.


Ưu điểm của quá trình kiểm soát sau khi cho vay, đó là có sự kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án, phương án kinh doanh của khách hàng; kiểm tra hiện trạng và tình hình biến động của tài sản bảo đảm xem có hư hỏng hay sụt giảm giá trị hay không; kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng (thu từ dự án, tiền lương hay thu nhập khác..); phân tích và đánh giá tiến độ, khả năng trả nợ của khách hàng nên đã góp phần han chế được những tổn thất do khách hàng không có khả năng chi trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên công tác kiểm soát sau khi cho vay không được thực hiện thường xuyên, có những trường hợp khi cán bộ đi kiểm tra giám sát thì tình hình sử dụng nguồn vốn cũng như tình hình tài sản bảo đảm là tốt nhưng sau đó tình hình kinh doanh của khách hàng lại gặp khó khăn, thu nhập của khách hàng không đảm bảo (bị


nghỉ việc, đau ốm, bệnh tật, kinh doanh trì trệ, thiên tai…) nhưng cán bộ kiểm soát không nắm bắt được một cách kịp thời, có thể dẫn đến trường hợp không thu hồi được vốn vay, gây tổn thất đối với ngân hàng.

Ví dụ: quy trình kiểm soát sau khi giải ngân cho khách hàng là ông Nguyễn Bảo Sơn

(1) Kiểm soát việc sử dụng vốn vay và tình hình của tài sản bảo đảm

Sau khi giải ngân cho khách hàng được 25 ngày, cán bộ tín dụng xuống địa bàn tại số nhà 35 Hàm Nghi, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị kiểm tra hiện trạng quyền sử dụng đất và nhà ở của ông Sơn. Qúa trình kiểm tra cho thấy tình hình TSBĐ là quyền sử dụng đất và nhà ở của ông Sơn vẫn bình thường, không có gì thay đổi; trang trại chăn nuôi của ông vẫn hoạt động tốt. Hàng tháng, thu nhập của ông vẫn thu đều từ việc bán gia súc và tiền lương của ông. Sau khi kiểm tra, giám sát thì cán bộ tín dụng lập Biên bản kiểm tra sau khi cho vay (phụ lục 07)

(2) Kiểm soát việc trả nợ gốc và lãi.

Cán bộ tín dụng luôn theo dõi, kiểm tra, chủ động nắm bắt những khoản nợ đến hạn để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, thông báo lãi đến hạn cho ông Sơn trước 07 ngày để có kế hoạch thanh toán. Định kỳ, trưởng phòng tín dụng chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc các cán bộ tín dụng lập các bảng theo dõi nợ, chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Hàng quý, trưởng phòng tín dụng cũng sẽ xem xét việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về

“ Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng”, sớm phát hiện ra những rủi ro và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

(3) Đưa ra kết luận

Cán bộ tín dụng sau khi kiểm tra, giám sát sau khi cho vay đối với ông Nguyễn Bảo Sơn đã đưa ra kết luận: ông Sơn sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng, trang trại chăn nuôi của ông vẫn hoạt động tốt, tình hình tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và nhà ở vẫn bình thường, không có sự thay đổi quyền sở hữu…


Hàng tháng, ông Sơn vẫn trả lãi vay đầy đủ và đúng hạn còn khoản nợ gốc sẽ được cán bộ tín dụng kiểm tra khi đến hết thời hạn hợp đồng vào ngày 26/03/2018, khi đó cán bộ tín dụng cũng sẽ tiến hành giải chấp tài sản, trả lại các giấy tờ liên quan đến TSBĐ cho ông Sơn.

Nhận xét: Nhìn chung, quy trình kiểm soát sau khi giải ngân cho khách hàng được các cán bộ tín dụng chú trọng thực hiện. Việc CBTD nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ lãi định kỳ và xuống tận địa bàn thực tế để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và hiện trạng của TSBĐ khách hàng là một việc làm cần thiết và đúng đắn để đảm bảo rằng việc cho vay là chính xác, hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Với những khái quát và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị trong 03 năm từ năm 2012 đến năm 2014 và quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại Agribank Quảng Trị đã giúp tôi hiểu rõ hơn về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay, từ đó biết được các công việc kiểm soát cần phải thực hiện để hạn chế tối thiểu được các rủi ro, các tổn thất đối với ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK QUẢNG TRỊ‌‌

3.1 Đánh giá công tác kiểm soát bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị

3.1.1 Ưu điểm

Trong thời gian qua, hoạt động kiểm soát cho vay tại Agribank Quảng Trị đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng Agribank Quảng Trị đã có những giải pháp xử lý linh hoạt, đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả hoạt động.

