Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp .‌


B1: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:

Tiếp nhận, kiểm tra và lập hồ sơ tín dụng là bước đầu tiên căn bản trong quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng vay vốn.

Bước này cán bộ tín dụng cần thực hiện các bước cơ bản sau: thu thập thông tin khách hàng, hướng dẫn hồ sơ vay vốn, kiểm tra khách hàng đen; kiểm tra thông tin CIC; kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ. Trong bước này cán bộ tín dụng cần đối chiếu hồ sơ thông tin khách hàng với các quy định của ngân hàng, xem xét khách hàng có nằm trong trường hợp không được vay vốn, đối tượng hạn chế cho vay, hay những nhu cầu vốn không được cho vay hay thuộc đối tượng vay ngoại tệ.

B2: Thẩm định và đề xuất quyết định cho vay, dự thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm.

Cán bộ phòng khách hàng và cán bộ phòng giao dịch cần đách giá tình hình sử dụng giới hạn tín dụng, cập nhật kết quả thẩm định khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng và tiến hành thẩm định.

- Thẩm định hồ sơ pháp lý:

- Thẩm định tài chính doanh nghiệp:

Tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện cần thiết để xem xét cho doanh nghiệp vay vốn.Về phía doanh nghiệp, họ luôn cung cấp các tài liệu, thông tin thể hiện tình hình tài chính của mìnhlà tốt và có khả năng đảm bảo tốt cho việc trả nợ. Nhưng trên thực tế, thông tin tài chính ấy có thực sự tốt hay không thì cán bộ tín dụng cần phải phân tích và đánh giá.Khi thẩm định tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần tập trung vào các nội dung cơ bản: thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính; phân tích các tỷ số tài chính; đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để thẩm định mức độ tin cậy của các thông tin của các báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng cần thực hiện theo trình tự các bước:

- Nghiên cứu kỹ các số liệu của báo cáo tài chính.


- Sử dụng kiến thức kế toán và các kỹ năng phân tích để tìm ra những điểm nghi ngờ, điểm bất thường trong BCTC.

- Xem xét bảng thuyết minh báo cáo tài chính để hiểu rõ hơn những vấn đề bất thường.

- Kết luận về báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã cung cấp.

Khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cán bộ tín dụng cần lưu ý đến việc phân tích các chỉ số: tỷ số đánh giá khả năng thanh khoản, tỷ số đánh giá hiệu suất hoạt động của tài sản; tỷ số đánh giá khả năng trả nợ và lãi; ROA; ROE; … để có thể đưa ra kết luận chính xác.

- Thẩm định phương án dự án:

Cán bộ tín dụng cần xem xét cơ sở pháp lý của dự án có phù hợp và đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật hay không.

Đồng thời cán bộ tín dụng cần xem xét tài chính của dự án: xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, đưa ra các đánh giá về cơ cấu nguồn vốn hiện có, phân tích đánh giá kế hoạch trả nợ vay, hiệu quả của dự án, xem xét tính khả thi của phương án, dự án.

- Thẩm định biện pháp bảo đảm.

Sau đó cán bộ tín dụng cần dự kiến lợi ích và rủi ro nếu cấp tín dụng và đề xuất quyết định cho vay hay không cho vay; lập tờ tình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng. Đối với trường hợp cho vay cán bộ tín dụng tiến hành lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm. Đối với trường hợp từ chối cho vay cán bộ tín dụng cần thông báo tới khách hàng quyết định không cho vay trong đó cần thích lý do cụ thể.

B3: Xét duyệt cho vay.

Sau khi thẩm định và đưa ra quyết định, cán bộ tín dụng phải gửi các văn bản, tài liệu chứng minh quyết định của mình cho cán bộ cấp có thẩm quyền xét duyệt và thông qua.

B4: Ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm.

Quyết định cho vay được kiểm tra, xét duyệt và thông qua, cán bộ tín dụng tiến hành hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài sản bảo đảm thực hiện công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm.


B5: Giao nhận, nhập kho tài sản bảo đảm, nhập kiểm soát phê duyệt dữ liệu. Ở bước này nhân viên ngân hàng cần thực hiện các công việc sau:

- Nhập dữ liệu về khách hàng và khoản vay.

- Thực hiện các thủ tục giao nhận TSBĐ.

- Nhập thông tin TSBĐ và nhập kho hồ sơ TSBĐ.

- Liên kết TSBĐ.

B7: Giải ngân.

Công việc giải ngân được thực hiện sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và kiểm tra điều kiện giải ngân.Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng.Tuy là khâu thực hiện sau khi ký kết hợp đồng nhưng là khâu quan trọng vì nó góp phần phát hiện và chấn chỉnh nếu có sai sót ở khâu trước.Ngoài ra cách thức giải ngân còn giúp kiểm tra, soát xét vốn tín dụng có được sử dụng đúng như mục đích đã cam kết.

Nguyên tắc giải ngân là luôn gắn liền việc vận động tiền tệ đi đôi với vận động hàng hóa dịch vụ để đảm bảo việc thu hồi nợ sau này song cũng cần bảo đảm thuận lợi, tránh gây khó khăn cho khách hàng; áp dụng theo quy định của pháp luật và của ngân hàng theo từng đối tượng vay vốn, mục đích vay vốn riêng biệt.

Quy trình giải ngân phải tuân thủ theo các điều kiện để được giải ngân là phải có chứng từ giải ngân hợp pháp hơp lệ.Trong trường hợp giải ngân bằng tiền mặt, phải có căn cứ xác dịnh khách hàng bắt buộc sử dụng vốn vay bằng tiền mặt.

B8: Kiểm tra giám sát tiền vay:

Giám sát tiền vay là khâu khá quan trọng nhằm đảm bảo tiền vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng tới việc thu nợ sau này.

Công việc này thường do cán bộ phòng tín dụng đảm nhiệm. Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Đồng thời cán bộ tín dụng phải kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi có các sai sót xảy ra phải trình các cấp có thẩm quyền xử lý.

B9: Xử lý phát sinh cơ cấu lại thời hạn trả nợ.


Khi hết thời hạn hợp đồng tín dụng, đến thời hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa đủ khả năng hoàn trả khoản nợ thì cán bộ có thẩm quyền có thể xem xét và cơ cấu lại thờ hạn trả nợ. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cần tuân thủ các nguyên tắc:Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là tối đa 4 lần đối với nợ gốc và tối đa 6 lần so với nợ lãivay. Trường hợp gia hạn nợ: Đối với nợ ngắn hạn thì tối đa một chu kỳ luân chuyển vốn nhưng không quá thời hạn chovay ban đầu; Đối với nợ trung hạn và dài hạn là tối đa ½ thời hạn cho vay ban đầu nhưng không quá 18 tháng.

Cán bộ có thẩm quyền có thể điều chỉnh hạn mức cấp vốn, thời hạn duy trì hạn mức cấp vốn hay kéo dài thời gian ân hạn, thời hạn giải ngân theo đúng quy định của pháp luật và các nguyên tắc của ngân hàng.

B10: Thu nợ gốc, lãi, phí.

Ngân hàng tiến hành thu nợ gốc theo đúng những gì đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo phương thức cho vay và thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng có thể tiến hành thu nợ gốc theo các hình thức:

- Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn.

- Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ.

- Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn.

Đối với nợ quá hạn trả nợ gốc áp dụng mức lãi suất phạt phải hợp lý, không được quá 50% lãi suất cho vay trong hạn.

B11: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vay thì ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý HĐTD, HĐBĐ. Đối với những trường hợp do ngân hàng phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ sau này thì ngân hàng có thể đề nghị và thanh lý hợp đồng tín dụng theo hình thức bắt buộc.

1.4.2. Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.‌

Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay hữu hiệu và hiệu quả sẽ ngăn ngừa được nguyên nhân chủ quan dẫn đến các rủi ro tín dụng.Các hoạt động kiểm soát nội bộ của ngân hàng cần được xây dựng một cách có hệ thống, logic và thiết thực.


1.4.2.1. Quy trình kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

B1: Kiểm soát trước khi giải ngân

Kiểm soát tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các thông tin trên hồ sơ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ phê duyệt cấp tín dụng và các chứng từ, tài liệu liên quan có đúng với quy định của pháp luật, của ngân hàng.

Kiểm tra, kiểm soát việc đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng có đáp ứng đủ và đúng với các quy định của ngân hàng.

B2: Kiểm soát trong giải ngân

Là hoạt động kiểm tra, kiểm soát quá trình cấp tín dụng cho khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, đảm bảo khả năng khách hàng trả nợ cho ngân hàng. Các công việc kiểm soát trong giải ngân bao gồm:

- Kiểm soát các việc tuân thủ các điều kiện phê duyệt cấp tín dụng

- Kiểm soát điều kiện giải ngân, hồ sơ soạn thảo cấ tín dụng, kiểm soát việc cập nhật thông tin TSBĐ trên hệ thống ngân hàng

P3: Kiểm soát sau khi giải ngân

Là công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay sau khi đã giải ngân cho khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro nguồn vốn, đảm bảo việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng về nguồn vốn là đúng, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. Công việc kiểm soát chủ yếu là kiểm soát tình hình tài chính, tình hình SXKD, tình hình TSBĐ, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ chứng từ để kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng với mục đích đã cam kết nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó khách hàng có thể bảo đảm khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Kiểm soát việc thực hiện xử lý các vấn đề phát sinh của cán bộ nhân viên sau khi cho vay: gia hạn nợ, thu nợ, thu lãi, kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra việc đề xuất biện pháp xử lý và thực hiện biện pháp xử lý khi có dấu hiệu khách hàng không thể trả nợ.

1.4.2.2. Các hoạt động kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Kiểm soát chính sách tín dụng, chính sách khách hàng.


- Kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay.

- Kiểm soát quá trình giải ngân.

- Kiểm tra, kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân.

- Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng.

- Kiểm soát quá trình chấp hành trong khi thực hiện nghiệp vụ.

- Kiểm soát việc cập nhật thông tin trên hệ thống.

- Kiểm soát việc lưu trữ thông tin, dữ liệu.

Kết luận chương 1:

Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào cũng cần phải thiết lập hệ thống kiểm soát bội bộ nhằm đảm bảo mục tiêu báo cáo tài chính đáng tin cậy, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động đồng thời bảo đảm tuân thủ pháp luật. Một hệ thống hữu hiệu cần được xây dựng và vận hành theo 5 yếu tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, giám sát, thông tin và truyền thông.

Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất.Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng thương mại rất đa dạng, bao gồm tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng... những lĩnh vực này luôn xuất hiện trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Mặt khác kinh doanh tiền tệ là một loại hình kinh doanh “nhạy cảm”, ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy các ngân hàng cần thận trọng đồng thời cần phải thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu để hạn chế rủi ro không chỉ cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế.

Một hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng được đánh giá là hữu hiệu theo báo cáo Basel cần hội tụ đủ các yếu tố: tạo ra môi trường văn hóa kiểm soát mạnh mẽ; nhận biết và đánh giá đầy đủ các rủi ro; tổ chức hoạt động kiểm soát chặt chẽ, phân công, phân nhiệm rõ ràng, đảm bảo tính độc lập, tính bất kiêm nhiệm;xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin đầy đủ, chính xác, nhanh gọn, đầy đủ; giám sát hoạt động thường xuyên, sửa chữa sai sót kịp thời.

Hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Song đây lại là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần giám sát chặt chẽ các khâu trong quy trình tín dụng bao gồm kiểm tra,


kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay đồng thời giám sát, quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả để ngăn chặn, có biện pháp xử lý với các nguyên nhân gây ra rủi ro, hạn chế tối đa rủi ro.

Nói tóm lại, kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi ngân hàng thương mại nói chung, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển, mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao, mức độ rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp và tinh vi là một thách thức lớn đối với các NHTM. Vì vậy việc không ngừng hoàn thiện và nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ là một vấn đề cấp thiết đối với các NHTM để có thểtồn tại và kinh doanh có hiệu quả.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG.‌‌

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.‌

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển‌

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - một ngân hàng thương mại lớn, được ra đời từ ngày 01/07/1988 và là một trong những ngân hàng giữ vai trò quan trọng, chủ chốt của ngành Ngân hàng Việt Nam.

- Theo Quyết định 67/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào ngày 27/03/1993 tiến hành thành lập 77 chi nhánh trong đó có NHTM cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng.

Với chiến lược bao quát thị trường, ngày 20/02/2004 Chi nhánh Lâm Đồng quyết định mở thêm phòng giao dịch Đức Trọng Số 2 TT Liên Nghĩa, TP Đức Trọng. Ngày 17/07/2006, Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Đà Lạt tại 46/48 Khu Hòa Bình, TP Đà Lạt. Sau đóđể thúc đẩy quá trình kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô thành lập thêm 3 phòng giao dịch: PGD Phan Chu Trinh vào ngày 30/11/2008, PGD Ngã 5 vào ngày 20/05/2009 và PGD Tự Phước vào ngày 05/11/2010.

- Năm 2013, Vietinbank Lâm Đồng áp dụng phần mềm thông tin INCAS và chương trình Sysmon theo hệ thống của Ngân hàng Vietinbank nhằm nâng cao thông tin liên lạc và giám sát.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Cammercial Bank for Industry and Trade

Tên viết tắt: VietinbankLâm Đồng

Địa chỉ Ngân hàng TMCP công thương_chi nhánh Lâm Đồng: số 1 Lê Đại Hành, phường 3, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động‌

a. Huy động vốn

Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức


kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ...

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Vay vốn của tổ chức tín dụng khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.

b. Cho vay, đầu tư.

Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung thấu chi; cho vay tiêu dùng; hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế; đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

c. Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán.

d. Thanh toán và tài trợ thương mại

Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); chuyển tiền trong nước và quốc tế; Chuyển tiền nhanh Western Union; thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; chi trả kiều hối…

e. Ngân quỹ.

Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…); mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…); thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...; cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

f.Thẻ và ngân hàng điện tử.

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,


MASTER CARD…). Cung cấp dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

g. Hoạt động khác.

Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; tư vấn đầu tư và tài chính; cho thuê tài chính; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức:‌

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.

Phòng KH cá nhân

Phòng tổng hợp

Phòng KH

doanh nghiệp

Phòng kế toán giao dịch

Phòng tổ chức hành chính

Phòng thông tin điện toán

Phòng quản lý rủi ro

Tổ tiền tệ, kho quỹ

Phòng giao dịch ngã 5, Đà Lạt. (phòng giao dịch loại 2)

Phòng giao dịch Tự Phước, Đà Lạt. (phòng giao dịch loại 2)

Phòng giao dịch Đà Lạt (phòng giao dịch loại 1)

Phòng giao dịch Phan Chu Trinh, Đà Lạt. (phòng giao dịch loại 2)

Phòng giao dịch Đức Trọng (phòng giao dịch loại 1)

Ban giám đốc


Nguồn: phòng tổ chức hàng chínhNgân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công

Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHCT Lâm Đồng.

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Chức năng nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:


- Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị, chịu trách nhiệm với ngân hàng trung ương và ngân hàng nhà nước. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền để quản lý, điều hành đơn vị trong phạm vi được ủy quyền.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thuộc khối kinh doanh, có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án trước khi quyết định cho vay, đôn đốc việc thu hồi nợ khi đến hạn trả. Cụ thể hơn, đây là bộ phận có chức năng tiếp thị doanh nghiệp và thẩm định doanh nghiệp, quản lý và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, thẩm định các hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp.

- Phòng khách hàng cá nhân: Chức năng, nhiệm vụ về cơ bản tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp, nhưng đối tượng là khách hàng cá nhân.

- Phòng quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn, nợ xấu; quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư bảo đảm tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng về dự án đề nghị cấp tín dụng; …

- Phòng kế toán giao dịch: Hoạt động chủ yếu là kế toán thanh toán, với vai trò quan trọng của kế toán là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giải ngân các hợp đồng tín dụng và giao dịch khách hàng.

- Phòng tổ chức - hành chính: Thuộc khối hỗ trợ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, thực hiện nhiệm vụ tổ chức, bố trí, luân chuyển cán bộ và làm công tác hành chính liên quan đến cán bộ như: tiền lương, trợ cấp và phụ cấp theo lương, chế độ cán bộ.

- Tổ tiền tệ, kho quỹ:Có chức năng thực hiện các hoạt động liên quan đến thu chi, lưu trữ và quản lý tiền mặt cho ngân hàng.

- Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại đơn vị. Bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để bảo đảm thông suốt động của hệ thống mạng, máy tính của đơn vị.


- Phòng tổng hợp: Tổng hợp số liệu thống kê, cân đối kinh doanh, cân đối kinh doanh, xây dựng các chiến lược marketing cụ thể để phục vụ cho chiến lược kinh doanh, khai thác thị trường, nghiên cứu và phát triển dịch vụ thẻ.

- Các phòng giao dịch trực thuộc:Bao gồm 2 phòng giao dịch loại 1 và 3 phòng giao dịch loại 2. Các phòng giao dịch trực thuộc hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi từ bên ngoài, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

2.1.4. Tình hình lao động cuả Vietinbank Lâm Đồng qua hai năm 2012 – 2013.‌

Bảng 2.1 Bảng số liệu về số lượng lao động tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.

ĐVT: Người


Số lượng lao động

Năm 2012

Năm 2013

Tổng lao động

94

94

1.Phân theo trình độ



Trên đại học

10

10

Đại học

83

83

Cao đẳng, trung cấp

1

1

2.Phân theo hình thức quản lý



Số lao động biên chế

88

88

Số lao động khoán gọn

6

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Lâm Đồng - 4

Nhìn chung số lượng và cơ cấu lao động của đơn vị không có sự biến động lớn qua các năm. Số lao động có trình độ đại học chiếm đa số. Số lao động trung cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Số lao động có trình độ trên Đại học cũng chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2013, đơn vị đã tuyển dụng được 4lao động mới và sắp xếp giải quyết 4 lao động nghỉ theo chế độ. Tình hình lao động của đơn vị khá ổn định qua các năm, ít có sự thay đổi, đây là một điều kiện thuận lợi cho đơn vị, chứng tỏ đơn vị có chính sách nhân sự hợp lý, chế độ ưu đãi đối với nhân viên tốt. Điều này giúp cho tinh thần thái độ làm việc của nhân viên tốt, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, đồng thời tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân viên mới, thúc đẩy sự phát triển của đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022