Chất Lượng Cán Bộ Được Quy Hoạch Các Chức Danh Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Tỉnh Bình Dương Nhiệm Kỳ 2005-2010 Và 2010-2015


chốt cấp cơ sở nhiệm kỳ sau có chất lượng cao hơn nhiệm kỳ trước dần đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, trẻ hóa, trí thức hóa cán bộ (phụ lục 7, 8).

Biểu đồ 3 1 Chất lượng cán bộ được quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp 1

Biểu đồ 3.1: Chất lượng cán bộ được quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015

Nguồn: [106], [125].

3.2.2. Chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ

Trong giai đoạn 1997-2005, Đảng bộ tỉnh Bình Dương coi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài trong công tác cán bộ nên đã tập trung đầu tư thích đáng. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch cán bộ. Một số trường hợp đi "đào tạo không gắn với chức danh công việc, chạy theo bằng cấp, gây lãng phí thời gian, kinh phí. Việc đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ sau đại học, cán bộ chuyên môn sâu về từng lĩnh vực và cán bộ trong nguồn quy hoạch cho lâu dài còn rất hạn chế" [106, tr. 11]. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển một cách toàn diện cả về quy mô, tính chất và chiều sâu, thực tiễn đòi hỏi tỉnh Bình Dương phải có sự đột phá trong công tác cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 4472/2007/QĐ-UBND ngày 15/10/2007 về phê duyệt dự án đào tạo cán bộ chuyên trách, công chức


và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2010, đề ra yêu cầu: "Chọn cử cán bộ xã đang công tác để đào tạo đại học theo theo hai phương thức tập trung và vừa học, vừa làm, trong đó, chủ yếu là vừa học, vừa làm" [160, tr. 7]. Không hạn chế số lượng, mà dựa vào yêu cầu, khả năng học tập của từng cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của từng xã, phường, thị trấn. "Đối với cán bộ chuyên trách tập trung đào tạo trung cấp lý luận chính trị, trung cấp quản lý hành chính nhà nước. Khuyến khích cán bộ chuyên trách đi học đại học các chuyên ngành phù hợp với chức trách đang đảm nhiệm" [160, tr. 7].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Giải pháp cần tập trung thực hiện là: "Xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng chức danh, đến từng xã, phường, thị trấn. Rà soát và tổng hợp nguồn cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn có đủ khả năng và điều kiện đào tạo theo trình độ chuyên môn quy định". Việc đào tạo cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn đối với từng chức vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh. "Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm cho cán bộ, công chức xã trên cơ sở mở các lớp tại tỉnh nhằm tạo điều kiện cho cán bộ đi học" [160, tr. 8]. Mặt khác, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 112/2007/QĐ-UBND ngày 22/10/2007 quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Bình Dương, đặt ra nội dung cán bộ cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng là: "Lý luận chính trị; kiến thức pháp luật; kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức quản lý kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế; kiến thức quốc phòng; kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác" [158, tr. 36].

Đồng thời, để có nguồn nhân lực chất lượng cao công tác tại các cơ quan Đảng, đoàn thể, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 1871/2008/QĐ-UBND ngày 13/6/2008 phê duyệt dự án bảo đảm nguồn nhân


lực cơ quan Đảng, đoàn thể tỉnh Bình Dương. Đối với Đảng bộ tỉnh Bình Dương, sau 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII cho thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được nâng lên rõ rệt so với trước. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật, nghiệp vụ hành chính ở nhiều địa phương còn thấp so với đối tượng cán bộ làm công tác chuyên môn.

Nhằm chuẩn hóa và chủ động tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, khắc phục và hạn chế tối đa việc đào tạo sau khi bổ nhiệm, bố trí các chức danh chủ chốt, dẫn đến tình trạng thiếu tính chuyên nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2868/2011/QĐ-UBND ngày 04/10/2011 phê duyệt đề án đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn (phụ lục 9), yêu cầu về tiêu chuẩn "tuổi đời từ 25 trở xuống, nếu là cán bộ, công chức không vượt quá 30 tuổi; tốt nghiệp đại học; có đạo đức, tư cách tốt; có sức khỏe; là đảng viên hoặc đoàn viên ưu tú Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Bản thân và gia đình có lịch sử rõ ràng" [169, tr. 4-6].

Ưu tiên, "các ứng viên tốt nghiệp sau đại học, tốt nghiệp đại học chính quy công lập loại khá, giỏi; đảng viên, ứng viên nữ, con gia đình chính sách, cán bộ đoàn". Cam kết chấp hành sự phân công của cấp có thẩm quyền và làm việc ít nhất 5 năm liên tục kể từ sau khi hoàn thành khóa học. Học viên ra trường đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị- hành chính, được bồi dưỡng các kỹ năng theo chức danh của cán bộ chủ chốt, am hiểu hệ thống chính trị cơ sở. "Về ngoại ngữ đạt mức tối thiểu IELTS 3.5 trở lên. Sau khi tốt nghiệp được đưa vào quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và tùy theo mức phấn đấu của bản thân sẽ được bố trí vào các vị trí ngay trong một nhiệm kỳ 5 năm kể từ khi về địa phương nhận công tác" [169, tr. 4-6].


Mục tiêu, đào tạo hai khóa, mỗi khóa 100 học viên, giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo; Sở Nội vụ là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện Đề án; Trường Chính trị xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; Sở Tài chính có trách nhiệm phân bổ kinh phí; Các huyện, thị, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu, tạo điều kiện, phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện đề án, đồng thời quản lý, quy hoạch cán bộ nguồn được phân công công tác tại địa phương [169, tr. 4-8].

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ như: Quyết định số 3488/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 3811/2011/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 phê duyệt đề án tuyển chọn, cử cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng tạo nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 4138/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 20-CTrHĐ/TU về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 926/2012/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Dương thời kỳ 2011-2020.

Nội dung: Đào tạo trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho cán bộ lãnh đạo giữ các chức danh chủ chốt cấp xã; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo chương trình quy định. Để hoàn thành mục tiêu của các chương trình, kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân


các huyện, thị và thành phố chỉ đạo: "Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ quy hoạch cán bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển dụng cán bộ, công chức" [170, tr. 4].

Đồng thời, để khắc phục "việc tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức cấp xã ở một số địa phương chưa thực hiện theo quy định, mang tính chắp vá, không đúng tiêu chuẩn chức danh, không phù hợp với trình độ đào tạo hoặc chưa qua đào tạo, hoặc mối quan hệ cá nhân với một vài cán bộ chủ chốt ở địa phương" [151, tr. 10-11], do đó, dẫn đến bất cập giữa yêu cầu nâng cao trình độ cán bộ cơ sở với số lượng cán bộ được tuyển dụng, bố trí. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp phải thực hiện nghiêm Quyết định số 169/2006/QĐ-UBND ngày 13/7/2006 về tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn.

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyển dụng và tạo nguồn cán bộ, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ra Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND ngày 14/7/2006 về chính sách đào tạo, thu hút, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều quyết định nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân như: Quyết định số 199/2006/QĐ-UBND ngày 16/8/2006 ban hành quy định về chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương; Quyết định số 4472/2007/QĐ-UBND ngày 15/10/2007, phê duyệt dự án đào tạo cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương…

Yêu cầu, các địa phương gắn chính sách đào tạo với thu hút, phát triển nhanh nguồn nhân lực về công tác ở cơ sở, đẩy mạnh "thu hút và bố trí sinh viên tạo nguồn về xã, kể cả sinh viên có hộ khẩu ngoài tỉnh tốt nghiệp đại học hàng năm về công tác tại các xã, phường, thị trấn để thay thế dần số cán bộ, công chức đã đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ việc và để nâng dần trình độ chuyên môn của đội ngũ này". Cùng với đó là, "đảm bảo tiêu chuẩn đầu vào khi tuyển dụng mới đối với cán bộ, công chức cấp xã, đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn


theo từng chức danh quy định. Hạn chế và từng bước không tuyển dụng mới cán bộ, công chức xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn" [160, tr. 8].

Để bảo đảm sự thống nhất về số lượng, chức danh, chế độ chính sách phù hợp với từng xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều quyết định nhằm quy định số lượng, chức danh cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương như: Quyết định số 94/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 22/10/2010; Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 ban hành quy định số lượng, chức danh, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và cán bộ ấp, khu phố và kinh phí hoạt động ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương, làm căn cứ để tuyển dụng và tạo nguồn cán bộ thống nhất trong toàn tỉnh.

Nhằm đẩy mạnh và mở rộng nguồn đào tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hơn nữa, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Quyết định số 325-QĐ/TU ngày 09/12/2011 về việc phê duyệt Đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn từ học sinh, sinh viên xuất sắc trong tỉnh, mục tiêu "góp phần tạo nguồn cán bộ chuyển tiếp tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, đề án đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã" [114, tr. 2]. Đối với ứng viên là học sinh khối 12 trung học phổ thông phải đạt một trong ba tiêu chuẩn:

Học lực loại giỏi, hạnh kiểm loại tốt liên tục 4 học kỳ từ lớp 10 đến lớp 11 hệ phổ thông; đạt giải thưởng tài năng trẻ Bình Dương; đạt giải ba cấp quốc gia trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi về các môn văn hóa hoặc đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế về các môn văn hóa và có trình độ anh ngữ IELTS từ 6.5 trở lên sẽ được đưa vào chương trình đại học nước ngoài (có thể học chương trình liên kết hoặc học ở nước ngoài) [114, tr. 2-3].

Trong giai đoạn 2005-2015, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã có những chuyển biến tích


cực, đi vào chiều sâu và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Có 6.684 lượt cán bộ cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung bồi dưỡng đối với chức danh Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân chủ yếu về "kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng theo vị trí công tác, công tác dân vận; kiến thức quốc phòng- an ninh; phòng chống tội phạm ma túy [135].

Từ năm 2010 đến năm 2015, về chuyên môn: cử 26 cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được cử đi đào tạo trên đại học, 416 cán bộ học đại học, 213 cán bộ học trung cấp; về lý luận chính trị: cử 98 cán bộ đi đào tạo cao cấp và 519 cán bộ đi đào tạo trung cấp lý luận chính trị; tổ chức bồi dưỡng theo chức danh cho 306 cán bộ và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho 680 cán bộ [127, tr. 9]. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng phù hợp với năng lực đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ. Mối quan hệ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giữa địa phương và cơ sở đào tạo được đẩy mạnh. Nhiều cấp ủy địa phương đã quan tâm chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ hoàn chỉnh trình độ theo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh, khuyến khích động viên cán bộ tự đào tạo, bồi dưỡng để vượt chuẩn quy định.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, được tập trung vào: kiến thức về lý luận chính trị, bao gồm những hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, về quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, nhóm kiến thức này cũng tập trung theo hướng liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực công tác. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, cán bộ còn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, công nghệ thông tin và đặc biệt là kiến thức về khoa học quản lý hiện đại, kinh tế thị trường, hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế, về kỹ năng lãnh đạo, quản lý.


Kết hợp công tác đào, bồi dưỡng với đẩy mạnh tuyển dụng và tạo nguồn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Công tác tuyển dụng cán bộ về công tác tại các xã, phường, thị trấn được thực hiện công khai, nghiêm túc rõ ràng, trên cơ sở chỉ tiêu biên chế của từng địa phương, chế độ tập sự đối với người sau khi được tuyển dụng được thực hiện nghiêm túc theo đúng Luật cán bộ, công chức và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

3.2.3. Chỉ đạo bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ

Từ năm 1997 đến năm 2005, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã thực hiện đúng chủ trương của Trung ương về bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các cấp ủy từng bước nâng cao nhận thức về công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá trong công tác cán bộ, nên luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các địa phương, cơ sở đã xây dựng kế hoạch luân chuyển gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, đánh giá đội ngũ cán bộ kế cận nhằm rèn luyện các cán bộ trẻ có triển vọng bổ sung vào nguồn quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và khắc phục dần tình trạng khép kín, cục bộ tại địa phương, chất lượng công tác luân chuyển từng bước được nâng lên và đi vào chiều sâu.

Tuy nhiên, "công tác luân chuyển từ huyện, thị về xã gặp nhiều khó khăn vì khi luân chuyển về xã phải thực hiện biệt phái, do đó để bảo đảm công việc ở huyện, thị cần phải có biên chế để tuyển dụng, bổ sung thay thế công việc cho người được biệt phái và luân chuyển cán bộ xã về huyện cũng gặp khó khăn khi xếp lương" [155, tr. 9]. Cùng với đó, "các chức danh bầu cử ở xã nếu không trúng cử nhiệm kỳ thứ hai và chưa đến tuổi nghỉ việc không có hướng giải quyết. Nếu giải quyết cho nghỉ việc thì không đủ cơ sở pháp lý, có nơi sẽ thiếu nguồn cán bộ và không thu hút được những người trẻ, đã qua đào tạo về xã công tác. Nếu tiếp tục bố trí thì không còn định biên theo chức danh [155, tr. 9].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023