F2. Nhiệm vụ cụ thể từng bộ phận, cá nhân tham gia thẩm định, quyết định và quản lý các khoản vay.
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, cá nhân tham gia thẩm định quyết định và quản lý các khoản vay của Chi nhánh (với vai trò là Ngân hàng cấp vốn) được quy định cụ thể tại Điều 19, Khoản 19.2 Chương II trong Quy định cho vay đối với tổ chức kinh tế QĐ 35.12 của NHCT và Điều 7, Mục 2, Chương II trong Quyết định Về việc ban hành quy định tạm thời cấp tín dụng đối với khách hàng theo mô hình mới QĐ.35.27, số 1366 của NHCT (PHỤ LỤC 10).
f. Thời gianthẩm định, quyết định cho vay và giải quyết các phát sinh trong quá trình cho vay.
- Đối với khoản vay thông thường (PHỤ LỤC 11)
- Đối với khoản vay có bảo đảm bằng tài sản có tính thanh khoản cao: 1 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết các phát sinh trong quá trình cho vay: 2 ngày làm việc đối với trường hợp điều chỉnh hạn mức cho vay, thời hạn duy trì hạn mức cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ; 1 ngày làm việc với trường hợp điều chỉnh thời hạn giải ngân, thời gian ân hạn và giải quyết các phát sinh khác; trong trường hợp phức tạp Chi nhánh có thể thỏa thuận với khách hàng.
g. Quy định về quy trình giải ngân.
Các quy định về nguyên tắc, thủ tục giải ngân, căn cứ giải ngân của NHCT được thể hiện cụ thể tại Điều 23 Chương II trong Quy định cho vay đối với tổ chức kinh tế QĐ 35.12 của NHCT (PHỤ LỤC 12).
h. Quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả và/ hoặc lãi (PHỤ LỤC 13).
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Cho Vay Trong Ngân Hàng Thương Mại.
- Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp .
- Tình Hình Hoạt Động Của Ngân Hàng Qua Các Năm 2011, 2012, 2013.
- Quy Trình Kiểm Tra, Giám Sát Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Nhct.
- Những Tồn Tại Và Nguyên Nhân Dẫn Đến Những Tồn Tại Trong Chu Trình Tín Dụng.
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng.
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
2.2.2.2. Quy định về thẩm quyền quyết định cấp tín dụng và phê duyệt dữ liệu trên hệ thống INCAS (PHỤ LỤC 14).
2.2.2.3. Quy định về giá trị định giá và mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị định giá và chỉ đạo BĐTV (PHỤ LỤC 15).
2.2.2.4. Quy trình cho vay của ngân hàng Vietin Bank Lâm Đồng.
Vietin bank đã xây dựng nhiều quy trình cấp tín dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.Cấp tín dụng ở đây gồm việc cấp, thay đổi giới hạn tín dụng/ khoản tín
dụng.Trong bài này tôi chỉ trình bày quy trình cấp tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Cũng như các ngân hàng khác, Vietinbank xây dựng một quy trình cho vay riêng vừa đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN, các thông lệ quốc tế vừa thể hiện được chính sách quản lý, phong cách quản trị riêng biệt, đạt hiệu quả của NHCT.
Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCT – Chi nhánh Lâm Đồng được thể hiện qua ví dụ minh họa quy trình cho vay đối với doanh nghiệp (PHỤ LỤC 16).
Quy trình nghiệp vụ cho vay là hướng dẫn nội bộ của Vietin bank về trình tự xử lý các bước trong một quá trình cho vay nhằm đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Quy trình cho vay là công cụ của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong ngân hàng nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay theo hướng đảm bảo hiệu quả, an toàn, chất lượng cho khách hàng cũng như ngân hàng. Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCPCT chi nhánh Lâm Đồng được mô tả qua lưu đồ sau:
Bước 7
Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu
Bước 6
Soạn thảo, ký hợp đồng tín dụng
Bước 5
Thông báo cho khách hàng
ế
Hu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN NGỌC THỦY
Bước 1
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Bước 2, 3
Thẩm định đề xuất khoản vay
Bước 4
Xét duyệt khoản vay
Bước 8
Giải ngân
Bước 9
Kiểm tra, giám sát
Bước 10
Xử lý phát sinh
Bước 12
Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giải chấp tài sản bảo đảm
Bước 11
Thu nợm lãi, phí
Bước 13
Lưu hồ sơ
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ cơ quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp NHCT Lâm Đồng.
2.2.3. Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình cho vay tại Ngân hàng TMCPCT chi nhánh Lâm Đồng.
2.2.3.1. Phương pháp thực hiện hoạt động kiểm soát.
Đối chiếu, so sánh: đối chiếu việc thực hiện công việc của cán bộ nhân viên có đúng theo quy trình trong các quy định của ngân hàng; so sánh các thủ tục trên thực tế so với quy định có hợp lý, hợp pháp, đầy đủ hay không.
Sử dụng phần mềm quản lý rủi ro đã nêu ở trên để thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên bằng việc quan sát, xem xét, kiểm tra hồ sơ, tài liệu giấy tờ, tài liệu điện tử.
Kiểm tra, kiểm soát định kỳ và bất thường bằng phương pháp chọn mẫu hồ sơ, nghiệp vụ cụ thể và đưa ra kết luận tổng quan.
2.2.3.2. Các thủ tục kiểm soát.
a. Kiểm soát trước khi cấp tín dụng.
- Kiểm tra hồ sơ khách hàng:
- Công tác kiểm tra được thực hiện qua 2 vòn kiểm soát: Vòng 1 Lãnh đạo/cán bộ PKHDN trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng hướng dẫn lập hồ sơ hoặc trực tiếp lập hồ sơ và tiến hành kiểm tra, kiểm soát hồ sơ.Vòng 2: Sau khi hoàn thành hồ sơ, cán bộ phòng quản lý rủi ro sẽ nhận hồ sơ qua hệ thống icdoc, INCAS và kiểm tra lại, yêu cầu bổ sung chỉnh sửa nếu có sai sót.
- Nội dung kiểm tra chủ yếu là: Kiểm tra sự đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng theo quy định của pháp luật, quy định cho vay hiện hành của NHNN, NHCT; Kiểm tra, xác định năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật, thẩm quyền của đơn vị, của người đại diện hoặc người được ủy quyền đại diện bên phía khách hàng.
- Việc kiểm tra, kiểm soát thông qua hồ sơ pháp lý và việc thu thập thông tin qua các kênh thông tin khác: hồ sơ đã lưu trữ trên icdoc; hồ sơ do khách hàng cung cấp; kênh thông tin đại chúng…hồ sơ do khách hàng cung cấp; mua thông tin hồ sơ từ các trung tâm mua bán thông tin tài chính(trong trường hợp cần thiết).
- Kết quả kiểm tra kiểm soát được thể hiện trên Biên bản bàn giaoTSBĐ; Hợp đồng bảo đảm; Biên bản định giá TSBĐ; Tờ trình hẩm định biện pháp bảo đảm; Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng; Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng.
- Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:
- Thủ tục này cũng được thực hiện qua 2 vòng tương tự như thủ tục kiểm tra hồ sơ khách hàng.
- Nội dung kiểm soát: Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ đề nghị cấp giới hạn tín dụng, giới hạn cấp vốn theo quy định hiện hành của NHCT. Kiểm tra, xem xét tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ khách hàng với nội dung đề nghị cấp tín dụng mà khách hàng nêu ra. Kiểm tra, tính pháp lý, độ tin cậy của các tài liệu mà khách hàng cung cấp.
- Công tác kiểm tra căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ đề nghị cấp giới hạn cấp vốn.
- Kiểm tra tài sản bảo đảm.
- Mục tiêu: Đảm bảo tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và thẩm quyền của người đại diện hợp pháp bên phía khách hàng theo quy định của NHNN, NHCT, pháp luật.Đảm bảo các thông tin được cung cấp là chính xác, có độ tin cậy.Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, xác thực tính hiện hữu của TSBĐ, quyền sở hữu, sử dụng TSBĐ bên phía khách hàng.
- Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Số lượng TSBĐ, quyền nhận TSBĐ. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, đầy đủ của các tài liệu, hồ sơ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ của khách hàng.
- Kiểm tra các tiêu chuẩn ban đầu của TSBĐ, của khách hàng (TSBĐ là hàng hóa, giấy tờ có giá, cổ phiếu...) có đúng, đủ điều kiện thế chấp.
- Kiểm tra TSBĐ có là tài sản thế chấp tại ngân hàng khác hay không, liên quan đến các khoản nợ khác của khách hàng hay không thông qua báo cáo CIC của trung tâm tín dụng thuộc NHNN.
- Kiểm tra công tác thẩm định, định giá TSBĐ có đúng với quy trình, thành phần tham gia định giá, phương pháp định giá, phân loại TSBĐ, giá trị định giá so với
các mức quy địnhtại công văn số 16933 và 9386 – QĐ về giá trị định giá và mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị định giá và chỉ đạo BĐTV).
- Kiểm tra, tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm (áp dụng đối với từng loại tài sản khác nhau).
- Kiểm tra việc công chứng/chứng thực/xác thực đối với HĐBĐ, đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Kiểm tra sự trùng khớp giữa hồ sơ, tài liệu và hiện trạng của TSBĐ, việc tổ chức quản lý, bảo quản và mức độ an toàn của TSBĐ. Trường hợp Ngân hàng hoặc bên thứ 3 giữ TSBĐ thì danh mục TSBĐ phải trùng khớp với biên bản giao tài sản.
- Kiểm tra việc khai báo mã TSBĐ trên hệ thống INCAS có đầy đủ và đúng với quy trình.
- Công tác kiểm tra căn cứ chủ yếu vào hồ sơ TSBĐ và các hồ sơ khác liên quan
- Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng, giới hạn tín dụng.
- Mục tiêu: Đảm bảo thông tin cung cấp từ phòng khách hàng doanh nghiệp là đúng, đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lý; Đảm bảo thẩm quyền phê duyệt hồ sơ, phê duyệt tín dụng và các hồ sơ liên quan là đúng, hợp lệ với quy trình, quy định; Đảm bảo tính độc lập giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay đảm bảo nội dung phê duyệt phù hợp với hồ sơ đề nghị của khách hàng.
- Thủ tục này do cán bộ phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm thực hiện.
- Nội dung kiểm soát:
- Kiểm tra, rà soát lại các yếu tố rủi ro về hồ sơ khách hàng và hồ sơ liên quan đến khoản vay trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do phòng khách hàng cung cấp và các hồ sơ khác.
- Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng theo quy chế, quy định cấp tín dụng hiện hành (trường hợp không được cấp, trường hợp hạn chế cho vay, các trường hợp Tổng giám đốc quy định theo từng thời kỳ).
- Kiểm tra thẩm quyền phê duyệt theo quy định cấp tín dụng hiện hành.
- Kiểm tra, đánh giá về nhu cầu cấp GHTD, GHCV của khách hàng có phù hợp với nhu cầu thực tế, phù hợp với quy mô, mức độ tăng trưởng, hiệu quả của phương án/dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Kiểm tra nội dung khoản cấp tín dụng (đối chiếu với quy định hiện hành về cấp tín dụng, đối chiếu giữa các hồ sơ khác nhau có trùng khớp hay không).
- Kiểm tra trình tự thẩm định, phê duyệt và thẩm quyền phê duyệt đúng theo phân cấp, ủy quyền của NHCT hay không.
- Phối hợp với cán bộ phòng khách hàng kiểm tra, quan sát thực tế tình hình của khách hàng nếu thấy cần thiết.
- Việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện thông qua kiểm tra toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng, giới hạn tín dụng.
- Kiểm tra, kiểm soát lại HĐTD, HĐBĐ.
- Mục tiêu: đảm bảo HĐTD, HĐBĐ đúng, đầy đủ về mặt hình thức lẫn nội dung, tránh các sai sót trong hợp đồng tín dụng; đảm bảo thẩm quyền ký hợp đồng đúng với quy định của NHCT.
- Chủ thể kiểm soát: cán bộ quan hệ khách hàng; Lãnh đạo phòng KHDN.
- Nội dung kiểm soát: kiểm soát lại nội dung của HĐTD, HĐBĐ; kiểm tra chữ ký tắt trên hồ sơ của Lãnh đạo phòng đã đầy đủ chưa, thẩm quyền của người ký phải đủ tư cách pháp lý (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);
- Kết quả thể hiện: HĐTD, HĐBĐ không có sai sót, có chữ ký tắt từng trang của Lãnh đạo phòng, có dấu giáp lai.
- Kiểm tra, kiểm soát việc nhập thông tin dữ liệu vào hệ thống INCAS.
- Chủ thể kiểm soát: Lãnh đạo phòng KHDN/Lãnh đạo/cán bộ phòng QLRR.
- Nội dung kiểm soát:
- Lãnh đạo phòng KHDN: Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc nhập thông tin, lưu trữ tài liệu trên chương trình iCdoc của cán bộ nhân viên phòng khách hàng.
- Cán bộ phòng quản lý rủi ro, lãnh đạo phòng QLRR: Lãnh đạo phòng QLRR đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát việc nhập thông tin của cán bộ, nhân viên phòng QLRR lên hệ thống và yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung nếu có sai sót. Cán bộ phòng QLRR kiểm
tra, kiểm soát việc nhập thông tin của phòng KHDN, phòng ban khác lên hệ thống thông qua chương trình iCdoc.
- Dữ liệu kiểm soát: Tất cả các tài liệu, hồ liên quan đến quá trình tiếp xúc, thẩm định khách hàng…
- Kết quả thể hiện: dữ liệu trên hệ thống, trên iCdoc; biên bản giao nhận hồ sơ.
- Chỉnh sửa các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
- Mục tiêu: Đảm bảo các vấn đề sau khi phát sinh được kiểm tra, xử lý
- Chủ thể kiểm soát: Cán bộ phòng KHDN; Cán bộ phòng QLRR.
- Nội dung kiểm soát:
- Cán bộ phòng KHDN: Chỉnh sửa sai sót, bổ sung các tài liệu còn thiếu theo yêu cầu của phòng QLRR.
- Cán bộ phòng QLRR: Lập phiếu thông báo lỗi yêu cầu phòng khách hàng khắc phục các sai sót, bổ sung các tài liệu còn thiếu. Trường hợp phát hiện lỗi tiềm ẩn rủi ro cao lập tờ trình đề xuất biện pháp xử lý lỗi. Trước khi chuyển phiếu thông báo lỗi cho các phòng, cán bộ phòng QLRR phải trình lãnh đạo phòng kiểm tra, duyệt và chỉnh sửa sai sót, thiếu sót nếu có.
- Kết quả thể hiện: Phiếu thông báo lỗi, tờ trình xử lý lỗi và đề xuất các biện pháp xử lý.
- Quyết định các vấn đề phát sinh sau khi đã kiểm tra.
- Mục tiêu: Đảm bảo các vấn dề phát sinh sau khi kiểm tra, kiểm soát được xử lý bởi cấp có thẩm quyền.
- Chủ thể kiểm soát: Người có thẩm quyền (GĐ/PGĐ/TGĐ, Trụ sở chính, hội đồng quản trị, phòng kiểm tra kiểm soát thẩm định tín dụng/nợ có vấn đề kéo dài tại TP.HCM, hội đồng tín dụng).
- Nội dung kiểm soát: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, ý kiến của đề xuất của phòng KHDN/ phòng QLRR và quy định hiện hành, người có thẩm quyền có quyền quyết định: tăng cường cán bộ/biện pháp kiểm tra, giám sát trong các trường hợp cần thiết; quyết định việc thỏa thuận, bổ sung các nội dung cần thiết để bảo đảm an toàn
cho các khoản vay; quyết định các biện pháp xử lý theo đề nghị của phòng KHDN, phòng QLRR trong phạm vi thẩm quyền.
- Kết quả thể hiện: Quyết định của các cấp có thẩm quyền, ký xét duyệt trên các tài liệu, các công văn chỉ đạo cụ thể.
b. Kiểm soát trong khi cấp tín dụng.
- Kiểm tra điều kiện nội dung giải ngân:
- Mục tiêu: Đảm bảo việc đáp ứng các điều kiện giải ngân của khách hàng và nội dung giải ngân đúng đối tượng,đúng số tiền và đúng nội dung đã thỏa thuận.
- Chủ thể kiểm soát: Cán bộ phận tích, cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ tác nghiệp, cán bộ phòng quản lý rủi ro.
- Nội dung kiểm soát:
Kiểm tra các điều kiện giải ngân khách hàng có đáp ứng đúng theo quy định. Kiểm tra các thông tin liên quan đến TSBĐ (thông tin pháp lý, quyền sở hữu,quyền sử dụng, giá trị, định giá,… và các thông tin khác), các thông tin hoạt động SXKD, tài chính,mô hình tổ chức, nhân sự của khách hàng, các yếu tố rủi ro đến việc thực hiện của phương án, dự án của khách hàng và báo cáo cho lãnh đạo phòng KHDN, báo cáo phòng QLRR.
- Kiểm tra nội dung giải ngân:
- Đối tượng giải ngân, số tiền giải ngân (so với số tiền/hạn mức cấp tín dụng trong HĐTD,đảm bảo số tiền không vượt quá hạn mức tín dụng còn lại của khách hàng) thời hạn giải ngân, phương thức giải ngân, lãi suất/phí, đảm bảo phù hợp với nội dung đã thỏa thuận HĐTD.
- Hình thức rút vốn, mục đích rút vốn phải phù hợp với quy định, phù hợp với nội dung, điều kiện của chứng từ rút vốn, mục đích trong HĐTD, đối tượng vay vốn. Trong trường hợp rút vốn bằng tiền mặt phải có các chứng từ hợp pháp thể hiện việc rút vốn bằng tiền mặt, không thể rút vốn bằng hình thức khác, phù hợp với quy định của NHCT.
- Kiểm tra số tiền giải ngân lần này, số tiền còn lại chưa giải ngân so với các hóa đơn và ghi rõ trên bản gốc hóa đơn, chứng từ, hồ sơ liên quan, đồng thời kiểm tra
việc ký tắt trên tất cả hồ sơ trên. Nếu khách hàng thiếu các chứng từ, hồ sơ phải bổ sung trong vòng 15 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày giải ngân.
- Kiểm tra thực tế đối tượng giải ngân.
Kiểm tra đối tượng giải ngân thực tế có phù hợp với quy định của NHCT.
- Dữ liệu kiểm soát: Hồ sơ giải ngân, hồ sơ đề nghị giải ngân, các hồ sơ khác liên quan, phiếu nhập kho của khách hàng…
- Kết quả thể hiện: Từ trình thẩm định và quyết định giải ngân, hồ sơ giải ngân phù hợp, sự ký duyệt của GĐ/PGĐ và các cấp có thẩm quyền; Lệnh chi; phiếu lĩnh tiền mặt.
- Kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống:
- Mục tiêu: Đảm bảo việc nhập dữ liệu chính xác và đúng thẩm quyền.
- Chủ thể kiểm soát: Lãnh đạo phòng KHDN và Cán bộ phòng quản lý rủi ro, lãnh đạo phòng QLRR.
- Nội dung kiểm soát:
- Lãnh đạo phòng KHDN: Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc nhập thông tin, lưu trữ tài liệu trên chương trình iCdoc của cán bộ nhân viên phòng khách hàng.
- Cán bộ phòng quản lý rủi ro, lãnh đạo phòng QLRR: Lãnh đạo phòng QLRR đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát việc nhập thông tin của cán bộ, nhân viên phòng QLRR lên hệ thống, và yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung nếu có sai sót. Cán bộ phòng QLRR kiểm tra, kiểm soát việc nhập thông tin của phòng KHDN, phòng ban khách lên hệ thống thông qua chương trình iCdoc.
- Dữ liệu kiểm soát: Thông tin về giải ngân
- Kết quả thể hiện: thông tin trên chương trình iCdoc, hệ thống dữ liệu INCAS.
- Kiểm tra việc xử lý các phát sinh sau khi giải ngân.
- Mục tiêu: Đảm bảo việc xử lý các phát sinh khi giải ngân đã được kiểm tra, kiểm soát.
- Chủ thể kiểm soát: Cán bộ phòng KHDN/phòng QLRR.
- Nội dung kiểm soát:
- Kiểm tra việc xử lý các vấn đề liên quan đến việc giải ngân, cho vay; kiểm tra rà soát, đánh giá lại ảnh hưởng của các vấn đề phát sinh tới kết quả thẩm định trước đây của phương án, dự án.
- Kiểm tra, rà soát lại việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS.
- Kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của khách hàng sau khi giải ngân, nếu nhận thấy có rủi ro trong việc hoàn trả vốn vay, tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, có dấu hiệu mất khả năng trả nợ thì cán bộ phòng KHDN/ phòng QLRR lập tờ trình đề xuất biện pháp xử lý và trình lãnh đạo phòng và các cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định biện pháp xử lý
- Dữ liệu kiểm soát: HĐTD, HĐBĐ, bộ hồ sơ khách hàng trên iCdoc, tình hình thực tế khách hàng.
- Kết quả thể hiện: Tờ trình thẩm định biện pháp xử lý; và một số chứng từ
khác.
- Chỉnh sửa các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
- Mục tiêu: Đảm bảo các vấn đề sau khi phát sinh được kiểm tra, xử lý.
- Chủ thể kiểm soát:Cán bộ phòng KHDN; Cán bộ phòng QLRR.
- Nội dung kiểm soát:
- Cán bộ phòng KHDN: Chỉnh sửa sai sót, bổ sung các tài liệu còn thiếu theo
yêu cầu của phòng QLRR.
- Cán bộ phòng QLRR: Lập phiếu thông báo lỗi yêu cầu phòng khách hàng khắc phục các sai sót, bổ sung các tài liệu còn thiếu. Trường hợp phát hiện lỗi tiềm ẩn rủi ro cao lập tờ trình đề xuất biện pháp xử lý lỗi. Trước khi chuyển phiếu thông báo lỗi cho các phòng, cán bộ phòng QLRR phải trình lãnh đạo phòng kiểm tra, duyệt và chỉnh sửa sai sót, thiếu sót nếu có.
- Dữ liệu kiểm soát: hồ sơ, dữ liệu trên hệ thống, trên iCdoc.
- Kết quả thể hiện: Phiếu thông báo lỗi, tờ trình xử lý lỗi và đề xuất các biện pháp xử lý.
- Quyết định các vấn đề cần xử lý sau khi kiểm tra (nếu có).
- Mục tiêu: Đảm bảo các vấn đề phát sinh sau khi kiểm tra, kiểm soát được xử lý bởi cấp có thẩm quyền.
- Chủ thể kiểm soát: cấp có thẩm quyền.
- Nội dung kiểm soát: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, ý kiến đề xuất của phòng KHDN/ phòng QLRR và quy định hiện hành, người có thẩm quyền có quyền quyết định: tăng cường cán bộ/biện pháp kiểm tra, giám sát trong trường hợp cần thiết; tạm dừng hoặc dừng việc giải ngân; áp dụng các biện pháp giám sát đối với các công việc có tính rủi ro cao; quyết định các biện pháp xử lý theo đề nghị của phòng KHDN/ phòng QLRR trong phạm vi thẩm quyền.
- Dữ liệu kiểm soát: Tờ trình để xuất các biện pháp xử lý
- Kết quả thể hiện: Sự ký duyệt, ý kiến của các cấp có thẩm quyền trên tờ tình.
c. Kiểm soát sau khi cấp tín dụng.
- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay.
- Mục tiêu: Đảm bảo quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng được giám sát chặt chẽ.
- Chủ thể kiểm soát: Cán bộ phòng QLRR/phòng KHDN
- Nội dung kiểm soát:
- Thường xuyên theo dõi diễn biến nợ của khách hàng, trạng thái nợ của khách hàng, theo dõi chuyển biến doanh thu bán hàng trên tài khoản tiền gửi của khách hàng.
- Đôn đốc khách hàng gửi các báo cáo theo quy định phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay theo đúng quy định. Kiểm tra khảo sát tình hình thực tế nếu cần thiết đối với một số khách hàng.
- Hoàn thiện hồ sơ sau khi cấp tín dụng, yêu cầu khách hàng bổ sung các chứng từ nếu còn thiếu.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình trả nợ khoản vay, nếu phát hiện khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc thực hiện các cam kết trong HĐTD thì lập tờ trình đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo phòng ký duyệt và trình cấp có thẩm quyền quyết định.Việc kiểm tra sử dụng vốn vay được lập thành văn bản.Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân cán bộ ngân hàng phải tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay.