Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.


Chính sách cho vay được Chi nhánh áp dụng theo chính sách cho vay của NHCT trong từng thời kỳ cụ thể. Song đó là chính sách áp dụng cho cả hệ thống ngân hàng vì vậy có một số quy định không thực sự phù hợp với Chi nhánh. Chi nhánh cần phải ứng biến linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách cho vay để phù hợp với từng đối tương, từng hoàn cảnh riêng biệt nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro. Đồng thời NHCT cần thúc đẩy quá trình nghiên cứu, đưa ra những văn bản, quy định cụ thể hơn, hoàn thiện hơn nữa chính sách, quy trình cho vay để phù hợp với mô hình quản lý rủi ro mới Basel II, tránh gây ra sự chồng chéo giữa các quy định mới và cũ. Cụ thể hóa các chính sách, quy trình để cán bộ nhân viên có thể dễ dàng nắm bắt, thấu hiểu và thực hiện đúng nội dung công việc.

- Hoàn thiện môi trường kiểm soát:

Môi trường kiểm soát là nhân tố chính ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát của đơn vị. Một môi trường làm việc tốt, văn minh, khoa học là động lực để các cán bộ nhân viên nổ lực, phát huy năng lực trí tuệ để hoàn thành tốt các công việc. Môi trường kiểm soát tốt sẽ ngăn chặn được mọi hành vi vi phạm đạo đức, hạn chế được các cơ hội gian lận của cán bộ nhân viên. Các thủ tục kiểm soát cho dù có chặt chẽ đến đâu nhưng sẽ không hữu hiệu và đạt hiệu quả nếu đặt trong một môi trường kiểm soát yếu kém.

- Về phong cách điều hành của nhà quản lý: Ban lãnh đạo cần nghiêm ngặt hơn nữa trong khi thực hiện ký, phê duyệt các chứng từ, đưa ra các quyết định. Luôn thể hiện tinh thần thái độ cẩn trọng, nghiêm túc, tính chính trực, linh hoạt trong mọi công việc để nêu gương cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị. Ngoài ra ban lãnh đạo cần nhấn mạnh và giải thích rõ quan điểm, triết lý điều hành, vai trò của mình trong mọi hoạt động, mọi chính sách để nhân viên có thể hiểu, nắm bắt và thực hiện tốt.

- Về chính sách nhân sự:

Yếu tố con người chính là nguyên nhân gây ra các gian lận, các rủi ro, sai sót nhưng cũng là nền tảng để phát triển, vận hành tốt hoạt động kiểm soát nội bộ. Mỗi người thực sự phát huy hết năng lực của mình cho công việc chỉ khi bản thân được làm việc trong một môi trường tốt, có đủ điều kiện vật chất và tinh thần thoải mái. Vì vậy chính sách nhân sự tốt là yếu tố cơ bản để phát huy hiệu quả, năng suất lao động. Qua


các đợt kiểm tra, rà soát của Hội sở chính, của khu vực, đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ tại ngân hàng cho thấy các nhiều món vay kém chất lượng tồn đọng, khả năng thu hồi kém, các món nợ xấu đều xuất phát từ việc thiếu hồ sơ, thiếu thông tin thu thập, công tác thẩm định thực hiện sơ sài, công tác kiểm soát bị bỏ qua,… mà nguyên nhân chính là do tinh thần thái độ làm việc của cán bộ nhân viên chưa cao, cán bộ nhân viên thiếu kinh nghiệm, chưa nắm rõ các vấn đề, các chính sách, thủ tục, kiến thức về pháp luật (luật đất đai, luật hành chính, luật dân sự…), về tài chính, kinh tế, về các ngành nghề cụ thể còn yếu kém.

Vì vậy Chi nhánh cần xây dựng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn, công tác đào tạo. Đồng thời khuyến khích cán bộ nhân viên học tập, tìm hiểu kiến thức khoa học trên mọi lĩnh vực, đặc biệt về pháp luật và đặc thù riêng của các nghành kinh tế. Thường xuyên hơn trong việc tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cho lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

Chi nhánh cần hoàn thiện hơn chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý. Tạo môi trường làm việc thoải mái, giảm thiểu tối đa các áp lực, xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý sẽ là cơ sở để nâng cao tinh thần, trách nhiệm, phát huy tối đa năng lực của cán bộ nhân viên trong đơn vị.