+ Chính sách phát triển tín dụng của Agribank Quảng Trị luôn đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó, về chủ trương, Chi nhánh luôn quan tâm đến việc quản lý rủi ro tín dụng, tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

+ Phần lớn các khoản vay đều được kiểm tra, kiểm soát một cách thường xuyên và liên tục. Agribank Quảng Trị đã ban hành các quy định kiểm tra, kiểm soát khoản vay bằng văn bản, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giám sát khoản vay. Quy định về kiểm soát tín dụng được thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống, thể hiện ở việc kiểm tra thường được lập kế hoạch trước và tiến hành thành từng đợt. Hàng quý, Chi nhánh thường tổ chức các đợt kiểm tra việc thực hiện quy trình của các cán bộ tín dụng. Nhờ vậy mà ngân hàng đã phát hiện những điểm sai sót trong việc thực hiện quy trình kiểm soát.

+ Quy trình cho vay diễn ra theo các bước theo quy trình thống nhất trong toàn hệ thống Agribank trên toàn quốc, với hệ thống quản lý hồ sơ, dữ liệu của khách hàng mang tính an toàn và bảo mật. Công tác kiểm tra, giám sát trong quy trình tại các phòng ban tạo điều kiện thuận lợi cho các bước, các thủ tục được diến ra một cách hợp lý và khoa học, giúp ban lãnh đạo dễ dàng kiểm tra, giám sát khoản vay từ thời điểm xét duyệt cho vay đến khi thanh lý hợp đồng.


+ Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, ví dụ như các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

+ Agribank Quảng Trị còn được đánh giá là một trong những ngân hàng áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động. Tất cả các quá trình từ khi cho vay, quản lý cho đến thu nợ đều được xử lý bằng máy tính với phần mềm IPCAS, việc bảo mật thông tin và dữ liệu được an toàn. Mỗi nhân viên được trang bị một máy tính riêng, có kết nối mạng trực tuyến IPCAS. Điều này góp phần làm tăng khả năng quản lý của ngân hàng,thực hiện cho vay nhanh chóng, các khoản vay được theo dõi và kiểm tra một cách chặt chẽ. Chính nhờ sự nhanh chóng và thuận lợi cũng như những yếu tố tích cực như vậy đã giúp ngân hàng giữ vững được các khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm được nhiều khách hàng mới, mở rộng quan hệ tín dụng của ngân hàng.

+ Trong công tác kiểm soát hoạt động cho vay, cấp quản lý cũng đã có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi nhân viên từ khâu đầu tiên là tiếp đón khách hàng cho đến khâu cuối cùng là thu nợ đến hạn, thực hiện thanh lý hợp đồng. Do vậy mà mỗi cán bộ nhân viên nắm bắt được nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình, chủ động trong công việc, không xảy ra tình trạng lười nhác trong công việc.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được kiểm tra định kỳ vào cuối năm về thực trạng quy trình cho vay và kiểm soát việc cho vay của Phòng tín dụng để từ đó tổng hợp, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác phòng ngừa , xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Ở giai đoạn trước khi cho vay, cán bộ tín dụng Agribank Quảng Trị đã rất chú trọng tới công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ khoản vay, phỏng vấn tìm hiểu khách hàng để từ đó lựa chọn đối tượng vay vốn đúng đắn, đưa ra quyết định cho vay phù hợp với chính sách cho vay của Agribank Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với những kinh nghiệm trong công tác mà cán bộ tín dụng có được, họ đã tận tình tư vấn cho khách hàng hiểu rõ hơn về phương án kinh doanh của mình như:


Phương án kinh doanh của khách hàng có thực sự hiệu quả hay không? Với phương án đó thì có đảm bảo trả nợ gốc và lãi đúng hạn hay không?

Hạn mức tối đa mà ngân hàng có thể cho vay? Tư vấn các hình thức cho vay? Hình thức trả nợ gốc và lãi?

Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng Agribank Quảng Trị cũng đã rất nhiệt tình, thân thiện tiếp đón khách hàng cũng như giải đáp những thắc mắc, hướng dẫn khách hàng hoàn thành đầy đủ thủ tục hồ sơ vay vốn; qua đó, củng cố và tạo được niềm tin đối với khách hàng.

+ Trong quá trình cho vay và kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, các cán bộ tín dụng cũng đã bám sát và thực hiện đúng với những quy định đề ra, thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình sản xuất của khách hàng sau khi cho vay, đánh giá hiệu quả việc thực hiện sản xuất kinh doanh, đánh giá tình hình trả nợ của khách hàng, tìm hiểu những khó khăn mà khách hàng gặp phải, những lệch lạc trong việc sử dụng vốn để kịp thời tư vấn cho khách hàng đồng thời cũng là bảo vệ vốn vay tránh rủi ro mất vốn.

Qua quá trình tìm hiểu hoạt động kiểm soát nội bộ quá trình cho vay tại chi nhánh Agribank Quảng Trị, có thể thấy bộ máy tổ chức cấp tín dụng, quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân được thiết kế khá hợp lý. Ban lãnh đạo công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc, quy định kiểm soát, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng với các quy định, tiêu chuẩn đã ban hành. Đội ngũ cán bộ tín dụng luôn có thái độ làm việc tích cực, cởi mở và thân thiện với khách hàng, có đồng phục riêng để phân biệt với khách hàng, được trang bị các thiết bị làm việc đầy đủ: máy tính, tủ đựng hồ sơ… Công tác kiểm tra, kiểm soát diễn ra theo đúng trình tự và được thực hiện nghiêm túc. Chính những ưu điểm đạt được trên mà trong những năm gần đây, chi nhánh đã nâng cao được chất lượng tín dụng, mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, hạn chế các rủi ro xảy ra, khẳng định và nâng cao uy tín chất lượng của ngân hàng trên địa bàn.

3.1.2 Nhược điểm

Mặc dù trong thời gian qua việc kiểm soát hoạt động cho vay đã được thực hiện khá tốt, với vai trò của mình, bộ phận kiểm soát đã góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả; hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra; đảm bảo quy trình


cho vay được thực hiện đúng pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát hoạt động cho vay, đó là:

+ Tuy đã có sự phân công trách nhiệm trong công tác kiểm soát hoạt động cho vay nhưng với một quy mô công việc nhiều, một cán bộ tín dụng phải làm nhiều việc nên sẽ dẫn đến những sai sót không thể tránh khỏi, công tác kiểm soát chưa thực sự tốt nhất. Mặt khác, tại Agribank Quảng Trị đã có phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ riêng song vẫn chưa có phòng quản lý rủi ro nên việc kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay vẫn hạn chế.

+ Phần lớn các hướng dẫn đưa ra còn chung chung cho toàn hệ thống các chi nhánh, trong khi đó mỗi chi nhánh lại có những khách hàng và đặc điểm riêng biệt. Chính điều này sẽ gây khó khăn cho kiểm soát viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Trong quy trình kiểm soát hoạt động cho vay, với số lượng khách hàng đa dạng; ngân hàng tiếp nhận nhiều mục đích vay vốn, dự án vay khác nhau, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau, các tài sản bảo đảm khác nhau…trong khi năng lực của kiểm soát viên, của cán bộ tín dụng là có hạn cùng với lượng công việc mà họ phải thực hiện là khá nhiều, từ kiểm soát quá trình cho vay, đánh giá tài sản bảo đảm…và do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng nên công tác kiểm soát phải thực hiện trong một thời gian nhất định, điều này cũng dễ gây ra những sai phạm khi thực hiện quy trình kiểm soát.

+ Bên cạnh những khách hàng tốt, thiện chí cung cấp thông tin và trả nợ thì vẫn có những khách hàng cố tình lừa đảo với những hành động tinh vi, những khách hàng mà các cán bộ tín dụng không có đủ thời gian, không có sẵn đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt, những khách hàng ở quá xa…thì việc thu thập thông tin chính xác về khách hàng cũng là rất khó, dễ rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng, gây khó khăn cho công tác kiểm soát.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay có lúc còn chưa kịp thời, gặp khó khăn trong việc liên hệ với khách hàng.Nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng có gắng tìm cách che giấu. Có những khách hàng cố ý không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, dẫn đến trường hợp nợ xấu, nợ quá hạn.


+ Phòng kiểm soát nội bộ được chú ý thực hiện song chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát theo định kỳ vào giữa hoặc cuối năm chứ chưa có sự kiểm soát thường xuyên, chưa tăng cường các lần kiểm tra đột xuất nên hiệu quả của công tác kiểm soát chưa thực sự là tốt nhất.

Hoạt động của bộ phận kiểm tra, KSNB chưa hoàn toàn đảm bảo tính độc lập, công tác kiểm soát chưa phát huy hết khả năng trong việc đánh giá, phân tích và nhận diện những rủi có thể xảy ra trong giai đoạn trước,trong và sau khi cho vay.

+ Mặc dù, tại Agribank Quảng Trị có đội ngũ nhân viên khá trẻ, nhạy bén, năng động và nhiệt tình trong công việc song vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác, chưa thực sự mạnh dạn đề xuất các phương án, ý kiến giúp ban lãnh đạo chi nhánh. Một số cán bộ tín dụng còn chưa chủ động trong việc tìm kiếm, nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng, chưa chủ động tìm đến các khách hàng mà còn thụ động, chờ khách hàng đến tìm.

3.1.3 Nguyên nhân

+ Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng. Vì vậy mà hoạt động kiểm soát cho vay tại Agribank Quảng Trị cũng gặp những khó khăn do sự biến động của giá cả thị trường từ giá xăng dầu cho đến giá cả lương thực thực phẩm cho đến sự bất ổn của thị trường chứng khoán. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu vay vốn của khách hàng và việc quyết định các chính sách cho vay của ngân hàng.

+ Việc chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Trị cũng đã gây khó khăn trong việc tổ chức cơ cấu bộ máy, nhân sự; chưa có sự hoàn thiện trong công tác quản lý, giám sát cho vay. Mặt khác, Agribank Quảng Trị là đơn vị trực thuộc Agribank Việt Nam- do Nhà nước làm chủ sở hữu nên nhiều khi còn chưa chủ động trong các quyết định cho vay để thực sự phù hợp với đặc điểm của khách hàng trên địa bàn.

+ Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi như hiện nay đã tạo điều kiện cho các thủ đoạn tinh vi của những khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo trong quá trình cho vay nhằm chiếm đoạt nguồn vốn từ ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022