Đối Với Thành Uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng

Nhận xét:

Căn cứ kết quả bảng cho thấy các ý kiến đánh giá các biện pháp triển khai nghị quyết được đề xuất với điểm TB X =2.13 có tính khả thi.

Mức độ khả thi của các biện pháp triển khai Nghị quyết được đánh giá tương

đối đồng đều do việc triển khai tổ chức thực hiện thống nhất từ trên xuống dưới.

Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao:

Biện pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện, cấp ủy và chính quyền các cấp, trong công tác triển khai Nghị quyết có tính khả thi cao nhất, điểm TB X = 2.29; xếp thứ bậc 1.

Biện pháp: Đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện của


công tác triển khai nghị quyết có điểm TB X = 2.27 xếp thứ bậc 2.

Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp triển khai Nghị quyết hiệu quả. Có thể thấy rằng các đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi tương đối đồng nhất, biện pháp 1 đều được đánh giá xếp thứ hạng 1 ở cả tính khả thi và mức độ cần thiết, nhóm biện pháp 5, 6 xếp lần lượt hạng 6 và 4 ở mức độ cần thiết thì tương ứng xếp hạng 4 và 6 ở tính khả thi. Các biện pháp khác xếp hạng tương đối đồng đều ở cả tính cần thiết mà mức độ khả thi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Kết luận chương 3


Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 14

Qua một thời gian triển khai Nghị quyết 29 "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ đã có kết quả tích cực, là cơ sở, tiền đề quan trọng động lực để đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đào tạo ở địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết vẫn những hạn chế nhất định, chưa đạt được yêu cầu của kế hoạch Huyện uỷ đề ra.

Các cấp uỷ, chính quyền các cấp, ngành giáo dục và đào tạo đã nâng cao trách nhiệm thực hiện; tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp; chú trọng tới nghị quyết và các các chủ trương, chính sách về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đặc biệt Huyện uỷ, Đảng uỷ các cấp đã cụ thể hoá và đưa nội dung đổi mới giáo dục vào trong nghị quyết của cấp uỷ mình, đưa vào kế hoạch và nhiệm vụ năm, có chương trình hành động chi tiết của Uỷ ban nhân dân để thực hiện nghị quyết, cuối năm cấp uỷ các cấp đều sơ kết, tổng kết đánh giá để có điều chỉnh phù hợp cho các năm tiếp theo.

Ngành giáo dục và đào tạo huyện đã: “chú trọng xử lý dứt điểm những vụ việc, những tiêu cực, hạn chế trong lĩnh vực giáo dục. tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, chú trọng kiểm tra thanh tra toàn diện và đột xuất tạo chuyển biến tích cực nền nếp của các nhà trường, cơ sở giáo dục”[5]. Đẩy mạnh phong trào quần chúng, nhân dân, phụ huynh tích cực tham gia phát hiện, tố giác và đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Xây dựng hộp thư góp ý tại các nhà trường, các cơ sở giáo dục.

Thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường đổi mới phương pháp và hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân trong huyện nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể để từ đó đầu tư, quan tâm giáo dục và đào tạo, để giáo dục và đào tạo thực sự “là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ Tám của ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là một Nghị quyết có vị trí rất quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục. Cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực khác của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được Đảng quan tâm, Thực hiện Nghị quyết của Thành uỷ, Huyện uỷ về phát triển giáo dục huyện Kiến Thuỵ đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên so với yêu cầu hiện nay, kết quả nhiều mặt giáo dục và đào tạo của huyện Kiến Thuỵ vẫn nằm ở tốp thấp của Thành phố Hải Phòng. Trên địa bàn huyện Kiến Thụy nếu được triển khai đồng bộ, tích cực Nghi quyết cùng với sự chỉ đạo lãnh đạo của Huyện uỷ,của cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn và sự chủ động của ngành chắc chắn sẽ thực hiện đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra

Luận văn với đề tài: Đánh giá công tác triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ, Thành phố Hải phòng” đã nghiên cứu, phân tích khảo sát đánh giá một cách có hệ thống thực trạng của công tác triển khai các Nghị quyết của đảng nói chung và Nghị quyết về giáo dục và đào tạo nói. Luận văn đã phân tích và làm rõ tình hình triển khai Nghị quyết nhất là công tác quán triệt, học tập, tuyên truyền và kết quả đạt được của giáo dục sau một năm thực hiện Nghị quyết; khẳng định những thành tích, kết quả, chỉ ra những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân tồn tại nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp để triển khai Nghị quyết trong những năm tới hiệu quả hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể để triển khai Nghị quyết hiệu quả. Những biện pháp này có ý nghĩa trong thực tế, đảm bảo tính đồng bộ, tính đổi mới, tính kế thừa, tính hiệu quả; tạo điều kiện cho các nhà trường, các cơ sở giáo dục, các thày cô giáo phát huy hết năng lực, sở trường của mình; là căn cứ khoa học để Huyện uỷ có cơ sở điều chỉnh, xây dựng chương trình hành động triển khai các nghị quyết trên địa bàn nói chung phù hợp. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, cán bộ thực hiện một cách hợp lý

nhất. Quá trình thực hiện các biện pháp cần được áp dụng một cách đồng bộ, nhất quán để hỗ trợ và bổ sung cho nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp quản lý về giáo dục, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng phát triển.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng

- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành uỷ đối với sự nghiệp giáo dục của thành phố nói chung tiếp tục tăng cường đầu tư hơn cho giáo dục và đào tạo để đảm bảo cho các hoạt động dạy và học, xây dựng các trường chuẩn quốc gia, hiện đại hóa các nhà trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo, quan tâm đào tạo nghề và hướng nghiệp nghề có chất lượng cao cho thanh niên đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá thành phố

- Cần xây dựng một cơ chế chính sách để đầu tư về kinh phí cho thực hiện hiện đại hoá các nhà trường xứng tầm "Đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia” [10]. Uỷ ban nhân dân thành phố cần điều chỉnh phân cấp quản lý tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục. Tránh hiện tượng nhiều Sở cùng quản lý dẫn đến phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính và "cơ chế xin, cho”. Thành uỷ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo đối với các Huyện uỷ; sớm ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ diện các cấp uỷ quản lý, trong đó có đội ngũ lãnh đạo các nhà trường các cơ sở giáo dục và đào tạo, chú trọng công đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn có năng lực trình độ quản lý điều hành nhà trường và cơ sở giáo dục. Quan tâm đến đội ngũ báo cáo viên, cán bộ lãnh đạo cáp uỷ chi bộ các nhà trường để có thể triển khai các nghị quyết của Đảng một cách hiệu quả nhất.

2.2. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng

Cần phối hợp tốt với huyện để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhất là trong công tác cán bộ và biên chế của các trường Trung học phổ thông. Phối hợp ban hành kịp thời quy định liên sở về các khoản đóng góp thu, chi, xã hội hoá giáo dục cụ thể rõ ràng tránh để mạnh đơn vị nào đơn vị ấy làm, mỗi địa phương thực hiện một cách gây khó khăn cho các hoạt động quản lý giáo dục.

2.3. Huyện uỷ, Mặt Trận tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân huyện

Huyện uỷ tăng cường kiểm tra giám sát nhà trường, các cơ sở giáo dục trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện nghị quyết của Huyện uỷ.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã trong việc xây dựng trường học đảm bảo diện tích chuẩn quốc gia, quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường học, phát triển đội ngũ đảng viên, xây dựng các chi bộ đảng trường học trong sạch vững mạnh; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và lãnh đạo quản lý nhà trường. Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường thực hiện tốt đánh giá, xếp loại hàng năm đối với giáo viên và các bộ quản lý trường học, đánh giá toàn diện nhà trường và học sinh

- Tạo những điều kiện ưu ái nhằm "thu hút giáo viên giỏi, sinh viên sư phạm giỏi về công tác cho ngành giáo dục của huyện"[5].

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tích cực vận động thành viên, hội viên của tổ chức mình, tuyên truyền nội dung về nghị quyết, triển khai, vận động nhân dân tham gia thực hiện những nhiệm vụ phù hợp để góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tham gia hỗ trợ tư vấn, giám sát và phản biện xã hội để giáo dục và đào tạo của huyện kịp thời chấn chỉnh, khắc hạn chế nhằm đổi mới hiệu quả.

2.4. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên

- Cán bộ quản lý giáo dục không ngừng nâng cao nhận thức mọi mặt, thường xuyên nghiên cứu, học tập và tham gia các hoạt động nghiệp vụ bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên do Huyện uỷ tổ chức, hình thành kỹ năng xây dựng chương trình hành động, và thực hiện các Nghị quyết Đảng. Không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm của nhà giáo. Tích cực học tập nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, năng lực quản lý, lãnh đạo.

- Có nhận thức đúng mức về thực hiện Nghị quyết của Đảng, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên có triển vọng; chú trọng việc bồi dưỡng cán bộ giáo viên nguồn xây dựng đội ngũ giáo viên khối tổ trưởng có chuyên môn vững và để tham mưu tích cực CBQL nhà trường và phòng giáo dục để hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành TW Đảng, Hội nghị lần thứ Tám (2013), Nghị quyết số 29 - NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Kết luận số 84 về tiếp tục thực hiện về phát triển giáo dục và Đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kiến Thụy, Chương trình hành động của Huyện uỷ về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (2006), Nghị quyết số 05- NQ/HU "về phổ cập bậc trung học và nghề" của huyện Kiến Thuỵ;

5. Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng (2009), Nghị quyết số 29- NQ/TU ngày 25/11/2009 "về xây dựng và phát triển huyện Kiến Thuỵ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020".

6. Ban Thường vụ Huyện uỷ Kiến Thụy (2014), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TU ngày 25/11/2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ về “xây dựng và phát triển huyện Kiến Thụy đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.

7. Ban Tổ chức Huyện uỷ Kiến Thụy (2014), Báo cáo rà soát quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý.

8. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Tài liệu Nghiên cứu Nghị quyết hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam Khoá XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 32- NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị "về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước".

10. Bộ Chính trị (2013), Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 32- NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

11. Chi bộ Phòng giáo dục và Đào tạo (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm (2010- 2015) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kiến Thuỵ lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2010-2015

12. Chi bộ các trường trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề huyện Kiến Thuỵ (2014), Báo cáo kết quả năm học 2013-2014

13. Đảng bộ huyện Kiến Thuỵ (2009), Kiến Thụy xưa và nay.

14. Đảng bộ huyện Kiến Thuỵ (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ XXIII, nhiệm Kỳ 2010-2015,

15. Đảng bộ huyện Kiến Thụy (2015), Dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015-2020.

16. Đảng bộ huyện Kiến Thuỵ (2003), Lịch sử Đảng bộ huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng

17. Nguyễn Văn Hộ (2009), Chính sách và chiến lược giáo dục.

18. Hội Cựu giáo chức huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng (2008), Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ 2008-2013

19. Hội Khuyến học huyện Kiến Thụy (2014), Báo cáo Tổng kết năm 2014.

20. Huyện đoàn Kiến Thụy (2014), Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi trường học năm 2014.

21. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia.

22. Phòng giáo dục đào tạo, Phòng Văn hoá thông tin, Huyện đoàn Kiến Thụy (2014), Báo cáo kết quả hoạt động liên tịch.

23. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục

24. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục (2005).

25. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011- 2020.

26. Nguyễn Thị Tính (2013), Những vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục

27. Uỷ ban Nhân dân huyện Kiến Thuỵ, Chương trình hành động của thực hiện Nghị quyết số 29

28. Uỷ ban Nhân dân huyện Kiến Thụy, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Kiến Thụy đến năm 2020.

29. Nguyễn Như Ý, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí