Tình Hình Hoạt Động Của Ngân Hàng Qua Các Năm 2011, 2012, 2013.‌‌


2.1.5. Tình hình hoạt động của ngân hàng qua các năm 2011, 2012, 2013.‌‌

Bảng 2.2.Bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng

qua 3 năm 2011, 2012, 2013.(Số liệu cụ thể ở Phụ lục 01)

ĐVT: triệu đồng


Chỉ tiêu

năm 2011

năm 2012

năm 2013

số tiền

số tiền

số tiền

A. TỔNG THU NHẬP

364.928,231

396.956,725

351.028,396

Doanh số mua ngoại tệ (đvt: 1000 USD)

12.876

14.953

17.219

Doanh số thanh toán

13.236,692

11.067,979

15.053,214

Doanh số thu phí

5.391,798

6.376,329

7.912,512

B. TỔNG CHI PHÍ

371.003,404

350.900,512

301.067,693

C. Tổng lợi nhuận đã trích lập dự phòng rủi ro


45.937,25


48.876,18


40.064,957

Lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh

43.893,42

47.012,16

38.963,542

D. Lưu chuyển tiền tệ (thu chi tiền mặt)




Tổng thu trong năm

5.606.018,6

6.629.893,17

8.132.028,04

Tổng chi trong năm

5.405.165,8

6.614.597,4

8.115.631,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Lâm Đồng - 5

Nguồn: phòng kế toán giao dịch tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng.

Tổng thu nhậpnăm2013 giảm xuống, nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập lãi từ hoạt động cho vay giảm sút. Năm 2013, đơn vị áp dụng nhiều mức lãi suất ưu đãi hơn để tạo điều kiện cho khách hàng khi nền kinh tế đang mang những khó khăn chung vì vậy mặc dù dư nợ cho vay tăng nhưng thu nhập từ lãi suất cho vay lại giảm xuống.

Nhờ cải tiến phương pháp quản trị hệ thống và tăng cường công tác bán hàng trực tiếp với nhiều nhóm giải pháp tổng hợp và linh hoạt để duy trì ổn định và mở rộng khai thác nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, do vậy doanh số mua ngoại tệ trong của đơn vị đều tăng mạnh qua các năm.

Năm 2012, nền kinh tế khó khăn đặc biệt là đối với lĩnh vực ngân hàng, nên doanh số thanh toán giảm hơn 2 tỷ so với năm 2011.Năm 2013, với sự nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, tăng trưởng thị phần, uy tín và thương hiệu Vietinbank, đơn vị đã vực lại được kết quả đáng mừng, doanh số thanh toán tăng hơn 3,98 tỷ đồng so với năm 2012. Doanh số thu phí của đơn vị cũng tăng đều qua 3 năm.


Tổng chi phí hoạt động của đơn vị giảm dần qua 3 năm cho thấy đơn vị đã và đang thực hiện tốt kế hoạch tiết kiệm chi phí ở mức hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tăng lợi nhuận. Tổng chi phí giảm nguyên nhân chính là do chi phí huy động vốn giảm mạnh. Đồng thời qua các năm, đơn vị đã thiết kế các chương trình, thực hiện các biện pháp thiết thực nên tiết kiệm được tối đa các chi phí như: chi phí vật liệu, chi phí công cụlaođộng, chi phí bảo dưỡng tài sản. Các chi phí này năm 2013 đều giảm xuống so với năm trước.

Năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên 3,118 tỷ đồng so với năm trước kéo theo lợi nhuận sau trích lập dự phòng cũng tăng lên.Song năm 2013, khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm sút kéo theo lợi nhuận đã trích lập dự phòng cũng giảm hơn 8.8 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm là do tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tăng lên, năm 2013 nền kinh tế gặp những khó khăn chung vì vậy đơn vị trích lập dự phòng rủi ro ở mức cao như vậy là hợp lý.

Tổng thu và tổng chi tiền tệ của đơn vị cũng ở mức xấp xỉ bằng nhau và tăng đều qua các năm. Qua 3 năm đơn vị đều bội thu, mặc dù bội thu ở mức không lớn nhưng như vậy cho thấy đơn vị đang sử dụng và lưu chuyển dòng tiền khá hợp lý.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN NGỌC THỦY


2.1.6. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm.‌

Bảng 2.3 Bảng số liệu về tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng qua 3 năm 2011, 2012, 2013. (Số liệu cụ thể ở Phụ lục 02)

ế

Hu

ĐVT: triệu đồng

Huy động vốn

Năm 2011

chênh lệch

tỷ lệ (%)

Năm 2012

chênh lệch

tỷ lệ %

Năm 2013

Tổng vốn huy động.

1.202.237

195.338

16,25

1.397.575

301.020

21,54

1.698.595

1.Phân theo đối tượng








Tiền gửi khách hàng cá nhân

950.228

101.381

10,67

1.051.609

129.644

12,33

1.181.254

tiền gửi khách hàng doanh

nghiệp lớn

54.982

2.483

4,51

57.465

9.787

17,03

67.253

Tiền gửi khách hàng doanh

nghiệp nhỏ và vừa

94.060

79.430

84,45

173.490

139.000

80,12

312.490

Tiền gửi huy động khác

102.966

12.043

11,70

115.010

22.587

19,64

137.598

2.Phân loại theo hình thức huy động








Huy động vốn bằng ngoại tệ

81.472

-2.416

-2,97

79.056

8.733

11,05

87.789

Huy động vốn bằng đồng Việt

Nam

1.120.764

197.754

17,645

1.318.518

292.286

22,168

1.610.805

Nguồn: phòng kế toán giao dịch tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN NGỌC THỦY


Tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm, năm 2011 tổng huy động vốn hơn 1200 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên tới gần 1400 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 195 triệu đồng, xấp xỉ 16,3% so với năm 2011. Năm 2013, tổng huy vốn tiếp tục tăng tới gần 1700 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 301 triệu đồng, xấp xỉ21,5 %. Nguồn vốn huy động của đơn vị chủ yếu là huy động từtiền gửi khách hàng cá nhân. Tiền gửi khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng dần qua các năm. Ngược lại tiền gửi khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏvà giảm dần qua các năm nhưng mức giảm không đáng kể. Năm 2011, tiền gửi khách hàng cá nhân hơn 950 tỷ đồng trong tổng 1200 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên tới hơn 1000 tỷ, năm 2013 tăng tới gần 1200 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,33% so với năm 2012.Xét về hình thức huy động vốn, đơn vị chú trọng vào việc huy động vốn từ đồng Việt Nam.Huy động vốn từ đồng ngoại tệ qua 3 năm chỉ biến động trong khoảng 79 tỷ đồng đến 87 tỷ đồng. Nguồn huy động vốn từ ngoại tệ năm năm 2011 là 81 tỷ đồng, nhưng năm 2012 lại giảm xuống gần 2,4 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên tới 8,7 tỷ đồng đạt 87,8 tỷ đồng. Điều này cho thấy nguồn huy động vốn từ ngoại tệ biến đổi không ổn định, tăng giảm thất thường, phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước. Huy động vốn từ đồng Việt Nam năm 2013 đạt hơn 1600 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 292 tỷ đồng tương ứng 22,17%. Huy động vốn từ đồng Việt Nam tăng đều qua các năm, năm 2012 tăng gần 198 tỷ đồng so với năm 2011, cho thấy đơn vị đang cố gắng thúc đẩy, áp dụng các chính sách ưu đãi nhằm huy động tối đa nguồn vốn trong nước để kinh doanh và chủ yếu là hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân.



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN NGỌC THỦY


2.1.7. Tình hình dư nợ.‌

Bảng 2.4 Bảng số liệu về tình hình dư nợ cho vay của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng qua 3 năm 2011, 2012, 2013. (Số liệu cụ thể ở Phụ lục 03)

ế

Hu

ĐVT: triệu đồng


Chỉ tiêu



2011

Chênh lệch(+/-)

tỷ lệ

(%)


2012

Chênh lệch(+/-)

tỷ lệ (+/-)

%


2013

Tình hình dư nợ cho vay

1.238.522

250.689

20,24

1.489.211

297.367

19,97

1.786.578

1. Theo thời hạn








Ngắn hạn

787.032

192.318

24,44

979.350

231.034

23,59

1.210.384

Trung,dài hạn

451.490

58.371

12,93

509.861

66.333

13,01

576.194

2. Theo đối tượng








Khách hàng doanh nghiệp lớn

195.935

165.548

84,49

361.483

55.004

15,22

416.487

Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và

vừa

342.780

-4.571

-1,33

338.209

130.320

38,53

468.529

Khách hàng cá nhân

699.807

89.712

12,82

789.519

112.043

14,19

901.562

3. Theo hình thức cho vay








Cho vay có bảo đảm tài sản

1.181.756

252.045

21,33

1.433.801

299.901

20,92

1.733.702

Cho vay không có bảo đảm tài sản

56.766

-1.356

-2,39

55.410

-2.534

-4,57

52.876

4. Theo nhóm nợ








Nhóm 1

1.233.612

250.290

20,29

1.483.902

297.436

20,04

1.781.338

Nhóm 2

1.849

-26

-1,41

1.823

53

2,91

1.876

Nhóm 3

1.470

-3

-0,20

1.467

255

17,38

1.722

Nhóm 4

1.402

400

28,53

1.802

-212

-11,76

1.590

Nhóm 5

189

28

14,81

217

-165

-76,04

52

Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.


