+ Hạn chế về thời gian cũng như chi phí cho công tác kiểm tra-kiểm soát nội bộ, quá trình kiểm chứng thông tin tốn rất nhiều thời gian và chi phí của ngân hàng mà đôi khi còn gặp khó khăn khi tìm hiểu nên có thể bị bỏ qua hoặc không được đánh giá đúng mức.
+ Hiện nay, Agribank Quảng Trị vẫn chưa có phòng quản lý rủi ro riêng biệt nên việc đánh giá cũng như đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro chưa thực sự kịp thời. Công tác kiểm tra- kiểm soát chỉ thực hiện định kỳ nên cán bộ tín dụng không phát hiện được tất cả những rủi ro, yếu kém đang còn tồn tại trong quá trình cho vay.
+ Mặc dù, vấn đề về năng lực nhân viên được Agribank Quảng Trị chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ song quá trình cho vay với lượng khách hàng đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề thì công tác thẩm định, đánh giá là rất khó; một phần phụ thuộc vào khả năng nhận biết, phán đoán của chính cán bộ tín dụng.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng gia tăng, công việc điều hành ngân hàng càng gặp khó khăn. Nhất là trong lĩnh vực cho vay, lĩnh vực mang lại lợi nhuận chính ngân hàng. Vì vậy, việc tăng cường hoạt động KSNB nói chung và kiểm soát hoạt động cho vay nói riêng để đảm bảo điều hành hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả là rất cần thiết.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi xin đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị như sau:
+ Việc phân chia trách nhiệm của cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát nên rõ ràng, kiểm soát viên nên khách quan trước mọi sai sót, không thành kiến với những sai sót đã được xử lý, lơ là trong công tác kiểm soát.
+ Tại Agribank Quảng Trị, một cán bộ tín dụng đảm nhận nhiều công việc trong quá trình cho vay: vừa tiếp nhận nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, vừa thẩm định, lập báo cáo thẩm định, soạn thảo các hợp đồng, văn bản, vừa
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Dư Nợ Tại Agribank Quảng Trị Từ Năm 2012-2014
- Những Vấn Đề Liên Quan Đến Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình , Cá Nhân Tại Agribank Quảng Trị
- Đánh Giá Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Trong Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình, Cá Nhân Tại Agribank Quảng Trị
- Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 8
- Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 9
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
giám sát sau khi cho vay…nên không thể chuyên môn hóa trong công việc. Điều này ảnh hưởng đến tính khách quan trong công tác cho vay. Vì vậy, chi nhánh nên giảm tải công việc, chuyên môn hóa cho mỗi cán bộ tín dụng để đảm bảo tính độc lập và khách quan trong hoạt động cho vay.
+ Các phương án vay vốn mà khách hàng gửi ngân hàng thường mang tính đối phó nhiều hơn, thiếu thông tin quan trọng cho việc thẩm định vì vậy cần có bộ phận thẩm định tách biệt để việc đánh giá và quyết định cho vay được chính xác. Bên cạnh đó, chi nhánh nên thành lập các nhóm chuyên trách về hoạt động cho vay theo từng ngành, nhóm ngành. Khi hiểu rõ về ngành mà có nhu cầu vay vốn thì việc thẩm định và đánh giá rủi ro sẽ chính xác hơn. Việc thẩm định chính xác sẽ giúp việc kiểm soát thực hiện nhanh chóng.
+ Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay vì đây là giai đoạn rủi ro cao nhất. Theo dõi sát sao tình hình trả nợ của khách hàng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiện trạng của tài sản bảo đảm: xem xét TSBĐ có dấu hiệu giảm giá trị như hư hỏng, mất giá trên thị trường… các dấu hiệu cho thấy khách hàng có khả năng bị phá sản, mất khả năng thanh toán nợ, định kỳ hàng tháng, theo dõi và tiến hành gọi điện,liên lạc với khách hàng để đốc thúc thu hồi nợ.
Thường xuyên quan hệ tốt với chính quyền địa phương, các đoàn thể để hỗ trợ chi nhánh thu hồi các khoản nợ khó đòi.Trong trường hợp khách hàng cương quyết không trả nợ thì ngân hàng nên chọn phương án nhờ sự can thiệp của pháp luật.
+ Ngân hàng cần đảm bảo công tác kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản vay của khách hàng để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời, hiệu quả. Mặt khác, phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ cũng nên có những đợt kiểm tra đột xuất đối với công tác cho vay, các khoản vay, tránh sự chuẩn bị và che giấu những sai phạm trước khi kiểm tra để phát hiện ngay những sự kiện bất thường xảy ra trong quá trình cho vay.
+ Hoàn thiện các chính sách phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Muốn được như vậy, cần hoàn thiện ngay từ khâu tuyển dụng, tổ chức thi tuyển. Công tác đào tạo cũng được quan tâm chú trọng, bên cạnh việc tham gia các chương trình đào tạo do chi
nhánh cử tham gia hay tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, có thể tổ chức các cuộc thi để cán bộ tín dụng rèn luyện kiến thức và kĩ năng xử lý tình huống…thì mỗi cán bộ tín dụng, kiểm soát viên còn cần luôn nêu cao tinh thần tự học hỏi, tìm tòi nghiên cứu các văn bản, chế độ, quy định và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu trước sự đa dạng về các mục đích vay vốn, tài sản bảo đảm của khách hàng.
+ Đồng thời, chi nhánh cũng cần có chính sách lương thưởng đúng đắn dựa trên những kết quả công việc cụ thể để khuyến khích cán bộ nhân viên phát huy tốt năng lực. Tránh được sự lạm dụng đặc quyền để tư lợi cho bản thân gây ra những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần tạo môi trường làm việc thoải mái, tâm lý làm việc tốt để mỗi cán bộ nhân viên phát huy hết khả năng của mình trong công việc.
Công tác kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị diễn ra theo đúng trình tự và được thực hiện nghiêm túc, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì công tác kiểm soát nội bộ vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần khắc phục. Qua phân tích và đánh giá, từ những nhược điểm còn tồn tại đó tôi đã đưa ra một số giải pháp: về chính sách phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, phân chia trách nhiệm, tăng cường kiểm tra và giám sát…Tôi mong rằng những chính sách trên sẽ hữu ích và góp được phần nào vào việc khắc phục được những nhược điểm đang còn tồn tại trong ngân hàng, giúp ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận
Trong tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trong nước cũng như ngoài nước thì để đứng vững trên thị trường và không ngừng nâng cao uy tín, thế mạnh của mình thì tất cả các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Agribank Quảng Trị phải luôn nỗ lực, phấn đấu và hoàn thiện. Đặc biệt đối với hoạt động cho vay thì công tác kiểm soát nội bộ là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài” Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị”, tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:
Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân nói riêng. Quá trình tìm hiểu cũng đã giúp tôi hiểu biết thêm một số kiến thức về chuyên ngành ngân hàng, về hoạt động cho vay, quá trình cũng như môi trường làm việc trong ngân hàng.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân; rút ra được những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình cho vay cũng như trong công tác kiểm soát hoạt động cho vay, phát hiện ra một số nguyên nhân gây ra những hạn chế nêu trên.
Đưa ra một số ý kiến về giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quá trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức cũng như tiếp xúc thực tế: tôi chưa có điều kiện đi thẩm định thực tế, tham gia kiểm tra-kiểm soát nội bộ cùng các cán bộ tín dụng…hạn chế trong việc tiếp xúc với một số thông tin từ ngân hàng vì mang tính bảo mật trong nội bộ. Do tôi chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên những giải pháp đưa ra chỉ
nhìn nhận dưới góc độ cá nhân, phân tích chủ yếu trên yếu tố định tính, chưa làm rõ được mọi góc nhìn.
Mặc dù vậy, tôi vẫn hi vọng bài khóa luận này có thể góp một phần nào đó nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị trong thời gian tới.
III.2 Kiến nghị
Tôi xin đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện hơn nội dung của những đề tài nghiên cứu tiếp theo như sau:
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân của các ngân hàng có cùng quy mô để làm cơ sở đánh giá và so sánh, từ đó có cái nhìn tốt hơn.
Xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá quá trình kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Thông qua đó, đề xuất một số biện pháp cụ thể giúp ngân hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Cùng với các cán bộ tín dụng tham gia công tác thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm để nắm được cách định giá tài sản, cách thu thập các thông tin khi đi thẩm định, quan sát quá trình kiểm tra- kiểm soát định kỳ của các kiểm soát viên để nắm được cách làm việc thực tế trong quá trình kiểm soát.
Mở rộng nghiên cứu toàn bộ quy trình cho vay của Agribank Quảng Trị để có thể đánh giá được tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Nếu có điều kiện sẽ mở rộng nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của Agribank Việt Nam.
Nếu thực hiện được những điều trên thì kết quả đánh giá của đề tài sẽ hoàn thiện và chính xác hơn, phục vụ tốt hơn cho yêu cầu quản lý và ra quyết định của Ban giám đốc ngân hàng Agribank Quảng Trị.
PHỤ LỤC
[Phụ lục 01]: Các câu hỏi phỏng vấn CBTD, cán bộ kiểm tra-kiểm soát tại Agribank Quảng Trị.
[Phụ lục 02]: Danh mục hồ sơ cho vay [Phụ lục 03]: Báo cáo thẩm định
[Phụ lục 04]: Thông báo từ chối cho vay [Phụ lục 05]: Hợp đồng tín dung
[Phụ lục 06]: Giâý nhận nợ
[Phụ lục 07]: Thông báo chuyển nợ quá hạn
[Phụ lục 08]: Biên bản kiểm tra sau khi cho vay
[Phụ lục 09]: Giâý đề nghị kiêm phương án cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Phụ lục 01: Các câu hỏi phỏng vấn tại Agribank Quảng Trị
Qua thực tế đã phỏng vấn 01 CBTD, 01 cán bộ kiểm tra-kiểm soát, câu trả lời có ở số liệu thô kèm theo.
CBTD
1.Quy trình cho vay khách hàng là hộ gia đình, cá nhân diễn ra như thế nào?
2.Khi hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng thì chị thường yêu cầu khách hàng cung cấp những chứng từ, giấy tờ nào?
3.Khi tiến hành thẩm định, chị kiểm tra các thông tin gì từ khách hàng? Trong quá trình thẩm định, chị thường gặp những khó khăn gì?
4.Ai là người thực hiện phê duyệt giaỉ ngân? Đã xảy ra trường hợp giải ngân sai cho KH nào hay chưa?
5.Sau khi cho vay, sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát các nội dung nào?
6.Sau khi cho KH vay vốn thì sau bao lâu, chị sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn của KH? Chị có đến trực tiếp tại địa bàn để giám sát không?
7.Khi xét thấy KH có khả năng không trả được nợ thì chị phải xử lý như thế nào?
Cán bộ kiểm tra- kiểm soát nội bộ
1.Quá trình kiểm soát trong hoạt động cho vay đối với KH cá nhân, hộ gia đình bao gồm mấy giai đoạn? giai đoạn nào anh/chị cho là quan trọng nhất?
2.Anh/chị gặp khó khăn gì trong quá trình kiểm soát hay không? Đó là những khó khăn gì?
3.Công tác kiểm tra- kiểm soát thường được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Phụ lục 02: Danh mục hồ sơ cho vay
Phụ lục 03: Báo cáo thẩm định