Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay - 2

ra đời để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với nhiều mô hình đào tạo khác nhau: từ chính quy, tại chức, chuyên tu, đến liên thông, đào tạo từ xa…Từ đó nảy sinh các vấn đề như chất lượng đào tạo kém, sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, sự xuống cấp đạo đức học đường, chương trình và nội dung giảng dạy nặng nề và không phù hợp với thực tế, đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên mặt báo, trên các chương trình thời sự cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Điều này dẫn đến sự hoang mang đối với công chúng, đặc biệt là khi họ lựa chọn trường

cho con em mình theo học. Theo các chuyên gia thì ngay trong năm 2017 này sẽ có

khoảng 200.000 cử nhân sẽ thất nghiệp, đây là một con số đáng để chúng ta phải suy nghĩ với câu hỏi: Tại sao số cử nhân này lại không kiếm được việc làm và rơi vào tình trạng thất nghiệp trong khi họ đã bỏ ra 3 đến 4 năm theo đuổi một ngành học, một trường học mà mình đã lựa chọn trước đó? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất, có thể do chất lượng đầu vào của nhiều cơ sở đào tạo đại học quá thấp, nhiều trường còn xét tuyển đầu vào bằng học bạ trung học phổ thông. Thứ hai, chương trình đào tạo chậm cải tiến đổi mới, thiếu tính cập nhật, lý thuyết chưa gắn với thực tiễn, các môn học quá nhiều và cơ cấu thời lượng chưa hợp lý, dẫn tới sinh viên Việt Nam học quá nhiều nhưng kiến thức lại chưa phù hợp với thực tiễn. Sinh viên không chủ động tìm tòi, học hỏi mà còn rất thụ động và phụ thuộc quá nhiều vào giảng viên. Thứ ba, mặc dù chất lượng và số lượng của lực lượng đội ngũ giảng viên

ngày một nâng cao nhưng phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu mang tính thuyết

giảng, làm người học tiếp thu một cách thụ động, nội dung giảng dạy mang nặng lý thuyết, tính ứng dụng thấp. Thứ tư, có thể do cơ sở vật chất kĩ thuật của nhiều trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người học làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Hoặc do bản thân SV chưa thật sự cố gắng trong quá trình học tâp và con đường theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình…Để đầu ra của SV ở các trường đại học có chất lượng tốt, thì không chỉ bản thân mỗi SV phải nổ lực, phấn đấu,vươn lên mà đòi hỏi nhà trường, các cấp quản lý lãnh đạo cũng phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, thu thập ý kiến phản hồi của

SV để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường, nâng cao chất lượng đầu ra của SV ở mỗi khóa.

Là sinh viên trường đại học Sài Gòn, tôi muốn biết suy nghĩ khách quan của các bạn sinh viên khác trong trường về hoạt động đào tạo của trường mình như thế nào? Cơ sở vật chất­ kĩ thuật của trường có đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên hay không? Đội ngũ giảng viên có tận tình, chu đáo, cung cấp đủ kiến thức cơ bản, liên hệ thực tế sinh động trong các tiết dạy để sinh viên có thể học đi đôi với hành, có thay đổi phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm hay chỉ thầy nói trò nghe và kết thúc tiết dạy. Chương trình đào tạo có phù hợp với năng lực của sinh viên? Và bản thân sinh viên đã thật sự cố gắng trong học tập, có tính chủ động, sáng tạo, tích cực trong các hoạt động do lớp, trường tổ chức hay chưa và học xong các bạn có tự tin rằng mình sẽ kiếm được một công việc phù hợp dựa trên năng lực, sự cố gắng của

bản thân trong những năm tháng học tập, tiếp thu kiến thức không.

ở ngôi trường này hay

Chính vì muốn biết những câu trả lời trên, nên tôi chọn đề tài “Đánh giá của sinh viên về hoạt động đạo tào của trường đại học Sài Gòn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. Với hy vọng nhằm một ngày nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Sài Gòn nói riêng và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khác trên cả nước nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay - 2

Trong thời gian qua đã có một số công trình, bài viết, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề đánh giá hoạt động đào tạo như:

Trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”, tác giả đã đề cập những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và những biện pháp để nâng cao chất lượng SV đầu ra của trường.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, trong bài viết “Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế”, tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 3/2016, có đề cập

đến các yếu tố bên trong (như trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm, sự tâm huyết của giảng viên; năng lực của sinh viên; cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo…) quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.

Theo tác giả Nguyễn Thị Lê Na, trong bài viết “Quản lý công tác khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại một số trường đại học”, tác giả đã đề cập đến các tiêu chí đánh giá đối với hoạt động đào tạo, phân tích các yếu tố cấu thành hoạt động đào tạo tại các trường đại học hiện nay.

Trong bài viết “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”, của tác giả Nguyễn Phương Nga, cho thấy được thực trạng hoạt động đào tạo ở các trường đại học trong thời gian qua, những mặt mạnh, những mặt yếu trong công tác tổ chức, quản lý của nhà trường. Bài viết cũng cho thấy được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

Trong “Tạp chí tia sáng” có bài viết “Vài góp ý về chất lượng giáo dục đại học”, đã phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo đại học hiện nay, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Một bài viết khác của trường đại học văn hóa Hà Nội với lời tựa “Lời cảnh báo về con số” có đề cập vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH còn thiếu và yếu nên cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường.

Cho đến nay, có rất nhiều đề tài, bài viết liên quan đến chất lượng đào tạo đánh giá ở góc độ là những nhà lãnh đạo hay các GS, PGS, TS. Nhìn chung các đề tài theo hướng nghiên cứu lý luận và nêu những bất cập, những giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Cũng có nhiều đề tài nghiên cứu sâu, cụ thể nhưng chưa có bài viết nào đi sâu tìm hiểu đánh giá về hoạt động đào tạo qua góc nhìn của sinh viên. Nên đề tài “Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn” sẽ cho chúng ta thấy được cách nhìn nhận, đánh giá khách quan của sinh viên về hoạt động của trường. Là một kênh thông tin để nhà trường, các cấp quản lý lãnh đạo, GV tham khảo để nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn thông qua đánh giá của sinh viên. Từ đó, tổng hợp những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong họat động đào tạo của nhà trường, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo cũng như hiệu quả hoạt động của đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cần giải quyết được các nhiệm vụ

sau:

+ Làm rõ những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề đào tạo và sự đánh giá kết quả

đào tạo của người học.

+ Chỉ ra được thực trạng hoạt động của trường đại học Sài Gòn thời gian qua.

+Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn.

+ Xác định được những mặt đạt được và hạn chế trong quá trình đánh giá hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn.

+ Đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên trường đại học Sài Gòn.

4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

­ Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Sài Gòn.

­ Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn.

­ Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: trường đại học Sài Gòn

+ Thời gian: 3/2017 – 5/2015

5. Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứ, tác giả sử dụng tổng hợp các hệ thống phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi

Đưa ra giả thuyết và các vấn đề cần được giải quyết trong từng phần của đề tài.

Từ đó xác định các câu cần hỏi và thiết kế ra bảng hỏi.

a. Cách xác định cỡ mẫu

Chọn cỡ

mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ

mẫu đơn giản của Taro

Yamane (2012)


Trong đó:

n: Số lượng quan sát mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra.

N: Số lượng tổng thể e: Sai số cho phép

Trong nghiên cứu này, ta cho phép độ tin cậy là 95%, sai số cho phép là ±7%, ta có được số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra là:


Vậy số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu này là 201 mẫu.


b. Phương pháp chọn mẫu


Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Ở đề tài này, tác giả sẽ phân chia theo khóa học của sinh viên để làm rõ hơn mục đích nghiên cứu vì tính chất sinh viên ở mỗi khóa có sự khác nhau. Với số mẫu xác định là 201 mẫu chia ra cho sinh viên ở bốn khóa.

c. Công cụ phân tích

Đề tài sử dụng công cụ phân tích dữ liệu bằng phần mền sử lý SPSS nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị và độ tin cậy của các thang đo trong ý kiến đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo trường đại học Sài Gòn.

5.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thông qua việc thu thập thông tin đọc sách báo, tạp chí, những bài luận văn nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu

5.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:


Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá về những yếu tố ảnh cấu thành hoạt động đào tạo của trường dại học Sài Gòn qua đánh giá của sinh viên.

5.4 Phương pháp phỏng vấn


Phỏng vấn sâu GV để biết được những đánh giá của SV có chính xác với thực tế, tìm hiểu nguyên nhân ở những vấn đề gặp phải trong quá trình giảng dạy của GV và đánh giá của GV đối với thái độ học tập của SV ngày nay.

Phỏng vấn SV để

biết những vấn đề

các bạn cần được nhà trường quan tâm,

những trường hợp các bạn gặp phải trong quá trình học tập và cảm thấy chưa hài lòng để tìm hiểu nguyên nhân đề ra giải pháp đối với những vấn đề đó.

Phỏng vấn nhân viên thư viện để biết tình hình thực tế về số lượng sách cũng như mức độ đến thư viện đọc sách và mượn sách của SV.

5.5 Phương pháp quan sát


Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tại thư viện, phòng học, để đối chiếu với những đánh giá của SV có chính xác về cơ sở vật chất của nhà trường. Từ đó có cái nhìn khách quan về vấn đề nay.

5.6 Phương pháp duy vật biện chứng

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp này để làm rõ những đánh giá của SV về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn.

5.7 Phương pháp điều tra trắc nghiệm


Dựa vào các phiếu hỏi để SV đánh giá khách quan ý kiến của bản thân về hoạt động đào của trường đại học Sài Gòn

6. Giả thuyết nghiên cứu


­ Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học rất tốt đáp ứng được yêu cầu của người học, từ nội dung chương trình đến phương hướng, mục tiêu, kế hoạch.

­ Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn bên cạnh những mặt tích cực, cũng còn có những điểm không phù hợp với năng lực và trình độ của người học.

­ Đánh giá của sinh viên về cở sở vật chất của trường hiện đã cũ và chất lượng kém nên phải từng bước đổi mới và hiện đại.

­ Đánh giá của sinh viên về hoạt động dạy học của GV rất tốt, đội ngũ GV rất tận tình và chu đáo.

7. Đóng góp của đề tài


­ Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu giúp các nhà quản lý và lãnh đạo trường đại học Sài Gòn tham khảo nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường.

­ Là tài liệu tham khảo cho GV, SV trường đại học Sài Gòn trong hoạt động lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn.

8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu


Ngoài phần mở đầu, kết bài và kiến nghị, mục lục, phụ lục và tài liện tham khảo, nội dung chính của khóa luận trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về đánh giá của sinh viên đối với hoạt động đào tạo của sinh viên trường đại học Sài Gòn.

Chương 2: Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay.

Chương 3: Giải pháp để hoạt động đào tào của trường đại học Sài Gòn đạt hiệu quả cao trong giáo dục.

Ngày đăng: 22/01/2024