Ban lãnh đạo cần quan tâm, khích lệ cán bộ nhân viên qua các buổi họp mặt, thảo luận để nâng cao tinh thần thái độ của cán bộ nhân viên trong công việc. Đồng thời đơn vị cần quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên hơn nữa để nhân viên yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho đơn vị.

Cần có sự điều chuyển nhân sự hợp lý hơn cán bộ nhân viên phát huy được hết năng lực của mình trong công việc.

- Hoàn thiện thủ tục kiểm soát.

- Tăng cường giám sát khi cho vay:

Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát khi cho vay đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Nên có một cơ chế kiểm tra, kiểm soát chéo chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra.Định kỳ nên giao công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng khoản vay tình hình SXKD, kiểm tra sử dụng vốn vay... của khách hàng cho


một nhân viên không thực hiện thẩm định khoản vay đó.Và cần có sự xét duyệt của lãnh đạo phòng khách hàng đồng thời trình bày bằng văn bản, biên bản cụ thể đối với công việc này.

- Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu:

Chi nhánh cần phân tích từng khoản nợ xấu, nợ có vấn đề riêng biệt nhằm mục đích đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.

Phân tích kỹ nguyên nhân nợ quá hạn:khi các khoản vay chuyển sang nợ qua hạn Chi nhánh cần yêu cầu cán bộ tín dụng xem xét, phân tích kỹ, rõ ràng để tìm ra nguyên nhân cụ thể vàcó biện pháp xử lý thích hợp.

Trong trường hợp khách hàng cố ý không trả nợ, trả chậm các khoản nợ ngân hàng cần sử dụng các biện pháp mạnh tay, triệt để, yêu cầu sự can thiệp của cơ quan pháp luật để có thể thu hồi nợ. Trong trường hợp khoản nợ thực sự khó đòi ngân hàng có thể bán các khoản nợ, chuyển nhượng cho các tổ chức tín dụng khác, các công ty mua bán nợ trên thị trường.

- Hoàn thiện công tác giám sát sau khi cho vay

Chi nhánh cần chú trọng hơn công tác giám sát sau khi cho vay. Chi nhánh cần chỉ đạo các cán bộ thường xuyên thẩm định tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để nắm bắt được tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với những khoản vay lớn, chi nhánh cần chú trọng hơn trong việc giám sát, yêu cầu cán bộ giám sát thường xuyên khảo sát thực tế đối với những khoản vay này.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông:

Thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngân hàng nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng như hiện nay, khi mà tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh đang dần yếu kém vì vậy việc thiết lập kho dữ liệu sử dụng cho hoạt động của ngân hàng là rất cần thiết.

Đánh giá đúng đối tượng đi vay cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Bên cạnh việc lấy thông tin từ CIC của ngân hàng nhà nước, ngân hàng cần thu thập thông tin từ các kênh khác nhau như: internet, thông


tin từ các cơ quan công quyền ở địa phương: cục thuế, sở tài nguyên môi trường, sở kế hoạch đầu tư, bạn hàng, đối tác làm ăn của khách hàng,…

Các thông tin thu thập được cần được sàng lọc, phân tích kỹ càng, kịp thời và nhanh chóng hơn. Chi nhánh cần phân chia trách nhiệm này ở mức độ cụ thể hơn cho cán bộ, nhân viên, đồng thời cần khuyến khích nhân viên ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, phân tích số liệu kế toán để có kết quả chính xác hơn.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:‌

1. Kết luận‌

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào dòng chảy của thế giới.Với điều kiện nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn sau khủng hoảng, vai trò của các ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng trong việc vừa là trung gian cầu nối trong lưu chuyển tiền tê, vừa là nguồn vay vốn của các doanh nghiệp.Đặc biệt trong vấn đề vay vốn vô cùng nhạy cảm, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải chuẩn hóa và nâng cao quy trình kiểm soát cấp tín dụng cho khách hàng. Dù việc thiết kế các qui trình thực hiện, công tác kiểm soát tổ chức tín dụng nói chung, khách hàng doanh nghiệp nói riêng khá chặt chẽ nhưng các rủi ro tín dụng luôn luôn tồn tại, đặc biệt rủi ro kiểm soát đến từ cán bộ quản lý rủi ro.