Tình hình dư nợ cho vay của đơn vị tăng đều qua các năm. Để đảm bảo an toàn nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong thời buổi nền kinh tế khó khăn, đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng đồng thời nhằm tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay, đơn vị đã mở ra rất nhiều hình thức cho vay, áp dụng nhiều mức lãi suất ưu đãi đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn, vì vậy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của đơn vị và liên tục tăng qua ba năm. Dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm, song tăng với tỷ lệ không cao. Tuy đơn vị đang cố gắng cơ cấu lại danh mục cho vay song tỷ lệ cho vay trung và dài hạn vẫn còn ở mức cao, công tác cơ cấu lại danh mục cho vay của đơn vị còn chậm.

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân qua 3 năm đều tăng dần và chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng dư nợ cho vay của đơn vị. Năm 2013, dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn năm 2013 đạt 416 tỷ đồng, dư nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đạt mức tương đương gần 468 tỷ đồng. Tình hình dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn biến động qua các năm khá ổn định qua các năm còn dư nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng giảm thất thường.

Xét trên hình thức cho vay, dư nợ cho vay không có bảo đảm chiếm tỷ trọng rất thấp và giảm dần qua các năm.Dư nợ cho vay không có bảo đảm chỉ dao động từ 52 đến 56 tỷ đồng.Tình hình dư nợ nhóm 1 của đơn vị luôn đạt trên 99,5% qua các năm. Dư nợ nhóm 1 tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ đơn vị đang cố gắng cải thiện tình hình nợ xấu. Năm 2013, đơn vị đã tiến hành thu hồi được hơn 1500 triệu đồng nợ rủi ro, đạt trên 61,24% kế hoạch được giao.Tỷ lệ nợ xấu không quá cao, song không phải là thấp, vì vậy đơn vị cần chú trọng trong việc thu hồi nợ và các công tác xét duyệt, thẩm định, kiểm soát khi cho vay để hạn chế nợ xấu ở mức tối thiểu.

Nhìn chung, năm 2013, hoạt động tín dụng của ngành Ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng với việc kết hợp nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn ưu đãi với lãi suất ưu đãi để triển khai các gói chương trình/gói tín dụng nhằm mực tiêu như cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu, cho vay khách hàng cá nhân, cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay hỗ trợ nhà ở, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị hách hàng, chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, phục vụ tốt cho lĩnh vực kinh doanh… nên đơn vị đã hạn chế được tối đa nợ xấu, tăng dư nợ cho vay tới 1781 tỷ đồng, đạt 91,58% kế hoạch được giao.


2.2.Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng:

2.2.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng TMCP Công Thương.‌

2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương.

Ban kiểm soát tại trụ sở chính

Ban kiểm soát nội bộ khu vực miền Bắc.

Ban kiểm soát nội bộ khu vực miền Trung ( trụ sở tại Đà Nẵng)

Ban kiểm soát nội bộ khu vực 18 (trụ sở tại TP.HCM)

Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh

Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh

Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh

Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh

Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh

Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh

Nguồn: phòng quản lý rủi ro Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHCT.

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng TMCP công thương bao gồm ba bộ phận chính: kiểm soát nộ bộ tại trụ sở chính,kiểm soát nội bộ khu vực và kiểm soát nội bộ tại chi nhánh.


Hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh: Tại mỗi chi nhánh của ngân hàng có một bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ gồm 4 kiểm soát viên thực hiện nhiệm vụ. Bốn kiểm soát viên do hội sở chính tuyển chọn và yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ tại chi nhánh. Bộ phận kiểm soát nội bộ tại chi nhánh sẽ thực hiện tất cả các công việc kiểm soát được giao, đặc biệt đối với hoạt động cho vay vốn, kiểm soát viên chi nhánh sẽ thực hiên 4 công việc cơ bản sau: kiểm soát giải ngân, kiểm soát sử dụng vốn sau khi cho vay, kiểm soát nợ cơ cấu và kiểm soát nhập kho tài sản bảo đảm, kiểm soát việc lưu trữ hồ sơ. Đối với đơn vị khi thực hiện bất cứ một hợp đồng cho vay nào đều phải có sự soát xét kiểm tra của cán bộ tín dụng, cán bộ thực hiện hồ sơ tín dụng và trưởng phòng tín dụng, ban giám đốc ngân hàng và các cấp có thẩm quyền. Sau khi thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát Chi nhánh lưu trữ toàn bộ hồ sơ trên chương trình icdoc, hệ thống INCAS và phần mềm ECM, ERM.Thông qua các chương trình quản lý, các phân mềm này, kiểm soát nội bộ khu vực và hội sở chính có thể nhận và truy cập hồ sơ, tài liệu diện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng từ đó có thể kiểm tra, kiểm soát lại thường xuyên và định kỳ để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý. Trong trường hợp có sai sót sẽ được bộ phận kiểm tra kiểm soát khu vực, Hội sở chính thông báo và Chi nhánh thực hiện công việc chỉnh sửa theo các công văn cụ thể hoặc các quy định. Một số trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt, kiểm soát chi nhánh cần phải trình kiểm soát nội bộ khu vực, trụ sở chính hoặc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được trụ sở chính, kiểm soát nội bộ khu vực phê duyệt Chi nhánh sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo như quy định.

Hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực: Một hệ thống kiểm soát nội bộ của một khu vực sẽ thực hiện nhiệm vụ chính là kiểm tra kiểm soát, quản lý nhiều chi nhánh.Hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực bao gồm 3 bộ phận: kiểm soát nội bộ khu vực miền Bắc, kiểm soát nội bộ khu vực miền Trung, kiểm soát nội bộ khu vực miền Nam. Cụ thể đối với ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Lâm Đồng sẽ chịu sự soát xét, kiểm soát, quản lý của bộ phận kiểm soát nội bộ khu vực 18 (miền Nam). Bộ phận này sẽ kiểm soát, quản lý các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn 5 tỉnh: Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Ninh Thuận. Công tác kiểm soát, quản lý của khu vực sẽ được thực hiện thương xuyên và định kỳ quý hoặc năm hay theo yêu cầu của Hội sở chính. Công tác quản lý, kiểm soát định kỳ được thực hiện theo phương pháp chọn


mẫu các khoản vay để kiểm tra về hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm, kết quả định giá, phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn của các khoản cho vay và đưa ra kết luận chung. Trong trường hợp các khoản cho vay có vấn đề thì bộ phận kiểm soát khu vực sẽ kiểm tra chi tiết hơn, có thể trực tiếp kiểm tra ở các khách hàng cụ thể để đưa ra kết luận và các biện pháp xử lý kịp thời.

Hệ thống kiểm soát nội bộ tại trụ sở chính: Kiểm soát nội bộ tại Trụ sở chính có thẩm quyền cao nhất. Sau khi khu vực quản lý, kiểm tra chi nhánh, hội sở chính của ngân hàng đóng tại Hà Nội sẽ tiến hành soát xét kiểm tra và phê duyệt nếu hợp lý.Trụ sở chính có nhiệm vụ tổ chức các đợt kiểm tra các khu vực và các chi nhánh cụ thể với quy mô lớn và thường các đợt kiểm tra, kiểm soát này được tiến hành một năm một lần. Ngoài ra, Trụ sở chính còn thực hiện nhiệm vụ xây dựng, soản thảo, ban hành, đổi mới các chính sách, quy định, phát triển các phần mềm ứng dụng trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát rủi ro cũng như hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng.

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Lâm Đồng:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng

Hội đồng tín dụng cơ sở


Phòng kinh doanh

Phòng khách hàng doanh

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng giao dịch

Ban giám đốc Chi nhánh


Nguồn: phòng tổ chức hành chính, phòng quản lý rủi ro tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ NHCT Lâm Đồng.


Tuy hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp là một hoạt động nhỏ trong hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, song đây là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, vì vậy ngân hàng TMCP Công Thương đã rất chú trọng công tác quản lý rủi ro ở hoạt động này. Ngân hàng đã phân chia rõ các quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận liên quan. Cụ thể các bộ phận liên quan đến công tác kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp bao gồm:

- Hội đồng tín dụng cơ sở.

- Ban giám đốc

- Phòng khách hàng doanh nghiệp

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ chi nhánh

- Phòng giao dịch.

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức phòng quản lý rủi ro:

Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro

Bộ phận hậu kiểm

Bộ phận cảnh báo nợ

Bộ phận quản lý nợ có vấn đề

Bộ phận pháp chế

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng quản lý rủi ro tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.


Giám đốc chi nhánh



Phòng quản lý rủi ro



Bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập

Nguồn: phòng quản lý rủi ro tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương

– Chi Nhánh Lâm Đồng.

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng QLRR NHCT Lâm Đồng.


Trong cơ cấu tuy tách bạch các bộ phận trên song các bộ phận trên cùng thuộc một phòng quản lý rủi ro. Một cán bộ phòng quản lý rủi ro có thể đảm nhận vai trò, nhiệm vụ của một hoặc một số chức năng, nhiệm vụ của bộ phận trên và có sự kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các cán bộ trong phòng quản lý rủi ro.

2.2.2. Các quy định của ngân hàng trong hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế‌

2.2.2.1. Quy định cho vay.

a. Những trường hợp không được cho vay.

- Khách hàng mà ngân hàng cấp vốn khó xác định, khó quản lý được nguồn trả nợ cho khoản vay đó.

- Các trường hợp khác do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ. Cụ thể, trong giai đoạn hiện nay NHCT quy định như sau:

- Ngành Bất Động Sản: không cho vay mới đối với các dự án bất động sản, trường hợp đặc biệt trình Trụ sở chính soát xét.

- Không cho vay mới đối với một số ngành như vận tải, xây dựng cơ bản, cho vay tàu thuyền, xây dựng trường học, cho vay để kinh doanh của hàng, cửa hiệu cầm đồ.

- Không cho vay giao thông cầu đường cảng, không cho vay tiêu dùng biến tướng sang đầu tư bất động sản.

- Ngành xi măng: không cho vay các dự án đầu tư mới nhà máy, dây chuyền sản xuất clinker, nghiền xi măng.

- Ngàng thép: không cho vay đầu cơ

- Không cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.

- Không cho vay các lĩnh vực nghành hàng hiện nay thị trường tiêu thụ khó khăn.

- Đối với trường hợp cho vay khách hàng mới quan hệ trên cơ sở nhận bảo đảm hàng hóa: các Chi nhánh mới thành lập từ năm 2009 không được cho vay.

- Những nhu cầu vốn sau NHCT không được cho vay:theo Điều 10 Chương II trong quy định cho với đối với các tổ chức kinh tế QĐ.35.12 của NHCT (PHỤ LỤC 05).

b. Hạn chế cho vay vốn.

- Quy định chung: theo điều 9 Chương II trong quy định cho với đối với các tổ


chức kinh tế QĐ.35.12 (PHỤ LỤC 06).

- Chỉ đạo của NHCT trong giai đoạn hiện nay:

- Hạn chế cho vay, cầm cố thế chấp tài sản bằng vàng (bao gồm cả chứng chỉ vàng) theo công văn số 8492/NHNN – CSTT.

- Hạn chế cho vay không có tài sản bảo đảm, kể cả đối với các khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cho vay không có tài sản bảo đảm.

- Đối với ngành thép ưu tiên cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay dài hạn, thẩm định kỹ tránh tình trạng cho vay đầu cơ. Chỉ cho vay trong trường hợp chủ đầu tư có thể mạnh về mỏ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của dự án.

c. Điều kiện cho vay không có bảo đảm và điều kiện cho vay có bảo đảm.

Cán bộ, nhân viên Vietinbank Lâm Đồng có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan cần phải dựa vào điều kiện của khách hàng để được NHCT cho vay không có bảo đảm hoặc cho vay có bảo đảm khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của NHCT tại Điều 11, Điều 12 Chương II trong Quy định cho với đối với các tổ chức kinh tế QĐ.35.12 của NHCT (PHỤ LỤC 07) từ đó đưa ra quyết định và thực hiện các bước xử lý phù hợp, đúng với quy định.

d. Thẩm quyền quyết định cho vay và thay đổi nội dung khoản vay.

Việc quyết định thay đổi khoản vay (bao gồm điều chỉnh số tiền/hạn mức cho vay, thời hạn giải ngân/thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, thời gian ân hạn, lãi suất và cơ cấu lại nợ…) phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định của NHCT tại điều 18 Chương II trong Quy định cho với đối với các tổ chức kinh tế QĐ.35.12 của NHCT (PHỤ LỤC 08).

e. Trách nhiệm, nhiệm vụ thẩm định và quyết định cho vay.

F1. Xác định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.

Việc xác định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay đồng thời quy định, phân công trách nhiệm, nghĩa vụ thẩm định cho vay, thẩm định rủi ro tín dụng, việc ra quyết định cho vay của Chi nhánh (với vai trò là Ngân hàng cấp vốn) được thể hiện cụ thể tại Điều 19, Khoản 19.1 Chương II trong Quy định cho vay đối với tổ chức kinh tế QĐ 35.12 của NHCT (PHỤ LỤC 09).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022