Những Tồn Tại Và Nguyên Nhân Dẫn Đến Những Tồn Tại Trong Chu Trình Tín Dụng.‌


hoạt động giữa các cá nhân, phòng ban để đáp ứng yêu cầu xử lý công việc nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, đạt hiệu quả cao, tính chính xác cao.

Nhờ áp dụng các thủ tục kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động cho vay, thực hiện kiểm tra, kiểm soát trong từng khâu, kiểm tra, kiểm soát nhiều vòng nên đã hạn chế được rủi ro đến mức thấp nhất.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Vietinbank Lâm Đồng tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn. Cụ thể, các nguyên tắc được thể hiện trong các thủ tục kiểm soát:

- Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm:

Việc phân chia trách nhiệm đối với hoạt động kiểm soát được Chi nhánh thực hiện đúng quy trình theo quy định. Việc phân chia trách nhiệm được thể hiện cụ thể, rõ ràng trong từng văn bản, công văn, chính sách của NHCT. Trách nhiệm của các cán bộ, phòng KHCN, phòng QLRR, Ban giám đốc được phân tách rõ ràng, không chồng chéo lẫn nhau và đảm bảo không có một cá nhân, phòng kiêm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ trong cùng một quy trình kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tính độc lập đối với công việc của mỗi phòng, ban, bộ phận, cá nhân.

- Thực hiện ủy nhiệm cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một cách thích hợp: công tác ủy nhiệm thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ được thực hiên dựa trên cơ sở thảo luận bàn bạc trong cuộc họp hội đồng của Chi nhánh. Việc ủy quyền phê duyệt dựa theo quy định của NHCT và dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và năng lực nghiệp vụ của người được ủy quyền. Uỷ quyền phê duyệt cho Ban giám đốc Chi nhánh được Tổng giám đốc ngân hàng quy định trong từng thời kỳ cụ thể. Thẩm quyền ủy quyền dưới thẩm quyền của giám đốc chi nhánh được ban giám đốc chi nhánh quyết định, xem xét sao cho hợp lý. Ví dụ: phó phòng khách hàng doanh nghiệp được ủy quyền phê duyệt khi trưởng phòng vắng mặt; phó giám đốc được ủy quyền phê duyệt cấp tín dụng khi giám đốc vắng mặt.

- Chứng từ sổ sách phải đầy đủ: các chứng từ sổ sách luôn đảm bảo đầy đủ, hợp lý, hợp pháp, hợp lệ. Với việc sử dụng phần mềm hiện đại đặc biệt là chương trình


ECM, iCdoc... đã hỗ trợ cho việc lưu trữ, lưu chuyển chứng từ, quản lý kiểm soát tài liệu điện tử trên toàn hệ thống diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Từ đó góp phần đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ của hồ sơ chúng từ, chứng từ dược lưu trữ tránh thất thoát, tiết kiệm được chi phí kho lưu trữ, dễ truy cập và tìm kiếm. Ngoài ra còn được kiểm soát nhiều vòng trên hệ thống giảm thiểu tối đa sai sót. Đảm bảo chứng từ, hồ sơ luôn đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

- Kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách:thông qua phần mềm quản trị tài chính hiện đại ERP và các chương trình khác tài sản, vật chất, các vấn đề liên quan đến tài chính của hệ thống NHCT, từ chi nhánh phòng ban đến cả Trụ sở chính được công khai minh bạch, chi tiết từng khoản mục, kiểm tra kiểm soát thường xuyên, đồng bộ và khoa học trên toàn hệ thống.

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong chu trình tín dụng.‌

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Lâm Đồng - 8

3.2.1. Những tồn tại:‌

Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng: Cơ cấu tổ chức của đơn vị đang dần thay đổi để phù hợp với mô hình cấ tín dụng mới. Song việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức chưa thực sự nhanh chóng, ổn định, phù hợp. Một số cán bộ, nhân viên được bổ nhiệm chưa đúng vị trí vì vậy chưa phát huy hết năng lực tối đa.

Về nhân sự: Tuy chính sách nhân sự luôn được ban lãnh đạo đặt lên hàng đầu, song việc nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng chưa đạt hiệu quả cao. Các biện pháp thiết thực để khích lệ, động viện, phát huy tối đa năng lực của cán bộ nhân viên chưa được Chi nhánh thực sự chú trọng, quan tâm. Hiện tại chi nhánh đang trong quá trình hoàn thiện công tác chuyển đổi mô hình kiểm soát theo mô hình mới Basel II, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, vì vậy cán bộ, nhân viên chưa kịp thích nghi, chưa nắm vững những thay đổi, thiếu kinh nghiệm vì vậy rất khó khăn trong khi thực hiện công việc.

Về hệ thống các văn bản, quy định:

- Vì lý do đang trong quá trình hoàn thiện việc chuyển đổi mô hình, NHCT đưa ra nhiều quy định mới áp dụng cho chi nhánh chuyển đổi và chưa chuyển đổi nên gây ra sự chồng chéo giữa cái mới và cái cũ. Việc áp dụng văn bản nào, quy định


nào… cán bộ, nhân viên chưa nắm rõ tạo ra nhiều sai sót, gây mất thời gian sữa chữa và tìm kiếm.

- Một số quy định trong quy trình cho vay khá phức tạp, rắc rối, không cần thiết và chưa thực sự linh hoạt : Ví dụ đối với một số tài sản bảo đảm của khách hàng mặc dù được cán bộ và các cấp có thẩm quyền tín dụng thẩm định và định giá giá trị nhưng trong quy trình yêu cầu bên thứ 3 thẩm định và định giá hoặc phải chuyển qua cho ACM của Vietinbank thẩm định, định giá, gây khó khăn và tốn kém thời gian cho khách hàng cũng như ngân hàng. Về mặt ngân hàng, sau khi thẩm định và định giá mặc dù chỉ cho vay 50% giá trị tài sản (ở mức rủi ro thấp), đã đảm bảo an toàn đối với nguồn vốn nhưng không được chấp thuận, ngoài ra nếu ngân hàng đứng ra thuê tổ chức độc lập thẩm định và định giá sẽ tốn thêm một khoản chi phí, làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh. Đối với khách hàng, trong điều kiện thiếu thốn vốn sản xuất, cần vay mượn của ngân hàng nhưng phải trả trước một khoản chi phí định giá, thẩm định tài sản bảo đảm, mặt khác khi bỏ ra khoản chi phí khá lớn này chưa chắc chắn thu lại lợi ích vì vậy đây là một vấn đề hết sức khó khăn đối với khách hàng.

Về hoạt động kiểm soát cho vay:

Để rút ngắn thời gian trong việc cho vay, còn tồn tại một số CBQHKH thực hiện chưa đúng quy trình cho vay.Ví dụ như việc thông báo cho khách hàng không được thực hiện tại Chi nhánh, phương thức thông báo chủ yếu bằn điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp.Việc thông báo như vậy tiết kiệm thời gian nhưng về mặt pháp lý là sai nguyên tắc đồng thời sẽ gây ảnh hưởng đên chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Một số cán bộ tín dụng sau khi giải ngân không thực hiện ngay công tác scan và lưu trữ hồ sơ trên ICdoc mà tổng hợp nhiều hồ sơ giải ngân cho nhiều lần mới thực hiện nghiệp vụ này. Một số cán bộ tín dụng cho khách hàng ký vào giấy lĩnh tiền mặt, lệnh chi trước khi đưa hồ sơ xuống phòng kế toán giao dich. Vấn đề này tuy không ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm soát tín dụng song nó là cơ sở phát sinh cho nhiều rủi ro bất ngờ, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Về thủ tục tiếp nhận hồ sơ, chi nhánh yêu cầu phải đủ hồ sơ mới được phép cấp tín dụng.Nhưng trong một số trường hợp khách hàng không có đủ hồ sơ gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác xét duyệt.


Công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng sau khi giải ngân chưa kịp thời hoặc gặp nhiều khó khăn trong thực tế. Cán bộ tín dung, cán bộ rủi ro đang đặt nhẹ công việc này, chưa thưc hiện đúng tiến độ, có thể chậm trễ so với quy định, hoặc khi thực hiện bị khách hàng gây khó khăn, không hợp tác, khách hàng dùng các biện pháp che đậy tinh vi vì vậy không mang lại kết quả thẩm tra, kiểm soát kịp thời để có biện pháp khắc phục khi có rủi ro.

Trong khâu xử lý TSBĐ để thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn do thời gian kéo dài dẫn đến phát sinh nhiều chi phí. Theo quy định có thể xử lý TSBĐ thông qua tố tụng nhưng vệc tố tụng trên thực tế diễn ra rất trì trệ, tốn thời gian dẫn đến việc thu hồi vốn của ngân hàng chậm, xoay vòng vốn chậm, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Công tác thẩm định TSBĐ mặc dù được thực hiện rất quy củ, chấp hành đúng quy trình, song trong một số trường hợp cán bộ thẩm định kinh nghiệm chưa dày dặn dẫn tới định giá sai, đánh giá sai về TSSBĐ, có thể định giá thấp hơn giá trị thực hay cao hơn làm ảnh hưởng tới công tác cấp tín dụng. Công tác định giá chủ yếu luôn sử dụng giá thị trường, an toàn, rủi ro thấp hơn nhưng không linh hoạt, kéo theo mức cho vay, giới hạn cho vay thấp làm giảm sút lợi nhuận đáng có của Chi nhánh. Thẩm định, định giá TSBĐ thường mang ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng, tổ định giá vì vậy có thể dễ xảy ra các sai sót, rủi ro khi cho vay.

3.2.2. Nguyên nhân:‌

- Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Trong giai đoạn hiện nay, diễn biến nền kinh tế trong nước và trên thế giới cũng như kinh tế trên địa bàn hết sức phức tạp. Hoạt động kinh tế trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng đang gặp khó khăn làm cho công tác kiểm soát cho vay của Vietinbank Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn: lạm phát gia tăng, biến động không ổn định của thị trường bất động sản ảnh hưởng tới công tác định giá TSBĐ, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ làm gia tăng nợ xấu, nự khó đòi…

Nguyên nhân trực tiếp từ khách hàng: rủi ro đạo đức, kinh doanh thua lỗ, hoạt động và quản lý yếu kém; che dấu thự trạng, báo cáo không trung thực, sử dụng vốn sai mục đích, một số khách hàng cố ý lừa đảo…


Thông tin bất cân xứng: khi thực hiện cho vay bên phía ngân hàng rất bất lợi vì thông tin thu thập được là do khách hàng cung cấp, hoặc thu thập thông tin trên các kênh thông tin khác dẫn tới thông tin để ra quyết định có thể ẩn chứa nhiều sai sót, rủi ro, hoặc bị làm giả mạo. Còn bên phía khách hàng luôn cố gắng cung cấp thông tin có lợi nhất cho mình để được xét duyệt cho vay.

- Nguyên nhân từ phía Chi nhánh:

Chi nhánh chưa có các công cụ chuyên biệt, mô hình cụ thể thiết thực để đánh giá rủi ro, và đo lường tổn thất dự kiến, ngoài ra các ý kiến thẩm định nhiều khi còn mang tính chủ quan. Việc thẩm định tình hình tài chính thông qua các thông tin khách hàng cung cấp, các thông tin này thương chứa đựng nhiều rủi ro, hồ sơ chứng từ thường không đầy đủ vì vậy cán bộ thẩm định khó có thể tổng hợp, bao quát được tình hình của khách hàng dẫn tới đưa ra nhiều ý kiến mang tính chủ quan, phiến diện.

Một số cán bộ tín dụng chưa thực hiện đúng các thủ tục, quy trình, quy định cho vay của Chi nhánh, của NHCT làm cho việc cấp tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro.

Áp lực công việc đối với các cán bộ, nhân viên thực hiện quy trình cho vay rất cao ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện công việc dẫn tới sai sót, rủi ro trong quá trình thực hiện cấp tín dụng và ra quyết định cho vay.

Rủi ro đạo đức: một số trường hợp cán bộ nhân viên lợi dụng chức vụ cố tình tạo thuận lợi để cấp tín dụng cho khách hàng thân quen.

Do nhân viên trong quá trình kiểm soát thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin làm ảnh hưởng tới công tác thẩm định, ra quyết định tạo rủi ro tiềm ẩn lớn trong các khoản cho vay.

Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên không đồng đều, một số nhân viên thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu.

Công tác kiểm soát sử dụng vốn sau khi cho vay chưa được quan tâm đúng mực, một số cán bộ quản lý rủi ro phớt lờ, không thực hiện hoặc thực hiện nhưng sơ sài, hay do thiếu thông tin vì vậy đưa ra kết luận không chính xác.

3.3. Đánh giá việc thực hiện quy định, quy trình kiểm soát của cán bộ nhân viên trong ngân hàng.‌

- Cán bộ, nhân viên phòng khách hàng doanh nghiệp:


- Lãnh đạo phòng: Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp ngoài thực hiện chức năng của một trưởng phòng còn kiêm nhiệm thêm chức năng quan hệ khách hàng, điều này tạo áp lực công việc lớn cho trưởng phòng. Mặc dù vậy nhưng công tác kiểm tra, xét duyệt luôn được trưởng phòng thực hiện tốt và chặt chẽ. Trong một số trường hợp trưởng phòng có thể ủy quyền cho phó phòng KHDN thực hiện công việc để giảm bớt áp lực và nâng cao hiệu quả lao động. Phó phòng KHDN cũng là một cán bộ có làm việc lâu năm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng vì vậy có thể nói có kinh nghiệm dày dặn trong các hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Ngoài chức năng xét duyệt kiểm tra, kiểm soát, lãnh đạo phòng còn thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ vẽ tận tình cho cấp dưới thực hiện hồ sơ, chỉnh sửa hồ sơ, thực hiện các công việc phân tích, thẩm định. Tinh thần và thái độ làm việc hòa nhã, vừa chỉ đạo răn đe, vừa khuyến khích động viên, hỗ trợ, hướng dẫn chu đáo, tận tình các nhân viên, đặc biệt là một số nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực tạo sự thoải mái, giảm áp lực nghề nghiệp giúp cho chất lượng công việc được cải thiện tốt hơn.

- Cán bộ quan hệ khách hàng: Cán bộ quan hệ khách hàng luôn cố gắng tìm kiếm thị trường, tiếp thị để nhằm tìm ra nhiều khách hàng mới cho ngân hàng. Thái độ làm việc của cán bộ với khách hàn rất hòa nhã, thân thiện, tạo cho khách hàng cảm thấy thoải mái, được ngân hàng tạo điều kiện giúp đỡ tối đa. Cán bộ làm việc có nguyên tắc, quy củ, độc lập, không thiên vị vì vậy tạo được niềm tin, ấn tượng tốt cho khách hàng. Song trong một số trường hợp, nhân viên cán bộ chưa thực sự nhanh nhạy trong công tác tiếp xúc, công tác gây dựng tư tưởng so với các ngân hàng khác trên địa bàn còn yếu kém.

- Cán bộ phân tích: Công tác phân tích rủi ro tuy đã được phòng KHDN và Chi nhánh chú trọng song vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Cán bộ phân tích rủi ro chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việc phân tích thường xuyên phải tham khảo ý kiến, nhờ sự hướng dẫn của lãnh đạo phòng.Một số cán bộ không tự thu thập thông tin trên nhiều nguồn khác nhau để thông tin thu thập được phong phú, chi tiết hơn mà chỉ dựa vào thông tin trên CIC của NHNN và thông tin khách hàng cung cấp, cùng một số nguồn khác để đánh giá, đưa ra ý kiến vì vậy các kết quả thường mang tính chủ quan, phiến diện, ẩn chứa nhiều rủi ro.


- Cán bộ thẩm định: Công tác này được thực hiện khá tốt bởi một nhân viên giàu kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Vì vậy có thể nói công tác thẩm định luôn được đảm bảo đúng quy trình, đúng thủ tục chính sách, kết quả thẩm định có độ chính xác cao, chứa đựng ít rủi ro.

- Nhân viên thực hiện hồ sơ tín dụng: Một số nhân viên thực hiện hồ sơ tín dụng còn lơ là, sơ sài trong các bước. Đặc biệt đối với hồ sơ, chứng từ giải ngân công tác lưu trữ hồ sơ lên hệ thống, trên các phần mềm không được thực hiện liên tục đúng với quy trình: một số hồ sơ, chứng từ sau khi giải ngân cán bộ không scan, lưu trữ ngay mà để cuối tuần mới thực hiện hoặc khi cần thiết mới thực hiện; các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm nhiều khi nhân viên soạn thảo thiếu tài liệu, soạn theo mẫu rập khuôn, không có sự biến hóa, chỉnh sửa cho phù hợp với từng trường hợp vì vậy khi trình ký, phê duyệt thường bị trả lại, tốn thời gian thực hiện lại đồng thời làm công việc bị chậm trễ. Nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin, tin học văn phòng trong việc soạn thảo các tài liệu chưa thực sự tốt, chưa nhanh gọn dẫn tới tốn thời gian cho việc lập, chỉnh sửa hồ sơ cho vay.

- Cán bộ nhân viên phòng quản lý rủi ro:

Việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên phòng quản lý rủi ro có thể đánh giá như

sau:


- Cách thức thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ còn mang tính chất

hướng dẫn cán bộ, nhân viên phòng KHDN thực hiện soạn thảo hồ sơ nhiều hơn là kiểm tra, soát xét.

- Việc kiểm tra, kiểm duyệt các tờ trình thẩm định, phân tích của phòng KHDN rất chặt chẽ, cán bộ xem xét từng mục, từng câu chữ để tìm ra sai sót, đối chiếu các thông tin trên các tờ trình với hồ sơ liên quan rất chi tiết.

- Việc kiểm soát sử dụng vốn vay chưa thực sự tốt, cán bộ chỉ dựa trên các thông tin khách hàng cung cấp để đánh giá, ít khi đi khảo sát thực tế. Đối với một số khách hàng có uy tín trên thị trường cán bộ, nhân viên còn hướng dẫn họ cung cấp các thông tin như thế nào để đưa ra kết quả kiểm soát phù hợp.

- Công tác kiểm soát giải ngân bằng tiền mặt rất chặt chẽ. Khách hàng phải trình bày đủ hồ sơ chứng minh việc giải ngân bằng tiền mặt hợp lý, đúng quy định thì


cán bộ phòng QLRR mới chấp thuận xét duyệt cho giải ngân bằng tiền mặt, các trường hợp sai sót, không hợp lý sẽ ngay lập tức bị bác bỏ.

- Giám đốc, phó giám đốc:

- GĐ, PGĐ không phải lúc nào cũng luôn thực hiện mọi công việc một cách cẩn trọng. Trong một số trường hợp, do áp lực công việc quá cao, giám đốc, phó giám có thể ký xét duyệt mà không xem xét kỹ chứng từ, hồ sơ, chỉ dựa vào sự tin tưởng nhân viên cấp dưới mà phê duyệt, ra quyết định dẫn đến có một số sai sót không xảy ra.

- GĐ thường xuyên vắng mặt, đi công tác ở nhiều nơi ủy quyền cho PGĐ thực hiện công việc nên trong một số trường hợp vượt thẩm quyền của PGĐ công việc bị chậm trễ, phải thực hiện thêm các thủ tục mới. Mặt khác có một số lĩnh vực có thể PGĐ không chuyên sâu, chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn tới một số sai sót không mong muốn.

- GĐ, PGĐ chưa thể hiện rõ triết lý quản trị của mình cho tất cả mọi bộ phận nhân viên vì vậy một số nhân viên không nắm bắt được và có thể thực hiện công việc sai định hướng, tốn thêm thời gian sữa chữa, khắc phục sai sót.

- Đôi lúc ban giám đốc quá nghiêm khắc trong công việc tạo ra sự căng thẳng, gây áp lực lớn cho cán bộ nhân viên làm ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên.

- Nhân viên phòng hành chính:

Nhân viên phòng hành chính rất có trách nhiệm trong việc lưu giữ hồ sơ và con dấu. Nhân viên lưu trữ con dấu và thực hiện nhiệm vụ đóng dấu được phân công tách biệt với các phòng khác. Việc thực hiện công tác xét duyệt và công tác đóng dấu được thực hiện tách biệt nhau, vì vậy trong một số trường hợp dễ có sai sót, gian lận xảy ra.Nhân viên phòng hành chính không có kiến thức sau về các nghiệp vụ chuyên môn bên lĩnh vực cho vay nên khi đóng dấu không nhận biết được các chứng từ, giấy tờ bị làm sai hay làm giả. Đồng thời nhân viên cũng không thực hiện kiểm tra, kiểm soát khi đóng dấu tuy chưa có gian lận xảy ra nhưng đây là cơ hội cho các cán bộ, nhân vên khác gian lận, làm giả chứng từ, bỏ qua các sai sót, không chỉnh sửa theo yêu cầu.

- Nhân viên phòng kế toán giao dịch:

- Công việc kế toán, giao dịch đòi hỏi độ chính xác cao để hạn chế mọi rủi ro vì vậy các nhân viên phòng giao dịch luôn thực hiện công việc với tinh thần thái độ cao,


nghiêm ngặt trong mọi bước. Cán bộ, nhân viên luôn đề cao tính thận trọng, tính độc lập, thực hiện đúng, đủ theo quy trình, chính sách của Chi nhánh cũng như của NHCT. Công việc khá áp lực và khối lượng công việc lớn vì vậy các nhân viên luôn tập trung cao độ, có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng trong một số trường hợp các nhân viên không chịu nổi áp lực công việc, một số nhân viên trẻ chưa có kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ vì vậy không thể tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên các sai sót luôn được chỉnh sửa kịp thời tránh tình trạng trì trệ các giao dịch làm phiền lòng khách hàng, giảm uy tín của Chi nhánh. Đó là nhờ các nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, sự hòa hợp đoàn kết giữa các nhân viên, giúp đỡ nhau thực hiện công việc. Mặt khác nhờ sự sáng suốt, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, công tác bố trí nhân sự phù hợp với năng lực trình độ, bố trí nhân viên chỉnh sửa sai sót vì vậy ngăn chặn tối đa các sai sót, rủi ro xảy ra trong mọi công việc.

3.4. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietin Bank Lâm Đồng:‌

3.4.1. Định hướng phát triển và chiến lược phát triển của Vietinbank Lâm Đồng trong thời gian tới.‌

Năm 2014, dự kiến còn nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và nghành ngân hàng nới riêng. Với kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của ngân hàng, đồng thời bám sát chủ trương của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Ngân hàng nhà nước trên địa bàn và của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cùng với sự chỉ đạo của địa phương, ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Lâm Đồng sẽ cố gắng phát huy thế mạnh và các kết quả đã đạt được, không ngừng đổi mới, tìm cơ hội trong thách thức, phát triển bền vững, chiếm lĩnh thị trường, quyết tâm thưc hiện các mục tiêu sau:

Nguồn vốn huy động đạt mức 2000 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay của nền kinh tế đạt mức 2400 tỷ đồng.

Thu hồi nơ đã được xử lý rủi ro đạt mức 12.300 triệu đồng

Thu dịch vụ ngân hàng đạt mức 12.500 tỷ đồng

Lợi nhuận đạt mức 61.534 triệu đồng.Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 50.954 triệu đồng.


Để có thể thực hiện tố kế hoạch đặt ra, Chi nhánh ngân hàng TMCPCông Thương – Chi nhánh Lâm Đồng triển khai thực hiện các công việc cụ thể như sau:

- Hoạt động huy động vốn: Vietinbank Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng mọi nguồn huy động vốn. Tăng cường đẩy mạnh huy động vốn tất cả các nguồn vốn nội tệ, ngoại tệ, trong địa bàn và ngoài địa bàn, đặc biệt chú trọng huy động các nguồn vốn ổn định trong dân cư và các tổ chức. Triển khai các cơ chế chính sách, sản phẩm kịp thời, điều hành lãi suất phù hợp và sát với thị trường. Thu hút và khai thác từ các khách hàng truyền thống có nguồn tiền gửi lớn, các nguồn vốn quốc tế dài hạn nhằm giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn để cân đối với hoạt động cho vay. Đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng cường nguồn vốn dài hạn, ổn định. Nắm rõ đặc thù, diễn biến thị trường trên địa bàn hoạt động để chủ động triển khai các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả, áp dụng linh hoạt các sản phẩm bán chéo, các sản phẩm huy động vốn để tạo ra sự khác biệt về tiền gửi.

- Hoạt động tín dụng:

Vietinbank Lâm Đồng cố gắng tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng, hiệu quả và bền vững. Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng tín dụng , nhất là đối với tín dụng ngắn hạn, tín dụng đối với các nghành trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích; thường xuyên nắm bắt thông tin dự báo kinh tế, thị trường vốn trên địa bàn, nâng cao chất lượng công tác phân tích,đánh giá, dự báo để có định hướng tín dụng rõ ràng đối với từng đối tượng khách hàng, nhóm hàng, ngành hàng; mở rộng tín dụng, dịch vụ ngân hàng ở các khối khách hàng; nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phương án vay vốn, tăng cường công tác quản lý khách hàng, thường xuyên giám sát, phân loại, đánh giá hoạt động SXKD, khả năng tài chính của khách hàng để kịp thời rút giảm dư nợ đối với khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nâng cao hơn nữa năng lực quản trị điều hành, siết chặt kỷ cương tín dụng, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, hạn chế tối đa nợ nhóm 2, nợ xấu phát sinh, tích cực xử lý bán tài sản để thu hồi dứt điểm nợ, xử lý nợ xấu còn tồn đọng.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Chi nhánh sẽ tập trung thực hiện mục tiêu và định hướng kinh doanh có tầm nhìn dài hạn để tiếp tục cải thiện thị phần ngoại hối của


Chi nhánh, triển khai đồng bộ kế hoạch tiếp thị bán sản phẩm ngoại hối; mở rộng hợp tác với khách hàng trong ngoài địa bàn, các khách hàng xuất khẩu, các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ để tăng cường khả năng khai thác đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng; phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và kinh doanh tiền tệ mới như phát sinh tiền tệ, lãi suất ,tỷ giá để tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

- Hoạt động thu phí dịch vụ:

Hoạt động thanh toán trong nước: Chi nhánh tiếp tục thực thi các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán triển khai thực hiện các cơ chế quản lý, giám sát, kiểm tra/ kiểm soát các dịch vụ thanh toán tại Hội sở chính và các phòng giao dịch; cập nhật kịp thời chuẩn bị tốt máy móc thiết bị để nâng cao các tiện ích ứng dụng hỗ trợ người sử dụng, tăng cường khả năng xử lý tự động… nhằm triển khai mở rộng và đảm bảo chất lượng các giao dịch thanh toán; triển khai các sản phẩm thanh toán mới; mở rộng đối tượng khách hàng, kênh phân phối và thị phần dịch vụ thanh toán của chi nhánh.

Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại: Chi nhánh cố gắng thay đổi cơ cấu khách hàng, lựa chon, tập trung vào các ngành, lĩnh vực có rủi ro thấp, thực hiện đổi mới cơ chế, triển khai thông tin thương mại theo hướng của ngân hàng hiện đại, dựa vào đánh giá dòng lưu chuyển hàng hóa, dòng tiền, thoát ly khỏi tư duy tín dụng truyền thống theo chỉ đạo của NHCT.

Dịch vụ thẻ: Chi nhánh tiếp tục duy trì thị phần trên tất cả các mảng hoạt động kinh doanh thẻ, đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai các dự án, công nghệ thẻ mới, có tính tiên phong theo kịp xu hướng công nghệcủa NHCT. Cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm tạo ra sự khách biệt thông qua chất lượng và giá trị gia tăng, đặc biêt triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ mới với những tính năng tiện ích ưu việt.Xây dựng triển khai các chương trình maketing nhằm khuyếch trương thương hiệu và thu hút nhiêu khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ thẻ của Vietinbank.

3.4.2. Những khó khăn của Vietinbank Lâm Đồng trong thời gian tới.‌

Vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như của ngân hàng, dưới sự chỉ đạo của ngân hàng TMCP Công Thương và các Chi nhánh, trong năm 2013


ngân hàng công thương đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề, khó khăn cần khắc phục trong giai đoạn tới:

- Thị phần hoạt động: là NHTM lớn với uy tín và thương hiệu truyền thống nhưng thị phần của Chi nhánh đến ngày 31/12/2013 vầ nguồn vốn huy động chiếm khoảng 1700/21.541 tỷ đồng) và dư nợ cho vay chiếm (1600/26.757 tỷ đồng) trên địa bàn. Thị phần năm nay so với năm trước về nguồn vốn tăng được 0.64%, nhưng hoạt động cho vay giảm 0.35% so với năm trước. Như vậy nhìn chung thị phần của Chi nhánh Vietinbank Lâm Đồng so với các ngân hàng địa bàn còn thấp, đây là vấn đề trọng tâm cần đẩy mạnh tăng trưởng trong năm tới để đạt được các chỉ tiêu đề ra.

- Trong công tác thẩm định, đầu tư cho vay, việc tiếp nhận xử lý thông tin có lúc chưa kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến việc quyết định đầu tư chưa cao, phát sinh nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

- Công tác chăm sóc khách hàng, tiếp thị, quảng cáo, tăng cường huy động vốn, đẩy mạnh cho vay, ban chéo các sản phẩm dịch vụ, phát triển mạng lưới hoạt động để tăng thị phần trong năm qua đã được quan tâm chú ý nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra, đây là điểm cốt lõi trong năm tới cần khắc phục.

- Chất lượng tín dụng chưa đồng đều, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn còn cao, cơ cấu lại danh mục cho vay còn chậm, tại một số phòng nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro vẫn có nguy cơ phát sinh, chưa kiên quyết trong việc quản lý tín dụng đối với khách hàng có hoạt động kinh doanh yếu kém.

- Tỷ trọng thu dịch vụ/ tổng thu nhập còn thấp do trên địa bàn có quá nhiều ngân hàng cạnh tranh, mặc dù chi nhánh đã quan tâm, chú trọng nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng, nhất là doanh thu từ hoạt động cho vay, tài trợ thương mại và kiều hối.

3.4.3. Các giải pháp hoàn thiện.‌

Qua thực trạng tình hình kinh doanh, kiểm soát nội bộ và những định hướng trong thời gian tới của Chi nhánh tôi xin đề xuất một số giải pháp sau góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng.

- Hoàn thiện chính sách cho vay:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022