Qua quá trình nghiên cứu, khóa luậnđã hoàn thành được những mục tiêu sau:

- Tìm hiểu, chọn lọc và hệ thống hóa được những lý luận cơ bản làm nền tảng lý thuyết để vạch ra những nội dung, thông tin, định hướng cần khai thác, làm rõ và thu thập về quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong khi tiếp cận thực tế.

- Có cái nhìn tổng thể và có sự hiểu biết cơ bản về quy trình cho vay cũng như những vấn đề liên quan đến quy trình này cụ thể là đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng.

- Từ đó, đặt sự quan tâm vào hệ thống kiểm soát đối với quy trình này để nhận dạng những rủi ro trong ngân hàng, đặc biệt đi sâu phân tích các rủi ro kiểm soát có thể có cũng như những tác động của những rủi ro này đến hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Cụ thể:

- Nhận dạng và phân tích các hoạt động trong hệ thống kiểm soát của Ngân Hàng theo mô hình Basel II và theo mô hình 5 nhân tố:

- Giám sát quản lý và văn hóa kiểm soát;

- Nhận biết và đánh giá rủi ro;

- Các hoạt động kiểm soát và phân tách trách nhiệm;

- Thông tin và liên lạc;

- Các hoạt động giám sát và khắc phục hạn chế.


- Hệ thống hóa một số rủi ro kiểm soát chính. Nhận định nguyên nhân và ảnh hưởng của các rủi ro này tới hoạt động của Ngân hàng nói chung và quy trình kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tôi đánh giá rủi ro kiểm soát trong quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Lâm Đồng ở mức trung bình.

- Cuối cùng, từ những rủi ro kiểm soát đã đưa ra,khóa luận đã đưa ra những nhận xét và phương pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro kiểm soát có thể xảy tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Lâm Đồng.

Tuy đã được sự hướng dẫn, sự giúp đỡ từ phía đơn vị thực tế là Ngân hàng nhưng khóa luận không tránh được một hạn chế từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan như khó khăn trong việc tiếp cận số liệu thực tế, điều kiện thời gian giới hạn và đặc thù công việc như sau:

- Khóa luận chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu, đánh giá chu trình cho vay khách hàng doanh nghiệp chứ chưa đi sâu đánh giá công tác kiểm soát tại từng nghiệp vụ chi tiết: nghiệp vụ phân tích, nghiệp vụ thẩm định, nghiệp vụ kế toán…

- Bài nghiên cứu chủ yếu phân tích dựa trên yếu tố định tính, chứ chưa đi phân tích các yếu tố định lượng.

- Trong quá trình thực tập tuy tôi được thực thực hiện rất nhiều công việc, nhiều bước trong quy trình nhưng không phải là được thực hiện toàn bộ công việc của cả một quy trình kiểm soát, quy trình cho vay nên khóa luận chưa thể đánh giá công tác kiểm soát một cách chi tiết hơn nữa.

2. Kiến nghị‌

Về cơ bản đề tài đã làm rõ được quy trình kiểm soát trong hoạt động cho vay tại Vietinbank Lâm Đồng, đánh giá được quy trình kiểm soát và nêu ra ưu nhược điểm và các biện pháp cần khắc phục. Tuy nhiên vì vấn đề hạn chế về thơi gian đồng thời Vietinbank Lâm Đồng đang chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Basel II mới nhất vì vậy công tác tìm hiểu, thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn vì vậy khóa


luậnkhông tránh những sai sót, hạn chế. Do đó, những đề tài nghiên cứu cùng nội dung trong thời gian tới nên:

- Tiếp cận cụ thể quy trình kiểm soát cho vay tổ chức khách hàng, cố gắng đi sâu tìm hiểu hoạt động kiểm soát vòng 1, vòng 2 theo mô hình mới (mô hình Basel II) tại khu vực,tại Trụ sở chính.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu hoạt động kiểm soát hoạt động tín dụng không chỉ với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp mà các hoạt động khác như cho vay đối với hàng cá nhân, chiết khấu L/C, bão lãnh…

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG. PHỤ LỤC 02: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG.

PHỤ LỤC 03: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG.

PHỤ LỤC 04: BẢNG PHÂN LOẠI CÁC DƯ NỢ THEO NHÓM. PHỤ LỤC 05: NHỮNG NHU CẦU VỐN KHÔNG ĐƯỢC CHO VAY PHỤ LỤC 06: QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ VAY VỐN.

PHỤ LỤC 07: ĐIỀU KIỆN CHO VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM VÀ CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM

PHỤ LỤC 08: QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY VÀ THAY ĐỔI NỘI DUNG KHOẢN VAY

PHỤ LỤC 09: QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM GIỮA KHÂU THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY.

PHỤ LỤC 10: QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA TỪNG BỘ PHẬN, CÁ NHÂN THAM GIA THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN VAY

PHỤ LỤC 11: THỜI GIAN THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CHO VAY VÀ GIẢI QUYẾT CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CHO VAY.

PHỤ LỤC 12: QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH GIẢI NGÂN.

PHỤ LỤC 13: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ GỐC VÀ/ HOẶC LÃI VAY.

PHỤ LỤC 14: THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÊ DUYỆT DỮ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG INCAS

PHỤ LỤC 15: QUY ĐỊNH VỀ GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ VÀ MỨC CẤP TÍN DỤNG TỐI ĐA SO VỚI GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ VÀ CHỈ ĐẠO CỦA BĐTV THÁNG 10 – 2013.

PHỤ LỤC 16: MINH HỌA QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK LÂM ĐỒNG QUA HỢP ĐỒNG CHO VAY VỚI KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP XYZ

PHỤ LỤC 17: MINH HỌA QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VIETINBANK LÂM ĐỒNG QUA HỢP ĐỒNG CHO VAY VỚI KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP XYZ.

PHỤ LỤC 18: TỜ TRÌNH ĐỀ XUẤT THÔNG TIN KIÊM CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

PHỤ LỤC 19: TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH GHTD/ĐIỀU CHỈNH GIỚI HẠN TÍN DỤNG NHÓM KHÁCH HÀNG LIÊN QUAN CẤP 2 PHỤ LỤC 20: BIÊN BẢN GIAO NHẬN HỒ SƠ

PHỤ LỤC 21: MẪU PHIẾU THÔNG BÁO LỖI PHỤ LỤC 22: MẪU TỜ TRÌNH XỬ LÝ LỖI

PHỤ LỤC 23: BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

PHỤ LỤC 24: TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH GIẢI NGÂN PHỤ LỤC 25: GIẤY NHẬN NỢ

PHỤ LỤC 26: LỆNH CHI

PHỤ LỤC 27: PHIẾU LĨNH TIỀN MẶT PHỤ LỤC 28: PHIẾU NHẬP KHO

PHỤ LỤC 29: BẢNG KÊ MUA HÀNG HÓA DỊCH VỤ PHỤ LỤC 30: BẢNG KÊ SỬ DỤNG VỐN VAY


ế

Hu

PHỤ LỤC 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG.


Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

Số tiền (đồng)

Chênh lệch(+/-)

Tỷ lệ (+/) %

Số tiền (đồng)

Chênh lệch (+/-)

Tỷ lệ (+/-)

%

Số tiền (đồng)

A. TỔNG THU

NHẬP

364.928.231.880

32.028.493.600

8,78%

396.956.725.480

-45928.329.480

-11,57%

351.028.396,000

Doanh số mua ngoại

tệ (USD)

12876000 USD

2077000 USD

16,13%

14953000 USD

2.266.000 USD

15,15%

17219000 USD

Doanh số thanh toán

13.236.692.310

-2.168.712.400

-16,38%

11.067.979.910

3.985.234.950

36,01%

15.053.214,860

Doanh số thu phí

5.391.798.406

984.531.200

18,26%

6.376.329.606

1.536.183.218

24,09%

7.912.512,824

B. TỔNG CHI PHÍ

371.003.404.000

-20.102.892.000

-5,42%

350.900.512.000

-49.832.819.000

-14,20%

301.067.693,000

1. Chi phí huy động

vốn(trả lãi vay)

363.302.053.000

-19.373.599.000

-5,33%

343.928.454.000

-50.502.921.000

-14,68%

293.425.533,000

2. Chi phí bão dưỡng

tài sản

849.000.000

15.400.000

1,81%

864.400.000

-6.270.000

-0,73%

858,130.000

3. Chi công cụ lao

động

664.200.000

-4.400.000

-0,66%

659.800.000

-18.760.000

-2,84%

641,040.000

4. Chi phí quản lý

khác

5.056.874.000

-520.841.000

-10,30%

4.536,033.000

729.387.000

16,08%

5.265.420.000

5. Chi phí vật liệu

1.131.277.000

219.452.000

-19,40%

9.11.825.000

-34.255.000

-3,76%

877.570000

C. Tổng lợi nhuận đã trích lập dự phòng rủi ro


45.937.250.000


2.938.930.000


6,40%


48.876.180.000


-8.811.223.000


-18,03%


40.064.957.000

Lợi nhuận thu từ hoạt

động kinh doanh

43.893.420.000

3.118.740.000

7,11%

47.012.160.000

-8.048.618.000

-17,12%

38.963.542.000

D. Lưu chuyển tiền tệ (thu chi tiền mặt)








Tổng thu trong năm

5.606.018.614.000

1.023.874.558.000

18,26%

6.629.893.172.000

1.502.134.867.000

22,66%

8.132.028.039.000

Tổng chi trong năm

5.405.165.879.000

1.209.431.544.000

22,38%

6.614.597.423.000

1.501.034.236.000

22,69%

8.115.631.659.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Lâm Đồng - 9


ế

Hu

PHỤ LỤC 02: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG.‌

Chỉ tiêu

Năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Huy động vốn

Số tiền (đồng)

Chênh lệch (+/-)

Tỷ lệ (+/)

Số tiền (đồng)

Chênh lệch (+/-)

Tỷ lệ (+/)

Số tiền (đồng)

Tổng vốn huy động.

1.202.237.128.200

195.338.057.220

16,25%

1.397.575.185.420

301.020.254.380

21,54%

1.698.595.439.800

1.Phân theo

đối tượng








Tiền gửi khách

hàng cá nhân

950.228.204.860

101.381.012.200

10,67%

1.051.609.217.060

129.644.921.420

12,33%

1.181.254.138.480

tiền gửi khách hàng doanh

nghiệp lớn

54.982.149.600

2.483.276.080

4,51%

57.465.425.680

9.787.840.860

17,03%

67.253.266.540

Tiền gửi khách hàng doanh nghiệp nhỏ và

vừa

94.060.000.000

79.430.000.000

84,45%

173.490.000.000

139.000.000.000

80,12%

312.490.000.000

Tiền gửi huy

động khác

102.966.773.740

12.043.768.940

11,70%

115.010.542.680

22.587.492.100

19,64%

137.598.034.780

2.Phân loại theo hình thức huy động








Huy động vốn

bằng ngoại tệ

81.472.585.700

-2.416.382.780

-2,97%

79.056.202.920

8.733.376.880

11,05%

87.789.579.800

Huy động vốn bằng đồng Việt

Nam

1.120.764.542.500

197.754.440.000

17,645%

1.318.518.982.500

292.286.877.500

22,168%

1.610.805.860.000

PHỤ LỤC 03: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG.‌


Chỉ tiêu

Số tiền

Năm 2011 (ĐVT: VNĐ)

Năm 2012 (ĐVT: VNĐ)

Năm 2013 (ĐVT: VNĐ)

Tình hình dư nợ cho

vay

1.238.522.000.000

1.489.211.000.000

1.786.578.000.000

1. Theo thời hạn




Ngắn hạn

787.032.000.000

979.350.000.000

1.210.384.000.000

Trung,dài hạn

451.490.000.000

509.861.000.000

576.194.000.000

2. Theo đối tượng




Khách hàng doanh

nghiệp lớn

195.935.000.000

361.483.000.000

416.487.000.000

Khách hàng doanh

nghiệp nhỏ và vừa

342.780.000.000

338.209.000.000

468.529.000.000

Khách hàng cá nhân

699.807.000.000

789.519.000.000

901.562.000.000

3. Theo hình thức cho

vay




Cho vay có bảo đảm tài

sản

1.181.756.000.000

1.433.801.000.000

1.733.702.000.000

Cho vay không có bảo

đảm tài sản

56.766.000.000

55.410.000.000

52.876.000.000

4. Theo nhóm nợ




Nhóm 1

1.233.612.000.000

1.483.902.000.000

1.781.338.000.000

Nhóm 2

1.849.000.000

1.823.000.000

1.876.000.000

Nhóm 3

1.470.000.000

1.467.000.000

1.722.000.000

Nhóm 4

1.402.000.000

1.802.000.000

1.590.000.000

Nhóm 5

189.000.000

217.000.000

52.000.000

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí