10,45% so với năm 2012 nhưng chỉ chiếm 87,89% trong tổng nguồn vốn huy động được, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền gửi không kỳ hạn cao hơn so với tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn của năm 2013 cao hơn so với năm 2012. Năm 2014, số tiền huy động được tiếp tục tăng lên 4.610,042 tỷ đồng, chiếm 88,6% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng 540,076 tỷ đồng tương đương tăng 13,27% so với năm 2013.
Trong 03 năm từ 2012 đến 2014, tổng nguồn vốn huy động được của Agribank Quảng Trị đã có sự tăng trưởng chứng tỏ đã phát huy được chức năng trong việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Có được sự tăng trưởng như vậy là do Agribank Quảng Trị đã có các chính sách đúng đắn, đường lối chỉ đạo linh hoạt, phù hợp với thực tế:
+ Thực hiện nghiêm túc chính sách khoán và quyết toán khoán đến từng cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
+ Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, tổ chức các chương trình huy động vốn linh hoạt, khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi nhiều, khách hàng truyền thống như: Mừng 25 năm Agribank Quảng Trị, Giaỉ lớn mừng xuân- Hai lần may mắn, Mừng 39 năm thống nhất đất nước, Cùng Agribank mừng Quốc khánh- niềm vui nhân ba….
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo công tác huy động, thanh toán giao dịch với khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và chính xác. Đồng thời, ngân hàng cũng không ngừng nâng cao uy tín và ghi nhận những những đóng góp từ khách hàng để hoàn thiện mình nhằm tạo sự yên tâm, an toàn và xây dựng được long tin của khách hàng đối với ngân hàng.
+ Tăng cường việc quảng bá uy tín, tên tuổi, các sản phẩm tiện ích của ngân hàng trên các phương tiện quảng cáo, truyền thông để thu hút khách hàng.
2.2.2 Hoạt động cho vay
2.2.2.1 Tình hình dư nợ qua các năm
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Agribank Quảng Trị từ năm 2012-2014
ế
Hu
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Chênh lệch 2013/2012 | Chênh lệch 2014/2013 | |||
Số tiền | Số tiền | Số tiền | (+/-) | % | (+/-) | % | |
Tổng dư nợ | 3.668,371 | 3.942,180 | 4.831,000 | 273,809 | 7,46 | 888,820 | 22,55 |
Dư nợ phân theo thời hạn vay | |||||||
Ngắn hạn | 2.057,777 | 2.168,699 | 2.681,926 | 110,922 | 5,39 | 513,227 | 23,67 |
Trung hạn | 1.254,078 | 1.452,189 | 1.829,824 | 198,111 | 15,80 | 377,635 | 26,00 |
Dài hạn | 356,516 | 321,292 | 319,250 | (35,224) | (9,88) | (2,042) | (0,64) |
Dư nợ theo tài sản bảo đảm | |||||||
Có TSBĐ | 2.663,540 | 2.914,679 | 3.763,579 | 251,139 | 9,43 | 848,900 | 29,12 |
Không có TSBĐ | 1.004,831 | 1.027,501 | 1.067,421 | 22,670 | 2,26 | 39,920 | 3,89 |
Dư nợ theo thành phần kinh tế | |||||||
DN ngoài quốc danh | 1.392,471 | 1.118,661 | 1.310,074 | (273,810) | (19,66) | 191,413 | 17,11 |
HTX | 0,930 | 1,473 | 4,456 | 543 | 58,39 | 2,983 | 202,51 |
HSX, cá nhân | 2.076,081 | 2.654,458 | 3,341,429 | 578,377 | 27,86 | 686,971 | 25,88 |
DNNN | 198,889 | 167,588 | 175,041 | (31,301) | (15,74) | 7,453 | 4,45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 1
- Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 2
- Ksnb Quy Trình Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình , Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Những Vấn Đề Liên Quan Đến Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình , Cá Nhân Tại Agribank Quảng Trị
- Đánh Giá Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Trong Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình, Cá Nhân Tại Agribank Quảng Trị
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Trong Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Là Hộ Gia Đình , Cá Nhân Tại Agribank Quảng Trị
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
( Nguồn: Phòng tín dụng – Agribank Quảng Trị)
Thông qua bảng 2.3, nhìn chung ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014, tổng dư nợ cho vay của Agribank Quảng Trị có chiều hướng tăng, cụ thể: năm 2012 số dư nợ là 3.668,371 tỷ đồng, năm 2013 đã tăng lên 3.942,180 tỷ đồng tăng 273,809 tỷ đồng tương đương tăng 7,46% so với năm 2012, năm 2014 số dư nợ tiếp tực tăng lên và đạt 4.831,000 tỷ đồng, tăng đến 888,820 tỷ đồng (tăng 22,55%) so với năm 2013.
Trong bối cảnh đang còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, tình hình kinh tế thế giới đứng trước những khó khăn đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nói riêng của các nước. Hoạt động sản xuất trong nước cũng gặp những bất trắc, chưa thực sự ổn định, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thậm chí đóng cửa. Trước tình hình đó, Agribank Quảng Tri đã cố gắng ban hành các chính sách, sản phẩm tiện ích linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, nhờ đó mà tổng dư nợ năm 2013 đã tăng 7,46% so với năm 2012, dư nợ của HTX và của hộ sản xuất, cá nhân có xu hướng tăng song dư nợ của DN ngoài quốc doanh giảm 273,810 tỷ đồng tương đương giảm 19,66%, dư nợ của DNNN cũng giảm 31,301 tỷ đồng (giảm 15,74%) so với năm 2012.
Đến năm 2014, dư nợ tín dụng có chiều hướng tăng mạnh trở lại, tổng dư nợ tăng đến 22,55% so với năm 2013, dư nợ của hộ sản xuất và cá nhân tăng đến 676,971 tỷ đồng tương đương tăng 25,88%, dư nợ HTX tăng 2,983 tỷ đồng so với năm 2013. Bên cạnh đó, dư nợ của DNNN và DN ngoài quốc doanh cũng tăng hơn hẳn so với năm 2013.
Qua 03 năm trên, cơ cấu dư nợ tập trung phần lớn ở khoản mục ngắn và trung hạn: năm 2012 chiếm 90,28% tổng dư nợ, năm 2013 chiếm 91,85% và năm 2014 chiếm đến 93,39% tổng dư nợ cho vay. Điều này chứng tỏ, Chi nhánh đã chú trọng vào tính an toàn của các khoản cho vay, đảm bảo nhanh chóng thu hồi lại vốn từ khách hàng.
Mặt khác, Agriank Quảng Trị cũng đã chú trọng tập trung cho vay với những khoản vay có tài sản bảo đảm, cụ thể: năm 2012, khoản vay có TSBĐ là 2.663,54 tỷ đồng, năm 2013 tăng thêm 251,139 tỷ đồng tương đương tăng 9,43% so với năm 2012, năm 2014 là 3.763,579 tỷ đồng, tăng đến 848,900 tỷ đồng tương đương tăng 29,12% so với năm 2013.
2.2.2.2 Tình hình nợ xấu
Nợ xấu đang là một bài toán khó đặt ra không chỉ đối với các ngân hàng mà còn của cả tất cả các tổ chức kinh tế khác. Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng. Trước tình hình đó, các ngân hàng nói chung và Agribank Quảng Trị nói riêng cần phải nhận thức đúng đắn về nợ xấu, sớm tìm ra được nguyên nhân và từ đó có biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời. Qua các bảng số liệu dưới đây sẽ thấy rõ được tình hình nợ xấu tại chi nhánh Agribank Quảng Trị qua 03 năm, từ năm 2012 đến năm 2014.
Bảng 2.4 Tình hình cho vay tại Agribank Quảng Trị từ năm 2012- 2014
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Chênh lệch 2013/2012 | Chênh lệch 2014/2013 | |||
(+/-) | % | (+/-) | % | ||||
Tổng dư nợ | 3.668,371 | 3.942,180 | 4.831,000 | 273,809 | 7,46 | 888,820 | 22,55 |
Nợ xấu | 73,056 | 39,840 | 25,683 | (33,216) | (45,47) | (14,157) | (35,53) |
Tỷ lệ nợ xấu(%) | 1,99 | 1,01 | 0,53 | (1,31) | (1,60) |
( Nguồn: Phòng tín dụng- Agribank Quảng Trị)
2.5 %
2
1 .5
1
0.5
t
ỷ
0
201 2
201 3
201 4
Năm
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Quảng Trị từ năm 2012-2014
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014 tổng dư nợ của Agribank Quảng Trị có chiều hướng tăng lên.Cụ thể, năm 2012, tổng dư nợ là 3.668,371 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 3.942,180 tỷ đồng, tăng 273,809 tỷ đồng hay tương đương tăng 7,46% so với năm 2012. Đến năm 2014, số dư nợ tiếp tục tăng lên đến 4.831,000 tỷ đồng, tăng hơn 888,820 tỷ đồng tương đương tăng 22,55% so với năm 2013. Tổng dư nợ qua các năm tăng dần chứng tỏ Agribank Quảng Trị đã chú trọng trong việc mở rộng tín dụng, tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng cho khách hàng.
Nợ xấu có chiều hướng giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014, đặc biệt vào năm 2013 nợ xấu là 39,840 tỷ đồng đã giảm rất mạnh, giảm đến 39,840 tỷ đồng so với năm 2012 (73,056 tỷ đồng). Năm 2014, nợ xấu là 25,683 tỷ đồng,tiếp tục giảm và giảm được 35,53% so với năm 2013.
Nợ xấu giảm dần qua các năm nên cũng làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm theo. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 1,99% năm 2013 là 1,01% và đến năm 2014 thì giảm còn 0,53%. Năm 2012 là một năm kinh tế với nhiều biến động do chịu ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết cùng với sự khủng hoảng tín dụng đã tác động mạnh đến giá cả hàng hóa, thị trường bất động sản gặp nhiều bất trắc, lạm phát tăng cao…do đó mà ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây ra tình trạng nợ xấu cao cho ngân hàng. Thông qua bảng số liệu dưới đây sẽ thấy rõ cơ cấu nợ xấu qua các năm 2012, 2013 và 2014.
Bảng 2.5 Tình hình nợ xấu qua các năm từ 2012-2014 tại Agribank Quảng Trị
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | So sánh 2013/2012 | So sánh 2014/2013 | |||
(+/-) | % | (+/-) | % | ||||
Nợ nhóm 3 | 5,507 | 10,433 | 2,965 | 4,926 | 89,45 | (7,468) | (71,58) |
Nợ nhóm 4 | 14,648 | 14,406 | 4,618 | (0,242) | (1,65) | (9,788) | (67,94) |
Nợ nhóm 5 | 52,901 | 15,000 | 18,099 | (37,901) | (71,65) | 3,099 | 20,66 |
( Nguồn: Phòng tín dụng- Agribank Quảng Trị)
Năm 2012, mức nợ xấu cao trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng lớn so với nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 nhưng đã có xu hướng giảm vào các năm 2013 và 2014. Đến năm 2014, nợ nhóm 3 đã giảm được 7,468 tỷ đồng tương đương giảm 71,58% so với năm 2013, nợ nhóm 4 cũng giảm mạnh, giảm đến 9,788 tỷ đồng tương đương với mức giảm 67,94% đồng thời nợ nhóm 5 có xu hướng tăng nhẹ, tăng 3,099 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2014, tình hình kinh tế vẫn còn gặp những khó khăn do những ảnh hưởng từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để, khả năng thu hút vốn của nền kinh tế chưa cao, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm…Tuy nhiên, trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết như Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 19/NQ-CP, Chỉ thị số 06/CT-TTg…các chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt của NHNN đã góp phần ổn định nền kinh tế, hạn chế được nợ xấu.
Bên cạnh đó, Agribank Quảng Trị đã thực hiện chính sách giao khoán đối với từng cán bộ tín dụng thực hiện công tác thẩm định và thu hồi nợ đúng thời hạn nên đã nâng cao tính tích cực đối với từng cán bộ tín dụng, không còn tình trạng cho vay tràn lan, thẩm định sơ sài để vượt mức chỉ tiêu giao khoán nữa, nhờ vậy mà tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm và mức nợ có khả năng mất vốn cũng giảm so với các năm trước.
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị từ năm 2012-2014
ế
Hu
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Chênh lệch năm 2013/2012 | Chênh lệch năm 2014/2013 | |||
Số tiền | Số tiền | Số tiền | (+/-) | % | (+/-) | % | |
DOANH THU | 688,963 | 602,645 | 639,578 | (86,318) | (12,53) | 36,933 | 6,13 |
Thu từ hoạt động tín dụng | 609,540 | 535,294 | 571,312 | (74,246) | (12,18) | 36,018 | 6,73 |
Thu từ hoạt động dịch vụ | 22,390 | 29,710 | 33,776 | 7,320 | 32,69 | 4,066 | 13,69 |
Thu khác | 57,033 | 37,641 | 34,490 | (19,392) | (34,00) | (3,151) | (8,37) |
CHI PHÍ | 627,684 | 535,896 | 562,029 | (91,788) | (14,62) | 26,133 | 4,88 |
Chi phí lãi huy động vốn | 334,394 | 285,655 | 265,138 | (48,739) | (14,58) | (20,517) | (7,18) |
Chi phí lãi vay | 67,850 | 42,764 | 80,657 | (25,086) | (36,97) | 37,893 | 88,61 |
Chi nộp thuế, phí, lệ phí | 0,295 | 0,423 | 0,930 | 0,128 | 43,39 | 0,507 | 119,86 |
Chi cho nhân viên | 62,447 | 68,944 | 61,875 | 6,497 | 10,40 | (7,069) | (10,25) |
Chi phí dịch vụ | 6,627 | 6,632 | 8,079 | 0,005 | 0,08 | 1,447 | 21,82 |
Chi khác | 156,071 | 131,478 | 145,350 | (24,593) | (15,76) | 13,872 | 10,55 |
LỢI NHUẬN | 61,279 | 66,749 | 77,549 | 5,470 | 8,93 | 10,800 | 16,18 |
( Nguồn: Phòng tín dụng- Agribank Quảng Trị)
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Qua bảng 2.6 trên, ta thấy nhìn chung doanh thu, chi phí đều có sự biến đổi không đều giữa các năm từ năm 2012 đến năm 2014. Cụ thể:
Năm 2013 doanh thu giảm 86,318 tỷ đồng tương đương giảm 12,53% so với năm 2012, trong đó thu từ hoạt động tín dụng giảm đến 74,246 tỷ đồng (giảm 12,18%), đồng thời chi phí năm 2013 cũng giảm 91,788 tỷ đồng (giảm 14,62%) trong đó chi phí lãi vay huy động vốn giảm 48,739 tỷ đồng tương đương giảm 14,58%, chi phí lãi vay giảm 25,086 tỷ đồng tương đương giảm tới 36,97% so với năm 2012. Doanh thu và chi phí năm 2013 lại giảm như vậy nguyên nhân là do nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù đã có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn phát triển vẫn chưa thật vững chắc: hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều bất trắc, sức mua yếu, thời tiết thường gặp mưa bão…nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hay giải thể…Tuy nhiên lợi nhuận của Agribank Quảng Trị vẫn tăng 5,47 tỷ đồng tương đương tăng 8,93% so với năm 2012 đó là do tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu trong năm 2013 so với năm 2012.
Năm 2014, doanh thu và chi phí đều tăng hơn nhiều so với năm 2013, cụ thể doanh thu tăng từ 602,645 tỷ đồng lên đến 639,578 tỷ đồng, còn chi phí cũng tăng từ 535,896 tỷ đồng lên 562,029 tỷ đồng. Nguyên nhân doanh thu và chi phí trong năm này tăng cao như vậy là do tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực song sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn trong việc huy động vốn, chi phí hoạt động đầu vào cao nên Agribank Quảng Trị cũng phải tăng mức lãi vay để đảm bảo mức lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Cùng với sự gia tăng của doanh thu và chi phí thì mức lợi nhuận năm 2014 cũng tăng so với năm 2013, năm 2014 là 77,549 tỷ đồng tăng 10,8 tỷ đồng so với năm 2013 là 66,749 tỷ đồng.
Chúng ta có thể thấy rõ tình hình lợi nhuận của Agibank Quảng Trị qua 03 năm từ 2012 đến 2014 thông qua biểu đồ dưới đây.
t
90
80
ỷ đồng
77,549
70
60
50
40
30
20
10
0
61 ,279
66,749
lợi nhuận trước thuế
201 2 201 3 201 4
Năm
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Agribank Quảng Trị từ năm 2012-2014
Qua 3 năm vừa qua, từ 2012 đến 2014 mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, thị trường còn bất ổn cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn nhưng Agribank Quảng Trị đã cố gắng tích cực làm tốt công tác thu hồi nợ, công tác thẩm định, hạn chế được các rủi ro nhờ vậy mà tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên ngân hàng vẫn sử dụng vốn có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận.
2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Quảng Trị
2.3.1 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB trong hoạt động cho vay tại Agribank Quảng Trị
-Môi trường kiểm soát
- Triết lý quản lý và phong cách điều hành:
Qua tiếp xúc với các cán bộ tín dụng và quan sát thực tế cho thấy những khó khăn trong quá trình cho vay đều được lãnh đạo phòng tín dụng lắng nghe và giải
quyết. Những việc nào nằm trong quyền hạn, cần giải quyết tại phòng sẽ do trưởng và phó phòng tín dụng thực hiện. Nếu vượt quá quyền hạn thì sẽ trình bày lên cấp trên để xem xét giải quyết.
- Tính chính trực và giá trị đạo đức:
Qua quan sát thực tế cho thấy, tính chính trực và giá trị đạo đức luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu, việc xây dựng các chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị được chú trọng và được truyền đến mỗi nhân viên với các thể thức thích hợp. Giám đốc, ban lãnh đạo tạo không khí làm việc vui vẻ, thoải mái và thân thiện với các nhân viên.
- Đảm bảo về năng lực:
Năng lực của nhân viên là yếu tố quan trọng để mang lại sự thành công cho doanh nghiệp, để đảm bảo được năng lực làm việc thì việc tuyển dụng nhân viên vào làm việc tại Agribank Quảng Trị được chú trọng và diễn ra khá chặt chẽ, có văn bản quy định các yêu cầu khi tuyển dụng nhân viên, các nhân viên mới vào làm việc được học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước, được tham gia các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ.
- Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm:
Agribank Quảng Trị là một trong những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các bộ phận và phòng ban trong ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Agribank Quảng Trị đã cụ thể hóa những nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên với nhau bằng văn bản cụ thể được lưu hành trong nội bộ: Quyết định 1377/QĐ/-TCCB ngày 24/12/2007 quy định về nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh Agribank Quảng Trị.
- Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Agribank Quảng Trị tổ chức hợp lý với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phân chia rõ ràng và hợp lý về trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận. Trong đó, đơn vị đã tách bạch được bộ phận kiểm soát nội bộ với các bộ phận khác, đảm bảo cho bộ phận này phát huy hết chức năng kiểm tra, đánh giá trong nội bộ.
- Chính sách nhân sự:
Agribank Quảng Trị luôn ưu tiên đề bạt đối với những nhân viên trẻ, có năng lực, có lòng nhiệt huyết đối với công việc, đạt được các thành tích tốt trong hoạt động
lên cấp trên để khen thưởng. Điều này sẽ khích lệ tinh thần làm việc cho mỗi nhân viên, khích lệ cho những ai tích lũy đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tế, có ý chí vươn lên và khẳng định mình trong công việc, hoạt động trong đơn vị.
Cuối năm, tất cả nhân viên đều được đánh giá thành tích công việc, tiến hành khen thưởng đối với những cá nhân đạt thành tích tốt và có các hình thức kỷ luật phù hợp đối với những cá nhân có hành vi vi phạm. Đối với những nhân viên mới tuyển dụng, Agribank Quảng Trị tạo điều kiện để nhân viên được tiếp thu kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các anh, chị nhân viên đi trước. Bên cạnh đó, đơn vị cũng rất chú trọng trong việc tìm kiếm các ứng viên giỏi chuyên môn, có tư chất lãnh đạo để đào tạo đội ngũ kế thừa.
-Đánh giá rủi ro
Hằng quý, trưởng phòng tín dụng phân công cho một bộ phận trong phòng tín dụng thực hiện việc đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện dựa trên quy định của NHNN và kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng. Bộ phận này sẽ trích lập dự phòng rủi ro sau khi tổng hợp việc trích lập dự phòng từ tất cả các cán bộ tín dụng khác.
Để giảm thiểu rủi ro thì bộ phận kiểm soát nội bộ cũng thực hiện việc kiểm tra, giám sát định kỳ để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đối tác và của chính ngân hàng.
-Hoạt động kiểm soát
- Phân chia trách nhiệm đầy đủ:
Tại Agribank Quảng Trị không cho phép một thành viên nào được giải quyết mọi mặt của nghiệp vụ từ khi hình thành cho đến khi kết thúc.Trong mỗi bộ phận đều tách riêng biệt chức năng phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng với chức năng bảo quản tài sản và chức năng kế toán để tránh khả năng thâm lạm tài sản, thổi phồng kết quả kinh doanh của bộ phận mình.
- Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ:
Tại phòng tín dụng Agribank Quảng Trị thì các nghiệp vụ đều được phê chuẩn bởi trưởng bộ phận, trong phạm vi giới hạn cho phép. Hệ thống chứng từ và sổ sách được kiểm soát chặt chẽ và an toàn. Các chứng từ được đánh số liên tục trước khi sử dụng và ngay sau khi nghiệp vụ xảy ra. Các tài liệu, sổ sách được lưu trữ an toàn và
đúng nơi quy định.
Đối với các nghiệp vụ thường xuyên hay không thường xuyên nếu vượt mức giớn hạn cho phép thì được chuyển lên cấp trên để xử lý.
- Kiểm soát vật chất:
Tại Agribank Quảng Trị thì các sổ sách, tài sản và con dấu đều được kiểm soát chặt chẽ, an toàn bằng cách khóa trong tủ sắt. Tủ sắt được kiểm soát nghiêm ngặt và ủy quyền cho thủ quỹ nắm giữ một chìa khóa, một chìa gửi ở Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị và một chìa do giám đốc chi nhánh nắm giữ. Các tài sản trong tủ luôn được kiểm kê trước và sau ngày làm việc. Định kỳ luôn tiến hành đối chiếu giữa sổ sách kế toán với các sổ sách tại phòng tín dụng và các tài sản trên thực tế. Tiền mặt, giấy tờ có giá, con dấu là những tài sản ngân hàng nắm giữ rất nhiều nên hoạt động kiểm soát vật chất được chú trọng kiểm tra và thực hiện nghiêm túc để tránh tình trạng thất thoát.
- Kiểm tra độc lập việc thực hiện:
Phòng kiểm soát nội bộ tại Agribank Quảng Trị độc lập hoàn toàn với các bộ phận và các phòng ban khác. Ban kiểm tra- kiểm soát nội bộ thông qua kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động về sự tuân thủ pháp luật và các quy định pháp lý của ngân hàng, các quy chế và thể lệ, quy trình nghiệp vụ tại Agribank Quảng Trị để đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho lãnh đạo đồng thời đề xuất những biện pháp đề phòng rủi ro và khắc phục những yếu kém còn tồn tại.
- Phân tích rà soát hay soát xét lại việc thực hiện:
Cuối mỗi tháng, quý thì phòng tín dụng tại Agribank Quảng Trị đều lập báo cáo tình hình hoạt động, so sánh số thực tế với các số liệu kế hoạch, dự toán. Soát xét lại những công việc đã thực hiện, đánh giá hoạt động tín dụng có đạt hiệu quả hay không để từ đó tìm ra những biện pháp cải thiện, khắc phục những việc chưa làm được.
-Thông tin và truyền thông:
Thông tin là rất cần thiết cho mọi cấp của một tổ chức vì giúp trao đổi thông tin, mệnh lệnh chuyển giao kết quả trong đơn vị và đạt được các mục tiêu kiểm soát. Thông tin và truyền thông được liên kết với nhau thông qua hệ thống thông tin. Tại Agribank Quảng Trị thì hệ thống thông tin, truyền thông vừa được xử lý trên máy tính vừa kết hợp xử lý thủ công.