Trung ương ban hành các chính sách cụ thể về công tác cán bộ, với phạm vi cho phép, tỉnh tiếp tục nghiên cứu, bổ sung một số chính sách cán bộ cho phù hợp tình hình nhiệm vụ và yêu cầu của sự phát triển, chăm lo đến đời sống của cán bộ" [101, tr. 12], bảo đảm sự công bằng trong công tác chính sách cán bộ, có chính sách ưu tiên cho "cán bộ nữ, cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, để khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ, thu hút được nhân tài phục vụ cho việc xây dựng nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [101, tr. 12].
Triển khai chủ trương của Tỉnh ủy về công tác cán bộ, ngày 21/7/1998, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa V ban hành Nghị quyết số 08/NQ- HĐND5 về chính sách đào tạo, tu nghiệp và thu hút nhân tài. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, ngày 05/8/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 115/1998/QĐ-UBND về quy định về chính sách đào tạo, tu nghiệp cán bộ, công chức và thu hút nhân tài tỉnh Bình Dương, trợ cấp đối với cán bộ đi học lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cả trong và ngoài tỉnh, kể cả ở nước ngoài nhằm "đạt đủ các tiêu chuẩn quy định đối với từng chức danh cán bộ quản lý đã được nhà nước ban hành". Đồng thời, thực hiện chính sách thu hút nhân tài về Bình Dương đối với "người có học hàm, học vị có năng lực đích thực, tuổi đời không quá 50, có đủ sức khỏe, cam kết công tác ít nhất 7 năm, được xem xét trả thêm ngoài lương" [141, tr. 2; 3; 6], thể hiện sự chủ động của Bình Dương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới.
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương được chính quyền quan tâm cụ thể hóa thành nhiều văn bản chỉ đạo trong thực tiễn. Ngày 05/8/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 116/1998/QĐ-UB Quy định về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Quyết định số 03/2002/QĐ-UB ngày 07/01/2002 về phụ cấp ưu đãi ở một số xã vùng xa của tỉnh Bình Dương; Quyết định số
166/2003/QĐ-UB ngày 24/6/2003 về quy chế cử cán bộ, công chức, cán bộ chính quyền cơ sở đi học; Quyết định số 185/2003/QĐ-UB ngày 17/7/2003, sửa đổi, bổ sung chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Quyết định số 242/2003/QĐ-UB ngày 02/10/2003 quy định tạm thời chính sách đối với cán bộ tăng cường về công tác tại các xã, phường, thị trấn; Quyết định số 190/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 về thực hiện chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Quyết định số 224/2005/QĐ-UB ngày 14/10/2005 về chế độ tiền lương, phụ cấp và số lượng cán bộ, công chức cấp xã.
Từ năm 1997 đến năm 2005, ngoài những chính sách của Trung ương ban hành, tỉnh Bình Dương đã cụ thể hóa về chế độ cho cán bộ cấp cơ sở, với những tiêu chí, điều kiện để nâng lương, phụ cấp; các chính sách về đào tạo, tu nghiệp. Đồng thời, thường xuyên sửa đổi, bổ sung với nhiều chế độ ưu đãi về kinh phí đào tạo, trợ cấp đi học, làm luận văn, đề tài tốt nghiệp. Cùng với đó, ban hành chính sách về thu hút nguồn nhân lực đã tạo động lực để cán bộ về công tác tại cơ sở; chính sách về đào tạo đã khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Những chế độ cụ thể của tỉnh Bình Dương đã tác động đến hành vi của từng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, một mặt, giúp cán bộ nhận thấy trách nhiệm của mình đối với công việc đảm nhiệm, mặt khác, tạo cho đội ngũ cán bộ luôn có ý thức vươn lên trong công việc, thấy vai trò của mình trong cơ quan, đơn vị, thấy trách nhiệm và nhiệm vụ của mình đối với sự phát triển địa phương, làm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có những hành vi phù hợp. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã động viên tính tích cực của cán bộ, tạo sự yên tâm, phấn khởi trong công tác.
Tiểu kết chương 2
Khi tái lập năm 1997, Đảng bộ tỉnh Bình Dương gặp nhiều khó khăn trong công tác cán bộ như: Khâu quản lý cán bộ chưa thật đồng bộ; quy trình công tác cán bộ có lúc, có nơi chưa thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; quy hoạch cán bộ còn mang tính hình thức; quản lý cán bộ quy hoạch còn
Có thể bạn quan tâm!
- Lũy Kế Thu Hút Vốn Fdi Của Tỉnh Bình Dương (1997-2015)
- Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở
- Chỉ Đạo Đào Tạo, Bồi Dưỡng Và Tạo Nguồn Cán Bộ
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở
- Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở (2005-2015)
- Chất Lượng Cán Bộ Được Quy Hoạch Các Chức Danh Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Tỉnh Bình Dương Nhiệm Kỳ 2005-2010 Và 2010-2015
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
lỏng lẻo; đào tạo cán bộ mất cân đối giữa các mảng kiến thức; chính sách cán bộ nhiều mặt chưa hợp lý; chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chưa ngang tầm nhiệm vụ, cơ cấu không đồng bộ, có tình trạng vừa thiếu, vừa thừa.
Nhận thức rõ vai trò của cấp cơ sở, nên ngay từ những năm đầu tái lập, phát triển (1997-2005), Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đề ra nhiều chủ trương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Nổi bật là: Nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác cán bộ; quyết định về phân cấp quản lý và bổ nhiệm cán bộ; quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, tổ chức Đảng, Chính quyền các cấp ở Bình Dương đã tổ chức cụ thể hóa, thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, nên công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương (1997-2005) đã có những thành công nhất định.
Đến năm 2005, công tác cán bộ đi vào nề nếp, định ra được điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh chủ chốt cấp cơ sở; đã điều tra làm rõ thực trạng và những đặc điểm chủ yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, làm rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể trong việc tìm nguồn, tạo nguồn, quy hoạch cán bộ. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên ban hành, điều chỉnh, bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cấp cơ sở; thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ chủ chốt về công tác đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ là yêu cầu trước mắt, nhiệm vụ thường xuyên. Chính vì vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bình Dương đến năm 2005 được nâng lên so với năm đầu tái lập (phụ lục 6), về cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2005 cho thấy: Để đạt kết quả tốt, cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ; xây dựng và cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh; thực hiện tốt khâu quy hoạch cán bộ; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; lựa chọn, bố trí sử dụng
đúng người, đúng việc; nâng cao chất lượng quản lý cán bộ chủ chốt và chất lượng những người làm công tác cán bộ; đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy, thị ủy là việc làm có tính nguyên tắc; linh hoạt trong thực hiện thí điểm, bố trí Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những xã, phường, thị trấn gặp khó khăn về công tác cán bộ. Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, góp phần đưa Bình Dương đứng thứ nhất bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) [187, tr. 15], chứng minh chủ trương của Đảng bộ tỉnh là đúng định hướng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997-2005 còn những hạn chế, đó là: Số lượng cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn đủ nhưng chất lượng thấp; chức danh cán bộ thường xuyên biến động do nghỉ việc, bỏ việc và thay đổi qua các kỳ đại hội hoặc bầu cử Hội đồng nhân dân; công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở một số tiêu chí chưa đạt yêu cầu, một số cán bộ được quy hoạch chức danh chủ chốt tuổi đời cao, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị còn thấp so với điều kiện, tiêu chuẩn; cơ cấu cán bộ nữ còn ít, không có cán bộ chủ chốt là người thuộc các dân tộc thiểu số tham gia trong hệ thống chính trị cấp cơ sở (phụ lục 6). Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đạt kết quả cao và vững chắc trong giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ tỉnh Bình Dương cần có những chủ trương và biện pháp tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trên.
Chương 3
ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
3.1. YÊU CẦU MỚI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG VỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
3.1.1. Những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bình Dương
Từ giữa thập niên đầu thế kỷ XXI thế giới có những biến đổi sâu sắc. Xu thế chung thì hòa bình, hợp tác và phát triển là chủ đạo, nhưng lại gia tăng những vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển buộc các quốc gia phải có những chính sách phối hợp cùng nhau hành động. Cùng với đó là, nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập khu vực ASEAN (AFTA), gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) gắn liền với những thời cơ lớn là thách thức không nhỏ, đối với Việt Nam thách thức lớn khi mở cửa hội nhập quốc tế sâu rộng đó cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở để đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập.
Mặt khác, khoa học và công nghệ phát triển, trở thành lực lượng lao động trực tiếp dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, phương thức quản lý, phương thức làm việc, theo hướng công nghệ là công cụ của "Chính quyền điện tử" và giao dịch "không giấy tờ", nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là xu thế tất yếu. Cấp cơ sở chịu tác động khá toàn diện, vì đây là cấp trực tiếp thực hiện cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, trên các mặt đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương, là nơi phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, muốn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có chất lượng phù hợp với sự phát triển của ứng dụng khoa học, công nghệ.
Việt Nam sau 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế với nhiều vận hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ chịu tác động đa chiều, của nhiều vấn đề mới phức tạp xuất hiện, như: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức có thể diễn ra ở mức nghiêm trọng.
Những yêu cầu mới đòi hỏi, đội ngũ cán bộ vững vàng về ý thức chính trị, giữ được phẩm chất đạo đức, có kiến thức chuyên môn, có trách nhiệm với công việc được giao, có khả năng xây dựng khối đoàn kết để phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời, phải tránh được những tác động tiêu cực từ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Vì vậy, tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh giản dị, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, am hiểu luật pháp quốc tế, có năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội là vấn đề cấp bách.
Đối với tỉnh Bình Dương, sau 8 năm tái lập, từ tỉnh nông nghiệp, Bình Dương đã thành tỉnh công nghiệp, có tốc độ đô thị hóa nhanh, tạo nên bước ngoặt lớn trong sự phát triển. Đảng bộ tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu
mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020 [26, tr. 91]. Đồng thời, thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện của dân, do dân, vì dân", thực hiện tốt việc phục vụ nhân dân khi đến giải quyết công việc hành chính trên tinh thần "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân" [180, tr. 1]. Đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc của cán bộ tại các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng hình ảnh cán bộ và chính quyền thân thiện.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Bình Dương cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ, công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó là, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, thực hiện tốt cải cách hành chính. Khâu đột phá chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu mới.
Trên thực tế công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bình Dương sau 8 năm tái lập vẫn còn những hạn chế. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của một số huyện, thị xã chưa tốt, còn mang tính hình thức. Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, quá chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chưa chú ý đúng mức đến đào tạo cán bộ có trình độ quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và đặc biệt là trình độ khoa học công nghệ. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới chưa gắn với từng chức danh. Một số chính sách đối với cán bộ còn chưa phù hợp và chậm đổi mới. Chế độ thu hút nhân tài chưa đủ sức hấp dẫn để hút người giỏi về công tác ở cơ sở [153, tr. 5-6].
Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Bình Dương nhìn chung trình độ trên nhiều mặt còn thấp như: Về học vấn, còn 29/272 cán
bộ có trình độ văn hóa cấp I, II; có 169/272 cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn; 25/272 cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chưa qua đào tạo lý luận chính trị, 93/272 cán bộ chưa qua đào tạo quản lý nhà nước; 229/272 cán bộ chưa có chứng chỉ tin học và 249/272 cán bộ chưa có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ A trở lên (phụ lục 6). Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở về chuyên môn chưa đạt yêu cầu đề ra, theo Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước giai đoạn 2001-2005, phải đào tạo 50% cán bộ chủ chốt vùng đồng bằng, thành thị có trình độ từ trung cấp chuyên môn trở lên, nhưng đến năm 2005 Bình Dương mới đạt 37,91% [153, tr. 6]. Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu Đảng bộ tỉnh Bình Dương cần tập trung lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
3.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong tình hình mới
Sau 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Để bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu đó, đội ngũ cán bộ là một trong những mắt xích quan trọng, nhân tố quyết định thắng lợi. Vì thế, khi bước sang thời kỳ mới, Đảng coi công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng Đảng vững mạnh. Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) đề ra phương hướng "xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, chuyên gia" [34, tr. 568]. Tư duy của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có bước đổi mới, nhất là việc đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ với chủ trương: "thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem